Do đó, dạy học có sử dụng loại bài tập này một cách hợp lí chính là dạyhọc sáng tạo, nó sẽ góp phần vào việc đào tạo ra một nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đứctốt, có tri thức khoa học,
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học Vinh
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005, điều 28.2 đã ghi: "Phương phápgiáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho học sinh"
"Dạy học sáng tạo" với nội hàm là dạy tư duy sáng tạo nhằm góp phần đào tạo nhữngcon người năng động, sáng tạo, những con người luôn biết vận dụng kiến thức và năng lựccủa mình để tạo ra những giá trị mới để không ngừng cải tạo nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa cá nhân và của xã hội
Bài tập sáng tạo là bài tập mà các dữ kiện cho trong đầu bài không chỉ dẫn trực tiếphay gián tiếp cách giải Đây là phương tiện có tầm quan trọng và có tác động mạnh mẽ trongviệc bồi dưỡng năng lực tư duy logic, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vàothực tiễn, phát triển tư duy sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức làm việc tựlực của học sinh Do đó, dạy học có sử dụng loại bài tập này một cách hợp lí chính là dạyhọc sáng tạo, nó sẽ góp phần vào việc đào tạo ra một nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đứctốt, có tri thức khoa học, biết vận dụng tri thức vào công cuộc xây dựng đất nước
Trên cơ sở đó chúng tôi chọn đề tài: " Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học phần cơ học lớp 10 - Trung học phổ thông"
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1 Những kết quả nghiên cứu ở nước ngoài
Việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo là một vấn đề quan trọng được các nhà nghiêncứu trên thế giới quan tâm Cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu phươngpháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả tư duy sáng tạo như: F Zwicky, A Osborn.Năm 1946, Genric Sanlovich Altshuller bắt đầu xây dựng lí thuyết giải các bài toán sángchế là phương pháp luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho những kết quả khảquan, ổn định khi giải những bài toán khác nhau, thích hợp cho việc dạy và học với đôngđảo quần chúng Tiếp theo là nghiên cứu của một số nhà khoa học như: V Langue; M E.Tultrinxki…
V.G Razumôpxki (1975) với “Phát triển năng lực sáng tạo của HS trong DHVL ởtrường trung học” Ông cũng cho rằng trực giác có thể được bồi dưỡng cho HS trong dạy học
1
Trang 3nên ông đề nghị áp dụng chu trình sáng tạo khoa học trên vào dạy học vật lí ở trường phổthông Ông đưa ra hai loại bài tập sáng tạo là bài tập nghiên cứu và bài tập thiết kế nhưngchưa đưa ra quy trình hướng dẫn HS giải các loại bài tập này.
2.2 Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, người có công lớn là Phan Dũng với các tác phẩm: Phương pháp luậnsáng tạo khoa học - kỹ thuật giải quyết vấn đề và ra quyết định; Các nguyên tắc sáng tạo cơbản; Thế giới bên trong con người sáng tạo; Tư duy logic biện chứng và hệ thống NguyễnVăn Lê (1998) với “Cơ sở khoa học của sự sáng tạo”; Nguyễn Minh Triết (2001) với “Đánhthức tiềm năng sáng tạo” Nguyễn Cảnh Toàn (2005) với “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo”;Phạm Hữu Tòng với “Hình thành kiến thức, kỹ năng phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạocủa HS trong DHVL”
Các luận án tiến sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp giảng dạy vật lí nghiên cứuvấn đề bồi dưỡng tư duy sáng tạo đã bảo vệ ở nước ta của: Nguyễn Thị Hồng Việt, Phạm ThịPhú, Nguyễn Văn Hòa, Ngô Thị Bích Thảo,
Việc nghiên cứu vận dụng TRIZ bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh trong nhà trườngphổ thông còn chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu nước ta Trong luận án nàychúng tôi đã nghiên cứu áp dụng TRIZ - chủ yếu là các nguyên tắc sáng tạo vào xây dựng và sửdụng hệ thống BTST trong dạy học môn vật lí
BTST là một phương tiện có thể giúp GV bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạocho một lớp học bình thường khi sử dụng chúng trong dạy học Muốn vậy, đầu tiên phải xâydựng hệ thống BTST phù hợp trong dạy học vật lí THPT Với giới hạn của đề tài, chúng tôinghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống BTST trong dạy học cơ học lớp 10 dựa trên cácnguyên tắc sáng tạo của TRIZ
3 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ xây dựng và sử dụng hệ thốngBTST nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần cơhọc lớp 10 - THPT
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Lí thuyết về dạy học sáng tạo trong bộ môn vật lí; TRIZ và Quá trình dạy học bàitập vật lí phần cơ học lớp 10 THPT
5 Giả thuyết khoa học
Trang 4Bằng việc vận dụng TRIZ vào xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo và hướng dẫn họcsinh giải các bài tập đó trong dạy học phần cơ học lớp 10 - Trung học phổ thông thì sẽ gópphần bồi dưỡng được năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu lí thuyết dạy học sáng tạo
6.2 Nghiên cứu TRIZ
6.3 Tìm hiểu thực trạng dạy học BTST ở trường THPT
6.4 Nghiên cứu chương trình SGK vật lí 10 và các tài liệu liên quan như: Sách bài tập,
sách bồi dưỡng GV, sách các chuyên đề nâng cao, tuyển tập đề thi,…
6.5 Nghiên cứu vận dụng các NTST của TRIZ xây dựng hệ thống BTST về vật lí
phần cơ học 10 - THPT
6.6 Đề xuất các hình thức sử dụng BTST đã xây dựng vào dạy học nhằm bồi dưỡng
TDST cho HS Thiết kế các giáo án thực nghiệm
6.7 Thực nghiệm sư phạm
6.8 Đề xuất tiến trình đánh giá tính ích lợi của hệ thống BTST đã đề xuất.
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài;
- Phương pháp điều tra thực tiễn: Trao đổi với GV và HS bằng phương pháp sử dụngphiếu điều tra, phân tích kết quả học tập và ý kiến của GV, HS;
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tổ chức dạy học, dự giờ, quan sát, ghi chép,chụp ảnh, quay phim, thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá kết quả học tập và kết quả từ cácphiếu điều tra;
- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả điều tra, bài kiểm tra
8 Đóng góp mới của đề tài
Trang 5- Đề xuất được tiến trình sử dụng BTST vào dạy học vật lí dưới hình thức bài học bàitập và hình thức bài học thực hành;
- Xây dựng thang đo mức độ sáng tạo của HS sau khi học BTST về vật lí
- Đánh giá năng lực TDST của HS sau khi HS học BTST theo thang đo đã xây dựng;
- Sử dụng các công cụ mới để xử lí kết quả TNSP trong đánh giá định lượng năng lực
tư duy sáng tạo của HS sau khi học hệ thống BTST đã xây dựng
9 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học vật lí THPT
Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo phần cơ học lớp 10 THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG
BÀI TẬP SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ THPT
1.1 Năng lực tư duy sáng tạo
1.1.1 Năng lực
Theo tâm lí học, năng lực là những thuộc tính tâm lí riêng của cá nhân, nhờ nhữngthuộc tính này con người hoàn thành tốt một loại hoạt động nào đó, hoặc dù phải bỏ ra ítsức lao động nhưng vẫn đạt kết quả cao
1.1.2 Tư duy
1.1 Tư duy và đặc điểm của tư duy
Tư duy là một quá trình nhận thức khái quát và gián tiếp những sự vật và hiện tượng
Trang 6hệ khách quan, phổ biến của chúng, đồng thời cũng là sự vận dụng sáng tạo những kết luậnkhái quát đã thu được vào những dấu hiệu cụ thể, dự đoán được những thuộc tính, hiệntượng, quan hệ mới.
Các đặc điểm của tư duy như: Tính “có vấn đề” của tư duy; Tư duy có quan hệ mậtthiết với nhận thức cảm tính; Tính trừu tượng và tính khái quát của tư duy; Tính gián tiếpcủa tư duy; Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện, hình thức biểuđạt của tư duy
1.2 Phân loại tư duy
Căn cứ vào mức độ độc lập của chủ thể, tư duy gồm bốn bậc
- Tư duy lệ thuộc, tư duy độc lập, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo
.Theo chúng tôi, đây là cách phân loại tư duy rõ ràng nhất Người có TDST thì có tưduy độc lập và tư duy phê phán, ngược lại người có tư duy lệ thuộc thì không có 3 loại tưduy còn lại
1.1.2.3 Vai trò của tư duy
Theo tư duy có vai trò rất lớn đối với đời sống và hoạt động nhận thức của conngười Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những giớihạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác mang lại, để đi sâu vào bản chất của
sự vật, hiện tượng và tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật với nhau…
1.1.3 Sáng tạo
Chúng tôi đồng ý và sử dụng định nghĩa sáng tạo của Phan Dũng như sau: Sáng tạo
là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và có lợi
Tính mới là sự khác biệt của đối tượng cho trước so với đối tượng cùng loại ra đờitrước đó về mặt thời gian Tính có lợi chỉ thể hiện ra khi đối tượng cho trước hoạt động theođúng chức năng và trong phạm vi áp dụng của nó
1.1.4 Năng lực tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo (TDST) là quá trình suy nghĩ đưa người giải từ không biết cách đạt
mục đích đến biết cách đạt mục đích, từ không biết cách tối ưu đạt mục đích đến biết cáchtối ưu đạt được mục đích trong một số cách đã biết
1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy sáng tạo của học sinh
Tư duy sáng tạo của HS chịu ảnh hưởng của các yếu tố như trí nhớ, ngôn ngữ, kí hiệu,hình vẽ, tính nhạy bén của tư duy, tính ì tâm lí, tính liên tưởng, trực giác và trí tưởng tượng
1.1.6 Tính ì tâm lý và ảnh hưởng của nó đối với TDST
5
Trang 7Theo chúng tôi tính ì tâm lí là tính muốn duy trì trạng thái tâm lí hiện tại bao gồm cách suynghĩ theo lối mòn, cách nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn,
Tính ì tâm lí là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự sáng tạo, nó làm con người trởnên cố hữu, không linh hoạt trong tư duy, nó ngăn cản mọi sự sáng tạo của con người Bàitập sáng tạo là một phương tiện dạy học hiệu quả trong việc rèn luyện tính tích cực, tự lực,sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí giúp khắc phục đáng kể tính ì tâm lý không chỉtrong giải bài tập mà còn tạo nên một nhân cách mới năng động hơn tránh được cách suynghĩ theo lối mòn, từ đó làm việc hiệu quả hơn
1.1.7 Các biện pháp rèn luyện TDST
- Tập thói quen tự đặt câu hỏi; Rèn luyện tinh thần độc lập suy nghĩ; Tư duy tập thể;Thường xuyên rèn luyện các thao tác tư duy, nhiều kỹ năng tư duy với nhiều loại tư duy,đặc biệt là TDST; Khắc phục tính ì tâm lí để có tư duy toàn diện; Để TDST được nhạy bén
và sâu sắc cần phải có cách nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, linh động trong việc lựachọn công cụ và giải pháp giải quyết vấn đề
1.2 Dạy học sáng tạo trong dạy học vật lí
Trong giới hạn đề tài này dạy học sáng tạo được hiểu là dạy học nhằm bồi dưỡngTDST cho học sinh
1.2.1 Cơ sở tâm lí học về dạy học sáng tạo
Dạy học sáng tạo lấy lý thuyết thích nghi của Piaget và lý thuyết về vùng phát triểngần của Vưgôtsxki làm cơ sở
1.2.2 Cơ sở lí luận dạy học về dạy học sáng tạo
Dạy học sáng tạo lấy chu trình sáng tạo của Razumôpxki làm cơ sở lí luận dạy học
1.2.3 Các biện pháp dạy học sáng tạo trong môn vật lí ở trường phổ thông
- Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Chuyển hóa phương pháp nhận thức của vật lí học thành phương pháp dạy học vật lí
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học
- Rèn luyện óc tưởng tượng, tư duy không gian, tư duy logic cho học sinh
- Đưa bài tập sáng tạo về vật lí vào dạy học
- Bồi dưỡng phương pháp tự học
- Giáo dục tính tích cực và sáng tạo cho học sinh
1.3 TRIZ và việc vận dụng các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ vào dạy học vật lí
1.3.1 Tìm hiểu về TRIZ
Trang 8Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (tiếng Nga là Теория решения изобретательскихзадач, chuyển tự Teoriya Resheniya Izobretatelskikh Zadatch, viết tắt TRIZ) là phương phápluận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho những kết quả khả quan, ổn định khi giảinhững bài toán khác nhau, thích hợp cho việc dạy và học với đông đảo quần chúng
TRIZ có khái niệm bài toán sáng tạo và các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo
1.3.2 Phân loại mức độ khó của bài toán và mức sáng tạoTheo TRIZ, mức sáng tạo và mức khó của bài toán có thể được xem xét theo các dấu hiệu sau:
- Nhìn theo tính mới: Tính mới càng cao thì mức khó của bài toán càng cao.
- Nhìn theo phương pháp thử và sai: Số phép thử càng nhiều thì bài toán càng khó.
- Nhìn theo phạm vi kiến thức cần sử dụng: Độ khó của bài toán cáng tăng lên nếu
phạm vi kiến thức áp dụng càng rộng
- Nhìn theo tính ích lợi: Độ khó của bài toán càng cao, mức sáng tạo càng cao nếu
sản phẩm tạo ra mang lại giá trị càng lớn cho nhân loại
- Nhìn theo số lượng người tham gia giải bài toán: Bài toán càng khó thì số lượng
người tham gia giải bài toán càng nhiều
- Nhìn theo thời gian giải bài toán: Bài toán càng khó thì thời gian giải bài toán
càng kéo dài có khi trải qua nhiều thế kỷ
- Nhìn theo chi phí giải bài toán: Bài toán càng khó thì chi phí để giải bài toán càng nhiều.
- Nhìn theo lợi nhuận mà tác giả nhận được: Bài toán càng khó thì lợi nhuận mà
tác giả nhận được đến càng chậm và càng ít
1.3.3 Các phương pháp tích cực hoá tư duy vận dụng trong dạy học sáng tạo
* Phương pháp câu hỏi kiểm tra của G Polya bao gồm các bước: Hiểu cách đặt vấn
đề của bài toán; Lập kế hoạch giải; Thực hiện kế hoạch; Tổng kết (nghiên cứu lời giải
Trong dạy học bài tập NT này được vận dụng hướng dẫn HS xây dựng mô hình thiết
bị kỹ thuật trong bài toán hộp đen (Chương 2)
7
Trang 9Nguyên tắc 3: Nguyên tắc phân nhỏ (hay còn gọi là NT phân chia)
Sử dụng vào dạy học: Giải quyết một bài toán khó, một vấn đề phức tạp nên táchthành nhiều bài toán nhỏ hơn, vấn đề đơn giản hơn để giải quyết chắc sẽ đơn giản hơn
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc liên tục tác động có ích
Sử dụng vào dạy học: NT này sử dụng trong việc hướng dẫn HS thiết kế mô hình,chế tạo các sản phẩm kỹ thuật trong giờ thực hành
Nguyên tắc 5: Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa - lí
Sử dụng vào dạy học: Thay đổi một dữ kiện của bài toán đến một giá trị nào đó thìhiện tượng xảy ra trong bài toán thay đổi
Nguyên tắc 6: Nguyên tắc sử dụng trung gian
Trong dạy học bài tập, nếu bài toán không thể giải quyết bằng cách áp dụng trựctiếp các công thức đã có để giải thì có thể giải thông qua một bài toán trung gian hoặc đặt
ẩn số trung gian sẽ làm cho bài toán trở nên dễ hơn
Nguyên tắc 7: Nguyên tắc đảo ngược
Sử dụng vào dạy học: Từ một bài tập luyện tập thay đổi giả thiết thành kết luận vàngược lại, chuyển đối tượng từ trạng thái đứng yên thành chuyển động và ngược lại ta cóthể được một bài tập sáng tạo
Nguyên tắc 8: Nguyên tắc quan hệ phản hồi
Sử dụng vào dạy học: Thiết lập quan hệ giữa các yếu tố, dữ kiện và lời giải của bàitoán Sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các đại lượng hoặc các bộ phận trongmột sản phẩm kỹ thuật
Nguyên tắc 9: Nguyên tắc linh động
Sử dụng NTST này con người sẽ linh hoạt hơn trong cách nhìn nhận và giải quyếtvấn đề
Nguyên tắc 10: Nguyên tắc tác động lên “nhiễu”
Tách hoặc tác động lên các yếu tố gây “nhiễu” để yếu tố gây nhiễu không còn có hại nữa
1.4 Bài tập sáng tạo về vật lí - phương tiện dạy học sáng tạo trong môn vật lí ở trường phổ thông
Trang 101.4.1 Khái niệm
Bài tập sáng tạo (BTST) là bài tập được xây dựng nhằm mục đích rèn luyện bồidưỡng năng lực TDST cho học sinh Đây là loại bài tập mà các dữ kiện cho trong đầu bàikhông chỉ dẫn trực tiếp về algorit giải hay kiến thức vật lí cần sử dụng
1.4.2 Phân biệt BTST với bài tập luyện tập
1.4.3 Các dấu hiệu nhận biết BTST về vật lí.
- Bài tập có nhiều cách giải
- Bài tập có hình thức tương tự nhưng nội dung biến đổi
- Bài tập thí nghiệm về vật lí
- Bài tập cho thiếu hoặc thừa dữ kiện
- Bài tập nghịch lí và ngụy biện
- Bài tập “hộp đen”
1.4.4 Quy trình xây dựng BTST dựa trên các NTST của TRIZ
+ Lựa chọn một hoặc một số bài tập xuất phát (BT luyện tập hoặc BTST)
+ Giải các bài tập xuất phát
+ Phân tích hiện tượng vật lí, giả thiết, kết luận, lời giải và kết quả của bài tập xuấtphát đó
+ Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo để xây dựng các bài tập mới bằng cách trả lời cáccâu hỏi:
- Có thể phát biểu bài tập theo cách khác không? Lược bỏ hoặc thay đổi dữ kiện củabài tập (NT linh động); Thay đổi một số thông số của bài tập để thành tập khác (NT thay đổithông số hoá - lí); Làm cho bài tập dễ hơn bằng cách tác động lên các yếu tố gây nhiễu - NTtác động lên “nhiễu”…
Quy trình sử dụng các NTST của TRIZ vào xây dựng BTST được mô hình hoá như sau:
9
BTXP
BTXP1BTXP2BTXPn
PP Giải
Kết quả
ĐL, KNGiải
NTST1NTST2NTSTn
NTST
Trả lời
Trả lời
BTST
BTST1BTST2BTSTn
Trang 11Hình 1.1 Quy trình xây dựng BTST
Chú thích: ĐL (Định luật); KN (Khái niệm)
Trang 121.4.5 Quy trình hướng dẫn HS giải BTST có sử dụng các NTST của TRIZ nhằm bồi dưỡng năng lực TDST cho học sinh.
Sử dụng NTST của TRIZ vào hướng dẫn HS giải BTST như sau:
+ Nhận dạng BTST theo 6 dấu hiệu;
+ Phân tích đề bài để phát hiện vấn đề cần giải quyết (bài toán cho gì, cần tìm gì);
+ Sử dụng NTST đề xuất phương án giải quyết vấn đề;
+ Đánh giá các phương án đề ra và lựa chọn phương án khả thi nhất;
+ Thực hiện theo phương án đã chọn;
+ Biện luận kết quả hoặc đánh giá tính đúng đắn, sự phù hợp của sản phẩm và rút rabài học khi giải quyết vấn đề tương tự
Quá trình sử dụng các NTST vào hướng dẫn HS giải BTST được mô hình hoá như sau:
Hình 1.2 Quy trình giải BTST
Chú thích: DH: Dấu hiệu; P.án: Phương án
1.4.6 Những biện pháp sư phạm cần thiết trong tiến trình sử dụng BTST vào dạy học
- Tạo ra môi trường học tập kích thích tính tự lực, sáng tạo của HS trong học tập
- Tạo ra nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của HS, đặt HS vàotình huống có vấn đề
- GV phải hiểu rõ mục đích của việc định hướng HS giải BTST
- Tư duy tập thể kích thích sự sáng tạo
11
BTST Nhận dạng
DH1DH2DH3DH4DH5DH6
Bài học
Phân tích Phát hiện vấn đề
Kết quả (sản phẩm)
P án tối ưu
BT cho gìCần tìm gì
P án 1
P án 2
P án n
Đánh giá P.án
Thực hiện P.án
Biện luận Đánh giá SP
Trang 131.5 Xây dựng thang đo đánh giá năng lực TDST của HS trong dạy học BTST về vật lí
1.5.1 Đánh giá theo tiêu chí
Kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí là loại kiểm tra, đánh giá có tính chất tuyệt đối,đánh giá kết quả học tập của từng người học đạt được trong thực tế so với các tiêu chí đề ra
1.5.2 Cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực TDST
Các tiêu chí được xây dựng: Dựa trên chu trình sáng tạo khoa học Razumôpxki và sựtương đồng giữa TDST của nhà khoa học và TDST của HS
- Phát hiện được vấn đề mới và nêu được dự đoán có căn cứ (Nhìn nhận vấn đề dưới nhiềugóc độ khác nhau, phát hiện được vấn đề mà cá nhân có nhu cầu giải quyết)
- Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề (đề xuất được phương án thí nghiệm để kiểm tra
dự đoán hoặc nêu được một hoặc một số phương pháp giải bài tập)
- Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của các giải pháp nhằm lựa chọn được giải pháp tối
ưu để giải bài tập hoặc giải quyết vấn đề đặt ra trong bài toán
- Thực hiện thành công theo phương án hoặc giải pháp đã lựa chọn hoặc có cải tiến
so với mô hình đã xây dựng
x < 10: TDST mức 0 Ở mức này học sinh chưa biết TDST trong giải quyết vấn đề
10 x 14: TDST mức 1 Ở mức này, học sinh đã có thể phát hiện vấn đề mới bằngtrực giác nhưng chưa thể giải quyết vấn đề bằng phương pháp tối ưu được, nếu có thì cũng chưa
lí giải được.Chủ yếu mò mẫm theo phương pháp thử và sai
15 x 19: TDST mức 2 Ở mức này, học sinh đã giải quyết vấn đề sáng tạo và có
cơ sở, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ của GV và làm việc theo nhóm, có sự góp ý, hỗ trợ của cácbạn trong nhóm
20 x 24: TDST mức 3 Ở mức này, học sinh đã giải quyết vấn đề bằng tư duysáng tạo và cơ sở vững chắc, lí luận chặt chẽ, học sinh có năng lực TDST ở mức này có thểlàm việc tự lực, các kỹ năng thực hành thí nghiệm cũng rất tốt, có tư duy phê phán sắc bén
Trang 141.5.5 Kiểm chứng thang đo
Để đánh giá thang đo đã đề xuất có đo được kỹ năng cần đo hay không và có ý nghĩavới nhóm thực nghiệm hay không ta kiểm chứng độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO
PHẦN CƠ HỌC LỚP 10 THPT
2.1 Phân tích nội dung dạy học cơ học lớp 10
Hệ thống BTST phần cơ học lớp 10 phải nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nội dungchương trình, đồng thời phải hướng tới mục đích bồi dưỡng TDST cho HS
2.2 Điều tra thực trạng dạy học bài tập vật lí nói chung, BTST về vật lí nói riêng ở trường phổ thông
Từ kết quả điều tra với 310 GV và 300 HS chúng tôi nhận thấy: Rất ít GV THPT cóthể xây dựng BTST để có thể sử dụng vào DHVL Hơn nữa, số lượng BTST phần cơ học cótrong SGK và SBT là quá ít Vậy nên cần thiết phải xây dựng hệ thống BTST mà GV có thể
sử dụng vào dạy học nhằm phát triển TDST cho HS Luận án này chúng tôi sẽ chỉ ra cho GVcách xây dựng và hướng dẫn sử dụng BTST nhờ việc vận dụng các NTST của TRIZ Nângcao hiểu biết của GV về tác dụng của BTST trong việc bồi dưỡng năng lực TDST cho HS vàcác biện pháp sư phạm cần thiết khi dạy loại bài tập này
2.3 Xây dựng hệ thống BTST và hướng dẫn HS giải BTST phần cơ học lớp 10
2.3.1 Hệ thống BTST phần cơ học lớp 10
BTST 1: Giả sử bạn lái mô tô chạy trên đoạn đường ngang Hỏi làm thế nào xác
định được đúng hệ số ma sát giữa mặt đường và lốp xe mà chỉ dùng các dụng cụ cótrên xe
13