Con người là một phần của sự sống trên trái đất. Chúng ta sống hòa mình và cùng phát triển với thiên nhiên. Xung quanh chúng ta ó biết bao điều bí ẩn và thú vị. Cùng tồn tại với chúng ta có rất nhiều sinh vật. Việc tìm hiểu chúng sẽ giúp chúng ta mở mang kiến thức, góp phần hữu ích vào đời sống của con người.Trong vô vàn điều thú vị đó, có một giới luôn âm thầm tồn tại bên cạnh con người và mang đến nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống của chúng ta. Đó là giới nấm. Để hiểu rõ hơn về loài nấm, nhóm chúng em xin tìm hiểu về đề tài “ Nấm – Vai trò của nấm trong đời sống và hệ sinh thái”. Trong quá trình tìm hiểu chúng em sẽ không tránh khỏi sai sót, kính mong thầy và các bạn góp ý để bài tiểu luận của nhóm chúng em đượ tốt hơn. Xin chân thành cám ơn thầy và các bạn.
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 1.Lịch sử tiến hóa 3 2. Sự đa dạng của nấm 5 3. Cấu tạo, sinh sản và sinh trưởng 6 4. Phân loại 8 5. Một số đại diện cho các ngành nấm 11 5.1 Nấm hoại sinh (Rhizopus) 11 5.2 Nấm kí sinh Claviceps 13 5.3 Nấm ăn (Agaricus) 14 5.4 Ngành Deuteromycota 15 6. Vai trò với hệ sinh thái 16 6.1 Cộng sinh 16 6.1.1 Với thực vật 17 6.1.2 Với côn trùng 18 6.1.3 Mầm bệnh và kí sinh 18 6.2 Săn mồi 19 6.3 Dinh dưỡng và khả năng tự dưỡng 19 7.Vai trò đối với con người 20 7.1 Chế biến thực phẩm 20 7.2 Nấm ăn và nấm độc 22 7.3 Dược liệu và chiết xuất 24 7.4 Phục hồi sinh học 26 7.5 Điều khiển sinh học 27 7.6 Kẻ phá hoại 28 KẾT LUẬN 29 PHỤ LỤC 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Con người là một phần của sự sống trên trái đất. Chúng ta sống hòa mình và cùng phát triển với thiên nhiên. Xung quanh chúng ta ó biết bao điều bí ẩn và thú vị. Cùng tồn tại với chúng ta có rất nhiều sinh vật. Việc tìm hiểu chúng sẽ giúp chúng ta mở mang kiến thức, góp phần hữu ích vào đời sống của con người. Trong vô vàn điều thú vị đó, có một giới luôn âm thầm tồn tại bên cạnh con người và mang đến nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống của chúng ta. Đó là giới nấm. Để hiểu rõ hơn về loài nấm, nhóm chúng em xin tìm hiểu về đề tài “ Nấm – Vai trò của nấm trong đời sống và hệ sinh thái”. Trong quá trình tìm hiểu chúng em sẽ không tránh khỏi sai sót, kính mong thầy và các bạn góp ý để bài tiểu luận của nhóm chúng em đượ tốt hơn. Xin chân thành cám ơn thầy và các bạn. Trang 2 NỘI DUNG 1.Lịch sử tiến hóa Trong một thời gian dài, các nhà phân loại học đã xếp nấm là thành viên của giới Thực vật. Sự phân loại này chủ yếu được dựa trên sự tương đồng trong cách sống giữa nấm và thực vật: cả nấm và thực vật chủ yếu đều không di động, hình thái và môi trường sống có nhiều điểm giống nhau (nhiều loài phát triển trên đất, một số loại nấm quả thể giống thực vật như rêu). Thêm nữa, cả hai đều có thành tế bào, điều mà giới Động vật không có. Tuy nhiên, hiện nay nấm lại được công nhận là một giới riêng biệt, khác biệt hẳn với thực vật hay động vật, chúng đã tách ra và xuất hiện xấp xỉ hơn một tỷ năm trước. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những sự giống và khác về đặc điểm hình thái, sinh hóa và di truyền giữa Nấm và các giới khác. Vì những lí do đó, nấm đã được đặt vào giới riêng của mình. Nấm Armillaria ostoyae thuộc Basidiomycota. Cây nấm A. ostoyae được tìm thấy ở rừng quốc gia Malheur ở Oregon hiện tại là cây nấm lớn nhất thế giới theo diện tích bề mặt với khoảng 8.9 km² (2.200 mấu Anh) và hơn 2400 năm tuổi. Những cơ thể đầu tiên mang những đặc trưng của nấm xuất hiện vào khoảng 1200 triệu năm (Ma) trước đây, ở Liên đại Nguyên Sinh. Tuy nhiên, những hóa thạch nấm thì không phổ biến cho đến đầu kỷ Devon, khi chúng xuất hiện ở đá Rhynie. Cho dù được xếp cùng với thực vật trước kia, nhưng hiện nay nấm được cho là có quan hệ gần gũi với động vật hơn thực vật, và chúng cùng động vật được xếp vào thành các nhánh của Opisthokonta. Ở Đại Cổ Sinh, nấm xuất hiện trong môi trường nước nước, bao gồm những sinh vật tương tự có mang tiên mao (flagella) tương tự như nấm Chytrid. Những ghi nhận về hóa thạch đầu tiên của nấm rất rời rạc và ít ỏi. Những loài nấm bắt đầu xâm lấn mặt đất trong kỷ Cambri, một thời gian Trang 3 dài trước thực vật. Những lớp nấm hiện đại xuất hiện ở cuối kỷ Than Đá (phân kỷ Pennsylvania). "Fungal spike", một cum từ được đặt ra bởi các nhà cổ sinh vật học, để nói lên sự phong phú của bào tử nấm trong những trầm tích được tạo ra ngay sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-Trias; người ta cho rằng nấm là những dạng sống chủ yếu trong thời kỳ này - khi chúng chiếm đến gần 100% các dữ liệu hóa thạch được tìm thấy. Tuy nhiên thuật ngữ này đã gây ra nhiều tranh cãi: hình dạng của những bào tử nấm (như Reduviasporonites) đôi khi lại tương đồng với bào tử tảo và rất khó để xác định, "spike" không xuất hiện trên toàn cầu và ở nhiều nơi nó lại không rơi vào giai đoạn Permi-Trias. Những nghiên cứu sử dụng phát sinh loài phân tử củng cố nguồn gốc đơn ngành (monophyletic) của giới Nấm. Hệ thống phân loại nấm thường xuyên thay đổi, đặc biệt bởi những nghiên cứu gần đây dựa trên sự đối chiếu ADN. Những phân tích phát sinh chủng loài hiện hành thường xuyên đánh đổ những hệ thống phân loại mà dựa trên những cách thức cũ và đôi khi kém rõ ràng, ví dụ như dựa trên đặc điểm hình thái và khái niệm loài sinh vật thu được từ những giao phối thực nghiệm. Không có bất cứ một hệ thống phân loại nấm ở bậc cao duy nhất nào được công nhận, và những tên gọi thường thay đổi ở mọi cấp độ, kể từ loài trở đi. Dù vậy, những nỗ lực của những nhà nghiên cứu nấm đang được thực hiện để có thể thiết lập và khuyến khích việc sử dụng một danh pháp ổn định và duy nhất. Những loài nấm có thể có nhiều tên khoa học dựa trên vòng đời và phương thức sinh sản. Những trang web như Index Fungorum và ITIS thường xuyên cập nhật những tên gọi mới nhất lẫn tham khảo những tên gọi cũ, nhưng lại không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Cây phát sinh Unikonta Amoebozoa Opisthokonta Animalia Choanozo a Fungi Chytridiomycota Blastocladiomycota Trang 4 2. Sự đa dạng của nấm Những đại diện tiêu biểu của nấm là nấm mốc, nấm men, nấm độc và nấm lớn (nấm quả thể). Giới Nấm là nhóm sinh vật đơn ngành (monophyletic) mà có nguồn gốc hoàn toàn khác biệt với những sinh vật có hình thái tương tự như nấm nhầy (myxomycetes) hay mốc nước (oomycetes). Nấm có mối quan hệ gần với động vật hơn thực vật, cho dù thế thì môn học về nấm, hay nấm học, lại thường được xếp vào thành một nhánh của thực vật học. Trên Trái Đất, đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác. Tất cả những loại này đều không có chlorofin và sống hoại sinh. Nấm không có khả năng ăn các chất dinh dưởng nhưng lại tiết ra các enzym vào môi trường xung quanh để phân hủy các phân tử phức tạp thành các chất hòa tan để nấm có thể hấp thụ được. Nhiều nấm sống hoại sinh, có nghĩa là chúng dinh dưỡng trên phần còn lại của chất hữu cơ đã chết. Số khác là những sinh vật kí sinh và kiếm thức ăn trực tiếp từ các cơ thể sống khác. Trong số các dạng kí sinh thì một số là kí sinh bắt buộc, chúng chỉ có thể sống trong các mô của các vật chủ sống. Nấm kí sinh tùy ý (không bắt buộc) có khả năng sống hoại sinh và thường gây chết các vật chủ của chúng và gồm nhiều nấm bệnh quan trọng của thực vật. Vi nấm đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng phân hủy các vật chất hữu cơ và không thể thiếu được trong chu trình chuyển hóa và trao đổi vật chất. Một số loài nấm có thể nhận thấy được khi ở dạng thể quả, như nấm lớn và nấm mốc. Nấm được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất, nhiều loài được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Nấm còn được dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym. Tuy vậy, nhiều loại nấm lại có chứa các chất hoạt động sinh học Trang 5 được gọi là mycotoxin, như ancaloit và polyketit, là những chất độc đối với động vật lẫn con người. Một số loại nấm được sử dụng để kích thích hoặc trong các nghi lễ truyền thống với vai trò tác động lên trí tuệ và hành vi của con người. Vài loại nấm có thể gây ra các chứng bệnh cho con người và động vật, cũng như bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng và có thể gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế. Nấm phân bố trên toàn thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể cả sa mạc. Đa phần nấm sống ở trên cạn, nhưng một số loài lại chỉ tìm thấy ở môi trường nước. Nấm và vi khuẩn là những sinh vật phân huỷ chính có vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái trên cạn trên toàn thế giới. Dựa theo sự theo tỉ lệ giữa số loài nấm với số loài thực vật ở trong cùng một môi trường, người ta ước tính giới Nấm có khoảng 1,5 triệu loài. Khoảng 70.000 loài nấm đã được các nhà phân loại học phát hiện và miêu tả, tuy nhiên kích cỡ thực sự của tính đa dạng của giới Nấm vẫn còn là điều bí ẩn. Đa phần nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào gọi là sợi nấm, cấu tạo nên thể sợi (hay khuẩn ty), trong khi những loài khác thì lại phát triển dưới dạng đơn bào. Cho đến gần đây, nhiều loại nấm đã được miêu tả dựa trên những đặc điểm hình thái, như kích cỡ và hình dạng các bào tử hay thể quả, hay dựa trên khái niệm loài sinh vật với sự trợ giúp của các công cụ phân tử, như phương pháp Dideoxy, đã gia tăng mạnh cách thức và khả năng ước tính sự đa dạng của nấm trong phạm vi các nhóm phân loại khác nhau. 3. Cấu tạo, sinh sản và sinh trưởng Nấm bao gồm những sinh vật nhân chuẩn tự dưỡng. Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên một khối sợi rối hay là hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Mỗi sợi nấm có vách tế bào bao quanh chứa polysaccarit có nitơ là chất kitin, tức cũng là chất cấu tạo vá ngoài của côn trùng. Vách ngang hay vách ngăn (septa) có thể phân chia sợi nấm nhưng ít khi ngăn cách “tế bào” hoàn toàn và tế bào chất có thể luân chuyển ít nhiều dọc theo hệ sợi. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay thể quả. Một số loài lại mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biêt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng. Trang 6 Sự sinh trưởng chỉ có ở tận cùng sợi. Nhân của sợi nấm thường đơn bội. ở nhiều loài, bào tử đơn tính được sản sinh ra ở tận cùng của các sợi sinh sản chuyên hóa. Sinh sản hữu tính xảy ra do sự tiếp hợp giữa các dòng kết đôi khác nhau. Thông thường nhân bố mẹ không hòa nhập với nhau ngay mà vẫn giữ riêng rẽ và có thể phân chia nhiều lần nữa để tạo nên sợi nấm song nhân chứa các cặp nhân đơn bội. Cuối cùng các nhân kết hợp lại để tạo nên hợp tử lưỡng bội. Những hợp tử này qua phân bào giảm nhiễm tạo nên những bào tử đơn bội và mỗi bào tử này có thể nảy mầm để tạo nên những sợi nấm đơn bội mới. Chu trình của những sự kiện này được tóm tắt ở hình sau Chu trình sống của nấm chủ yếu là hợp tử, nhưng tính phức tạp là do sự chậm trễ giữa sự kết hợp tế bào chất (plasmogamy) và sự kết hợp nhân karyogamy). Trong mọi giai đoạn của quá trình sống không có lông và roi. Trang 7 4. Phân loại Giới Nấm (Fungi): Hiện nay đã biết được khoảng 100.000 loài nấm, chúng có đặc điểm: – Có nhân, hệ sợi gồm các sợi nấm có vách tế bào chứa kitin, không có lông và roi. – Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. – Sống trong đất. – Dị dưởng, hoại sinh, kí sinh. Các ngành chính của nấm được phân loại chủ yếu dựa trên cấu trúc cơ quan sinh sản hữu tính của chúng. Hiện tại nấm được chia làm 7 ngành: • Ngành Chytridiomycota hay Chytrid (Nấm roi - nấm trứng): chúng tồn tại rải rác khắp nơi trên thế giới. Chytrid sẽ sản sinh ra những bào tử động mà có khả năng di chuyển linh động trong môi trường nước với một tiên mao duy nhất. Vì thế một số nhà phân loại học đã phân loại chúng là những động vật nguyên sinh. Sự phát sinh loài phân tử, dựa trên chuỗi operon rARN tương ứng ở những tiểu đơn vị ribosome 18S, 28S và 5.8S, cho thấy rằng Chytrid là nhóm nấm căn bản tách ra từ những ngành nấm khác, bao gồm cả bốn ngành chính với những dấu hiệu cho thấy tính cận ngành (paraphyly) hoặc có thể cận ngành của nấm Chytrid. • Ngành Blastocladiomycota trước đây từng được cho là một nhánh phân loại của Chytridiomycota. Những dữ liệu phân tử và đặc điểm siêu cấu trúc gần đây đã đưa Blastocladiomycota vào một nhánh riêng giống như với các ngành Zygomycota, Glomeromycota và Dikarya. Lớp nấm Blastocladiomycetes là những sinh vật hoại sinh hoặc kí sinh của tất cả các Trang 8 nhóm sinh vật nhân chuẩn và chúng giảm phân tạo bào tử, không giống với chytrid, họ hàng gần của chúng, là những loài chủ yếu giảm phân tạo hợp tử. • Ngành Neocallimastigomycota đầu tiên cũng đặt vào ngành Chytridiomycota. Những thành viên của ngành nhỏ này là những sinh vật kỵ khí, sống trong hệ thống tiêu hóa của những động vật ăn cỏ lớn và cũng có thể sống ở môi trường nước và mặt đất. Chúng không có ty thể nhưng lại chứa những hydrogenosome là nguồn gốc của ty thể. Giống như chytrid, neocallimastigomycetes có thể tạo ra những bào tử động mà có một hay nhiều tiên mao ở phía sau. • Ngành Zygomycota (nấm tiếp hợp) có hai lớp: Zygomycetes và Trichomycetes. Chúng sinh sản hữu tính với những bào tử giảm phân được gọi là bào tử tiếp hợp và vô tính với túi bào tử. Loài mốc bánh mỳ đen (Rhizopus stolonifer) là loài phổ biến thuộc ngành này, một chi khác là Pilobolus, có khả năng bắn ra bào tử xa đến vài mét trong không khí. Những chi liên quan đến y học bao gồm Mucor, Rhizomucor và Rhizopus. Những nghiên cứu phát sinh loài phân tử đã chỉ ra rằng Nấm tiếp hợp là nhóm đa ngành và có thể có cận ngành trong nhóm phân loại này. • Những thành viên của ngành Glomeromycota là những nấm tạo ra nấm rễ mút phân nhánh (arbuscular mycorrhizae) ở thực vật bậc cao. Sự cộng sinh này đã có từ cổ đại, với những bằng chứng cho thấy đã có từ 400 triệu năm về trước. • Phân giới Dikarya bao gồm hai ngành Ascomycota và Basidiomycota khi cả hai ngành đều có nhân kép, chúng có thể dạng sợi hoặc đơn bào, nhưng không bao giờ có lông roi. Dikarya được gọi là "Nấm bậc cao", cho dù có nhiều loài sinh sản vô tính được phân loại vào nấm mốc trong các tài liệu trước đây. Deuteromycota (Nấm bất toàn), trước đây từng được coi là một ngành của Nấm, nhưng hiên nay chỉ được sử dụng để chỉ những loại nấm sinh sản vô tính trong Dikarya. o Ngành Ascomycota (nấm túi hay nấm nang), là nhóm phân loại đông nhất trong Eumycota (Nấm thật). Chúng tạo ra những bào tử giảm phân gọi là bào tử nang, mà được chứa trong một cấu trúc đặc biệt có dạng giống túi gọi là nang (ascus). Ngành này bao gồm nấm nhăn Trang 9 (moscela), vài loại nấm lớn và nấm cục, những nấm men đơn bào (như các chi Saccharomyces, Kluyveromyces, Pichia và Candida) và nhiều nấm sợi sống hoại sinh, kí sinh và cộng sinh. Nhiều loài nấm nang chỉ trải qua quá trình sinh sản vô tính (ở nấm gọi là anamorph), tuy nhiên, những dữ liệu phân tử đã giúp nhận dạng được những giai đoạn hữu tính (teleomorph) gần nhất của chúng ở nấm nang. Bởi những sản phẩm của quá trình giảm phân được chứa trong nang nấm, nên vài loài nấm nang (như Neurospora crassa) được sử dụng để giải thích những nguyên lý của di truyền học. o Ngành Basidiomycota (Nấm đảm), sản xuất ra những bào tử đảm chứa trong những thân hình dùi gọi là đảm. Đa phần những loài nấm lớn đều thuộc ngành này, cũng như nấm than hay nấm gỉ sắt là những mầm bệnh chính ở ngũ cốc. Những loài nấm đảm quan trọng khác bao gồm nấm Ustilago maydis gây bệnh cho ngô, chi nấm cộng sinh Malassezia gây nên gàu ở người, và nấm cơ hội gây bệnh viêm màng não, Cryptococcus neoformans. Tuy nhiên giới Nấm cũng có cách phân loại như sau, bao gồm bốn ngành là ngành Zygomycota, Ascomycota, asidiomycota và Deuteromycota. Hơn nữa giới này còn bao gồm cả địa y (ngành Mycophycophyta). Địa y là kết quả của sự chung sống giữa nấm và những sinh vật quang hợp như tảo lục hoặc vi khuẩn lam. Ngành Nấm tiếp hợp (Zygomycota) – Sợi nấm không có vách ngăn ngang, sinh sản hữu tính do tiếp hợp tạo nên những bào tử động bền vững. – ở đất, phổ biến. – Hoại sinh, một số dạng kí sinh. – Đại diện: Rhizopus Ngành Nấm túi (Ascomycota) – Sợi nấm có vách ngang, sinh sản vô tính bởi bào tử đỉnh, sinh sản hữu tính tạo ra các túi chứa túi bào tử nang (ascospore). – ở đất, phổ biến. – Hoại sinh, kí sinh. – Đại diện: Claviceps, Saccharomyces Trang 10 [...]... thấu và trương Trang 16 khi hấp thụ nhanh nước Con giun bị bắt bị các sợi nấm xuyên vào mô của nó dần dần bị tiêu hóa đi Các vòng bắt giun tròn của Dactylaria 6 Vai trò với hệ sinh thái Dù không dễ thấy, nhưng nấm lại có mặt ở tất cả các môi trường trên Trái Đất và đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn (và. .. biệt trong sinh đẻ Trang 14 Cấu trúc & chu trình sống của Claviceps purpurea 5.3 Nấm ăn (Agaricus) Ví dụ thông thường của nấm trong ngành Basidiomycota như nấm ăn, nấm mũ độc, nấm trứng Phần lớn các loài sống hoại sinh, nhưng nhóm này cũng bao gồm nấm gỉ sắt ở lúa mỳ và những nấm bệnh khác ở cây trồng Các đặc tính chủ yếu của ngành có thể được minh họa qua mô tả cấu trúc và chu trình sống của nấm thường... chủ Nấm lỗ phát triển trên một cây ở Borneo 6.1.1 Với thực vật Trang 17 Nấm rễ là một hình thức cộng sinh giữa thực vật và nấm, chia làm hai loại: nấm rễ trong (endomycorrhiza, tức nấm kí sinh đơn bào sống bên trong tế bào rễ cây) và nấm rễ ngoài (ectomycorrhiza, tức rễ của nấm bám dày đặc xung quanh đầu rễ cây và xâm nhập vào giữa các tế bào rễ cây) Đây là quần hợp nấm- thực vật được biết nhiều nhất và. .. và hình dạng giống nấm thường Vì thế rất khó để có thể nhận biết được nấm an toàn và nấm độc nếu không có đủ kinh nghiệm và kiến thức, và lời khuyên tốt nhất là hãy coi tất cả nấm ở trong rừng là nấm độc và bỏ qua nó 7.3 Dược liệu và chiết xuất Nhiều loại nấm ăn đã được sử dụng trong y học truyền thống hàng ngàn năm nay Những loại nấm như nấm múa, nấm hương (đông cô), nấm chaga, nấm linh chi đã được... nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như nhiều hệ sinh thái, hơn 90% các loài thực vật có quan hệ với nấm theo hình thức nấm rễ và phụ thuộc vào mối quan hệ này để tồn tại Sự cộng sinh nấm rễ đã có lịch sử xa xưa, ít nhất là từ hơn 400 triệu năm về trước Chúng thường làm tăng khả năng hấp thu các hợp chất vô cơ của thực vật, như nitrat và photphat, từ những... xuất chất kháng sinh, gồm các kháng sinh β-lactam như penicillin và cephalosporin Những loại kháng sinh này đều được sử dụng rộng rãi trong việc chữa trị các bệnh do vi khuẩn, như lao, phong cùi, giang mai và nhiều bệnh khác ở đầu thế kỷ 20 và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hóa học trị liệu kháng khuẩn Môn khoa học nghiên cứu về lịch sử ứng dụng và vai trò của nấm được gọi là nấm học dân tộc... cũng có vai trò quan trọng các chu trình sinh địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn Khi sống hoại sinh hay cộng sinh, chúng phân hủy những vật chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ, rồi sau đó những chất này sẽ được đồng hóa ở thực vật hay những sinh vật khác 6.1 Cộng sinh Nấm có mối quan hệ cộng sinh với hầu hết tất cả các giới Quan hệ của chúng có thể hỗ trợ hoặc đối nghịch nhau, hay với những nấm hội sinh. .. khô hạn và là những ví dụ tiêu biểu nhất của sự cộng sinh Một số loài nấm sống trong cây có thể tiết ra những độc tố nấm để ngăn cản những động vật ăn cỏ ăn vật chủ của chúng Một nấm rễ thạch nam tách từ Woollsia pungens Trang 18 6.1.2 Với côn trùng Nhiều côn trùng có mối quan hệ hỗ trợ với nhiều loại nấm Vài loại kiến trồng những loài nấm thuộc bộ Nấm mỡ (Agaricales) để làm nguồn thức ăn chính, trong. .. Rhizopus dinh dưỡng hoại sinh bằng các sợi nấm nhá phân nhánh, hay rễ giả, rễ giả đâm sâu vào giá thể và tiết ra các enzym và hấp thụ chất dinh dưỡng 5.1.2 Sinh sản Trang 11 Sự sinh sản vô tính gồm các sợi sinh sản được gọi là cuống túi bào tử mọc thẳng đứng Tận cùng của mỗi cuống phình ra và từng phần phát triển và tách rời ra và trở thành túi bào tử Tận cùng hình tròn của sợi bên trong túi bào tử được... deliciosus), nấm nhăn (nấm bụng dê, Morchella), nấm mồng gà (Cantharellus), nấm cục (Tuber), nấm kèn đồng (Cantharellus) và nấm thông (Boletus edulis), chúng thường đắt tiền và dành cho những người sành ăn Hái nấm là hoạt động phổ biến ở nhiều vùng của Châu Âu và tây bắc Hoa Kỳ Tuy nhiên những người đi hái nấm phải rất chú trọng về việc phân biệt nấm ăn và nấm độc Có nhiều loại nấm đặc biệt độc đối với . về loài nấm, nhóm chúng em xin tìm hiểu về đề tài “ Nấm – Vai trò của nấm trong đời sống và hệ sinh thái . Trong quá trình tìm hiểu chúng em sẽ không tránh khỏi sai sót, kính mong thầy và các. bắt buộc) có khả năng sống hoại sinh và thường gây chết các vật chủ của chúng và gồm nhiều nấm bệnh quan trọng của thực vật. Vi nấm đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng phân hủy. nhất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như nhiều hệ sinh thái, hơn 90% các loài thực vật có quan hệ với nấm theo hình thức nấm rễ và phụ thuộc vào mối quan hệ