- Từ mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tổng quan những tài liệu nghiên cứu có liên quan cách trực tiếp và gián tiếp đến nội dung nhân học xã hội Kitô giáo, v
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN CÔNG OÁNH
NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO VÀ VAI TRÕ
CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN CÔNG OÁNH
NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO VÀ VAI TRÕ
CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62.22.80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Chủ tịch hội đồng
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn
Người hướng dẫn khoa học 1
PGS.TS Nguyễn Hồng Dương
Người hướng dẫn khoa học 2
PGS.TS Nguyễn Quang Hưng
Hà Nội - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Nguyễn Công Oánh
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 5
1.1 Tài liệu nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và tiền đề tư tưởng cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo 5
1.1.1 Tài liệu nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo 5
1.1.2 Tài liệu nghiên cứu về các tiền đề tư tưởng cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo 6
1.2 Tài liệu nghiên cứu về các nội dung cơ bản của nhân học xã hội Kitô giáo 8
1.2.1 Tài liệu thần học Kitô giáo 8
1.2.2 Tài liệu của các tác giả bên ngoài Giáo hội 14
1.3 Tài liệu nghiên cứu về vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam 18
1.3.1 Những nghiên cứu của các học giả dưới nhãn quan Kitô giáo 18
1.3.2 Những nghiên cứu dưới nhãn quan của khoa học nhân văn 26
1.4 Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra 28
1.4.1 Những vấn đề luận án kế thừa 28
1.4.2 Những vấn đề nghiên cứu đặt ra 29
Chương 2: SỰ RA ĐỜI CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO 31
2.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và các tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của nhân học xã hội Kitô giáo 31
2.1.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa 31
2.1.2 Các tiền đề tư tưởng 41
2.2 Nội dung triết học của Kinh thánh như cơ sở lý luận của nhân học xã hội Kitô giáo 52
2.2.1 Tư tưởng “đối nhân và đối thần” – xuất phát điểm để xây dựng nhân học xã hội Kitô giáo 52
2.2.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân học triết học trong Kinh thánh 57
Trang 52.2.3 Các phương diện nội dung triết học cụ thể của Kinh thánh 61
Tiểu kết chương 2: 72
Chương 3: NỘI DUNG CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO 73
3.1 Khái niệm nhân học xã hội và nhân học xã hội Kitô giáo 73
3.1.1 Khái niệm nhân học xã hội 73
3.1.2 Khái niệm nhân học xã hội Kitô giáo 77
3.2 Các phương diện nội dung cơ bản của nhân học xã hội Kitô giáo 73
3.2.1 Địa vị của con người trong xã hội 83
3.2.2 Quan hệ giữa người với người về tài sản 90
3.2.3 Quan hệ giữa người với người về chính trị 98
3.2.4 Quan hệ giữa người với người về đạo đức 104
Tiểu kết chương 3: 109
Chương 4: VAI TRÕ CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM 111
4.1 Những bài học về định hướng giá trị của nhân học xã hội Kitô giáo đối với người Công giáo Việt Nam 111
4.2 Những biểu hiện cụ thể vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam 118
Tiểu kết chương 4: 135
KẾT LUẬN 137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kitô giáo là một tôn giáo lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến tín đồ của mình tại nhiều nước Cộng đồng tín đồ Công giáo Việt Nam là một bộ phận không tách rời của Giáo hội Công giáo Họ sống và làm việc luôn nhờ tuân thủ nghiêm ngặt các nền tảng nhân sinh quan Kitô giáo Kitô giáo là tôn giáo do Chúa Giêsu Kitô sáng
lập, chủ yếu luận bàn về những vấn đề nhân sinh trong cộng đồng nhân loại Đây là
khác biệt mang tính nguyên tắc của Kitô giáo, và chính nó quy định bản chất, nội dung và giá trị của học thuyết Kitô Song, chính thực tế đó cũng đòi hỏi giới nghiên cứu phải hướng nhãn quan của mình vào phương diện nhân học xã hội (cộng đồng) này của Kitô giáo và từ đó rút ra những bài học hữu ích cho sinh hoạt cộng đồng, xã hội của tín đồ Công giáo ở nước ta hiện nay
Nhân học xã hội Kitô giáo đề cập tới những chuẩn tắc – giá trị nằm trong miền sâu nhất, có liên quan tới bản thể người - cộng đồng, xã hội Do vậy cho dù thời gian và không gian lịch sử xã hội có biến đổi, song nhiều luận điểm (giá trị) của nhân học xã hội Kitô giáo vẫn giữ lại tính cấp thiết và giá trị của mình Khởi nguồn của nhân học này được trình bày trong bốn Phúc âm thuộc Kinh thánh, do vậy không phải ngẫu nhiên mà Kinh thánh được gọi là cuốn sách vĩnh hằng Điều này chủ yếu có liên quan tới nội dung nhân học xã hội sâu sắc của Kinh thánh Thực tế cho thấy, trong những điều kiện xã hội, những chế độ chính trị và kinh tế khác nhau, người ta luôn phát hiện ra trong Kinh thánh một điều gì đó quan trọng cho sinh hoạt cộng đồng “tốt lành” của bản thân mình Như vậy, nhân học xã hội Kitô giáo bao hàm các nguyên tắc – giá trị phổ biến, nhân văn của tồn tại người cộng đồng, chính yếu tố này quy định sự quay lại không ngừng với nó ở các thời đại khác nhau nhằm khám phá hành trang cho con người bước vào cuộc sống cộng đồng
Sự tồn tại lâu dài và sự ảnh hưởng sâu rộng nhất của Kinh thánh đến các thế
hệ người khẳng định một sự thật là kể từ khi ra đời cho tới nay, nhiều thế hệ người luôn phát hiện ra những nội dung đa dạng, phong phú, những giá trị cần thiết để hoàn thiện đạo đức, lối sống của mình trong cộng đồng Điều này chứng tỏ rằng, xét
Trang 7về mặt triết học nói chung, về mặt nhân học xã hội nói riêng, học thuyết Kitô hàm chứa trong nó những “chân lý” nhân văn để có thể trụ vững trước những thăng trầm của lịch sử Nói cách khác, học thuyết Kitô, đặc biệt là tư tưởng nhân học xã hội của
nó bao chứa những nguyên lý của tồn tại người trong cộng đồng, những cơ sở bản thể cho con người cộng đồng (xã hội) Lịch sử xã hội nhân loại có thể trải qua những thay đổi với những thang bậc giá trị theo cách nhìn nhận khác nhau, nhưng
“nhân tính” vẫn là nhân tính, vẫn phải mang “chất người”, nếu đánh mất nó thì không còn được gọi là người nữa Chính học thuyết nhân học xã hội của Kitô đề cập tới “chất người cộng đồng” như vậy
Vì vậy, việc tìm hiểu nội dung nhân học xã hội của học thuyết Kitô không chỉ
có giá trị khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn Mỗi thời đại đều có một cái nhìn riêng của mình về nhân học xã hội Kitô giáo do điều kiện sinh tồn của con người ở thời đại tương ứng quy định Bước vào thiên niên kỷ mới, cùng với những vấn đề mới của cộng đồng người và về cộng đồng người, tiếp thu những thành tựu mới của các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn đề cập tới con người, không thể không tìm hiểu những tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo
Kitô giáo đã xuất hiện ở nước ta từ lâu và có những nghiên cứu ở góc độ này hay góc độ khác, song nhiều vấn đề cần được tiếp tục tìm hiểu, trong đó có tư tưởng nhân học xã hội của nó là một vấn đề cần thiết cho mục tiêu xây dựng xã hội mới ở nước ta hiện nay Thực tế nhiều vấn đề của công cuộc xây dựng xã hội mới ở nước
ta hiện nay rất cần có sự nghiên cứu, kế thừa, phát huy những giá trị nhân học xã hội của Kitô giáo, góp phần vào việc hoàn thiện con người mới, xã hội mới Đây là vấn đề có tính cấp bách trong điều kiện hiện nay, khi mà xã hội hiện đại đã nhận thức được những thành tố văn hóa của nhân cách con người, cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của loài người nói chung, của mỗi cộng đồng xã hội nói riêng Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, tuy du nhập vào nước
ta chưa lâu so với Phật giáo, nhưng Kitô giáo hiện là tôn giáo thu hút được số lượng tín đồ đáng kể Niềm tin tôn giáo của cộng đồng tín đồ, tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cũng như văn hóa Kitô giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tôn giáo ở nước ta Trong xu hướng hội nhập hiện nay, việc tiếp thu những giá trị văn hóa
Trang 8chung của nhân loại không thể không tính đến những nét văn hóa riêng của các tôn giáo, trong đó có văn hóa Kitô giáo
Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Nhân học xã hội Kitô giáo và vai trò của
nó trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam” cho luận án tiến sĩ triết học
của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
- Mục đích của luận án là phân tích làm rõ quan điểm nhân học xã hội Kitô giáo, từ đó làm sáng tỏ vai trò của nó trong đời sống của người Công giáo Việt Nam nhằm phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của Kitô giáo vào việc thực hiện đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và sống “tốt đời đẹp đạo” của tín đồ Công giáo ở Việt Nam hiện nay
- Từ mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tổng quan những tài liệu nghiên cứu có liên quan cách trực tiếp và
gián tiếp đến nội dung nhân học xã hội Kitô giáo, vai trò của nó đối với đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam để qua đó vạch ra những vấn đề sẽ được nghiên cứu sinh giải quyết trong luận án của mình;
Thứ hai, làm rõ những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị văn hóa và những
tiền đề tư tưởng cho sự hình thành nhân học xã hội Kitô giáo;
Thứ ba, phân tích các phương diện nội dung cơ bản của nhân học xã hội
Kitô giáo
Thứ tư, rút ra những bài học của nhân học xã hội Kitô giáo đối với cuộc sống
của tín đồ Công giáo Việt Nam
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: luận án dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm Mác-xít về tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
Phương pháp nghiên cứu: ngoài phương pháp luận nghiên cứu lịch sử tư tưởng mác xít, chúng tôi còn sử dụng phương pháp khảo cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh, văn bản học, v.v
Trang 94 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo được trình bày trong Phúc âm và giá trị của nó đối với đời sống đạo của tín đồ Công giáo Việt Nam
Vì vấn đề của luận án rất phong phú và phức tạp, nên luận án chỉ tập trung đề cập đến hai nội dung cơ bản là tư tưởng nhân học xã hội về địa vị của con người trong xã hội và quan hệ giữa con người với nhau Tư tưởng nhân học xã hội của Kitô
giáo sẽ được làm sáng tỏ qua các tài liệu cơ bản là Kinh thánh Cựu ước và Tân ước -
Lời Chúa cho mọi người của Hội đồng Giám mục Việt Nam do Nhà xuất bản Tôn
giáo ấn hành năm 2011, có tham khảo các bản dịch Kinh thánh của linh mục Nguyễn Thế Thuấn, Tòa tổng Giám mục Sài Gòn, xuất bản năm 1975; của Hồng y Trịnh Văn Căn, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội xuất bản năm 1985 Tuy nhiên, để nhận thức rõ hơn nhân học xã hội Kitô giáo, luận án dựa vào những quan điểm của Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo như một sự luận giải chính thống của Tòa thánh Vatican đối với nhân học xã hội Kitô giáo trong thế giới hiện đại
5 Đóng góp của luận án
Luận án phân tích và trình bày cách có hệ thống tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo, qua đó góp phần nêu bật giá trị của tư tưởng ấy đối với Kitô hữu nước ta hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Luận án không những góp phần nhận thức sâu sắc hơn nhân học xã hội Kitô giáo, đề xuất những quan điểm, phương pháp đánh giá cách khách quan nội dung nhân học xã hội Kitô giáo, mà còn có thể được sử dụng để làm phong phú thêm nội dung của tôn giáo học, nhân học xã hội, triết học tôn giáo
- Ý nghĩa thực tiễn: những luận điểm được trình bày trong luận án có thể được
sử dụng làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu nội dung triết học xã hội Kitô giáo, làm cơ sở lý luận để hoạch định chính sách phát huy những giá trị nhân học xã hội Kitô giáo trong việc tổ chức và định hướng giá trị cho đời sống đạo của Kitô hữu ở nước ta hiện nay
7 Bố cục của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương và 10 tiết
Trang 10Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Kitô giáo nói chung và nhân học xã hội Kitô giáo nói riêng là một trong những lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có triết học Với tư cách tôn giáo của “cộng đồng”, Kitô giáo tất nhiên căn cứ trên một quan điểm hoàn toàn xác định và riêng của mình về con người “cộng đồng”, về bản chất “công đồng” và những phẩm chất con người cần có để có được tồn tại Người đích thực trong công đồng Chính vì vậy, để thấu hiểu nội dung triết học của Kitô giáo nói chung, hạt nhân lý luận của nó – nhân học xã hội (công đồng) và qua đó làm sáng tỏ giá trị và hạn chế của tôn giáo này trong cuộc sống đạo hiện nay của tín đồ Công giáo, không thể không đi sâu nghiên cứu và đánh giá quan điểm nhân học xã hội của Kitô giáo
Để giải quyết nhiệm vụ này trong Luận án của mình, nghiên cứu sinh nhận thấy một việc làm cần thiết và bắt buộc là giới thiệu những kết quả cơ bản đã đạt được của các tác giả đi trước trong việc nghiên cứu đề tài “nhân học xã hội Kitô giáo” và ý nghĩa của nó để qua đó làm sáng tỏ tình hình nghiên cứu về đề tài Luận
án Từ đó tác giả nêu bật những thành tựu sẽ được tiếp thu trong công trình của mình và chỉ ra những vấn đề liên quan đến đề tài còn bỏ ngỏ và tác giả sẽ giải quyết trong Luận án của mình
Chương tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài luận án sẽ bao gồm những nội dung cụ thể sau đây
1.1 Tài liệu nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và tiền đề tư tưởng cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo
1.1.1 Tài liệu nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo
Kitô giáo nói chung, với tính cách là một trong ba tôn giáo thế giới, và tư tưởng nhân học xã hội của nó là một trong những lĩnh vực đối tượng nghiên cứu được quan tâm từ rất lâu và cũng có rất nhiều tài liệu nghiên cứu được dành cho nó Song có một nghịch lý là các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa cho sự
ra đời của nó dường như lại chưa được các học giả quan tâm thỏa đáng Có thể khẳng định rằng, chỉ một vài tác phẩm đề cập đến vấn đề này Đó trước hết là tác
Trang 11phẩm “Các phạm trù văn hoá trung cổ” (NXB Văn hóa Thông tin, 1987) của nhà
nghiên cứu A.Ja.Gurevich người Nga, trong đó ông đã đề cập tới điều kiện văn hóa cho sự ra đời của văn hóa trung cổ nói chung và chủ yếu là văn hóa Kitô giáo nói riêng như hạt nhân của nó Công trình này còn có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận vì nó cung cấp cho chúng ta cách tiếp cận rất thỏa đáng và thích hợp với văn hóa Kitô giáo mà, cốt lõi, hạt nhân tư tưởng chính là tư tưởng nhân học
xã hội của nó Phân tích văn hoá trung cổ, A.Ja.Gurevich làm sáng tỏ thế giới tinh thần và diện mạo văn hoá của con người và xã hội trung cổ, tức là làm sáng tỏ những tư tưởng nhân học xã hội của Phúc âm bộc lộ ra trong nếp sống của tín đồ Kitô giáo phương Tây trung cổ
Tiếp theo có thể kể tới cuốn “Tôn giáo học nhập môn” (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2006), Đỗ Minh Hợp (chủ biên) Trong đó các tác giả cho rằng, nhân học xã hội Kitô giáo là quan điểm về các phẩm chất của con người thể hiện trên các mặt sinh hoạt chính trị - xã hội, kinh tế và đạo đức được luận chứng về mặt triết học và thần học nhờ viện dẫn vào Kinh thánh Nhân học này biểu hiện khủng hoảng của những giá trị văn hóa nhân sinh Hy La cổ đại: thói ích kỷ, thái độ thờ ơ đối với đau khổ của tha nhân, và cho rằng các giá trị tinh thần của Kitô giáo với cốt lõi là “tình yêu tha nhân” chính là lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng ấy Nói cách khác, những giá trị duy lý và duy mỹ của văn hóa Hy Lạp cổ đại là chưa đủ, cần bổ sung giá trị duy thiện như ba “đế”, “rường cột” cho một cuộc sống cộng đồng tốt đẹp (bộ ba
“Apollo – Dionysos – Kitô” của tòa nhà văn hóa phương Tây)
Như vậy, có thể khẳng định rằng, tài liệu nghiên cứu về các điều kiện kinh tế -
xã hội, chính trị, văn hóa cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo còn rất ít, các tài
liệu hiện có mới chỉ khái quát được sinh hoạt văn hóa tinh thần ở thời đại Hy Lạp hậu kỳ đang suy thoái, “thú tính” đang vượt trội “nhân tính” và lộng hành Sự tồn tại và phát triển của văn minh cổ đại bị đe dọa, đòi hỏi tạo dựng một hệ thống giá trị văn hóa tinh thần mới Nhân học xã hội Kitô giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần này
1.1.2 Tài liệu nghiên cứu về các tiền đề tư tưởng cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo
Có thể nói, Lý Minh Tuấn là tác giả đã có các công trình nghiên cứu rất sâu
sắc về Kinh thánh nói chung và tư tưởng nhân học của nó nói riêng Ông trình bày
Trang 12các kết quả nghiên cứu của mình trong hai cuốn sách với nhan đề là “Công giáo và
Đức Kitô: Kinh thánh qua cái nhìn từ Đông phương” (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2003) và “Đức Giêsu cái nhìn từ Cựu ước” (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2013) Trong
hai cuốn sách này, Lý Minh Tuấn phân tích quá trình ra đời, hình thành và phát triển của tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo như sự phản ánh quá trình hình thành những giá trị tinh thần - đạo đức chung của nhân loại diễn ra ở tất cả các nền văn hóa phương Đông và phương Tây và được phản ánh trong những tác phẩm văn hóa
và đặc biệt tư tưởng triết học tương ứng Một điểm cần lưu ý là vấn đề “nhân học xã hội” đã được ông xem xét từ góc độ quan hệ giữa “Ngã” với “tha nhân”, tức là từ góc độ quan hệ liên cá nhân, dưới chiều cạnh đạo đức, văn hóa nhân văn Hơn nữa, quá trình lịch sử toàn cầu được lý giải chính từ góc độ tiến hóa, gia tăng nhân tính của quan hệ nói trên Đây là cái nhìn sâu xa và lạc quan về tương lai của loài người
từ góc độ tiến hóa đạo đức, trong đó văn hóa tâm linh giữ một vị trí đáng kể Từ góc
độ đó, ông đã dẫn dắt độc giả đi theo sợi dây đỏ tư tưởng nhân học từ Cựu ước đến Tân ước Tài liệu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc tìm hiểu tiền đề tư tưởng cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo được trình bày trong Phúc Âm
Một tài liệu khác chỉ ra triết học Hy Lạp cổ đại là tiền đề quan trọng của tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo – đó là cuốn “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” (NXB Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh, TP HCM, 2006) của nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn Trước hết các tác giả khẳng định rằng, “Kitô giáo đánh dấu một bước ngoặt triệt để trong tư duy triết học… việc phổ biến Kitô giáo đồng thời cũng có nghĩa là sự xuất hiện một triết học mới” (tr 121) Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích bốn phương diện nội dung nhân học triết học Hy Lạp cổ đại đã được kế tục cách có phê phán và vượt bỏ trong Kinh Thánh để hình thành tư tưởng nhân học Kitô giáo Đó là: 1) chủ nghĩa nhân cách, vì thời cổ đại chưa biết tới một thần linh duy nhất và có nhân cách theo đúng nghĩa của từ này; 2) tư tưởng sáng thế nhằm nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn của cá nhân
và khắc phục tính “duy lý” của triết học cổ đại; 3) chủ nghĩa con là người trung tâm nhằm biểu thị bản chất siêu nhiên (các quy tắc đạo đức) của con người; 4) tư tưởng
về niềm tin, hy vọng và tình yêu như một bình diện, một chiều cạnh mới của con người - bình diện tinh thần (tr 122-128)
Trang 13Như vậy, sau khi tổng quan tài liệu có liên quan tới các tiền đề tư tưởng cho sự
ra đời của nhân học xã hội Kitô giáo, chúng tôi nhận thấy rằng, vấn đề này còn ít được giới nghiên cứu đề cập tới Dường như chỉ có một số tác giả đi sâu phân tích tiền đề tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại đã có ảnh hưởng trên nhân học xã hội Kitô giáo Duy nhất Lý Minh Tuấn phác họa liên hệ mang tính phát sinh về mặt tư tưởng giữa tư tưởng nhân học xã hội của Cựu ước với tư tưởng nhân học xã hội trong Tân ước Rõ ràng là nhân học xã hội Kitô giáo cần được tiếp tục khảo cứu chính từ góc
độ tiến trình phát triển lịch sử của tư tưởng nhân học xã hội phương Tây cổ đại
1.2 Tài liệu nghiên cứu về các nội dung cơ bản của nhân học xã hội Kitô giáo
1.2.1 Tài liệu thần học Kitô giáo
Tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo chủ yếu được trình bày trong Kinh thánh như tài liệu gốc cho mọi suy lý tiếp theo Chính vì vậy các nhà thần học Kitô giáo
đã tập trung chính vào tư liệu gốc này để chú giải tư tưởng nhân học xã hội của nó Ngay trong lời nói đầu cho “Kinh thánh” (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2011), các dịch giả đã khẳng định rằng, con người ta vì tội Tổ tông nên đã quên mất rằng, mỗi người đều có thể trở thành con của Thiên Chúa Do vậy Tân ước xác quyết rằng, mọi người là như nhau và nếu biết ăn năn sám hối, biết ăn ở trọn lành, thực hiện lối sống bác ái, yêu thương tha nhân thì sẽ được về bên Thiên Chúa trong ngày phán xét cánh chung Ngược lại, sẽ bị vứt xuống địa ngục cho khóc lóc và nghiến răng Nói cách khác, do mối quan hệ giữa người với người bị “lỗi” cho nên con người ta
cư xử với nhau cách vị kỷ, chỉ vì cái tôi cá nhân mà đã làm nên nhiều hệ lụy xấu trong quan hệ giữa người với người Chính lúc đó đã xuất hiện nhà tư tưởng Giêsu với quan điểm yêu thương Quan điểm của Đức Giêsu đã chỉ ra thế nào là cái ác và sửa “lỗi” trong mối quan hệ giữa người với người theo hướng bác ái, mở ra thời kỳ Tân ước, đưa nhân loại tiến tới cùng đích Chân, Thiện, Mỹ (tr 9) Có thể coi nhận định này là một trong những xuất phát điểm để đi sâu nghiên cứu tư tưởng nhân học
xã hội Kitô giáo trong thần học Kitô giáo nói riêng và trong các công trình nghiên cứu triết học nói chung
Trang 14Với Giáo hội Công giáo hoàn vũ, trong lịch sử đã có khá nhiều những cuốn
sách giáo lý có tính tổng quát Tuy nhiên “Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo”
(Catechismus Catholicae Ecclesiae) do Tòa thánh Vatican soạn thảo và Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố năm 1992 là cuốn sách không những kế thừa được tính chính thống trong trong giáo huấn của các bộ giáo lý trước đó, mà còn là sự trở về cách mạnh mẽ tinh thần Tin mừng cũng như hơi thở thời đại được Công đồng Vatican II khởi xướng Có thể nói, Giáo lý của Hội thánh Công giáo là bản tổng quát về toàn bộ học thuyết của Giáo hội Công giáo Tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo được thể hiện trong những quan niệm về những vấn đề con người (cá nhân, xã hội) Tuy nhiên, với quan niệm Công giáo, hai chiều kích đối nhân và đối thần không thể tách rời nhau, nên nói về con người cũng là nói về Thiên Chúa, và ngược lại, nói về Thiên Chúa cũng là để chỉ về con người Đây là cách chú giải quan phương của thần học Công giáo về nhân học xã hội Kitô giáo Do vậy tài liệu này
có giá trị đặc biệt để nghiên cứu sinh lĩnh hội và tiếp thu cách có chọn lọc các nội dung cơ bản của nhân học xã hội Kitô giáo, cũng như phê phán những hạn chế của cách chú giải này
Mới đây, Giáo hội Công giáo cho phát hành Giáo lý cho người trẻ (YOUCAT)
(2011) (bản dịch YOUCAT Việt Nam của linh mục Antôn Nguyễn Mạnh Đồng, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2013) Ngoài việc trình bày giáo lý chính thống của Giáo hội, thì nhiều nội dung giáo lý đã được giải thích cách tương đối mới mẻ, nhằm phù hợp với tâm thế của giới trẻ (không chỉ là người ít tuổi), mà vẫn không lảng tránh những vấn nạn của cá nhân và xã hội đương đại Những khía cạnh nhân học xã hội Kitô giáo được tiếp cận và làm phong phú với một nhãn giới khoáng đại, thể hiện sự tôn trọng tự do và môi trường hình thành nhân cách
“Bộ Giáo luật 1983” là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của Giáo hội Công giáo
sau gần 2000 năm tồn tại, trong đó đã nêu đầy đủ những chế định của Giáo hội để hướng dẫn, điều chỉnh sinh hoạt của Giáo hội Tuy vậy, Giáo luật không phải là
“Thiên luật”, chỉ mang tính thiết chế, nhằm hướng tới những giá trị Kitô giáo, nên
nó không được coi là hệ quy chiếu cuối cùng của đời sống Kitô giáo, mà hệ quy chiếu phải là Kinh thánh Khảo sát tư tưởng nhân học Kitô giáo, không thể bỏ qua
Trang 15nội dung của Bộ Giáo luật này, bởi nó chứa đựng những điều khoản buộc tín hữu phải thực hiện, nên nó phản ánh quan niệm có tính lịch sử về bổn phận của người Công giáo trong đời sống đức tin Và đây cũng là điểm lý thú trong việc tìm hiểu hành trình của người Công giáo với tự do, lương tâm, lề luật, quyền bính và ánh sáng của Kinh thánh
Văn kiện “Công đồng Vatican II” là Công đồng thứ XXI của Giáo hội Công
giáo Mỗi khi Giáo hội phải đối diện với những vấn đề nghiêm trọng về Giáo lý và phong hóa thì Công đồng được triệu tập để định tín lại những vấn đề giáo lý và nêu đường hướng của Giáo hội lữ hành Do hạn chế về nguồn tư liệu, chúng tôi chỉ có toàn văn văn kiện của Công đồng Vatican II (bản dịch của Ủy ban Giáo lý đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2012) Những điểm được coi là chính yếu của các công đồng trước, chúng tôi chỉ có thể tiếp cận gián tiếp thông qua các tư liệu khác Có thể nói, văn kiện các Công đồng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết định những vấn đề về giáo lý và phong hóa, phản ánh nhãn quan chính thống của Giáo hội về mọi khía cạnh tín lý và luân lý trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Tùy theo nhiệm vụ cụ thể của từng công đồng
mà trọng tâm được đặt vào những vấn đề về tín lý hay luân lý, về Giáo hội hay về con người Tuy nhiên, dù trực tiếp hay gián tiếp thì những vấn đề liên quan đến nhân học xã hội Kitô luôn được đề cập và phản ánh nhãn giới của Giáo hội đối với vấn đề này, và nó có tính lịch sử Công đồng Vatican II phản ánh tập trung nhân học
xã hội Công giáo từ góc độ những vấn đề then chốt của thời hiện đại và mẫu “nhân tính lý tưởng” trong thế giới hiện đại
Nguồn tài liệu thần học tiếp theo cần được tính đến là Thông điệp của các
Giáo hoàng Đó là:
Rerum novarum (Thông điệp Tân sự), ngày 15 tháng 5 năm 1891 của Giáo
hoàng Lêô XIII Nội dung của bản văn này thể hiện rất rõ nhân học xã hội Kitô giáo, hay cái người ta gọi là “lựa chọn ưu tiên về phía người nghèo”, một sự lựa chọn được định nghĩa là “hình thức ưu tiên đặc biệt trong thực hành Đức Ái Kitô giáo” Thông điệp về “vấn đề thợ thuyền” là một thông điệp về người nghèo, và về điều kiện thê thảm mà tiến trình mới trong kỹ nghệ hóa thường là tàn bạo, đã dồn
Trang 16một số rất đông người vào tình trạng đó Cả ngày nay nữa, trong phần lớn thế giới, những tiến trình như thế trong biến chuyển kinh tế, xã hội, chính trị vẫn nảy sinh ra những tai ương tương tự Định hướng của nhân học xã hội Kitô giáo ở trong văn bản này là định hướng vào thực trạng và con đường khắc phục thảm cảnh của đa số
xã hội hiện đại
Populorum Progressio (Thông điệp Phát triển các dân tộc) của Giáo hoàng
Phaolô VI, ban hành ngày 26 tháng 3 năm 1967, nhấn mạnh: “Sự phát triển của các
dân tộc, nhất là những dân tộc đang cố thoát khỏi cảnh ô nhục vì đói khát, cùng cực, bệnh tật, ngu dốt; đang tìm cách tham gia nhiều hơn vào thành quả của văn minh; đang đòi hỏi phải đánh giá đúng mức hơn những khả năng của con người họ trong mọi hoạt động; đang quyết chí vươn mình tới một sự nảy nở trọn vẹn” Sự phát triển của các dân tộc đó được Giáo hội Công giáo hằng tha thiết lưu ý Tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo ở đây đã mở rộng quyền bình đẳng của mỗi cá nhân trước Thiên Chúa ra lĩnh vực quan hệ giữa các dân tộc nhằm tạo dựng một thế gian bình đẳng, an bình và hạnh phúc Thực vậy, sau khi công đồng Vatican II kết thúc, Giáo hội đã nhận thấy rõ ràng và sâu xa hơn đòi hỏi của Phúc Âm là phải dấn thân phục
vụ con người, không những để giúp họ nhận rõ tất cả mọi chiều kích của vấn đề tối quan trọng này, mà còn để thuyết phục họ phải cấp tốc hành động liên đới với mọi người trong khúc quanh quyết định này của lịch sử nhân loại
Humanae Vitae (Thông điệp Sự sống Con người) của Giáo hoàng Phaolô
VI (bản dịch của Lm Phan Du Sinh, năm 1969) Đây là một thông điệp nhấn mạnh đến phẩm giá và quyền của con người, một tiếng nói mạnh mẽ, chính thống nhằm bảo vệ con người trước những xâm phạm trắng trợn đến quyền sống
và nhân phẩm
Caritas in Veritate (Thông điệp Tình Yêu trong Sự Thật) của Giáo hoàng
Benedicto XVI khẳng định rằng, Tình yêu trong Sự Thực, Tình yêu (Caritas) là một
sức lực ngoại thường, thúc đẩy con người dấn thân thật can đảm và quảng đại trong
lĩnh vực công lý và hòa bình
Trang 17Splendor veritatis (Thông điệp Ánh rạng ngời chân lý) của Giáo hoàng Gioan
Phaolô II (ký ngày 6 tháng 8 năm 1993, công bố ngày 5 tháng 10 năm 1993) đã bàn
về một số yếu tố cơ bản trong học thuyết luân lý Công giáo
Lumen Fidei (Thông điệp Ánh sáng đức tin) của Giáo hoàng Phanxicô (ban
hành vào thứ Sáu ngày 05 tháng 07 năm 2013) diễn tả hành trình Tin – Nhận – Hiểu – Sống đời Kitô hữu dưới ánh sánh của Đức Kitô và Tin mừng
Nguồn tài liệu quan trọng khác là Thần học Công giáo Với Giáo hội Công
giáo, thần học có một vai trò đặc biệt quan trọng, nó có một quá trình phát triển lâu dài, qua các giai đoạn phát triển của Giáo hội và xã hội khác nhau Với nhiệm vụ là giải thích các chân lý đã được đức tin chấp nhận, thần học là khâu trung gian nhằm giải thích, diễn dịch các chân lý tôn giáo, để Giáo hội căn cứ vào đó xây dựng Giáo
lý, Giáo luật, đường hướng hành đạo, v.v Vậy nên, thần học luôn có tính thời sự, bởi nó luôn phải giải thích các chân lý tôn giáo cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Giáo hội, cũng như nó luôn tự trang bị cho mình những tri thức của khoa học nhân văn và tự nhiên Thần học đề cập đến tất cả mọi lĩnh vực, nhưng tựu chung xoay quanh quan hệ Thiên Chúa và con người
Đối với nhân học xã hội Kitô giáo, thần học có hai đường lối là: thứ nhất, đó
là nói về con người trong lịch sử cứu độ (tạo dựng, sa ngã, cứu chuộc), hợp thành
bộ môn Anthropologia theological (Nhân học thần học); thứ hai, đó là đào sâu những yêu sách của phẩm giá con người khi sống trong xã hội, và phát triển thành học thuyết xã hội Cả hai đường lối này có liên hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau để tạo thành một nhân học xã hội Kitô giáo toàn vẹn Vì lý do nêu trên nên nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo được trình bày trong một số công trình của các nhà thần học tiêu biểu mà tư tưởng của họ
trực tiếp góp phần xây dựng học thuyết của Giáo hội, như: Tự thú, Thành trì Thiên
Chúa, Về sự tự do chọn lựa của Augustino; Bộ Tổng luận thần học của Thomas
Aquinas; Nhân học Kitô, Thần học Karl Rahner, Đức tin tìm kiếm sự hiểu biết,
Những nền tảng đức tin Kitô của Karl Rahner; Đức Giêsu thành Nazareth (3 phần), Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, Thiên chúa và trần thế, Ánh sáng thế gian
của Joseph Ratzinger; Người dựng nên họ là nam và nữ, Gioan Phaolô II
Trang 18Đề cập tới tư tưởng nhân học xã hội trong các tác phẩm thần học này, cần nhấn mạnh một điều sau đây: Hai khuôn mặt đã được đưa ra như trụ cột cho hai lập trường vẫn phần nào “cạnh tranh” với nhau trong lịch sử Giáo hội Augustino với cái nhìn thiên về Plato và Thomas Aquinas với lập trường dựa theo lối nhìn nhất thống của Kinh thánh và cách trình bày tương quan nhiều - chiều - kích của con người mang sắc thái triết thuyết Aristotle Thành thực mà xét, lối nhìn của Augustino dầu sao cũng “hạ giá” thân xác con người, khi quá đề cao “tinh thần”, và
do đó đã không nêu bật được sự nhất thống của con người Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến lối sống đạo của người Kitô hữu ngay cả đến ngày nay, và có lẽ đã một thời đưa tới quan điểm duy linh cực đoan trong việc trình bày ơn cứu độ Lịch sử Giáo hội đã chứng minh điều đó: đã có thời người Kitô hữu tưởng rằng họ có thể hy sinh, bỏ mặc các giá trị trần thế để chỉ tập trung vào việc cứu độ linh hồn Ngày nay Giáo hội nhìn nhận vết đen đó trong lịch sử của mình và nỗ lực để tạo ra một cái nhìn quân bình hơn về tương quan hồn xác nơi con người Thiện chí đó thể hiện rõ
trong hiến chế Vui mừng và Hy vọng của công đồng Vatican II: Con người “là một
chủ vị duy nhất gồm có thể xác và linh hồn, con người tổng hợp nơi bản thân các yếu tố thuộc thế giới vật chất để từ đó, chính con người làm cho những yếu tố ấy đạt tới đỉnh cao và trở nên lời ca tụng không ngừng dâng lên Đấng Tạo Hóa Vì thế, không được khinh miệt đời sống thể xác con người, trái lại phải coi thân xác là tốt lành và đáng tôn trọng vì được Thiên Chúa tạo thành và sẽ được sống lại trong ngày sau hết Tuy nhiên, vì những thương tích do tội lỗi gây nên, con người cảm nghiệm nơi chính mình những nổi loạn của thân xác Như vậy, chính phẩm giá con người đòi hỏi con người phải biết ca tụng Thiên Chúa nơi thân xác, chứ không để thân xác
ấy làm nô lệ cho những xu hướng xấu xa của lòng mình”[Công đồng Vatican II, tr 233] Đường hướng này dù sao cũng không phải là một điều gì mới mẻ trong lịch sử
Kitô giáo Nói khác, đây chính là một quảng diễn của công thức: Anima est forma
corporis (Linh hồn là mô thể của thân xác) mà Thomas Aquinas đã sử dụng cách
đây 7 thế kỷ
Một tài liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc làm sáng tỏ nội dung
của nhân học xã hội Kitô giáo là Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công
Trang 19giáo do Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình (bản dịch tiếng Việt là công
trình tập thể của Uỷ ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam) công
bố nhằm giới thiệu cho đồng bào Công giáo và không Công giáo những nguyên tắc nền tảng và đường hướng hoạt động của Giáo hội Công giáo trong lĩnh vực xã hội
[Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội,
2007, tr 6] Đối với những vấn đề nhân học xã hội Kitô giáo, bản Tóm lược này tập trung vào phẩm giá của con người, coi bổn phận cá nhân được bộc lộ ra trên hàng loạt phương diện hoạt động xã hội và trong sự tương tác với môi trường xã hội với tính cách là phương tiện bảo vệ và nâng cao phẩm giá con người, với tính cách là nhân vị
1.2.2 Tài liệu của các tác giả bên ngoài Giáo hội
Trong cuốn “Đạo Công giáo Thiên niên kỷ thứ 3” (Nguyễn Đức Thông dịch,
NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2010), tác giả Thomas P.Rausch đã viết về cách tiếp cận Kinh thánh Theo ông, kể từ năm 1943, Giáo triều Rome đã cho phép các học giả Công giáo được phép sử dụng phương pháp phê bình lịch sử khi chú giải Kinh thánh Phong trào Kinh thánh hiện đại có được sự phát triển như ngày nay là nhờ vào sự phát triển các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu Kinh thánh như phê bình lịch sử, phê bình thể loại, phê bình bản văn, phê bình nguồn văn và phê bình biên soạn [tr.30] Như vậy, tài liệu này hữu ích từ góc độ cung cấp cho nghiên cứu sinh hiểu biết về lịch sử tiếp cận nhân học Kitô giáo trong các tài liệu quan phương của các nhà thần học thuộc Giáo hội Công giáo
Trong cuốn “Kinh thánh thật sự dạy gì” (NXB Watchtower Bible Tract
Society of New York, Inc Brooklyn, New York, USA, 2011), các tác giả đã đánh giá tích cực những gì Kinh thánh mang lại cho con người Theo đó, những điều tốt đẹp trong Kinh thánh không hề hão huyền Trong đời sống hiện đại, Kinh thánh giúp người ta đối phó tốt hơn với những vấn đề của ngày nay và làm nhẹ nhõm tâm trí người ta bằng cách giải đáp một số thắc mắc như: Tại sao chúng ta lại chịu nhiều đau khổ? Làm sao đối phó được với các lo âu trong cuộc sống? Làm sao để có cuộc sống gia đình hạnh phúc? Có gặp được người thân khi chết hay không? Tất cả
Trang 20những chủ đề này đều trực tiếp liên quan tới các chiều cạnh xã hội tính nơi con người [tr 6]
Trong cuốn “Đức Giêsu trong các Tin Mừng – Kitô học Kinh Thánh”
(Nguyễn Luật Khoa và Phạm Thị Huy dịch, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2009), Rudlf Schnackenburg bàn luận về tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo thông qua việc đánh giá về vai trò của Chúa Giêsu Kitô Theo tác giả, Tin mừng mà Phaolô đã lãnh nhận
và loan báo chính là để giải thoát nhân loại Đức Giêsu vẫn sống và tiếp nối sự hiện diện trần thế đã khởi đầu cho một phong trào lịch sử trên thế giới mà ta gọi là “Kitô giáo” đang lôi cuốn hàng triệu người nhận lấy đức tin và đức tin này đã hướng dẫn
và thúc đẩy họ hành động để thay đổi bộ mặt trái đất Để mô tả về tính cách toàn thiện của Chúa Giêsu như mẫu người lý tưởng trong cộng đồng cần xem xét hai điểm then chốt: 1/ Dung mạo trần thế, lời nói và hành động của Ngài; 2/ Số mệnh của Ngài, cái chết bi thảm trên thập giá Trong đức tin của những ai theo Ngài, cái chết này là để phục sinh Và chỉ khi nào hai điểm nhấn nói trên nối lại được với nhau thì người ta mới có thể có được một chân dung đúng đắn về nhân cách toàn thiện của con người thể hiện nơi Chúa Giêsu [tr.8]
Vấn đề đạo đức trong Kinh thánh được Trương Như Vương khảo cứu khá chi tiết, cụ thể trong cuốn “Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong Kinh thánh” (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2005) Trong cuốn “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” (NXB
Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006), khi viết về triết học Tây Âu Trung cổ,
các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh và Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh tư tưởng
nhân học xã hội của Kinh thánh phản ánh một thời đại văn hóa sinh tồn mới của con người, do vậy nó đánh dấu một loại hình tư duy triết học mới Chính tư tưởng nhân học Công giáo đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của tư duy triết học cổ đại - đó
là sự thiếu vắng chủ nghĩa nhân cách trong cách tiếp cận triết học với hệ vấn đề nhân học Mặt khác, tư tưởng của Công giáo lần đầu tiên đã chỉ rõ được sự đặc thù của tồn tại người nằm ở tính chất khác biệt về nguyên tắc giữa các quy tắc chi phối hành vi của con người so với các quy luật của tự nhiên Theo họ, triết học cổ đại không đối lập con người với thế giới Ngược lại, Kinh thánh lại cho rằng, con người không đơn giản là một bộ phận của vũ trụ, là một đối tượng, sự vật bên cạnh những
Trang 21đối tượng khác mà nó hoàn toàn đứng tách biệt, đứng trên mọi sinh thể Người Hy Lạp quan niệm, quan hệ giữa người với người như các quy luật bắt nguồn từ “bản chất của các sự vật” Do vậy, họ xem đạo đức như là sự kế tục các quy luật tự nhiên trong xã hội loài người Nhưng Chúa của Công giáo không những đứng trên lĩnh vực các quy luật tự nhiên mà còn đem lại quy tắc đạo đức cho con người được thể hiện dưới dạng mệnh lệnh của Chúa Do đó, quan hệ giữa người với người không phải do các quy luật tự nhiên và bản thân con người quy định mà chúng có cội nguồn thần thánh
Trong cuốn “Tôn giáo học nhập môn” (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2006) các tác
giả cho rằng, nhân học xã hội Công giáo là tổng thể những quan điểm chính trị - xã hội, kinh tế và đạo đức được luận chứng về mặt triết học xã hội và đạo đức học nhờ viện dẫn vào Kinh thánh Nhân học xã hội Công giáo đã vạch ra những biểu hiện khủng hoảng của nền văn minh, đó là thói ích kỷ, thái độ thờ ơ đối với đau khổ của người khác, và cho rằng lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng ấy là phải quay về với các giá trị Kitô giáo, với nền văn minh tình yêu (tr 218)
Trong cuốn “Tôn giáo: lý luận xưa và nay” (NXB Đại học Tổng hợp TP Hồ
Chí Minh, 2006), các tác giả đã chỉ ra tính đặc thù của nhân học xã hội Công giáo nguyên thủy phản ánh tập trung vào hai phương diện quan trọng nhất của tôn giáo mới Thứ nhất, nó truyền bá sự bình đẳng giữa con người với con người, dù rằng đó chỉ là sự bình đẳng về “tội lỗi” của con người trước Thiên Chúa Thứ hai, nó lên án
sự giàu có cùng lòng tham lam với câu nói nổi tiếng của Chúa Giêsu: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” [tr.162], đồng thời nhấn mạnh đến nghĩa vụ lao động của mọi người với tư tưởng không lao động thì đừng ăn
Trong cuốn “Tôn giáo phương Đông - quá khứ và hiện tại” (NXB Tôn giáo,
Hà Nội, 2006), khi phân tích cơ sở nhân học xã hội của tư tưởng về bác ái trong Công giáo, các tác giả cho rằng cần học hỏi tư tưởng triết học cơ bản của Kinh thánh để có được một thứ văn hóa khoan dung và hòa bình trong thế giới vốn có đầy rẫy những xung đột và mâu thuẫn Tin và yêu, cam chịu và hy vọng - đó là những phẩm chất cần thiết để xác lập một thế giới theo nguyên tắc quan hệ giữa
Trang 22người với người như Chúa Giêsu đã dạy: Hãy thương yêu người ta như mình ta vậy Như vậy, tư tưởng cơ bản của Công giáo là tư tưởng về tội lỗi và cứu rỗi con người Con người mắc tội trước Chúa và chính điều này làm cho mọi người trở nên bình đẳng Nhưng con người có thể tẩy rửa sạch khỏi tội lỗi nếu họ ý thức được rằng họ mắc tội, nếu họ hướng ý nghĩ của mình vào việc tẩy rửa khỏi tội lỗi, nếu họ tin vào Chúa Giêsu xuống trần gian hiến tế để chịu tội lỗi thay cho loài người Ra đời trong lòng các giáo phái khắc kỷ, chống đối lại Do Thái giáo và chính quyền La Mã, sau
đó lan ra khắp thế giới La Mã, Kitô giáo nguyên thủy ngay từ đầu đã tự tuyên bố là một học thuyết của nô lệ, dân nghèo bị áp bức, của những người cùng khổ và bị tù đày Thực ra, học thuyết này không kêu gọi đấu tranh, vì vậy không thể gọi là một học thuyết cách mạng Với tư cách sự đối chọi mang tính “trấn an” như vậy, định hướng nghị lực của những người bị áp bức vào dòng những ảo tưởng tôn giáo, Công giáo nguyên thủy không những đối lập với những kẻ cầm quyền, chịu sự truy nã dã man từ phía chính quyền, mà còn chứa đựng những yếu tố cấp tiến, thậm chí cả khí thế cách mạng Điều đó được thể hiện ở sự không chấp nhận những chuẩn tắc sinh hoạt đã hình thành Mặc dù không mang tinh thần cách mạng tích cực, nhưng với việc tuyên bố những nguyên tắc bình đẳng giữa con người với con người, dù đó chỉ
là sự bình bằng về tội tổ tông trước Chúa, và tuân giữ điều đó Sự ra đời của Công giáo là lời thách thức đối với những trật tự xã hội đương thời đang thống trị [tr.90;91]
Trong cuốn “Sự thống nhất giữa kính Chúa và yêu nước trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam thời cận hiện đại” (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002), Đỗ Lan Hiền cho rằng phải cắt nghĩa điều thuộc linh bằng ngôn ngữ thuộc linh, bằng những
ẩn dụ đằng sau các thông điệp trong Kinh thánh nội dung là tuyên truyền cổ vũ cho lòng khoan dung bác ái của con người Tuy nhiên, tác giả cũng dẫn lại quan điểm
của Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hòa Đường trong cuốn “Tây Dương Gia tô bí lục”
cho rằng, Kinh thánh là một mớ lý thuyết, luân lý và đạo đức bị chối bỏ Những ý tưởng giáo dục đạo đức trong đó tốt đẹp đến mức trở thành phi hiện thực [tr.58;59] Tóm lại, những công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong nước và ở nước ngoài đều đã phân tích và trình bày khá chung chung một số phương diện quan
Trang 23trọng trong nhân học xã hội Kitô giáo Đó là những giá trị tinh thần nhân văn mà hạt nhân là “tình yêu tha nhân căn cứ trên thái độ tôn trọng tuyệt đối một hệ giá trị tinh thần tối cao thống nhất (“tôn kính một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự”) và những phẩm chất đạo đức cần có (8 mối phúc thật) Định hướng giá trị sống này thể hiện
rõ qua “Học thuyết xã hội Công giáo” Tất cả những kết quả này sẽ được nghiên cứu sinh tiếp thu trong luận án của mình, mặc dù vậy nhân học xã hội Kitô cần được phân tích sâu sắc và cách có hệ thống trên các phương diện lịch sử và nội dung cùng với âm hưởng của thực tiễn sinh hoạt của con người hiện đại
1.3 Tài liệu nghiên cứu về vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam
Tài liệu phản ánh vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam chủ yếu tập trung trong các văn kiện của Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong các báo cáo thường niên của các Ủy ban trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, đặc biệt báo cáo của các Ủy ban Giáo dân, Ủy ban Mục
vụ Gia đình, Ủy ban Giới trẻ, Ủy ban Bác ái Xã hội, Ủy ban Công lý và Hòa bình
Đây là những tài liệu bàn về đối tượng nghiên cứu của luận án này Có thể
phân chia nguồn tài liệu tham khảo hiện có thành hai loại cơ bản là: những nghiên cứu của các học giả dưới nhãn quan Kitô giáo và các nghiên cứu dưới nhãn quan khoa học nhân văn
1.3.1 Những nghiên cứu của các học giả dưới nhãn quan Kitô giáo
Trong số các công trình có tính cách tổng quan nhằm cung cấp khung lý thuyết và những hướng tiếp cận nhân học xã hội Kitô giáo, chúng ta có thể kể đến những công trình sau:
“Dẫn vào thần học” (do S.J.Thomasp Rausch chủ biên, NXB Tôn giáo, Hà
Nội, 2008) Ngoài việc trình bày thần học và các phương pháp của thần học, trong chương VI, các tác giả trình bày khái lược về nhân học thần học Kitô giáo thông qua những vấn đề được đặt ra về con người và vũ trụ, về sự hình thành con người,
về các động lực của con người, về bổn phận của con người, về Thiên Chúa trong quan hệ với con người, v.v Các tác giả đã khái quát thành “bốn chủ đề về con
Trang 24người có ý nghĩa quan trọng đến nỗi người ta không thể tưởng tượng được rằng, thần học Kitô giáo mà không có chúng Những chủ đề đó là: con người là hình ảnh của Thiên Chúa, con người phạm tội và được cứu, con người là một ngã vị trước mặt Thiên Chúa, và con người có tính xã hội” [tr 201]
“Thần học căn bản” của S.J.Gerard O’ Collins (Lm Đaminh Nguyễn Đức
Thông C.Ss.R dịch, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2011) Đây là một công trình có tính tích hợp và bao hàm, nhằm cung cấp phương pháp luận để tiếp cận thần học, cũng như những chủ điểm quan trọng của môn này Trong chương II, tác giả trình bày chủ đề kinh nghiệm nhân học đi từ vấn đề cách thức chủ thể có được kinh nghiệm Kinh nghiệm là trực tiếp, không thể có kinh nghiệm “second hand”, và một kinh nghiệm đích thực ảnh hưởng vô cùng đến toàn cuộc sống hiện sinh của chủ thể
“Thần học về sự hoàn thiện Kitô giáo” của Giuse Phạm Thanh (NXB Tôn
giáo, Hà Nội, 2013) Đây là một công trình sâu sắc về giáo thuyết và đặc biệt rất chú trọng đến hướng dẫn đời sống đạo Tiếp cận về nhân học xã hội Kitô giáo của tác giả xuất phát từ câu Kinh thánh: “Anh em hãy trở nên hoàn thiện như Cha anh
em trên trời là Đấng hoàn thiện” Tác giả khẳng định, đây chính là mục tiêu hiện sinh của con người Công trình này gồm ba phần Trong đó, phần I và II tập trung vào việc trình bày sự cần thiết – “sự bó buộc” phải trở nên hoàn thiện, trong ơn gọi
là Kitô hữu; những phương thế trong đời sống nhân văn để trở nên hoàn thiện Tất
cả những nội dung này đều được tác giả khởi đi từ Kinh thánh và quy chiếu về Kinh thánh, đặc biệt là Tin mừng
“Tự do và trung thành trong Đức Kitô” gồm 2 tập của CSsR Bernard Haring
(LM Dom Nguyễn Đức Thông dịch, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2012) Có thể nói, sau Công đồng Vatican II, với tinh thần canh tân, thích nghi, đại kết, đây là một công trình về một nền luân lý Công giáo toàn diện nhất, đại kết nhất và do vậy nhân văn nhất Tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo xuyên suốt tất cả những nội dung được tác giả trình bày, dù là tín lý hay luân lý, tu đức hay nhân bản
Trong tập 1, tác giả trình bày về luân lý căn bản: đâu là nền tảng của luân lý Kitô giáo - Tự do và trung thành sáng tạo là gì? Đâu là tự do trong Đức Kitô? Chọn
Trang 25lựa căn bản là gì? Lương tâm là gì? Trong tập 2, tác giả đề cập đến Sự thật giải thoát, ơn cứu độ nhờ đức tin, giáo dục đức tin trong thời đại ngày nay, vấn đề giới tính trong tạo dựng và cứu chuộc Trong nhiều nội dung, tác giả đã đặt lại vấn đề về truyền thống (thậm chí với giáo lý và thần học) của Giáo hội nhằm trình bày và biểu dương một nền luân lý vì con người, vượt ra khỏi những rào cản của định kiến và lề thói Tác giả cho rằng:
…một nền luân lý đặc trưng Kitô giáo cho thời đại này phải là một nền thần học về tinh thần trách nhiệm được đánh dấu cách đặc biệt bằng sự tự do, trung thành và sáng tạo Viễn tượng mới này sẽ giúp ta có đủ can đảm và sẽ hướng dẫn ta tới chỗ suy nghĩ lại một số các tín điều, truyền thống, giáo huấn và thực hành và sẽ hướng dẫn ta tới chỗ phân biệt được cốt lõi của đức tin với những ý thức hệ, những điều cấm kỵ và những yếu tố mơ hồ khác [tập 1, tr 10]
“Nhập môn Kinh thánh” của John H.Hayes (TS Nguyễn Kiên Trường dịch,
NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2008) Có thể nói, đây là một công trình hướng dẫn việc tiếp cận Kinh thánh, cũng như những chủ đề của Kinh thánh, có tính đối thoại với các khoa học nhân văn rất cao Những nội dung của Kinh thánh nói chung, tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo nói riêng (nguồn gốc, những quan niệm cụ thể) đều được tác giả hướng dẫn cách tiếp cận dựa trên những dữ liệu của bối cảnh văn hóa, địa lý, khảo cổ, triết học Đây là một tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu và đánh giá đối tượng nghiên cứu dưới góc độ nhân học triết học
“Công giáo và Đức Kitô: Kinh thánh qua cái nhìn từ phương Đông” của Lý
Minh Tuấn (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2004) Cách đặt vấn đề của tác giả trong công trình này làm cho người đọc chú ý đến diễn trình của tư tưởng Công giáo Mặc dù Kitô giáo ra đời từ phương Đông, nhưng sự phát triển sau đó của Kitô giáo trong lịch sử lại thuộc về phương Tây, nên nó mang tính phương Tây rất cao, điều này thể hiện trên mọi phương diện từ giáo thuyết, thiết chế, phong hóa, v.v Vậy nên, nhãn giới về một nền nhân học xã hội Kitô giáo cũng mang nặng màu sắc phương Tây Theo chúng tôi, công trình này không nhằm đem đến cho người đọc cái nhìn Kinh thánh qua lăng kính “phương Đông” mà muốn truy nguyên lại những thông điệp mà Kinh thánh diễn tả, không chỉ có tính phổ quát, mà còn
Trang 26mang màu sắc phương Đông Điều này cần thiết cho sự tiếp nhận Kinh thánh đối với những người phương Đông, nó cũng thích hợp cho cuộc đối thoại với các tôn giáo và nền văn hóa phương Đông
Trong cuốn sách này tác giả đã phác họa rất tỉ mỉ và thuyết phục quá trình tiến hoá tư tưởng nhân học Kitô giáo như là cái phản ánh quá trình hình thành những giá trị đạo đức chung nhân loại diễn ra ở tất cả các nền văn hóa phương Đông và phương Tây Một điểm thú vị và quan trọng ở đây là vấn đề nhân học xã hội được tác giả của cuốn sách khảo cứu từ góc độ quan hệ giữa “ngã” với “tha nhân” trên chiều cạnh đạo đức, nhân văn Hơn nữa quá trình lịch sử toàn cầu được lý giải chính
từ góc độ tiến hóa, gia tăng nhân tính của mối quan hệ ấy Đây là cái nhìn sâu xa và lạc quan về tương lai của loài người từ góc độ tiến hóa đạo đức, trong đó văn hóa tâm linh giữ một vị trí đáng kể mà chúng ta cần phải tính đến trong cuộc sống hiện đại đầy rẫy những cạm bẫy và nguy hiểm đe dọa bản thân sự tồn tại của loài người
Trong cuốn sách “Kitô giáo và những vấn đề xã hội” (New Yord, 1998), nhà
thần học người Mỹ, R.LShinnn đã dành một sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề địa vị
xã hội và số phận của con người nhờ phân tích mối quan hệ giữa con người với phần thế giới còn lại, quá trình lịch sử hóa tồn tại người do có sự giáng thế của Đức Kitô Theo ông, bản thân nhân học xã hội Kitô giáo bắt buộc chúng ta phải nhìn nhận bản chất xã hội của con người từ góc độ hiện sinh cá thể của nó trong mỗi cộng đồng giáo dân Từ đó, ông đòi hỏi phải nhìn nhận mọi hiện tượng xã hội, đặc biệt là khoa học và kỹ thuật, thông qua lăng kính “giá trị nhân văn” của con người
là cái đã được thể hiện rõ trong Kinh thánh Chỉ có nội dung nhân học của Kinh thánh mới cho phép chúng ta khắc phục được những vấn đề của con người và về con người trong thế giới hiện đại do tiến bộ khoa học - kỹ thuật gây ra
Trong tác phẩm “Kitô giáo và lịch sử” (London, 2004), nhà thần học
H.Butterfield đã khảo cứu quan hệ xã hội thông qua hệ thống quan hệ tôn giáo của
cá nhân với thế giới bao quanh Ông nhấn mạnh rằng, không nên quy giản bản tính người thành bản chất thế giới Chính quan niệm sai lầm như vậy sẽ đưa tới việc đối lập bản tính người với bản chất của xã hội Theo ông, chỉ xuất phát từ quan điểm
Trang 27Kitô giáo về bản tính người như một bộ phận của cộng đồng người (giáo đoàn) thì chúng ta mới có thể đặt ra và giải quyết đúng đắn các vấn đề về các quyền tự nhiên của con người, về quan hệ giữa các cá nhân với nhau và với xã hội
Những nội dung cụ thể của nhân học xã hội Kitô giáo, như tạo dựng, sa ngã, cứu chuộc, tự do, phẩm giá, v.v., được đề cập khái quát trong hàng loạt công trình,
như Robert Banks, Phải chăng con người tạo ra Thiên Chúa (Lm Giuse Nguyễn
Đình Dương, Maria Diệp Kim Hoàn dịch, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2014);
Anthony de Mello, Thức tỉnh (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 1999); James E Sullivan,
Hành trình tự do (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2010); Chiara Lubich, Ý nghĩa đau khổ
(NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2010); Jacques Philippe, Tự do nội tâm (NXB Tôn giáo,
Hà Nội, 2013); Đaniel Foucher (2005), Gióp và huyền nhiệm sự dữ (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2005); Linh mục Vương Đình Bích (2009), Phải chăng Thiên Chúa
thích sự đau khổ (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2009); Linh mục Tân Yên, Những sai lầm hiện nay về Chúa Kitô (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2012); Mary Pitches, Tôi là ai – Khám phá căn tính của bạn trong Đức Kitô (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2013);
Linh mục Giuse Nguyễn An Khang, 11 chương sách Sáng thế (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2000); Bernie A Vande Walle, Trái tim của Phúc âm (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2009); Fx Phan Văn Dương, Một kiếp người (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2011); S.J.Peter Hannan 9 khuôn mặt Thiên Chúa – Hành trình đức tin (NXB Tôn giáo,
Hà Nội, 2012); Đức giám mục Mathêô Nguyễn Văn Khôi, Luân lý Kitô giáo qua
10 Điều răn (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2013); Jorathe Nắng Tím, Đức Kitô tình yêu
và sự thật (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2000); P.Thomas, S.J.Rausch Đạo Công giáo thiên niên kỷ thứ ba (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2010); Nguyễn Sinh, Phúc âm vào đời – Khảo học về bài giảng trên núi của Chúa Giê-xu (NXB Tôn giáo, Hà Nội,
2006); Thomas Kempit, Gương Chúa Giêsu (Linh mục Lê Bá Tư dịch, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2009); Michael D Moga, Điều gì làm cho con người thực sự là
người? Một triết học về con người và xã hội (Linh mục Lê Đình Trị dịch, NXB
Phương Đông, TP Hồ Chí Minh, 2014); Linh mục Nguyễn Ngọc Sơn, Cẩm nang
tân Phúc âm hóa (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2013) Có thể khẳng định rằng, những
công trình trên đã đề cập đến những nội dung hết sức phong phú của nhân học xã
Trang 28hội Kitô giáo Nghiên cứu sinh sẽ gạn lọc tiếp thu những kết quả đạt được của các tác giả này trong luận án của mình Cụ thể, đó là những nội dung cơ bản sau đây:
Trong Lời mở của 11 chương sách Sáng thế, Linh mục Giuse Nguyễn An
Khang bàn về thân phận của con người, tập trung vào phẩm giá của con người cá nhân có liên quan đến tự do được coi là đặc tính cao quý nhất của con người Công trình này nêu ra một nhận định chung: Con người chỉ thực sự là người khi có tự do Nhưng bi kịch và hành trình hiện sinh của con người cũng bắt đầu từ đây Có thể nói, chủ đề này xuyên suốt toàn bộ nội dung nhân học xã hội Kitô giáo, khi khởi đi
từ nguyên lý cấu tạo và đặc tính của con người, đến hành trình của con người và đích điểm con người hướng tới Nếu tội Nguyên tổ liên quan đến những nguyên lý chung đối với loài người, thì môi trường (theo nghĩa triết học) và tự do, ý chí lại liên hệ chặt chẽ đến hành trình và thân phận chung cuộc của mỗi người
Trong Điều gì làm cho con người thực sự là người? Một triết học về con
người và xã hội, tác giả Michael D Moga đã nỗ lực khảo cứu sự hiện hữu của con
người “từ bên trong” Từ mệnh đề: “Con người không nhất thiết đã là người”, tác giả triển khai tư tưởng qua câu câu hỏi: Điều gì làm cho con người thực sự là người? Và câu trả lời không hề đơn giản Nó không đơn giản đối với nhà lập thuyết, cũng không đơn giản với ai đơn giản chỉ muốn hiểu về nó, nhưng lại gần gũi với
những người đã trải nghiệm với nỗ lực “lớn lên tới điểm mà ở đó con người có một
sự nhận thức đầy tràn về bản tính của nó… Cần phải có nhiều năm được dạy dỗ và giáo dục bởi gia đình và xã hội, nhiều năm nỗ lực và vật lộn của chính bản thân, con người mới có thể đạt đến sự đầy tràn của nhân tính” [tr 7] Khi đạt đến điều đó,
“con người luôn tìm thấy chính mình trong quá trình tiến lên, vươn tới tự do, xã hội tính và cá tính của mình” [tr 5] Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi đâu là cùng đích của con người dưới góc nhìn nhân văn Mục tiêu đã có, nguồn gốc của con người cùng những yếu đuối và “ân sủng” đã được chỉ ra, vấn đề còn nằm ở chỗ đâu là con đường khả dĩ nhất để con người vươn đến “sự đầy tràn của nhân tính”? Tác giả cho rằng, câu trả lời đã được tóm trong câu Thánh vịnh: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước/ Là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105), cũng như lời Chúa Giêsu trong Kinh thánh: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6)
Trang 29Công việc của các thần học gia, nhà nghiên cứu, chú giải là làm sáng tỏ con đường
đó để có thể áp dụng vào cuộc sống
Đối với giới Công giáo, Bài giảng trên núi được coi là Hiến chương Nước
Trời, nên sự chỉ dẫn được nêu ra trong bản văn này có một giá trị vô song trong hành trình của ơn gọi làm người Các công trình nghiên cứu trên, ít hay nhiều đều
viện dẫn đến bản văn này Đặc biệt, Phúc âm vào đời – Khảo học về bài giảng trên
núi của Chúa Giê-xu của Nguyễn Sinh là một khảo cứu công phu và có giá trị thực
tiễn cao Sau khi phân tích cách khá chi tiết về Tám mối phước được nêu ra trong bản văn, tác giả đi vào phân tích những bổn phận của Kitô hữu với tính cách là
“người tín đồ thật” Tám mối phước được liên hệ đến Mười điều răn thành những quy chuẩn đạo đức và những chỉ dẫn về mặt luân lý Điều thú vị là tác giả đã vận dụng Tám phước lành của bản văn cho tám phước lành “trong thời đại mới” có tính triết lý: 1 Phước cho những kẻ có được tất cả mọi câu trả lời, vì sẽ tự tin và làm chủ tất cả; 2 Phước cho những kẻ quên đi những gì mình đã mất, vì sẽ không bao giờ thấy đau khổ…
Nói về con đường để trở nên hoàn thiện, theo quan điểm nhân học Kitô giáo,
có lẽ khó có một công trình nào có thể sánh với Gương Chúa Giêsu của Thomas
Kempit, Lm Lê Bá Tư dịch về tính triết lý, hàm súc, nhân văn Đây là một cuốn sách “gối đầu giường” của nhiều vị được coi là “Thánh” của Giáo hội Công giáo, có sức ảnh hưởng rất lớn trong nền tu đức phương Tây Công trình này nói về hầu hết các nhân đức nhân văn cần có của con người để có thể trở nên hoàn thiện theo gương Chúa Giêsu – Đấng được nhìn nhận dưới góc độ một nhân cách hiện sinh trọn vẹn, một nhân cách lý tưởng tuyệt đối
Trong số những tài liệu đề cập đến lối sống của Kitô hữu nói chung dưới ánh sáng của nhân học xã hội Kitô giáo, có thể kể đến những công trình sau: Linh mục
Vũ Văn Tự Chương (2012), Những mẫu gương sống thánh thiện, NXB Tôn giáo,
Hà Nội; Bruno Chenu, Francois Caudreau (2009), Niềm tin của người Công giáo,
Phạm Minh Thiện, Tống Viết Hiệp, Phạm Minh Trinh dịch, NXB Tôn giáo, Hà
Nội; R.Cantalamessa (2012), Đời sống mới trong Chúa Kitô, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Lm Quirico T Pedregosa (2012), Tình yêu chính là sứ vụ, NXB Tôn giáo, Hà
Trang 30Nội; TGM Thimothy M Dolan (2011), Bỏ Thầy chúng con biết theo ai?, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Gary Thomas (2013), Hôn nhân thánh, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Gérard Muchery (2012), Những nẻo đưởng theo Chúa Kitô, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Piper (2013), Hãy để mọi dân tộc reo vui, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Lm Calos G
Valies S.J (2011), Những mô phạm của đức tin, linh đạo Thánh kinh cho thời đại,
NXB Tôn giáo, Hà Nội; Paul R Conliff S.J (2010), Những tảng đá kê bước trên
đường tới sự thánh thiện, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Hồng y Roger Etchegaray
(2010), Như một con lừa tôi tiến bước, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Linh mục Dương Trung Tín (2010), Suy Lời Chúa, ngẫm sự đời, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Xuân Thu (2010), Lời Chúa và cuộc sống, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Vinhsơn Quang Huy (2009), Sống với Đức Giêsu Kitô như được trình bày trong Tin mừng, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Lm Phêrô Nemesheggy S J (2008), Ý nghĩa của Kitô giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội; ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm (2012), Đường về Emmaus, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Lm Phêrô Hoàng Minh Tuấn (2009), Lối sống đạo mới, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Carlo Maria Martini (2011), Kiên nhẫn trong thử thách, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Herbert MC Kayes OP (2013), Qua thập giá đến vinh quang,
NXB Tôn giáo, Hà Nội
Những công trình kể trên, song hành với việc trình bày những nét cơ bản thuộc về giáo thuyết, các tác giả đều nghiên cứu, đánh giá về đời sống của Kitô hữu dưới ánh sáng của những quan niệm nhân học xã hội Kitô giáo Các tác giả đều nhấn mạnh đến một nguyên tắc của đời sống đạo vốn đã được đề xuất trong Kinh thánh: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 14) Vậy nên việc tin nhận, hiểu về giáo huấn phải đi kèm với đời sống
Có những công trình đã quảng diễn một cách sinh động về cuộc lữ hành trần thế của Kitô hữu, nhấn mạnh đến những nguyên tắc đạo đức thể hiện trong các mối tương quan của cuộc lữ hành: Tương quan với Thiên Chúa là nền tảng cho tương
quan với tha nhân, với chính mình, với vạn vật Trong cuốn Niềm tin của người
Công giáo của Bruno Chenu, Francois Caudreau đã có một biên khảo về hành trình
đức tin trong lịch sử Giáo hội Công giáo, với những sắc thái của đời sống đức tin chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như địa lý, văn hóa vùng miền, đời sống kinh tế
Trang 31xã hội Nhiệm vụ của mỗi Kitô hữu là phải “Phúc âm hóa các môi trường sống” Các tác giả nhấn mạnh: “Lời Chúa là một lời mời gọi có liên hệ đến cuộc sống, Lời
ấy đem lại một ý nghĩa cho cuộc sống trong mọi chiều kích của nó, và riêng trong các mối tương quan với những người khác Niềm tin là sự gắn bó với “ý muốn của Thiên Chúa”, là nhắm đưa nhân loại đến sự sống và đến tình trạng kiện toàn Lòng trung tín không thụ động, nhưng mang tính sáng tạo và có sức biến đổi, trung tín với kế hoạch sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa có liên quan đến cả nhân loại và từng người một Một niềm cậy trông làm lòng trung tín được linh hoạt, còn tình yêu thì biểu lộ nó ra bên ngoài Nước Thiên Chúa phải được tiếp nhận và được xây dụng trong sự đa dạng của trần thế và lịch sử; nước ấy là quà tặng của Thiên Chúa, một món quà được thể hiện trong một hành động, và trong ý thức trách nhiệm” [tr 28] Trong số những tài liệu liên quan đến ảnh hưởng của nhân học xã hội Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam, có thể kể đến: Trương Bá
Cần (2010), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam (gồm 2 tập), NXB Tôn giáo,
Hà Nội; Lm Bosco Dương Trung Tín (2013), Suy lời Chúa, ngẫm sự đời, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Lm Giuse Đinh Tất Quý (2012), Lời Chúa và cuộc sống, 3 tập, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Xuân Thu (2012), Lời Chúa và cuộc sống – Mỗi ngày một chút, NXB Tôn giáo, Hà Nội; Nguyễn Đình Đầu (2010), Dấu ấn 50 năm Hàng giáo
phẩm Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội; PGS TS Nguyễn Hồng Dương chủ biên
(2010), 30 năm Thư chung 1980 Hội đồng Giám mục Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà
Nội Có thể nói, nguồn tư liệu nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế và khá chung chung, chưa đem lại một cái nhìn tổng quát về đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam dưới ánh sáng của nhân học Kitô giáo
1.3.2 Những nghiên cứu dưới nhãn quan của khoa học nhân văn
Nội dung nhân học xã hội Kitô giáo luôn là đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu ngay từ khi nó xuất hiện Một khối lượng tài liệu khổng lồ được dành cho việc chú giải, bình luận, phân tích nội dung triết học nói chung và nhân học xã hội nói riêng của Kinh thánh trên những bình diện khác nhau, thậm chí nhiều cuốn
từ điển về Kinh thánh đã ra đời Chúng ta có thể kể ra đây một số tác phẩm quan
trọng nói về nội dung nhân học của Kinh thánh như: “Kinh nghiệm xây dựng từ
Trang 32điển tên riêng trong Kinh thánh” gồm 5 tập (Sant Peterburg, 1879 - 1887), “Bách khoa thư phổ thông về Kinh thánh” (Contral, 1989), “Từ điển chú giải Kinh thánh”
gồm 3 tập (Stốckhôm 1987), “Từ điển Thần học Kinh thánh” (Brusel, 1990),v.v
Tất cả những cuốn từ điển này đều cố gắng tái hiện nội dung nhân học xã hội của Kinh thánh thông qua việc làm rõ những khái niệm, thuật ngữ mang tính chất nền tảng của nó Tất nhiên, logic triển khai những sắc thái ngữ nghĩa của từng vấn đề, từng nội dung riêng biệt của Kinh thánh không thể được trình bày trong bất kỳ một cuốn từ điển nào
Một loại tài liệu khác xoay quanh những chủ đề riêng biệt trong Kinh thánh, chẳng hạn vấn đề văn hóa dân gian trong Kinh thánh được đề cấp tới trong tác phẩm
“Văn hóa dân gian trong Cựu ước” của tác giả Gi.Phreder (Moscow, 1995) Sự tác
động của yếu tố con người, của văn hóa Cận Đông đến sự hình thành nội dung nhân
học của Kinh thánh được đề cập tới trong tác phẩm “Con người trong văn hóa Cận
Đông cổ và Kinh thánh” của tác giả I.P.Veinberg (Sant Peterburg, 2005) Vấn đề
nguồn gốc của vũ trụ được khảo cứu trong tác phẩm “Kinh thánh và vũ trụ của nó”
của tác giả E.Tov (Moscow, 1997)
Trong cuốn sách “Triển vọng của con người” (Paris, 1960), nhà triết học nổi
tiếng người Pháp, R.Garaudy cho rằng, nội dung quan trọng nhất của Kinh thánh không phải là hệ vấn đề giáo lý hay tổ chức giáo hội, mà là vấn đề hiện sinh bi đát của cá nhân cụ thể Từ đó chính là vấn đề “cứu rỗi” (giải phóng) con người, con đường, phương tiện khắc phục tha hóa của con người Đây cũng là nội dung nhân học quan trọng của Kitô giáo đã được R.Garaudy quan tâm sâu sắc và đã được ông giải quyết nhờ đối chiếu giữa giải pháp mác xít với giải pháp Kitô giáo
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa vô thần chính trị” (Paris, 1998), nhà thần học
Kitô giáo nổi tiếng M.Reding khẳng định rằng, chủ nghĩa vô thần chỉ là chủ nghĩa
vô thần chính trị, không gắn liền với hệ vấn đề nhân học dường như đã được đề cập tới trong Kinh thánh và những luận điểm nhân học xã hội mang tính chất nền tảng
đã được đưa ra ở trong đó
Ngoài ra, còn có thể kể ra một số tài liệu khác cũng phần nào đề cập tới tư
tưởng nhân học xã hội của Kinh thánh, như "Tìm hiểu nét đẹp văn hoá Thiên Chúa
Trang 33giáo"( NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2002) của tác giả Hà Huy Tú; “Tôn giáo
và đời sống hiện đại” gồm 2 tập (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997), v.v Nhìn
chung tác giả của những công trình này phần nào đã làm rõ nét đặc thù trong điều kiện hiện nay như là sự biểu hiện quan điểm nhân học xã hội Kitô giáo trong lối sống của tín đồ Công giáo Chúng tôi sẽ sử dụng những tài liệu này và cố gắng tiếp thu có chọn lọc những kết quả của chúng để làm cơ sở nghiên cứu trong luận
án của mình
1.4 Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra
1.4.1 Những vấn đề luận án kế thừa
1.4.1.1 Đối với việc nghiên cứu tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo
Nội dung cơ bản của nhân học Kitô giáo được diễn tả trong Kinh thánh; được các Giáo phụ, các nhà thần học, các công đồng chung cũng như trong thông điệp của một số Giáo hoàng hệ thống hóa, bồi đắp các dữ kiện lịch sử và hơi thở của thời đại thành các luận điểm của nhân học Kitô giáo Những luận điểm này xoay quanh việc trả lời cho câu hỏi: Con người là gì? Việc khảo sát những nội dung cụ thể của nhân học Kitô giáo trong luận án sẽ dựa trên những luận điểm này theo một trình tự vốn đã được thống nhất không chỉ trên lĩnh vực thần học, mà còn trên cách tiếp cận của khoa học nhân văn Những luận điểm cơ bản đó là:
- Nguồn gốc và cấu tạo của con người, mối quan hệ giữa các yếu tố của con người;
- Thân phận của con người: bao gồm những phẩm cách thiêng liêng cao quý, những yếu đuối bất toàn của con người;
- Con người trong các tương quan: với cái siêu việt (Chúa – đối thần), với tha nhân và với chính mình (đối nhân);
- Mục đích tối hậu của con người;
- Con đường để con người đạt tới mục đích tối hậu
Luận án sẽ kế thừa sự diễn giải những quan niệm nhân học trong Kinh thánh cũng như trong dòng lịch sử tư tưởng Kitô giáo
Đối với những nghiên cứu của khoa học nhân văn với tư tưởng nhân học Kitô giáo, luận án kế thừa việc phân tích cơ sở thực tiễn của những quan niệm về con người trong Kinh thánh cũng như trong giáo thuyết của Giáo hội Công giáo Có
Trang 34thể nói, việc phân tích duy lý về những quan niệm trong nhân học Kitô giáo không nhằm mục đích “giải thiêng” về con người mà muốn truy nguyên về con người, lột tả thân phận và con đường hiện sinh của nó, đem con người đến sự tự
1.4.2 Những vấn đề nghiên cứu đặt ra
1.4.2.1 Đối với việc nghiên cứu tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo
Có thể nói, hầu hết những nghiên cứu về nhân học Kitô giáo dưới nhãn quan Kitô giáo đều mang nặng tính “qui Kitô”, đây là nét đặc trưng, nhưng cũng mang nhiều hạn chế trong việc luận giải những giá trị khách quan dưới góc độ nhân học triết học Những nghiên cứu của khoa học nhân văn đối với nhân học Kitô giáo, nếu không mang nặng tính phê phán thì cũng chưa đánh giá đúng mức “hạt nhân hợp lý”, những giá trị có tính phổ quát trong những quan niệm mang màu sắc tôn giáo của nhân học Kitô giáo
Vậy nên, vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu nhân học Kitô giáo là phải chỉ
ra được những giá trị khách quan, những hạt nhân hợp lý có tính phổ quát trong những quan niệm của nhân học Kitô giáo Đi từ cái nhìn thống nhất về con người, coi con người là trung tâm cho tất cả những nỗ lực đi tìm kiếm câu trả lời con người
là gì? con người phải trở nên như thế nào và bằng cách nào? Luận án sẽ tập trung vào việc trả lời những câu hỏi như thế bằng việc viện dẫn giáo thuyết Công giáo, và luận giải, nhận xét những nội dung ấy dưới góc độ nhân học triết học
Trang 351.4.2.2 Đối với việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân học Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam
Có thể nói, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung vào việc tìm hiểu vai trò của nhân học Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam, một số khía cạnh của vấn đề này thường được đề cập đến trong những nghiên cứu về đời sống đạo nói chung, hay trong việc nghiên cứu một khía cạnh nào
đó của Công giáo ở Việt Nam như lịch sử, văn hóa, lễ nghi, tổ chức, v.v
Luận án sẽ làm rõ những nội dung về vai trò của nhân học Kitô giáo trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam; đánh giá mức độ ảnh hưởng, giải mã những nguyên nhân tác động của nhân học Kitô giáo đến đời sống của người Công giáo Việt Nam Luận án cũng sẽ đặc biệt lưu ý đến những sự chuyển biến trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam với một nhãn giới nhân học Kitô giáo được khai phóng bởi Công đồng Vatican II, cũng như sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, của xu hướng tục hóa, của phương tiện truyền thông và sự phát triển
về mặt nhận thức của người Công giáo Việt Nam
Trang 36Chương 2:
SỰ RA ĐỜI CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO
2.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và các tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của nhân học xã hội Kitô giáo
2.1.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa
Những điều kiện kinh tế - xã hội: Kitô giáo xuất hiện ở Palestina vào đầu thế
kỷ I sau Công nguyên (SCN) Palestina tên tiếng Do Thái là “Pelishit”, nghĩa là đất của người Pelishit, là tên một thành nhỏ ở phía nam đất Canaan Từ thế kỷ XI trước Công nguyên (TCN), đất này bị tướng Josue chinh phạt và đặt dưới quyền
đô hộ của người Do Thái Đến khi Do Thái bị người La Mã đô hộ, toàn bộ miền
đó được gọi là Palestina Palestina là một miền đất nhỏ hẹp nằm bên cạnh các nước láng giềng rộng lớn là Syria ở phía bắc, Caldea, Assyria và Ba Tư ở phía đông, Ai Cập ở phía nam Diện tích Palestina khoảng 26.300 km vuông, dưới thời Chúa Giêsu, dân số Palestina khoảng 10 triệu người Bốn con sông lớn chảy qua Palestina là Oronte chạy ngược lên phía bắc, qua Antiokia rồi đổ ra Địa trung hải, Barada chảy sang phía đông, qua Damas và chảy vào sa mạc, Leonte đổ xuống phía nam, quặt sang tây để đổ vào Địa Trung Hải, Jordan chảy thẳng xuống phía nam và đổ vào biển Chết
Sông Jordan chạy dài trên lãnh thổ Palestina như một con rết có hàng nghìn chi nhánh nhỏ chạy qua các cánh đồng và núi, chia cắt Palestina thành 4 miền địa thế khác nhau Nằm cuối lưu vực sông là miền duyên hải cảnh sắc đơn bạc, chỉ có vài hải cảng ít quan trọng, như Joppe ở phía nam, Ptolemée ở phía bắc Tiến xa hơn vào nội địa là những cánh đồng bao la bát ngát, cỏ cây, lúa ngô mọc tốt tươi, như các đồng bằng Saron, Esdrelon Đây là miền đồng bằng trù phú, dân cư sống cuộc sống canh nông, sung túc Bên cạnh các cánh đồng phì nhiêu này là những đồi núi tạo thành miền cao nguyên rất rộng, ở đằng sau chúng là thung lũng sông Jordan Người ta đôi khi cũng phân chia lãnh thổ Palestina theo hai bên tả và hữu sông Jordan Miền Tả ngạn gồm 9 tỉnh đã nhượng cho thực dân Hy Lạp, dân Do Thái ít sống ở đây, do vậy văn hóa Do Thái ít có ảnh hưởng ở đây Chúa Kitô đã gặp Joan
Trang 37tiền hô bên tả ngạn sông Jordan, có vài lần qua bên này để giảng đạo, nên đây không phải là khu vực hoạt động chính của Ngài Miền Hữu ngạn gồm ba miền bắc, trung và nam: bắc bộ là Galilea, trung bộ là Samaria và nam bộ là Judea
Dân cư xứ Galilea gồm những người ngụ cư đến từ nhiều nơi, khác nhau về chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, v.v (tên Galilea bắt nguồn từ galil haggiom, có nghĩa
là đất của các dân) Dưới thời Chúa Giêsu, xứ này rất thịnh vượng Sự thịnh vượng này sinh ra từ hai nguồn lợi lớn là đồn điền và biển hồ Những cánh đồng bao la bát ngát, người ta trồng nhiều thứ ngũ cốc và hoa quả; hồ Tiberia rất nhiều loại cá phong phú, trở thành nguồn sống sung túc cho ngư dân tại đây
Galilea cũng có nhiều thành thị nổi tiếng, như Sefourie vốn là thủ phủ của xứ này Dưới đời Herode Antipa, người ta xây thành Tiberia và thiên đô về đó Phúc
âm nói tới nhiều thành, như Naim, Cana, Magdala, Nazaret (quê hương của Chúa Giêsu), Capharnaum, Coroxain và Betxaida Ba thành cuối cùng thời ấy rất phồn thịnh, song đã bị hủy diệt hoàn toàn, nên nay không còn di tích gì để lại
Miền trung Samaria nằm giữa Galilea và Judea Người Do Thái thường coi dân xứ này là khác giống nòi do là từ thế kỷ III TCN, Vua nước Asyria chinh phục đất Samaria Vua đuổi người bản địa đi và đưa người Babilon, Cuma, Avoth, Emath, Sepharvaim đến định cư ở đây Sau đó, nhiều người Do Thái kết hôn với dân ngoại, bỏ đạo tổ tiên và sống theo tín ngưỡng của dân ngoại Xứ này là miền đất không trù phú lắm, dân cư ít ỏi, xung đột giữa các dân ngoại luôn diễn ra do khác biệt về đức tin
Xứ Judea là nam bộ của nước Palestina Xét về mặt kinh tế, Judea là xứ nghèo nhất trong ba xứ Song nó lại đóng vai trò quan trọng hơn về mặt tôn giáo, chính trị
và văn hóa, vì Thánh đô đóng tại đây, ở đây có đền thờ Jerusalem, có Hội đồng Cộng tọa, có các đảng phái hoạt động tôn giáo, chính trị, v.v Đây cũng là xứ sinh
ra nhiều nhân tài Sách Talmud có câu: “Muốn làm giàu lên xứ bắc, muốn học giỏi xuống miền nam”
Từ Địa trung hải đi vào, chúng ta trước tiên sẽ tiếp xúc với đất miền duyên hải Địa thế xứ này rất đơn bạc, chỉ có hai cửa bể nhỏ là Joppe và Cesarea Cửa bể này thuộc lãnh thổ Judea Cesarea là thành phố lớn và phồn thịnh vào bậc nhất, chỉ
Trang 38sau Jerusalem Song người Do Thái vẫn gọi nó cách miệt thị là “Đế đô của ghê tởm
và lộng ngôn”, vì nó là Tổng trấn La Mã và là tô giới của người ngoại Nguyên trước thành này có tên là “Vọng lâu của Straton”, sau đó Herode sửa sang và cải hiệu là Cesarea để kính nhớ Hoàng đế La Mã
Nói tới kinh tế - xã hội của Palestina thời Chúa Giêsu, không thể không nhắc tới Jerusalem Thành này được gọi là hạt ngọc của Tiểu Á Về cảnh náo nhiệt phồn hoa, nhiều đô thị khác nổi tiếng hơn Nhưng cảnh đẹp thì không nơi nào sánh kịp Jerusalem Vì vậy người Do Thái gọi nó là “đại đô”, các nơi khác là tiểu đô Jerusalem được xây dựng trên một quả đồi, chỗ cao nhất là núi Sion ở phía nam Đền thờ, đo được 800 thước Ba mặt thành là thung lũng: phía đông là Cedron, phía tây và nam là Hinnon (cũng còn gọi là Gehenna) Quanh thành Jerusalem có tường lũy bao bọc Bên trong thành có lô nhô hàng trăm ngọn tháp cao Phong cảnh ở đây rất đẹp, nên nó thu hút được rất nhiều khách du lịch đến từ tứ phương
và qua đó đem lại một cuộc sống rất nhộn nhịp và giàu có cho người dân thành này Dân số của thành chỉ khoảng 4 vạn, song khách du lịch hằng năm lên tới 3 triệu người!
Điều kiện chính trị: Trước tiên, chúng ta phác họa lịch sử chính trị nước
Palestina để dễ tiếp cận với chính trị ở đầu thế kỷ I SCN Khoảng 20 thế kỷ trước kỷ nguyên, nước Do Thái là bộ lạc dưới quyền cai quản của tổ phụ Apraham Sau khi thành lập được 2-3 thế kỷ, bộ lạc này bị Ai Cập bắt làm nô lệ gần 400 trăm năm Đến thế kỷ XII, Moise giải phóng dân Do Thái, Josue đưa họ đến định cư tại Canaan, tức Palestina bây giờ Thế kỷ XII-XI TCN, dân Do Thái là một quốc gia hùng mạnh, nổi danh về võ bị dưới thời Davit, nổi tiếng về thương mại và học thuật dưới thời Solomon Đến thế kỷ X-IX, nước Do Thái bị suy tàn do nội chiến Sau 3 thế kỷ, Do Thái bị Asyria và Babilon xâm chiếm, bắt làm nô lệ Ba Tư và Hy Lạp cũng xâm chiếm Do Thái, sau đó Syria cai trị họ rất tàn nhẫn Năm 167, Mathathia
và con ông là Juda Macabeo đã đứng dậy khởi nghĩa, giành thắng lợi vào năm 163
Từ đây, Do Thái được tự chủ đúng 1 thế kỷ dưới triều đại Macabeo Triều đại này kéo dài đến năm 67 Vào thời điểm này, trong nước có loạn và người La Mã đã nhằm thời cơ xâm chiếm
Trang 39Năm 67, Nữ hoàng Alexandra băng hà, để lại 2 thái tử là Hyrcan II và Aristobule II Đáng ra ngôi báu phải thuộc về Hyrcan, nhưng do tính khí nhu nhược, mất lòng dân, nên Aristobule ham quyền và tàn bạo đã thừa cơ cướp ngôi Trong cảnh huynh đệ tương tàn trong nhà Macabeo diễn ra, nhân vật thứ ba là Antipaler xuất hiện trên diễn đàn chính trị Người này thuộc dòng dõi Idumea quý phái, đến với danh nghĩa ủng hộ Hyrcan Nhờ xu nịnh mà Hyrcan giao cho Antipaler kéo quân vào Jerusalem đánh đuổi Aristobule để chiếm lại ngôi báu
Lúc ấy Pompe là đại tướng La Mã đang chinh phạt Tiểu Á, kéo quân tới Syria Hai anh em Hyrcan và Aristobule đem việc tương tranh đến xin đại tướng phân xử Hyrcan được đại tướng công nhận là vị kế nghiệp cha ông trị nước Không khuất phục, Aristobul khởi quân đánh thành Thừa cơ hội ấy, Pompe tới vây thành, bắt Aristobule làm tù binh theo hầu xa giá về Rome Đại tướng sát nhập Palestina vào thuộc địa Syria Ông đặt Hyrcan làm chức thượng tế kiêm vương trưởng, cai trị xứ này dưới quyền kiểm soát tối cao của tổng trấn Syria Sự kiện này diễn ra vào năm
63 TCN, đánh dấu sự chấm dứt độc lập của người Do Thái
Hyrcan làm vương trưởng gần 20 năm thì Pompe bị Cesar Julio đoạt quyền lên cai trị Nhận thấy vương trưởng Hyrcan không có thế lực, Aristobule ngầm vận động triều quyền La Mã và ông được Cesar tin dùng, phong làm toàn quyền Judea Hyrcan vẫn giữ chức vương trưởng
Hai năm sau, Antipater bị đầu độc chết, để lại 2 người con là Phasael và Herode Cả hai đều được triều La Mã trọng dụng Phasael được bổ làm toàn quyền
xứ Judea, Herode làm toàn quyền xứ Galilea Ông này sau được phong làm đại tướng quân đội La Mã đóng ở Celesyria Bấy giờ dân man rợ Parthe đến quấy nhiễu biên thùy Hai anh em Phasael phải kéo quân đi chinh phạt Antigon là con của Aristobule II thừa cơ báo thù cho cha, ông bắt sống được Phasael và triệt hồi Herode Herode thoát thân, chạy sang La Mã cầu cứu Tòa thượng nghị phong ông làm vua nước Do Thái và Idumea, giúp binh lực cho về nước Sau 3 năm chinh phạt, ông chiếm lại Jerusalem, giết chết Antigon và lên ngôi báu Ông cai trị tới tận năm 4 TCN
Trang 40Dưới nhãn quan người Do Thái, Herode là một kẻ gian hùng đến xâm lược đất nước và cai trị như một tên bạo chúa Tất cả mọi người đều ác cảm và oán giận hắn Toàn thể quốc dân tiếc nhớ Vua Macabeo, những người đã xây dựng nền độc lập cho nước nhà Herode làm vua có nghĩa là người La Mã cai trị Tổ quốc họ mất quyền tự chủ Biết thế nên, một mặt, Herode hết sức lấy lòng người La Mã, xu nịnh Hoàng đế Octavio, mặt khác – dã tâm trừ khử những người yêu nước, đặc biệt dòng
họ Macabeo Ý đồ này làm cho Herode trở nên vô cùng độc ác, thậm chí sát hại cả người hoàng tộc
Để hiểu rõ bối cảnh chính trị nước Palestina thời Chúa Giêsu, chúng ta cần biết rõ cách tổ chức hành chính trong nước Nước Palestina chia ra thành nhiều tỉnh, quận, xã Các đại biểu của dân hợp thành hội đồng địa phương Đứng trên hội đồng địa phương có hội đồng Cộng tọa
Hội đồng địa phương: quận hạt nào có trên 120 hộ tịch, thì có quyền tổ
chức một hội đồng để phân xử những công việc thường nhật Hội đồng này có
23 hội viên, tuyển trong số các đại biểu của dân Viên giám đốc hội đồng địa phương đang tại chức làm chủ tịch Phúc âm Matheu có nhắc tới những hội đồng này
Hội đồng Cộng tọa: sau khi bị lưu đầy ở Babilon về, Esdra và Nehemia nhận
thấy cần phải có một hội đồng toàn quốc chịu trách nhiệm về việc kiến thiết quốc gia, nên đã thành lập hội đồng Cộng tọa này Dưới thời thuộc địa của La Mã, Gabino, Tổng trấn Syria đã chia nước Palestina ra làm năm địa phương Mỗi địa phương có một hội đồng của địa phương này: Gadara, Jerico, Amathonte, Sephori
và Jerusalem Nhưng về sau, Hội đồng Jerusalem dần dần đã lấn át quyền lợi của các hội đồng miền khác Rốt cuộc, Hội đồng Jerusalem đã chiếm đoạt quyền cai quản toàn quốc
Hội đồng Jerusalem đổi tên thành “Cộng tọa” giữ quyền tối cao trong việc xét xử những việc quan trọng phần đời, cũng như phần đạo Dưới thời thuộc địa của La Mã, Hội đồng Cộng tọa không được tham dự chính trị, song vẫn còn có quyền kết án tử hình Song, điều này cũng đòi hỏi phải được lệnh Tổng trấn La
Mã đồng thuận