+ Đại diện: Vi khuẩn + Cấu trúc: 1 tế bào nhân sơ +Phương thức sống: tự dưỡng hoặc dị dưỡng theo kiểu kí sinh hay hoại sinh + Tảo Là sinh vật đơn bào hay đa bào nhân thực Phương thứ
Trang 1ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC
Câu 1 Khái niệm & hệ thống phân loại 5 giới Đặc điểm chung của mỗi giới.
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có các đặc điểm chung
Giới được phân loại theo đơn vị nhỏ dần : giới → ngành → lớp → bộ → họ → chi → loài
Hệ thống phân loại 5 giới : khởi sinh , nguyên sinh , nấm , thực vật & động vật
+ Đại diện: Vi khuẩn
+ Cấu trúc: 1 tế bào nhân sơ
+Phương thức sống: tự dưỡng hoặc dị dưỡng theo kiểu kí sinh hay hoại sinh
+ Tảo
Là sinh vật đơn bào hay đa bào nhân thực
Phương thức sống: vì chúng có lục lạp nên có khả năng tự dưỡng.
+ Nấm nhầy
Cấu trúc: đơn bào hoặc tập hợp đơn bào nhân thực
Phương thức sống: Dị dưỡng kiểu hoại sinh
+ Động vật nguyên sinh
Cấu trúc là sinh vật đơn bào nhân thực
Phương thức sống : sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng
+ Cấu trúc là sinh vật đơn bào hay đa bào nhân thực Tế bào có kitin
+ Phương thức sống: dị dưỡng theo kiểu kí sinh hay hoại sinh
+ Cấu trúc : là sinh vật đa bào nhân thực Trong tế bào chứa xenlulozo và lục lạp
+ Phương thức sống: Tự dưỡng bằng cách quang hợp
- Giới động vật :
+ Đại diện bao gồm các ngành: thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, chân khớp, da gai và động vật
dây sống
+ Cấu trúc: đều là những sinh vật nhân thực đa bào, có khả năng vận động, phản ứng nhanh
+ Phương thức sống dị dưỡng
Câu 2 Cấu trúc & chức năng của protein Nêu cấu trúc từng bậc của protein Giải thích tại sao protein có tính đa dạng & đặc trưng, chúng ta phải ăn các loại thức ăn khác nhau.
- Cấu trúc :
Protein là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là 1 axit amin Có 20 loại axit amin tạo nên vô số phân tử protein khác nhau về số lượng, thành phần & trật tự sắp xếp của axit amin
• Cấu trúc dạng 1 : là trình tự sắp xếp các axitamin trong chuỗi polypeptit
• Cấu trúc dạng 2 : là cấu trúc bậc 1 tiếp tục co xoắn hoặc gấp khúc để tạo nên cấu trúc bậc 2
• Cấu trúc bậc 3 : Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn, tạo nên cấu trúc bậc 3 có dạng không gian ba chiều đặc trưng.
• Cấu trúc bậc 4 : Do nhiều cấu trúc bậc 3 liên kết tạo nên cấu trúc bậc 4.
- Chức năng :
+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể Ví dụ: Colagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết
+ Dự trữ axit amin cho cơ thể Ví dụ : Protein sữa, protein trong hạt cây
+ Bảo vệ cơ thể Ví dụ : Kháng thể
+ Vận chuyển các chất trong cơ thể Vi dụ : hemoglobin
+ Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh trong tế bào Ví dụ : Các Enzim
+ Thu nhận thông tin Ví dụ : Các thụ thể trong tế bào
+ Điều hòa các hoạt động trong cơ thể Ví dụ hoocmon
- Protein có tính đa dạng & đặc trưng vì : chúng được cấu tạo từ 20 loại axitamin khác nhau ; chúng khác nhau về
số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các axitamin
- Chúng ta phải ăn các loại thức ăn khác nhau vì : prôtein có vai trò rất quan trọng trong cơ thể sống mà protein được cấu tạo từ axitamin do đó chúng ta phải ăn nhiều loại protein để cung cấp nhiều loại axitamin khác nhau cho
cơ thể
Trang 23 Cấu trúc & chức năng của AND Giải thích tính đa dạng & đặc trưng của AND là do yếu
tố nào quy định.
- Cấu trúc :
Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân & mỗi đơn phân là một nucleotit, mỗi nucleotit gồm 1 đương 5 cacbon, axit photphoric(H3PO4), bazơnitơ
AND được cấu tạo bởi 4 loại nucleotit: A, T, G, X trên 2 mạch gen các nucleotit lên kết với nhau bằng liên kết hiđro tạo ra chuỗi polypeptit
A chuỗi này liên kết với T chuỗi kia = 2 liên kết hiđro & ngược lại
G chuỗi này liên kết với X chuỗi kia= 3 liên kết hiđro & ngược lại
- Chức năng :
- Tính đa dạng & đặc trung của AND là do nguyên tắc cấu trúc đa phân quy định Mỗi loại AND có cấu trúc riêng, phân biệt nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các nucleotit Tính đa dạng và đặc trưng
4+5 Phân biệt cấu trúc của tế bào nhân sơ & tế bào nhân thực Nêu chức năng của các thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực: màng sinh chất, nhân, ti thể, lục lạp.
- Tế bào nhân sơ :
Gồm 3 thành phần chính : màng sinh chất, tế bào chất & vùng nhân Ngoài ra, một số vi sinh vật có lông, roi, thành tế bào
• Thành phần tế bào, lông, roi, màng sinh chất
Thành tế bào được cấu tạo bởi thành phần hóa học peptiđoglican có chức năng bảo vệ, giữ cho tế bào có hình dạng nhất định
Lông, roi giúp cho vi sinh vật di chuyển, bám lên tế bào vật chủ
Màng sinh chất được cấu tạo bởi hai lớp phopholipit & kênh protein
Vỏ nhầy bảo vệ chúng, không cho tế bào bạch cầu tiêu diệt
• Tế bào chất
Chưa có hệ thống nội màng phân chia tế bào chất thành các bào quan riêng biệt
Tế bào chất gồm hai thành phần chính là bào tương & riboxom Riboxom chưa có màng bao bọc, được cấu tạo bởi
rARN+protein có chức năng tổng hợp protein.
• Vùng nhân
Chưa có màng bao bọc, chỉ có 1 AND dạng vòng, ngoài ra còn 1 số AND dạng vòng nhỏ gọi là plasmist
- Tế bào nhân thực :
• Nhân : có 2 lớp màng bao bọc, bên trong là dịch nhân & nhân con Lưu trữ, bảo quản & truyền đạt thông tin di truyền.
• Lưới nội chất : là hệ thống màng tạo nên các ống & xoang dẹp thông với nhau Có 2 loại lưới nội chất :
Lưới nội chất hạt: một đầu gắn với màng nhân, đầu kia gắn với lưới nội chất trơn, trên lưới nội chất hạt có gắn các hạt riboxom có chức năng tổng hợp protein
Lưới nội chất trơn: có gắn các enzim tổng hợp lipit chuyển hóa đường & phân giải chất độc trong tế bào
• Riboxom : không có màng bao bọc, được cấu tạo bởi rARN & protein
• Bộ máy gôngi : là một hệ thồng màng dẹp xếp gần nhau nhưng không dính nhau
• Ti thể : có 2 lớp màng bao bọc, màng ngoài trơn, màng trong gấp khúc hình răng lược Ở trên màng trong chứa nhiều enzim hô hấp, trong chất nền chứa AND & riboxom Có chức năng tổng hợp năng lượng, cung cấp cho hoạt động của tế bào
• Lục lạp : có 2 lớp màng bao bọc, bên trong chứa các tấm tilacoit xếp chồng lên nhau gọi là grana, là nơi diễn
ra pha sáng của quang hợp Chất nền chứa AND & riboxom, enzim quang hợp, là nơi diễn ra pha tối của quang hợp
6 Nêu khái niệm về cơ chế của các hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào Nêu khái niệm về các loại môi trường.
- Vận chuyển thụ động :
Trang 3Là vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, cùng chiều građien nồng độ, không tiêu tốn ATP
- Vận chuyển chủ động :
Là vận chuyển các chất tan từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, ngược chiều građien nồng độ, tiêu tốn ATP
- Các loại môi trường :
7 Giải thích tại sao có hiện tượng co & phản co nguyên sinh Giải thích hiện tượng đóng
mở khí khổng trong thí nghiệm.
8 Nêu cấu trúc & chức năng của ATP Phân biệt quá trình đồng hóa & dị hóa Giải thích tại sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào.
- Cấu trúc :
ATP được cấu tạo bởi 3 thành phần là bazơnitơ, đường ribozơ & ba nhóm photphat 3 nhóm photphat mang điện
âm nên chúng đẩy nhau, làm đứt nhóm photphat cuối cùng, giải phóng năng lượng nên ATP→ADP Sau đó, ADP liên kết 1 nhóm photphat vô cơ tạo thành ATP
- Chức năng :
ATP được sử dụng trong các việc sau trong tế bào : Tổng hợp, chuyển hóa các chất
Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Sinh công cơ học
- Quá trình đồng hóa & dị hóa :
• Đồng hóa là tổng hợp các chất phức tạp từ chất đơn giản
• Dị hóa là phân giải chất phức tạp thành chất đơn giản
- ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì :
9 Nêu khái niệm & phương trình tổng quát của hô hấp tế bào Phân biệt các giai đoạn của
hô hấp tế bào Giai đoạn nào tạo được nhiều năng lượng ATP nhất, giải thích
- Khái niệm :
Hô hấp là quá trình oxi hóa chất hữu cơ đến CO2 & H2O đồng thời giải phóng năng lượng, cung cấp cho hoạt động sống của tế bào
Trang 4Phương trình tổng quát : C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng
- Các giai đoạn chính :
• Giai đoạn đường phân: diễn ra ở tế bào chất, phân giải glucozơtạo ra ATP, NADH axit piruvic
Phương trình: glucozơ → 2 axit piruvic + 2ATP + 2NADH
• Chu trình crep: nếu có O2 thì axit piruvic vận chuyển đến màng trong ti thể nhờ enzim hô hấp chuyển hóa thành axetyl CoA
Phương trình: 2 axit piruvic → 2 axetyl CoA + 2CO2 + 2NADH
Axetyl CoA được vận chuyển vào trong chất nền nên oxi hóa hoàn toàn
Phương trình: 2 axetyl CoA → 4CO2 + 2ATP + 2FADH2 + 6NADH
• Chuỗi truyền electron: NADH, FADH2 được vận chuyển đến màng trong ti thể tạo ra ATP & nước Ở giai đoạn chuỗi truyền electron thu được nhiều ATP nhất
- Ở giai đoạn “chuỗi truyền electron” tạo ra được nhiều năng lượng nhất vì :