1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 đến 2013

18 10K 50

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 119,83 KB

Nội dung

Tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô, phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 gồm các nội dung: cơ sở lý luận của đề tài (lạm phát là gì, phân loại lạm phát, tác hại), thực trạng tình hình lạm phát qua từng năm, nguyên nhân gây lạm phát

Trang 1

MỞ ĐẦU:

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang là một nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá nổi bật như tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, giảm tỷ lệ đói nghèo trong dân cư xuống mức thấp, đời sống của người dân đạt được nhiều cải thiện so với cách đây hơn 20 năm

Nhưng Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng để tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khác Một số dự báo thống kê gần đây của ngân hàng phát triển châu Á ADB, hay ngân hàng thế giới

WB đều dự báo rằng con số lạm phát của Việt Nam năm nay chắc chắn sẽ vượt mức 11%, cụ thể là sẽ vào khoảng từ 12% cho đến 13% Tuy nhiên con số lạm phát thực tế còn có thể cao hơn.

Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi

có lạm phát, giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh Bài viết này với đề tài: “ Tình hình Lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây” Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát

Trang 2

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Khái niệm

- lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh

tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.

- giảm phát - một sụt giảm trong mức giá chung;

- thiểu phát - giảm tỷ lệ lạm phát;

- siêu lạm phát - một vòng xoáy lạm phát ngoài tầm kiểm soát;

- Tình trạng lạm phát: một sự kết hợp của lạm phát, tăng trưởng kinh tế chậm và thất nghiệp cao

- tái lạm phát - một nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát.

II Phân loại:

Lạm phát thể hiện những mức độ nghiêm trọng khác nhau Chúng được phân thành ba cấp: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

- Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số Khi giá tương đối ổn định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay một năm Mọi người sẳn sàng làm

Trang 3

những hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền vì họ tin rằng giá trị và chi phí của họ mua và bán sẽ không chệch đi quá xa.

- Lạm phát phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày Mọi người thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ Thị trường tài chính không ổn định ( do vốn chạy ra nước ngoài).

- Siêu lạm phát : tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng tiền không còn làm được chức năng trao đổi Nền tài chính khủng hoảng (siêu lạm phát đã từng xảy ra ở Đức 1923 với tỷ lệ 10.000.000.000% và xảy ra ở Bolivia 1985 với 50.000%/năm).

lạm phát thấy trước và lạm phát không thấy trước.

- Lạm phát thấy trước còn gọi là lạm phát dự kiến Mọi người đã dự tính khá chính xác sự tăng giá tương đối đều đặn của nó (ví dụ tăng 1% tháng)

- Lạm phát không thấy trước còn gọi là lạm phát không dự kiến được Con người luôn bị bất ngờ về tốc độ của nó Nó không những gây ra sự phiền toái (không hiệu quả) như loại trên mà còn tác động đến việc phân phối lại của cải…

III Tác hại:

- Tốc độ tăng giá cả thường không đồng đều giữa các loại hàng.

- Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra không đồng thời.

Trang 4

- Tác hại của lạm phát còn được đo bởi sự phản ứng mạnh mẽ của các tầng lớp dân cư (hậu quả tâm lý xã hội) thông quan các cuộc điều tra xã hội học Sự phản ứng của công chúng xuất phát từ vấn đề kinh tế vĩ mô của các Chính phủ (đặc biệt các nước phương Tây) là tìm mọi biện pháp chống lạm phát cho dù cái giá phải trả là khá cao (ví dụ ở Mỹ, để hạ tỷ lệ lạm phát 1% thì tổn thất của tổng sản phẩm quốc dân có thể lên tới vài trăm tỷ đôla).

Tuy vậy, Tác hại chủ yếu của lạm phát không phải ở chỗ giá cả đã tăng lên mà ở chỗ giá cả tương đối đã thay đổi Những tác hại đó là:

Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn

và các giai tầng trong xã hội, đặc biệt với những ai giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ tiền mặt) và những người làm công ăn lương.

Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế đặc bịêt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối Có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể phất lên và trái lại cũng có những doanh nghiệp

và ngành nghề suy sụp, thậm chí phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG

I Tình hình lạm phát trong khoảng 2009 – 2013

Năm 2009:

Tốc độ tăng CPI theo tháng đạt đỉnh 4 lần trong năm qua, ở các tháng Hai, Sáu, Chín và Mười hai, với các mức tăng 1,17%; 0,55%; 0,62% và 1,38%

CPI lên nhẹ 0,32% trong tháng 1/2009 Nhưng đến tháng Hai, giá lương thực, thực phẩm và nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đồng loạt lên mức cao Ở đỉnh cao thứ nhất, CPI tăng 1,17%, trước khi đảo chiều giảm âm 0,17% trong tháng Ba ngay sau đó Tồn kho

Trang 5

hàng công nghiệp chế biến ước tính 5% GDP vào cuối năm 2008 Tuy nhiên, hoạt động sản xuất vẫn chưa lấy lại được sinh khí mới GDP quý 1/2009 chỉ tăng 3,1%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, dù vẫn tăng 21,9% so với cùng kỳ, nhưng loại trừ yếu tố giá chỉ còn tăng 6,5% (cùng kỳ năm 2008 tăng 11%) Giá cả nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên liệu trên thế giới cũng liên tục đi xuống Tác động đến giá cả trong nước, xăng duy trì mức 11.000 đồng/lít (xăng A92) trong cả quý 1/2009

CPI nén lực căng rõ rệt trong giai đoạn kế tiếp, từ tháng Tư đến tháng Tám Sau khi từng bước leo dốc và đạt đỉnh 0,55% trong tháng Sáu, chỉ số giá hạ nhiệt chỉ còn tăng 0,24% trong tháng Tám Mức chênh lệch trong giai đoạn này chỉ 0,31 điểm phần trăm và gần như không có đột biến lớn Tác động trực tiếp tới sức mua của các chính sách hỗ trợ

và gói kích cầu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính cho tới tháng 8/2009 đã có sự cải thiện So với cùng kỳ năm trước, mức tăng đạt 18,4%, loại trừ yếu tố giá còn tăng 9,3% Từ 2/4 đến 30/8 giá xăng dầu đã tăng liên tục với mức tăng tới 3,81% so với tháng 12/2008 Nhưng ngược lại, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam lại giảm, từ mức 451,22 USD/tấn của tháng Tư xuống mức kỷ lục ngược 392,52 USD/tấn trong tháng Tám Tác động đến giá cả trong nước, so với tháng 12/2008, chỉ số giá mặt hàng lương thực tháng 8/2009 giảm 0,75% Trong 8 tháng đầu năm 2009, sự dồn nén của chỉ số giá gây sức ép giảm lãi suất hệ thống ngân hàng thương mại Khởi đầu từ việc giảm lãi suất cơ bản từ 10% xuống mức 8,5% từ cuối tháng 12/2008, đến 1/2/2009 lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam tiếp tục hạ xuống còn 7% và duy trì đến gần cuối năm Bước sang tháng Chín, đã xuất hiện những diễn biến “ngược dòng”, CPI đạt đỉnh ở mức tăng 0,62% trong tháng Chín rồi tạm dừng ở mức tăng 0,37% của tháng Mười sau

đó Sự điều chỉnh nhỏ trong tháng Mười được hỗ trợ một phần từ việc giá xăng dầu giảm lần đầu tiên trong năm vào ngày 1/10 Giá lương thực, thực phẩm chỉ tăng rất nhẹ so với tháng trước đó Tính đến 30/10/2009, tổng phương tiện thanh toán M2 đã tăng 23,99% Ngân hàng Nhà nước cũng vừa công bố, tín dụng tăng trưởng 37,73% so với cuối năm

2008 Đối với chi phí đẩy, do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, ở trong nước từ ngày

Trang 6

20/11, giá xăng dầu cũng tăng mạnh Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 12,45%; nhóm nhà

ở và vật liệu xây dựng tăng 12,58%; đồ uống thuốc lá tăng 7,56%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 6,05% trong 12 tháng qua Trong khi đó, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến tính trong ngày 1/11/2009 so với đúng 1 năm trước đó tăng 0,2% Thời gian gần đây tồn kho có xu hướng tăng lên, so với 1 tháng trước chỉ số này trong ngày 1/11 đã tăng 0,7%

Năm 2010

Như vậy, lạm phát cả năm 2010 sẽ là 11,75%, ứng với CPI tháng 12/2010 so với tháng 12/2009, vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch về lạm phát đặt ra cho năm 2010 Lạm phát bình quân năm là 9,19%

Vẫn đúng với quy luật tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm, hai điểm cơ bản khác biệt của diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm nay là mức tăng có độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5%

Trong khi đó xu hướng diễn biến chỉ số giá khá liền mạch với các bước chuyển chỉ trong khoảng thời gian ngắn Ba tháng đầu năm CPI tăng cao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%, để rồi lại vượt lên trên 1% trong 4 tháng còn lại của năm Những trạng thái này đem đến một nhận định, chính sách điều hành vĩ mô đã đối mặt một năm khó khăn

Trong 4 tháng chỉ số giá tăng vượt 1% thì 2 tháng cuối năm CPI đạt mức tăng gần 2%, tạo thành xu hướng tăng mạnh mẽ, đẩy lo ngại lạm phát những tháng đầu năm 2011 dấy lên

Tác động đến các thị trường đầu cơ, bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc, trong khi các tài sản tài chính như vàng và USD tăng giảm thất thường

Những biện pháp thắt chặt tiền tệ được Ngân hàng Nhà nước cho áp dụng gần đây dường như chưa phản ảnh hiệu lực trong việc kìm giữ giá tiêu dùng Liều lượng và hiệu lực phối hợp chính sách vĩ mô đang gây tranh cãi trong thời điểm hiện nay

Trang 7

Trở lại với chỉ số giá tiêu dùng, những nguyên nhân đẩy chỉ số giá tăng cao trong tháng 12 cũng không khác biệt nhiều so với các tháng liền trước, có chăng là mức tăng đã cao hơn

Nhóm hàng hóa liên quan đến ăn uống tiếp tục "khuấy đảo" chỉ số giá tháng 12 So với tháng 11, CPI hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31%, trong đó lương thực tăng 4,67%; thực phẩm tăng 3,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,68% Đồ uống và thuốc lá tăng 1,3%

Thị trường xây dựng vào mùa chạy đua hoàn thiện, nhu cầu trang hoàng cuối năm cũng đẩy chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng này tăng 2,53% Mua sắm hàng thời trang chuẩn bị cho mùa Noel và Tết Dương lịch đẩy nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81% Viễn thông là nhóm duy nhất có chỉ số giá giảm nhưng cũng chỉ ở mức 0,02%

Chỉ số giá vàng và USD tiếp tục tăng mạnh trong tháng cuối năm dương lịch, lần lượt là 5,43% và 2,86%; so với cuối năm ngoái mức tăng là 36,72% và 7,63%

Năm 2011

Tổng cục Thống kê ngày 23.12 thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng

12 tăng 0,53% Như vậy so với tháng 12.2010, CPI cả nước tăng 18,13%, đưa mức CPI

cả năm 2011 tăng 18,58% so với năm ngoái

Tháng 12, ngoài nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 0,09%, 10 nhóm hàng còn lại trong rổ tính CPI đều tăng giá Tăng mạnh nhất là giá lương thực (thuộc nhóm hàng ăn

và dịch vụ ăn uống) tăng 1,4% so với tháng trước Một số nhóm khác tăng giá mạnh gồm hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,86%, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% và thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,68% so với tháng 11 Như vậy, mức CPI tăng 18,58% so với năm 2010 đã vượt ngoài mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 18% theo kế hoạch đề ra của Chính phủ

Năm 2012

Tính cả năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng bình quân đã tăng 18,12%

Trang 8

Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tốc độ tăng rất thấp của tháng 12 này đã góp phần kiềm chế CPI cả năm nay chỉ tăng 6,81% so với tháng 12-2011 và tăng 9,21% so với bình quân 12 tháng năm 2011

Cụ thể, nếu so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm

2011, CPI của năm 2012 là thấp hơn nhiều so với các năm trước

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tháng 12/2012 so với tháng trước tăng cao nhất là may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34% do tác động của yếu tố mùa vụ khi miền Bắc bước vào mùa đông

Trong khi đó, nhóm hàng có quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI là hàng ăn và dịch vụ ăn uống lại chỉ tăng 0,28%, trong đó, lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%

Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá thấp là thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14% (Dịch vụ y tế tăng 0,03%); giáo dục tăng 0,09% (Dịch vụ giáo dục tăng 0,05%); giao thông giảm 0,43% Nhóm duy nhất giảm giá tiếp tục là bưu chính viễn thông giảm

0,02%

CPI năm 2012 biến động tương đối thất thường đặc biệt trong tháng 9 khi đạt mức tăng 2,2% do sự tăng giá đột biến của nhóm thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục Nhưng đến sau, bằng nhiều biện pháp kết hợp, hiện tốc độ tăng CPI có xu hướng chậm dần, đến tháng cuối năm chỉ tăng 0,27% Tuy nhiên mức tăng thấp này lại trái với quy luật bởi CPI thường tăng vào các tháng cuối năm

Không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI, chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46%

so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng 12/2011 Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm 0,96% so với tháng 12/2011

Năm 2013: Chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm 2013 tăng 6,04%

Trang 9

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012 Mức tăng 6,04% của giá cả năm nay cũng được ghi nhận là thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây

Từ mức tăng 1,31% vào tháng 2 do các tác động mang tính thời vụ của Tết Nguyên đán Quý Tỵ, CPI giảm gần như thẳng đứng về mức - 0,19% trong tháng 3, tăng rất khẽ 0,02% vào tháng 4 phần lớn nhờ quyết định hành chính, rồi lại âm trở lại 0,06% ở tháng

5 Khi đó, mối lo giảm phát và sức khỏe nền kinh tế tiếp tục đi xuống đã được nhiều chuyên gia kinh tế đặt ra trong bối cảnh cả sản xuất và tiêu dùng đều tăng ở mức thấp Ngoại trừ chỉ số tồn kho tiếp tục tăng cao ở mức 13,1%, các chỉ tiêu khác như chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5% thấp hơn con số 5,9% của năm 2012, chỉ số sử dụng lao động tăng 0,1%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 4,6% tiếp tục ở mức thấp trong nhiều năm trở lại đây

Hai tháng kế tiếp, CPI đã tăng nhẹ trở lại nhờ các đợt điều chỉnh giá xăng dầu, trong

đó đã có thời điểm giá xăng tăng lên mức cao kỷ lục ở mức 24.570 đồng/lít Nhờ các tác động này, CPI đã thoát khỏi chuỗi các tháng liên tục âm hoặc tăng thấp để rồi tăng vọt vào các tháng sau đó, mà đỉnh điểm là mức tăng 1,06% vào tháng 9 do các tác động đến

từ việc tăng học phí các cấp và phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện công

Việc CPI liên tiếp tăng khá cao không gây bất ngờ cho giới quan sát bởi việc điều chỉnh các dịch vụ công kia được thực hiện theo lộ trình với sự điều chỉnh khá lớn, đồng thời những tác động này chỉ mang tính nhất thời tại thời điểm các quyết định đó có hiệu lực

Nếu loại trừ các yếu tố tăng giá trên, CPI giai đoạn đó tăng bình quân 0,6%/ tháng phản ánh phần nào kinh tế có khởi sắc hơn Sau 11 tháng, chỉ số tồn kho còn 9,7%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,4%, chỉ số sử dụng lao động tăng 4,4%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước

Trở lại với diễn biến giá cả trong tháng, mức tăng 0,51% so tháng trước thấp hơn dự báo của nhiều chuyên gia cũng như kỳ vọng của các tổ chức tín dụng theo khảo sát của

Trang 10

Ngân hàng Nhà nước (tăng 0,62%) nhưng không quá bất ngờ khi mà thành phố Hà Nội

và Tp.HCM vừa công bố mức tăng lần lượt là 0,33% và 0,39%

Tăng mạnh nhất trong tháng là nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt khi đạt mức 2,31% so tháng trước Giá gas nhập khẩu tăng mạnh nhất từ năm 2012 khiến giá gas bán lẻ trong nước của các hãng tiếp tục điều chỉnh tăng đồng loạt 80 nghìn/ bình 12 kg chính là lực đẩy chính của nhóm này

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lại có đà tăng thấp hơn tháng trước khi xác lập ở mức tăng 0,49% trong đó lương thực tăng 1,22%, thực phẩm tăng 0,38% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,17%

Mặc dù đã vào dịp cuối năm nhưng cả lương thực và thực phẩm đều có xu hướng giảm dần mức tăng trong những tháng dần đây Nguồn cung lương thực, thực phẩm trong

cả nước ổn định cộng với nhu cầu tiêu dùng của người dân hạn chế là những nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng trên

Ở chiều giảm giá, có hai nhóm là giao thông và giáo dục ghi nhận ở các mức tương ứng giảm 0,23% và giảm 0,01% Sau khi các tác nhân tăng giá từ việc tăng học phí ở các trường công lập không còn, chỉ số giá nhóm giáo dục đã giảm nhẹ Trong khi đó, các đợt giảm giá xăng dầu trong tháng 11 đã kéo chỉ số giá nhóm giao thông giảm so với tháng trước

Cũng do quy định ngày tính giá của cơ quan thống kê nên đợt tăng giá xăng dầu ngày 18/12 vừa qua chưa ảnh hưởng đến giá cả tháng 12 này

Trong tháng, giá vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái chiều khi ghi nhận ở các mức giảm 3,33% và tăng 0,05% so tháng trước

II Nguyên nhân:

1 Nguyên nhân khách quan :

Ngày đăng: 21/08/2014, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w