BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐINH VĂN TUẦN
VAN DUNG DAY HOC DU AN MOT SO KIEN THUC
CHUONG “DAO DONG VA SONG DIEN TU” VAT LY 12 CHUONG TRINH NANG CAO
LUAN VAN THAC SI KHOA HOC GIAO DUC
NGHE AN - 2013
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - 06x -
ĐINH VĂN TUẦN
VAN DUNG DAY HOC DU AN MOT SO KIEN THUC CHUONG “DAO DONG VA SONG DIEN TU” VAT LY 12
CHUONG TRINH NANG CAO
LUAN VAN THAC SI KHOA HOC GIAO DUC
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý
Mã số: 60 14 01 11
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS-TS PHẠM THỊ PHÚ
NGHỆ AN -2013
Trang 3Lời cảm ơn!
Trong quá trình tiến hành thực hiện luận văn này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè, đồng nghiệp và người thân Hôm nay,
khi luận văn đã hoàn thành tác giả xin bày tổ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ tác giả trong thời gian vừa qua
Trước hết tác giả xin bày tở lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Phạm Thị Phú người
trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn này
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Vật lý, Khoa
Sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình làm luận văn
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn Ban giám liệu, các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng
nghiệp Trường THPT Nghỉ lộc 5, đã giúp đỡ tác giả trong quá trình tác giả học tập và nghiên cứu
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân đã động viên, chia sẻ những khó khăn trong quá trình làm luận văn
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tới tất cả mọi người!
Vinh, ngay 05 tháng 08 năm 2013
Tác giả
Trang 4DANH MUC CAC THUAT NGU VIET TAT TT Thuật ngữ Việt tắt 1 Học sinh HS 2 Giáo viên GV
3 Trung học phô thông THPT
4 Phương pháp dạy học PPDH
5 Project based learning — Day hoc du an PBL
6 Thuc nghiém su pham TNSP 7 Thuc nghiém TN
8 Đôi chứng ĐC
9 Công nghệ thông tin CNTT
Trang 5MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đê tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4 Giá thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiêm cứu 4 7 Đóng góp mới của luận văn 4
8 Cấu trục luận văn 4
NOI DUNG
Chương 1 Cơ sở lý luận về day hoc du an (PBL) 5
11 Téng quan vé PBL 5
1.2 Nội dung cua PBL 6
1.2.1 | Cau trac ca PBL 6
1.2.2 Quy trình tô chức thực hiện PBL, 19 1.3 Bản chất, mục tiêu và đặc điềm của PBL 21
143.1 | Ban chat cia PBL 21
1.3.2 Mục tiêu của PBL 22
143.3 | Đặc điểm của PBL 22
1.4 Tác dụng, những hạn chê và khó khăn của dạy hoc theo PBL 24
1.4.1 Tác dụng của PBL 24
1.4.2 _ | Những hạn chế của PBL 25
1.4.3 Những khó khăn của PBL 25
Trang 6
1.5 PBL với việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học Vật lý 26
1.6 So sánh PBL với các phương pháp dạy học truyền thống 28
1.7 Các dạng của PBL 29
1.8 Hồ sơ bài dạy trong PBL 30
1.9 Tình hình sử dụng PBL trong dạy học 31
Két luan chuong 1 32
Chương 2: Xây dựng kê hoạch dạy học chương “Dao động và sóng điện 33 từ” vật lý 12 chương trình nâng cao theo tinh thân dạy học dự án (PBL)
21 Y tưởng su pham 33
211 Vị trí, đặc điểm của chương “Dao đơng và sóng điện từ” Vật lý 12 chương 33 trình nâng cao
2.1.2 Mục tiêu dạy học của chương “Dao động và sóng điện từ” 34
2.1.3 Tóm tắt nội dung cơ bản bài 24, bài 25 sách giáo khoa vật lý 12 chương 36 trình nâng cao
2.1.4 Thiết kế ý tưởng dự án từ mục tiêu nội dung dạy học bài 24, bài 25 chương 39
“Dao động và sóng điện từ” Vật lý 12 chương trình nâng cao
2.2 Xây dựng quy trình dạy học theo dự án một số kiến thức chương “Dao 39
động và sóng điện từ” vật lý 12 chương trình nâng cao
2.2.1 Xây dựng bộ câu hỏi định hướng 39 2.2.2 Lập kế hoạch dạy học dự án 41
2.2.3 Triển khai dạy học dự án 42
2.2.4 Đề kiểm tra định lượng hoạt động nhận thức của học sinh sau khi thực 33
hiện dự án
2.2.5 Mẫu phiếu đánh giá sản phẩm 57
Kết luận chương 2 61
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 62
3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 62
Trang 7
3.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 62
3.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm 63
3.4 Tiến hành thực nghiệm 65
3.5 Diễn biến TNSP 66
3.6 Kết qua thực nghiệm sư phạm 72 Kết luận chương 3 79
KÉT LUẬN 81
84
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 8MO DAU
1 LY DO CHON DE TAI
“Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu: đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển Déi mới
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội: nâng cao chất
lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đây mạnh xây dựng xã hội học
tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.” [3:6]
Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, chương trình đảo tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện, kiểm tra đánh giá, quản lý qua trình dạy học và giáo dục Phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có thê phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học và phương pháp dạy học là khâu hiện thực hố q trình đổi mới giáo dục Phương pháp dạy học phải đôi mới từ dạy số đông sang dạy cá thê, dạy cách hoc; déi mới từ đạy áp đặt một chiều của người dạy sang tương tác đa chiều của người học với thầy cô, bạn bè, sách vở, trong gia đình và ngồi xã hội: khơng dừng lại ở lý
thuyết, minh họa mà vươn tới hoạt động thực hành, trải nghiệm, làm sinh động và hiệu
quả hơn nội dung giáo duc dé dat yêu cầu mục tiêu giáo dục tốt nhất: làm cho học sinh
thích thú, chủ động và tích cực tự tìm tịi học tập, nâng cao năng lực tự học, học suốt đời, học ở mọi lúc mọi nơi
Trang 9pháp dạy học mỗi giáo viên phải tìm kiếm, lựa chọn các phương thức hoạt động chung cho phù hợp với học sinh nhằm thực hiện 3 chức năng của phương pháp dạy học, gồm nắm vững, giáo dục, phát triển Các phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học được gọi chung là phương pháp dạy học tích cực
Một trong những phương pháp dạy học tích cực có thé đáp ứng tốt yêu cầu đối mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đó là Phương pháp dạy học dự án (thuật ngữ tiếng Anh: Project Based Learning, viết tắt PBL) Đó là một phương pháp đạy học bám sát quan
điểm lay học sinh làm trung tâm trong suốt quá trình dạy học, học sinh tự chiếm lĩnh kiến
thức theo mục tiêu dé ra và mỗi cá nhân học sinh cịn có được kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng tư duy bậc cao làm việc nhóm, giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống, .nhưng người giáo viên vẫn đóng vai trò chủ đạo quan trọng
Kĩ thuật điện tử là ngành kĩ thuật mũi nhọn, hiện đại, là đòn bây giúp các ngành khoa học kĩ thuật khác phát triển Kĩ thuật điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống Kỹ thuật điện tử được ứng dụng rộng rãi trong rất
nhiều các ngành nghề như: chế tạo máy: luyện kim: lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: giao
thông vận tải: Đối với đời sống, kĩ thuật điện tử làm nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người Trong tương lai, kỹ thuật điện tử đóng vai trò là "bộ não" cho thiết bị và
các quá trình sản xuất đảm nhiệm các vai trò mà con người không làm được Chương “Dao động và song điện từ” vật lý 12 chương trình nâng cao đề cập đến
các kiến thức cơ bản của kĩ thuật điện tử, đến nguyên lí phát và thu sóng điện từ, đến đặc
điểm của sóng điện từ - sóng vơ tuyến Do đó khi áp dụng phương pháp dạy học dự án cho chương này sẽ mang lại hiệu quả cao và có thé tao ra sản phẩm theo định hướng của người dạy
Vì vậy trong khn khổ luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học giáo dục, tôi chọn đề tài: “Vận dụng dạy học dự án một số kiến chương “Dao động và sóng điện từ” vật lý 12 chương
Trang 102 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vận dụng dạy học dự án một số kiến thức Chương “Dao động và sóng điện từ” vật
lý 12 chương trình Nâng cao đảm bảo yêu cầu khoa học, sư phạm và khả thi, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn vật lý
3 ĐĨI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Lý thuyết PBL
- Quá trình dạy học Vat ly THPT Phạm vỉ nghiên cứu
Chương “Dao động và sóng điện từ” vật lý 12 chương trình Nâng cao
4 GIÁ THUYÉT KHOA HỌC
Nếu tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Dao động và sóng điện từ” vật lý
12 chương trình nâng cao theo theo định hướng day hoc dự an (PBL) thi sẽ góp phần thực
hiện tốt các mục tiêu dạy học một số kiến thức chương “Dao động và sóng điện từ” vật lý
12 chương trình nâng cao, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thực hành
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Tìm hiểu lý thuyết vé day hoc dựa trên dự án (PBL)
5.2 Tìm hiểu thực trạng nhận thức PBL và sử dụng PBL, vấn đề quan tâm bồi dưỡng kỹ năng tư duy bậc cao trong dạy học Vật lý ở một số trường THPT thuộc địa bàn Huyện
Nghi Lộc — Tỉnh Nghệ An
5.3 Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng một số kiến thức chương “Dao động và sóng điện từ” vật lý 12 chương trình nâng cao nhằm tạo cơ sở đề xây dựng kế hoạch dạy học theo tinh than day hoc du an (PBL)
Trang 115.5 Thực nghiệm sư phạm đề đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương án đã thiết kế
từ đó điều chỉnh, bố sung đề hoàn thiện
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu thực tiễn
+ Điều tra, quan sát, phỏng vấn
+ Thực nghiệm vật lý + Thực nghiệm sư
7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Bộ hồ sơ dạy học dự án một số kiến thức chương “Dao động và sóng điện từ” vật
lý 12 chương trình nâng cao
Tên Dự án: “Thiết kế chế tạo Radio đơn giản”
8 CÁU TRÚC LUẬN VĂN Mở đầu (04 trang)
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học dự án (PBL) (28 trang)
Chương 2: Xây dựng kế hoạch dạy học một số kiến thức chương “Dao động và sóng điện
từ” vật lý 12 chương trình nâng cao theo PBL (29 trang) Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (18 trang)
Kết luận (03 trang)
Trang 12CHƯƠNG 1
CO SO LY LUAN VE DAY HOC DU AN (PBL)
1.1 Téng quan vé PBL [13];[16]
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “dự an” 1a “project”, cé nguén géc tir tiéng Latinh là
“proicere”, nghĩa là phác thao, dự thao, thiết kế
Ngày nay, khái niệm dự án được hiệu theo nghĩa phố thông là một dé an, một dự
án, một dự thảo hay một kế hoạch
Khái niệm dự án được sử dụng phô biến trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội: sản
xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học và trong quản lý xã hội
Qua thời gian, khái niệm dự án đã dần dần đi vào lĩnh vực giáo dục — đào tạo, không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như hệ thống hay một hình thức dạy học Khái niệm dự án được sử dụng trong các trường dạy học kiến
trúc — xây dựng ở Ý từ cuối thế kỷ XVI Từ đó tư tưởng PBL lan sang Pháp cũng như một
số nước Châu Âu, Châu Mỹ, trước hết là trong các trường đại học và chuyên nghiệp.Có
nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án (PBL) PBL là chữ viết
tắt bằng tiếng Anh của thuật ngữ Project based learning, nghĩa là dạy học theo tinh than
dự án
Từ Châu Âu, tư tưởng PBL lan truyền sang Mỹ và các nhà sư phạm Mỹ xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dự án (The project Method) và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi GV là trung tâm Ban đầu, phương pháp dự án được sử dụng trong dạy học thực hành các môn kỹ thuật, về sau được dùng trong hầu hết các môn học khác, kể cả các môn khoa học xã hội Sau một thời gian phần nào bị lãng quên, ngày nay phương pháp dự án lại được vận dụng nhiều ở các nước có nên giáo dục phát triển như Singapor, Mỹ, Đức Ở nước ta, phương pháp này đang được nghiên cứu vận dụng trong
dạy học không chỉ ở các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp mà còn ở cả bậc
Trang 13Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học dự án của nhiều tác giả: + Cách học dựa trên dự án (PBL) là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế
cuộc sống Qua đó hình thành kỹ năng hợp tác, giao tiếp, phát triển tư duy và học tập độc
lập, chuẩn bị hành trang cho các em trong sự nghiệp học tập suốt đời và đối mặt với các
thử thách trong cuộc sống [16]
+ PBL là một mơ hình dạy học lấy HS làm trung tâm, giúp HS phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích HS tìm
tịi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm
của chính mình [23]
+ PBL là một kiểu dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm Q trình giảng dạy ln định hướng vào các khái niệm cơ bản của môn học nhưng gắn liền với thực tế Theo phương pháp này, người học phải tự mình giải quyết các vấn đề và các nhiệm vụ có liên quan khác để có được kiến thức, khả năng giải quyết vấn đề và cho ra
những kết quả thực tế [13]
Từ những quan điểm và định nghĩa khác nhau về PBL như nêu trên, ta nhận thấy có tác giả cho rằng PBL là mơ hình, tác giả khác lại cho rằng nó là một hình thức hay một
phương pháp dạy học vì khi thực hiện một dự án, có nhiều PPDH cụ thể được sử dụng
Tuy nhiên khi không phân biệt giữa hình thức và phương pháp dạy học, người ta cũng gọi là phương pháp dự án, khi đó cần hiểu đó là phương pháp dạy học theo nghĩa rộng, một phương pháp dạy học phức hợp
Vay, PBL một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học
tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể
giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học lập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiếm tra, điều chỉnh, đánh giả quá trình và kết quả thực hiện Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của PBL, có ứng dụng CNTT, dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ, cộng tac ctia GV
Trang 141.2.1 Cấu trúc của PBL [14]
PBL được đặc trưng bởi một số hoạt động cơ bản như sau: - Xác định mục tiêu dự án
- Thiết kế ý tưởng dự án
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
- Lập kế hoạch thực hiện dự án
- Thực hiện dự án
- Đánh giá và tự đánh giá 1.2.1.1 Xác định mục tiêu dự án
Mỗi dự án luôn hướng tới một mục tiêu học tập cụ thể Mục tiêu của dự án phải dựa vào chuẩn kiến thức và mục tiêu bài học do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định, đồng
thời kết hợp với mục tiêu giáo dục của địa phương cùng với phương hướng hoạt động của nhà trường
Từ mục tiêu hoạt động của dự án, GV lựa chọn nội dung thích hợp sao cho phù
hợp với trình độ HS, đặc điểm từng lớp, cơ sở vật chất của nhà trường, môi trường thực
hiện dự án cũng như các yếu tố về tài chính và thời gian thực hiện dự án để đảm bảo dự
án có tính khả thị
1.2.1.2 Thiết kế ý tưởng dự án [20]
Một dự án có tính khả thi thường bắt nguồn từ một ý tưởng tốt Các hoạt động học
tập trong PBL được thiết kế mang tính thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức,
lay người học làm trung tâm và gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại Vì vậy GV cần nhìn thấy những vấn để trong cuộc sống xung quanh,
nhất là các vấn đề có tính thời đại
Xuất phát từ nội dung bài học, GV đưa ra một chủ đề với những gợi ý hấp dẫn,
thực sự có thể lơi cuốn HS, kích thích HS hứng thú tham gia thực hiện thông qua các hoạt động học tập như:
Trang 15dụ, tạo những vật dụng hay đồ chơi từ các vật liệu phế thải cho các em nhỏ trong “Mái ấm
tình thương”
- Mơ phóng và đóng vai: Những dự án này được thiết kế nhằm cung cấp cho HS một kinh nghiệm thực tế đầu tay HS sẽ vào vai một người khác, sống trong một tình huống mơ phỏng tái tạo lại thời gian và không gian nhất định Mơ phỏng và đóng vai là cách rất hữu
hiệu để phản ánh lịch sử, mang lại nhiều hiệu quả hay tạo được sự thấu cảm tốt Ví du, dé
nâng cao ý thức về “An tồn giao thơng” HS hóa thân vào một vở kịch hay xây dựng một video clip với nội dung nói về hậu quả của một tai nạn giao thông
- Xây đựng và thiết kế: Những dự án này dựa trên nhu cầu thực tế hay có thể được tạo nên
bởi chuỗi sự kiện đáng tin cậy Các dự án này đòi hỏi HS phải xây dựng được mơ hình
thực sự hay lập kế hoạch đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tế Ví dụ, chế tạo tên lửa
nước
- Hop tac trực tuyến: Những dự án này là các nhiệm vụ giáo dục thực hiện trực tuyến Các dự án cung cấp kinh nghiệm học tập thực tế khi hợp tác trực tuyến với các lớp khác,
các chuyên gia hay cả cộng đồng
- Tra cứa web: Đây là các hoạt động yêu cầu định hướng trong đó một số hay tất cả các thông tin mà người học sử dụng được lấy từ nguồn Internet Các dự án này được thiết kế
nhắm đến việc lĩnh hội và tích hợp kiến thức
Dự án là một bài tập tình huống mà HS phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học, đặt HS vào tình huống có vấn đề nhưng việc giải quyết vấn đề địi hỏi tính
tự lực cao ở HS
Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định chủ đề có thể xuất phát từ
phía HS Khi HS được tự lựa chọn chủ dé và tự đặt ra vấn đề cần tìm hiểu nghiên cứu, HS sẽ hoàn toàn chủ động tích cực trong việc thực hiện dự án Giai đoạn này được K.Frey mô
Trang 16Bộ câu hỏi định hướng là một hệ thống những câu hỏi do GV đưa ra nhằm mục
đích định hướng cho dạy học một nhóm kiến thức thuộc một số bài học
b Vai trò của bộ câu hỏi định hướng
Trong PBL không thể thiếu bộ câu hỏi định hướng nó có vai trò rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS Thay cho việc
thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiến thức, GV chuẩn bị bộ câu hỏi này sao cho gây
được sự hứng thú ở HS, buộc HS suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài
học, đồng thời khuyến khích HS động não tham gia thảo luận xoay quanh những ý tưởng,
nội dung trọng tâm của bài học theo một trật tự lôgc
Độ câu hỏi định hướng còn nhằm định hướng, dẫn dắt cho HS từng bước phát hiện
ra bản chất sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tịi, sự ham hiểu
biết, qua đó HS có được niềm vui, hứng thú của người khám phá và tự tin khi thấy trong
phần nhận xét của thầy cơ có phần đóng góp ý kiến của mình Kết quả, HS lĩnh hội được kiến thức mới, biết cách đi đến kiến thức mới, qua đó tư duy được phát triển hơn
Việc thiết kế, xây dựng bộ câu hỏi định hướng theo các cấp độ tư duy như vậy rõ
ràng mất nhiều thời gian hơn là thuyết trình giảng giải, tuy nhiên phải thừa nhận rằng nó có tác dụng khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy HS
c Cấu trúc bộ câu hỏi định hướng
Bộ câu hỏi định hướng bao gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội
dung
* Câu hỏi khái quát
Câu hỏi khái quát là câu hỏi mở, bao quát được các nhiệm vu hoc tập quan trọng,
kéo dài suốt chương trình Câu hỏi khái quát có thể được sử dụng để liên kết nhiều bài học, nhiều môn học hay nhiều chủ đề Với câu hỏi khái quát, có nhiều hơn một câu trả lời
đúng duy nhất, đo đó địi hỏi HS phải tư duy bậc cao Thông thường câu hỏi khái quát phải gắn với nhu cầu có thực trong thực tế cuộc sống, sở thích của HS và gây được sự tò
mò, sự hứng thú muốn khám phá ở HS
Trang 17Câu hỏi bài học cũng là câu hỏi mở nhưng hướng HS đi vào trọng tâm một bài
học, một chủ đề cụ thể Câu hỏi bài học đòi hỏi phải đủ rộng đề bao quát hầu hết các chủ đề của bài học, giúp HS tự khám phá và thể hiện những hiểu biết của mình quanh các vấn
đề cốt lõi của dự án một cách sáng tạo, độc đáo, duy trì sự hứng thú ở HS Với câu hỏi bài
học có nhiều hơn một câu trả lời đúng duy nhất nên cũng đòi hỏi HS phải tư duy bậc cao
Câu hỏi bài học hỗ trợ việc nghiên cứu câu hỏi khái quát
* Câu hỏi nội dung
Câu hỏi nội dung là những câu hỏi cụ thể, trọng tâm, tập trung trực tiếp vào các
chuẩn kiến thức và mục tiêu học tập: là câu hỏi hỗ trợ cho các câu hỏi khái quát và câu
hỏi bài học Câu hỏi nội dung được xếp vào loại câu hỏi “đóng”, nó địi hỏi phải có câu
trả lời đúng, rõ ràng, cụ thể, không thể bác bỏ
ä Yêu cầu của bộ câu hỏi định hướng
Đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng đối với mỗi GV với tác dụng khuyến khích, kích thích tư duy của HS, hướng HS tập trung vào nội dung bài học, đồng thời giúp HS ghi
nhớ kiến thức và tự kiểm tra kiến thức của mình Do đó việc xây dựng bộ câu hỏi định
hướng phải xuất phát từ nội dung cần học: Xác định ai, lĩnh vực nào ứng dụng kiến thức cần học, đối tượng nào cần được chọn ưu tiên: HS có thể thực hiện vai trò gì trong dự án liên quan chặt chẽ với nội dung cần học
Yêu cầu của việc đặt câu hỏi là phải thích hợp, có sức lơi cuốn sẽ khuyến khích HS
suy nghĩ sâu hơn, tạo nên một ngữ cảnh hiệu quả đối với việc học Khi HS thật sự bị lơi cuốn vào việc tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi, đó là lúc các em cảm thấy thích thú
với việc học Khi câu hỏi giúp HS nhận ra được mối liên hệ giữa môn học với đời sống bản thân, đó cũng là lúc việc học sẽ trở nên có ý nghĩa Những câu hỏi hay có thể giúp HS
trở thành những người có động cơ học tập, có khả năng tự định hướng hoạt động học tập và cao hơn nữa là khả năng tự học suốt đời
Câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học phải đưa ra lí do căn bản của việc học, giúp
HS nhận thức được “Vì sao ? và “Nhu thé nao ?”, khuyến khích HS tìm hiểu, thảo
luận và nghiên cứu Chúng giúp HS trong việc cá thê hóa suy nghĩ và phát triển khả năng
Trang 18-10-nhận thức đối với chủ đề Câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học được thiết kế tốt sẽ giúp
HS tư duy phê phán, làm tăng trí tị mị, thúc đây cách học thông qua đặt câu hỏi trong
chương trình Đề trả lời được những câu hỏi như thế, HS phải xem xét kỹ các chủ đề, xác
lập ý nghĩa nội dung rồi mới xây dựng câu trả lời cụ thể từ những thông tin thu thập được
Câu hỏi nội dung hỗ trợ cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học bằng cách nhắn
mạnh vào việc tìm hiểu các chỉ tiết trong bài học Các câu hỏi này giúp HS tập trung vào những thông tin xác thực cần phải tìm hiểu đề đáp ứng các tiêu chí về chuẩn kiến thức và
mục tiêu học tập
e Kỹ thuật xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Hãy bắt đầu xây dựng bộ câu hỏi định hướng xuất phát từ nội dung và mục tiêu cần đạt đến Đừng lo ngại về cách thức và ngôn ngữ, cần chú trọng vào tư duy tập thê
Suy nghĩ về các câu hỏi HS sẽ hỏi khi bạn triển khai dự án và chú trọng vào việc làm sao
để lôi cuốn HS Hãy tìm xem điều gì có thể làm cho HS ghi nhớ sâu và lâu nội dung bài
học Bạn có thể viết câu hỏi như một mệnh đề trước, sau đó phát triển nó thành câu hỏi;
nếu cần, trước hết hãy viết câu hỏi bằng ngôn ngữ “người lớn” đề diễn đạt được nội dung chính, sau đó viết lại bằng ngôn ngữ “học trò” Đảm bảo rằng câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học có nhiều hơn một câu trả lời hiển nhiên “đúng” nhằm phát triển kỹ năng tư duy mức cao
Độ câu hỏi khung chương trình được thiết kế lồng ghép vào nhau, câu hỏi nội dung
hỗ trợ câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát Xuất phát từ nội dung bài học và mục tiêu cần đạt cũng như dựa trên ý tưởng hình thành dự an, đối tượng thực hiện và điều kiện cơ sở
vật chất mà ta thực hiện quy trình xây dựng từng loại câu hỏi theo thứ tự tính khái quát của câu hỏi giảm dần:
Xây dựng câu hỏi khái quát: GV cần nhìn thấy những vấn đề trong cuộc sống, nhất là những vấn đề mang tính thời sự có liên quan nhiều đến nội dung cần dạy, đặt ra các câu hỏi liên quan đến nội dung, đến thực tiễn và mục tiêu của PBL để kích thích HS suy nghĩ và thực hiện các nhiệm vụ được giao gợi suy nghĩ liên môn Luôn chú ý đến những kỹ năng tư duy bậc cao muốn phát triển ở HS đề đặt ra câu hỏi có mức độ khái quát phù hợp
Trang 19-I1-Xây dựng câu hỏi bài học: GV cần lưu ý đến khả năng tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng sống và ứng dụng tri thức chiếm lĩnh để giải quyết các vấn đề cuộc sống
Xây dựng câu hỏi nội dung: GV cần chú trọng đến kiến thức khung sao cho các câu hỏi này hỗ trợ HS giải quyết được câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát
Muốn phát triển câu hỏi của mình, GV hãy thử dùng bảng danh mục dưới đây để
xác định liệu mỗi câu hỏi đó có đáp án mở hay khơng? có kích thích HS suy nghĩ thật sự hay không?
+ Câu hỏi có thê dùng cho thảo luận ban đầu hoặc cho một vấn đề khó hay không?
+ Câu hỏi có kích thích óc tị mị, khuyến khích khám phá ý tưởng hay khiến HS quan tâm hay không?
+ Câu hỏi có đặt ra thách thức hợp lý, có địi hỏi HS tự hình thành ý nghĩ cùng với những thông tin mà các em đã thu thập được không?
+ Những đối tượng khác nhau có trả lời câu hỏi theo các cách khác nhau hay khơng?
+ Câu hỏi có cho phép các cách tiếp cận sáng tạo và đáp án duy nhất không?
+ Câu hỏi có địi hỏi HS trả lời “tại sao” và “như thế nào” không?
+ Câu hỏi có giúp mở điểm mấu chốt của môn học khơng?
+ Câu hỏi có liên quan đến một khía cạnh nào đó về cuộc sống của HS không? + Câu hỏi có địi hỏi HS phân tích tư duy của chính các em khơng?
Khi GV đã tiến hành đánh giá các câu hỏi, hãy sửa chữa và sắp xếp lại nếu thấy cần thiết Nên nhớ, hãy diễn đạt bằng ngôn ngữ hấp dẫn đối với HS Hãy đề câu hỏi của
GV mở ra mọi lúc và khi thích hợp hãy cho HS tự phát triển câu hỏi
Như vậy việc xây dựng thành công bộ câu hỏi định hướng sẽ góp phần khơng nhỏ đến
chất lượng dạy học theo PBL
1.2.1.4 Lập kế hoạch thực hiện dự án [20]
Đề dạy tốt và đảm bảo HS tham gia tích cực vào quá trình học, GV cần lên kế hoạch và chuẩn bị bài chu đáo Đề thành công, GV cần phác họa các dự án cụ thé, có thé thực hiện được dựa vào mục tiêu dạy học Nếu không bám sát vào mục tiêu dạy học, mục
Trang 20-12-đích dự án sẽ trở nên mơ hỗ và kết quả học tập mong đợi từ phía HS có thé bi hiểu sai lệch Khi thiết kế dự án, điều quan trọng là phải chắc chắn rằng việc lập kế hoạch hành động sẽ giúp cho HS nhận diện được mục tiêu học tập dự kiến Bằng việc điểm lại mục
tiêu và chuẩn của chương trình, GV sẽ lựa chọn các bài học ưu tiên trong chương trình
Về cơ bản, khâu lập kế hoạch dự án bao gồm các bước sau:
Bước 1 Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách sử dụng các chuẩn nội dung và
những kỹ năng tư duy bậc cao mong muốn đạt được Bước 2 Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Bước 3 Lập kế hoạch đánh giá dự án Bước 4 Thiết kế các hoạt động
Tiến trình 4 bước thực hiện đơn giản này có thể khiến cho GV nhằm lẫn, nhưng
thiết kế dự án không phải là đường thẳng mà là một vịng xốy trơn ốc để đảm bảo đi
đúng hướng Bộ câu hỏi định hướng, kế hoạch đánh giá dự án nên được thực hiện cùng nhau nhằm hỗ trợ cho việc đạt mục đích dạy học và những chuẩn trọng tâm của bài học Cũng nên lưu ý rằng, trong suốt quá trình thực hiện dự án, cần tạo nhiều cơ hội để HS được đánh giá, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau cũng như kiểm tra sự tiến bộ của HS qua
từng giai đoạn
1.2.1.5 Thực hiện dự án [22]
Đây là hoạt động đặc trưng của PBL Các HS được chia thành nhiều nhóm học tập và thực hiện dự án theo kế hoạch chung
a Vai tro cua lam viéc theo nhém trong PBL
Làm việc theo nhóm có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện các kỷ năng “mềm” của Thế kỷ XXI cho HS Trong quá trình thực hiện dự
án, hoạt động nhóm thể hiện được:
Thứ nhất, sự hợp tác làm việc, biết chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau của tất cả các
thành viên trong nhóm Tuy nhiên trong quá trình làm việc cùng nhau, không tránh khỏi
sự tranh luận nhưng sự tranh luận lại là một hoạt động rất hữu ích, vì qua đó mỗi HS mới
tìm được cái đúng, cái sai và nguyên nhân dẫn đến những quan niệm khác nhau đó Nhờ
Trang 21-13-vậy, HS sẽ nắm vững kiến thức, vừa có được kỹ năng xây dựng kiến thức Kết quả học
tập của nhóm được tạo ra khi có sự thống nhất, sự kết hợp tất cả kết quả của các thành
viên trong nhóm
Thứ hai, mỗi thành viên đều được phân công thực hiện một phần của cơng việc và tích
cực làm việc đề đóng góp vào kết quả chung Qua đó thể hiện tính trách nhiệm của mỗi thành viên
Thứ ba, tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội để rèn luyện các kỹ năng như:
giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thơng tin phản hồi tích cực, thuyết
phục, ra quyết định
Thứ tư, rèn luyện cho HS kỹ năng đánh giá: các nhóm HS thường xuyên rà sốt cơng việc đang làm “Chúng ta cần làm gì?” và “Kết quả ra sao?” HS có thể đưa ra ý kiến nhận định
đúng hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt đề góp phần hồn thiện các nhiệm vụ được giao và kết
quả chung của nhóm
b Đặc điển của làm việc theo nhóm trong PBL
Trong PBL, lớp học thường được chia thành nhiều nhóm mỗi nhóm từ 4 đến 8 HS Việc chia nhóm thường xuất phát từ mục tiêu, nội dung bài học nhưng phải đảm bảo tính đồng đều về trình độ nhận thức và tính năng động trong các hoạt động Tuy nhiên cũng có thê chia nhóm theo sở trường của HS
Sau khi phân nhóm, mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký Nhóm trưởng có nhiệm
vụ giao cho mỗi thành viên một nhiệm vụ riêng biệt trong gói nhiệm vụ chung hoặc tất cả các thành viên đều thực hiện cùng một nhiệm vụ và quản lý được tiến độ thực hiện dự án
Nhóm trưởng phải biết điều khiển hoạt động của nhóm, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau;
thảo luận, thống nhất kết quả chung của nhóm Cịn thư ký có nhiệm vụ ghi nhận lại việc
phân công của nhóm trưởng, các hoạt động của nhóm, kết quả của từng thành viên, của nhóm
Để trình bày kết quả trước lớp, mỗi nhóm cứ một đại diện hoặc các thành viên có
thê phối hợp cùng nhau trình bày Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ góp phần vào kết quả học tập chung của cả lớp
Trang 22-14-Trong quá trình làm việc theo nhóm, sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng hay giúp cho sự thành công của dự án Đây chính là ưu điểm của làm việc nhóm
Ngồi ra, để các nhóm dễ dàng làm việc, trao đối với nhau thì bàn ghế, chỗ ngồi phải được sắp xếp sao cho phù hợp: các HS trong cùng một nhóm được ngơi đối diện nhau
c Định hướng của GV trong hoạt động nhóm của HS
HS có thực hiện thành công dự án và tạo ra sản phẩm có chất lượng hay khơng cịn
phụ thuộc vào vai trò của GV trong việc định hướng hoạt động nhóm của HS Từng HS cần phải nắm rõ những việc cần và sẽ làm cho dự án Muốn thế, GV cần hướng dẫn mạch
lạc công việc của từng thành viên trong nhóm và các tiêu chí để đánh giá dự án Công việc của nhóm là giải nghĩa các hướng dẫn đó và thống nhất cách giải quyết vấn đề
Trong quá trình các nhóm hoạt động, GV cần quan sát và theo dõi hoạt động của từng cá nhân, từng nhóm để kịp thời phát hiện những sai lầm, bế tắc, thấy được những vướng mắc của HS để từ đó, GV có thể góp ý định hướng hoặc đưa ra những chỉ dẫn cụ thê giúp HS vượt qua những khó khăn, thử thách, dẫn dắt HS đi đúng hướng mà dự án yêu cầu đề hoàn thành tốt sản phẩm của mình Tuy nhiên, trong quá trình quan sát các
nhóm làm việc, GV có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các thành viên có địp trao đổi kinh nghiệm với nhau Các dự án cần được xây dựng sao cho không một
thành viên nào trong nhóm bỏ qua sự nỗ lực công việc của các thành viên khác È Đánh giá hoạt động nhóm
Song song với việc đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm thì
việc GV đưa ra tiêu chí đánh giá ngay từ đầu dự án cũng giúp HS định hướng cơng việc
của mình Việc đánh giá cần cụ thể hóa cho từng mặt hoạt động, không chỉ đánh giá kết
quả hoạt động nhóm mà cịn đánh giá thành quả của từng cá nhân HS Qua đó, từng cá nhân HS thấy rõ vai trị của mình vào việc đóng góp vào thành quả hoạt động chung của cả nhóm
e Sản phẩm của HS
Trang 23-15-HS hoàn tất dự án thông qua sản phẩm Những sản phẩm của dự án giúp -15-HS thể
hiện năng lực của bản thân mình, khả năng diễn đạt và làm chủ quá trình học tập, đồng
thời giúp HS áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống 1.2.1.6 Đánh giá và tự đánh giá
Đánh giá là một hoạt động thường xuyên trong quá trình dạy và học, nó giữ một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng đào tạo
a Mục đích của việc đánh giá
Mục đích chính của việc đánh giá là nâng cao chất lượng học tập và năng lực của HS Căn cứ vào kết quả đánh giá, HS biết được mức độ đạt được của mình so với mục tiêu, nhiệm vụ được giao Trên cơ sở đó HS điều chỉnh cách học để nâng cao kết quả học
tập, đồng thời giúp GV điều chỉnh cách dạy cho phù hợp
Đánh giá không phải là hoạt động đơn lẻ, trái lại, nó là một quá trình diễn ra liên
tục trong suốt quá trình thực hiện dự án Đánh giá liên tục và định kỳ là khâu cốt yếu của
PBL, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp học sinh thê hiện được những gì đã học bằng nhiều cách khác nhau
b Yêu cầu của việc đánh giá
Đề triển khai thành công việc đánh giá trong PBL, cần tập trung vào những câu hỏi
cụ thể như sau:
- _ HS hướng đến các mục tiêu học tập như thế nào?
- _ HS sử dụng những kỹ năng tư duy nao?
-_ Liệu HS có nâng cao được khả năng tự quản lý, tư duy sâu để học tốt hơn hay không?
-_ HS tích hợp và sử dụng thông tin mới hiệu quả đến mức nào?
-_ Điều gì thúc đây động cơ học tập của HS?
- Hiéu quả của các hoạt động can thiệp đặc biệt là gì? -_ Liệu các chiến lược day học có cần phải thay đối không?
Trang 24-16-Trong PBL, HS sẽ được tham gia nhiều hơn vào các quá trình đánh giá: HS sẽ được khích
lệ, kiểm sốt được việc học, tự khẳng định thành công của bản thân Vì thế GV cần tạo
nhiều cơ hội đê HS học tập và thực hành hơn Đề đạt được điều đó, GV cần gợi ý HS:
Xác lập mục đích, nhiệm vụ dự đoán về kết quả đạt được trong học tập Suy nghĩ và tự đánh giá việc học của chính mình
Chỉ ra những khó khăn có thể có trong quá trình học, đưa ra những gợi ý chiến
lược khắc phục
Trao đối phản hồi từ học sinh Muốn vậy, GV phải:
- Nêu rõ các tiêu chí đánh giả
Tạo những cơ hội đề HS theo dõi sự tiến bộ của chính mình
Các phương pháp thu thập phản hơi chính tắc để chia sẻ với bạn học, kết hợp
những phản hỏi từ bạn học đề tăng hiệu quả công việc -_ Cho thời gian đủ dé hồn thành cơng việc và các sản phẩm
- _ Hỗ trợ xác lập mục đích học tập mới trong tương lai
Dự án tốt là dự án phải định ra được kết quả cuối cùng ngay trong ý tưởng Điều đó có
nghĩa là dự án phải được khởi đầu từ mục đích, xác định được HS muốn biết gì, chỉ ra
được cách đánh giá sự hiểu bài của HS Tất cả những điều trên cần phải được tính toán
trước khi triển khai hoạt động Kế hoạch cho việc đánh giá bài học theo dự án, đề:
- _ Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau - Đánh giá định kỳ trong các chu trình dạy học - Đánh giá những mục tiêu quan trọng của bài học c Đánh gia va tw danh gid trong PBL [25]
Trong PBL, có thể sử dụng ba hình thức đánh giá như sau: đánh giá liên tục quá trình học tập đánh giá thơng qua việc nhìn lại quá trình (tự đánh giá) và đánh giá đồng đẳng
* Đánh giá liên tục quá trình học tập
Trang 25-17-GV đánh giá qua các sản phẩm của hoạt động và quá trình học tập của HS, được
thực hiện thông qua kết quả học tập - thành tích học tập của HS, khả năng thuyết trình, bài kiểm tra, các kết quả quan sát trong quá trình học
* Đánh giá thông qua quá trình nhìn lại (tự đánh giá)
HS tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện bằng các tiêu chí đánh giá và quyết định
xem mức độ hoàn thành của mình đã đáp ứng yêu cầu của mục tiêu bài học chưa Qua đó,
HS sẽ tự đánh giá các nỗ lực và sự tiến bộ của bản thân, nhìn lại quá trình, phát hiện
những điểm cần thay đối đề hoàn thiện bản thân và cao hơn nữa là HS có thê phản hồi lại
quá trình học tập của mình
Tự đánh giá sẽ giúp HS ý thức hơn về quá trình học của bản thân Kết quả là kiến thức sẽ được tổ chức có hệ thống hơn và dễ tiếp cận hơn, HS cũng có ý thức rõ hơn về
điểm mạnh, điểm yếu và học cách tiến bộ cho các dự án tiếp theo
Tự đánh giá đòi hỏi mức độ trách nhiệm và sáng kiến cao hơn đối với HS, nó sẽ
làm tăng mức độ tham gia của HS Thơng qua đó, GV sẽ học cách nhìn từ quan điểm của
HS Những định kiến về cá nhân HS sẽ được loại bỏ Mặt khác, thông qua tự đánh giá HS sẽ thấy được các tiêu chí có thể khác biệt tùy theo mục tiêu và bối cảnh
* Đánh giá đồng đẳng
Đánh giá đồng đăng giúp HS làm việc hợp tác Các HS sẽ tự đánh giá lẫn nhau dựa
theo các tiêu chí đã được định sẵn Các em sẽ học cách áp dụng các tiêu chí đánh giá một
cách khách quan Đánh giá đồng đẳng đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp tốt Các em cần đưa
ra phản hồi cho các bạn khác bên cạnh những nhận định mang tính tích cực Tuy nhiên,
GV không nên để HS quyết định tất cả việc đánh giá mà cần phải hướng dẫn HS thực hiện đánh giá đồng đẳng và coi đó như một phần của quá trình học tập
Đánh giá đồng đẳng cho phép HS tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập và đánh giá, không chỉ cung cấp thông tin về kết quả học tập của HS sau khi được đánh giá , mà còn phản ánh được năng lực của người đánh giá về sự trung thực và sáng tạo, linh
hoạt, trí tưởng tượng, sự đồng cảm , tạo động lực cho HS biết học cách học kiến thức
mới chứ không chỉ tập trung vào vấn đề điểm số
Trang 26-18-Đánh giá đồng đẳng giúp việc học tập diễn ra ở mức sâu hơn Cả người đánh giá
và người được đánh giá đều được phát triển các kỹ năng quan hệ liên nhân, trách nhiệm,
tính tự chủ và khả năng giải quyết vấn để Áp dụng đánh giá đồng đẳng là một bước quan trọng đề HS tiến dần đến kỹ năng tự đánh giá bản thân
Đánh giá đồng đẳng có thể khiến HS cảm thấy không thoải mái lắm khi nhận xét bạn bè mình, đôi khi HS đưa ra những nhận xét không đáng tin cậy và không tránh khỏi sự thiên vị Điều này GV cần đặc biệt chú ý khi HS thực hiện đánh giá đồng đăng
Khi so sánh đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá, HS có xu hướng cho điểm bản
thân cao hơn điểm do bạn cùng lóp đánh giá Do đó việc kết hợp giữa đánh giá đồng
đẳng, tự đánh giá và đánh giá liên tục quá trình học tập là khơng thê tách rời trong PBL
1.2.2 Quy trình tổ chức thực hiện PBL [8], [9]
Dựa trên cấu trúc của PBL, để thuận lợi trong việc tô chức các hoạt động dạy học,
có thê chia tiến trình dạy học theo PBL thành 3 bước được biểu diễn bằng sơ đồ sau: 3 bước dạy học theo PBL
Cách thức tiến hành cụ thê như sau:
Bước 1 Lập kế hoạch
Trang 27-19-Đây là bước đầu tiên quan trọng, GV cần tổ chức cho HS cùng tham gia đề xuất, lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu cần hướng tới, dự kiến sản phẩm, cách triển khai thực hiện hoàn thành dự án, thời gian thực hiện và hoàn thành dự án
1.1 Lua chon chi dé
GV linh hoạt lựa chọn nội dung bài hoc/ chu dé can hap dẫn khơi gợi sự hứng thú,
tính tò mò ham hiểu biết của HS Chủ đề có thê khởi đầu bằng một ý tưởng liên quan đến
nội dung học tập, gắn với thực tiễn mà HS quan tâm Đôi khi việc xác định chủ đề lại xuất
phát từ phía HS
1.2 Xác định mục tiêu dự án
Từ chủ đề lớn, GV tổ chức hướng dẫn HS phát triển tìm các tiểu chủ dé, là van dé nghiên cứu cụ thể, là mục tiêu của các dự án Sau khi tìm được các tiểu chủ đề, GV yêu cầu HS lựa chọn tiểu chu dé theo sở thích và yêu cầu các HS cùng sở thích về một tiểu chủ đề tạo thành một nhóm
1.3 Xây dựng kế hoạch thực hiện
Từ các tiểu chủ đề, các HS cùng một nhóm thảo luận lập kế hoạch thực hiện dự án
dưới sự hướng dẫn của GV Khi xây dựng kế hoạch cần xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ làm nhiệm vụ gì và thời gian hoàn thành, xác định phương tiện hỗ trợ vật liệu kinh phí, dự
kiến sản phẩm và phương pháp tiến hành
Sau khi lập kế hoạch thực hiện, các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác và
GV bồ sung ý kiến, HS chỉnh sửa và hoàn thiện kế hoạch
Buớc 2 Thục hiện dự án
Khi các nhóm đã hồn thiện kế hoạch thực hiện dự án, GV hướng dẫn HS cách thực hiện dự án
2.1 Thu thập và xử lý thông tin
Thu thập thông tin theo nhiệm vụ được phân cơng trong nhóm, có thê thu thập
thông tin từ sách, báo, tranh ảnh, internet, hoặc làm thực nghiệm Các phương tiện hỗ trợ
cân sử dụng như máy ảnh, camera, máy vi tính
Trang 28-20-Sau khi đã thu thập được các dữ liệu, cần tiến hành xử lý dữ liệu Các thành viên
trong nhóm thường xuyên trao đôi thảo luận để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm
tra tiến độ Đồng thời xin ý kiến, trao đối, sự giúp đỡ kịp thời từ phía với GV để đảm bảo
tiến độ và hướng đi của dự án
2.2 Tổng hợp thông tin
Sau khi xử lý, tập hợp các thông tin, các thành viên trong nhóm đi đến sự thống nhất các nội dung sẽ được trình bày trong dự án
2.3 Xây dựng sản phẩm
Tổng hợp tất cả các kết qua đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng, sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau như bài thuyết trình, biểu diễn (đóng kịch, hát, múa ), trưng bày triển lãm (tranh ảnh, báo tường, mơ hình ), powerpoint
Bước 3 Nghiệm thu sản phẩm Hợp thức hóa kiến thức 3.1 Báo cáo trình bày sản phẩm
Các nhóm phân công thành viên tham gia trình bày báo cáo, sản phẩm dự án có thê trình bày trong lớp, có thể được giới thiệu trước toàn trường hay ngoài xã hội
3.2 Đánh giá, rút kinh nghiệm
Sau khi các nhóm trình bày báo cáo, các nhóm sẽ tự đánh giá, các nhóm đánh giả
lẫn nhau và GV đánh giá các nhóm về q trình thực hiện dự án Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc phát triển dự án hoặc việc thực hiện các dự án tiếp theo
3.3 Hợp thức hóa kiến thức
GV đút kết lại những kiến thức trọng tâm thông qua thực hiện dự án
Việc phân chia các bước tiến hành dạy học theo PBL trên đây chỉ mang tính tương
đối Quá trình tự kiểm tra và điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các bước tiến hành của dự án
1.3 Bản chất, mục tiêu và đặc điểm của PBL
1.3.1 Bản chất của PBL
Trang 29-21-HS lĩnh hội kiến thức và rèn luyện các kỹ năng tư duy bậc cao thông qua quá trình tự giải quyết một bài tập tình huống gắn liền với thực tiễn cuộc sống, dưới sự hướng dẫn
của GV - dự án Kết thúc dự án sẽ cho ra một sản phẩm cụ thể
1.3.2 Mục tiêu của PBL [13]
a VỀ kiến thức
Gắn kết nội dung bài học với thực tiễn đời sống mà HS quan tâm b VỀ kĩ năng
- Rèn luyện cho HS các kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích, tống hợp, đánh gia ) trong
việc thu thập thông tin, tư liệu dé phát hiện, xử lý và giải quyết vấn dé
- Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sống
- Nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm
c Về thái độ, tình cảm
- Giúp HS u thích mơn học hơn
- Nhìn thấy được giá trị của lao động thông qua hoạt động nhóm - Khơng ngừng nỗ lực học tập
- Tinh than trách nhiệm, ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc sẽ sâu sắc hơn khi HS tự mình
tham gia giải quyết những vấn đề mà địa phương đang đối mặt dù những giải pháp đưa ra
còn chưa thật sự hoàn chỉnh
1.3.3 Đặc điểm của PBL [19]
Trong các tài liệu viết về PBL, có rất nhiều đặc điểm được đưa ra Đầu thế kỷ XX, các nhà sư phạm Mỹ khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PBL đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi
của PBL đó là định hướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm Có thê cụ thể hố các đặc điểm của PBL như sau:
a Định hướng thực tiễn
Chủ để của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn
nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học Các dự án học tập góp phần gắn việc
Trang 30-22-học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội Trong những trường hợp lý
tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực
b Định hướng hoạt động HS
Trong quá trình thực hiện dự án, có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành Thơng qua đó, kiểm tra, củng có, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn
của người học
e Định hướng sản phẩm
Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra Sản phẩm của dự án
không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số trường hợp, các dự án
học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành Những sản
phẩm này có thê sử dụng, cơng bó, giới thiệu È Định hướng ứng dụng CNTT
Trong thời đại bùng nô CNTT, HS có nhiều cơ hội để mở rộng tầm hiểu biết từ thế giới bên ngồi Thơng qua CNTT, HS tìm thấy các nguồn tài nguyên đề thực hiện dự án
và tạo sản phẩm Qua đó, kỹ năng sử dụng CNTT ở HS được hình thành và phát triển
Ngồi ra, trong quá trình thực hiện dự án, HS được tham gia chọn dé tài, nội dung
học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp
Trong PBL, HS cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học
Điều đó cũng địi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm sự sáng tạo của HS GV chủ yếu đóng vai trị tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh
nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc
giữa các thành viên trong nhóm PBL đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội
Trang 31-23-1.4 Tác dụng, những hạn chế và khó khăn của day hoc theo PBL [13]
1.4.1 Tac dung cia PBL
Từ các đặc điểm của PBL cho thấy phương pháp dạy học này mang lại rất nhiều
lợi ích cho cả GV lẫn HS, cụ thể là:
* Đối với GV
Nội dung dạy học trở nên có ý nghĩa hơn bởi vì nó được tích hợp với các vẫn đề
của thực tế cuộc sống
PBL gop phần đối mới phương pháp dạy học, giúp GV nâng cao tính chuyên
nghiệp và sự hợp tác với đồng nghiệp, tạo cơ hội xây dựng mối quan hệ thân thiện với
HS
Rõ rang PBL đã đáp ứng yêu cầu về đào tạo nhân lực trong thời kỳ hội nhập, là hình thức dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục theo quan điểm của UNESCO: học đề
biết, học để làm, học để chung sống, học đề tự hoàn thiện
* Đối với HS
PBL gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường gân hơn với việc học tập trong thế giới thật
PBL giúp người học trở thành người giải quyết vấn đề, ra quyết định chứ không phải là người nghe thụ động Họ hợp tác theo nhóm, tổ chức hoạt động, tiến hành nghiên cứu, giải quyết van dé, tổng hợp thông tin, tổ chức thời gian và phản ánh về việc học của minh
PBL tao diéu kién cho nhiéu phong cach hoc tap khac nhau, str dung thong tin cua
những mơn học khác nhau
Có cơ hội phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp người học hiểu biết sâu sắc
hơn nội dung học tập
Kích thích động cơ, hứng thú học tập người học
PBL là hình thức quan trọng đề thực hiện phương thức đào tạo con người phát
triển toàn diện, học đi đôi với hành, kết hợp học tập với nghiên cứu khoa học
Trang 32-24-PBL giúp người học thu được nhiều kiến thức do khi tham gia vào dự án người
học phải làm nhiều bài tập liên quan đến nhiều lĩnh vực, có nhiều cơ hội để hoạt động Được rèn luyện khả năng vận dụng những gì đã học, đặc biệt các kiến thức về khoa học, công nghệ
Phát triển khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng cũng như rèn luyện tính bên bi, kiên nhẫn: Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; Phát triển năng lực đánh giá
PBL giúp người học tự tin hơn do được phát triển những kỹ năng sống cần thiết: khả năng đưa ra những quyết định chính xác: khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp: chủ động, linh hoạt: khả năng giao tiếp
1.4.2 Hạn chế của PBL
- PBL đòi hỏi nhiều thời gian Đây là trở ngại lớn nhất, dù phương pháp này có nhiều ưu
điểm nhưng lại rất khó đi vào thực tiễn dạy học ở nước ta
- Không thể áp dụng PBL tràn lan mà chỉ áp dụng với những nội dung nhất định trong những điều kiện cho phép PBL không thể thay thế phương pháp thuyết trình trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống
- PBL đòi hỏi có sự chuẩn bị và lên kế hoạch thật chu đáo thì mới lơi cuốn được người học tham gia một cách tích cực
- PBL doi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp 1.4.3 Những khó khăn của PBL
* HS thường gặp khó khăn khi:
- Xác định một dự án, thiết kế các hoạt động và lựa chọn phương pháp thích hợp
- Thiết lập mục tiêu rõ ràng cho các giai đoạn khác nhau của dự án - Tiến hành điều tra, thu thập thông tin
- Quan lý thời gian, giữ đúng thời hạn cho từng công việc và khi kết thúc dự án - Thuyết trình dự án
* GV thường gặp khó khăn khi:
- Muốn hiểu đúng và đầy đủ về PBL
- Thiết kế dự án vừa gắn với nội dung dạy học vừa gắn với thực tiễn đời sống
Trang 33-25 Tổ chức thực hiện, theo đõi dự án, giám sát tiến độ quản lý lớp học
- Dua ra phan hồi và hỗ trợ khi cần thiết
- Sử dụng CNTT đề hồ trợ dự án
- Thiết kế các tiêu chí đánh giá cho một dự án cụ thể
1.5 PBL với việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học Vật lý
Môn học Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, do đó nó rat trực quan sinh
động, gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Nhận thức của con người bắt đầu từ sự phản ánh thế giới xung quanh bằng các giác quan Chính sự thụ cảm bằng giác quan đem lại tri thức trực tiếp về hiện thực và là nguồn gốc của mọi tri thức Trong thời đại ngày
nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kì nhanh chóng Dé theo kịp thời đại, nhiệm vụ dạy hoc Vật lý ở trường
phô thông không chỉ đơn thuần là trang bị cho HS những tri thức cơ bản và hệ thống về
Vật lý học, mà còn rèn luyện cho HS các kỹ năng tư duy bậc cao, tự lực trong học tập và
PBL có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học của môn Vật lý ở
trường phố thông:
PBL với nhiệm vụ giáo dưỡng trong môn Lát lý: Được xây dựng dựa trên bộ câu
hỏi định hướng của GV, lồng ghép các nội dung kiến thức theo chuẩn, PBL không chỉ
giúp HS đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng Vật lý mà còn đạt được các chuẩn kiến thức một cách sâu sắc và lâu đài vì HS tự tìm kiếm chiếm lĩnh kiến thức, chứ không
đơn thuần là ghi nhớ kiến thức có sẵn được GV truyền cho như dạy học theo phương pháp giảng giải — minh họa
PBL với nhiệm vụ phái triển tư duy HS: Thông qua những nhiệm vụ mang tính mở,
PBL khuyến khích HS tìm tịi, tự lực chiếm lĩnh tri thức, vận dụng tri thức đề nhận biết bản chất của thế giới tự nhiên, thơng qua đó phát triển tư duy cho HS Có thê coi đây là
chìa khóa để mở cánh cửa bí hiểm của tự nhiên và tìm cách để hiểu nó và cải tạo nó Đặc
biệt PBL chú ý đến các kỹ năng tư duy bậc cao: phân tích, tổng hợp, đánh giá qua việc
khuyến khích HS thu thập, phân tích thơng tin, xử lý thông tin, tổng hợp và chế biến
thông tin, truyền đạt thông tin, đánh giá và tự đánh giá
Trang 34-26-PBL voi nhiệm vụ giáo đục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho HS: Trong quá trình thực hiện dự án và tạo ra những sản phẩm của chính mình, HS được bồi dưỡng
lòng say mê và u thích cơng việc mình làm: cần cù và dám vượt khó khăn dé đạt mục
đích; có lịng trung thực và tính sáng tạo: có tinh thần hợp tác và đám chịu trách nhiệm
qua đó giáo dục nhân cách người lao động kiểu mẫu cho HS, đồng thời phát triển được năng lực làm việc có kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình - đây là những nội dung quan trọng của chương trình giáo dục kỹ năng sống cho HS trong thời đại CNTT
PBL với nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật tổng hợp: PBL giúp GV phát hiện những thiên hướng và sở trường của từng HS và giúp HS nhận ra điều đó vào việc chọn nghề Đồng thời, với sự hiểu biết nguyên lý chung của các ngành cơng nghệ có liên quan trực tiếp đến
Vật lý, HS lại có thiên hướng về một trong những ngành đó thì HS sẽ thuận lợi cho sự
hướng nghiệp trong tương lai
Bài học thiết kế theo PBL chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thê lơi cuốn được mọi đối tượng HS mà không phụ thuộc vào cách học của HS Thông thường
HS sẽ làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn
dé, hiểu sâu nội dung hơn Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ HS học tập
Trong quá trình thực hiện du an, có thê vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau đề
giúp HS tạo ra những sản phẩm có chất lượng Với các chuẩn về nội dung và đánh giá,
trong quá trình dạy học, GV có thể áp dụng cách tiếp cận dự án để lôi cuốn HS làm việc
that su, dé phát triển các kỹ năng của thế kỷ XXI (hay còn gọi là các kỹ năng mềm) như cộng tác, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán và rèn luyện kỹ năng sống Nếu được thiết kế
tốt, PBL có thể đem lại chất lượng học tập cao cho HS, đồng thời giúp GV tích lũy được
nhiều kinh nghiệm bồ ích
Như vậy, quá trình thực hiện PBL giúp HS không còn tiếp thu kiến thức một cách
thụ động mà tìm tịi kiến thức thơng qua nhiều hoạt động mang tính tự lực dưới sự hướng dẫn, tham vấn của GV
Trang 35-27-1.6 So sánh phương pháp dạy học dự án với các phương pháp dạy học truyền thống
[14]
Day hoc truyén thong Day hoc du an
- PPDH truyén théng la phuong phap lay hoạt động của người thầy là trung tâm
- PPDH truyền thống, giáo viên là chủ
thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể,
là quỹ đạo
- Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức,
giờ dạy dễ đơn điệu, buôn tẻ, kiến thức
thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng
hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn
chế
- Là vấn để (nếu có) nầy sinh từ chương
trình học, nhiều khi không hấp dẫn,
không thiết thân, thiết thực với học sinh
- Khó có thể thích hợp cơng nghệ thơng tin
- Hoạt động cá nhân
- Nội dung trong khuôn khổ chương trình
học
- Kỹ năng trong lĩnh vực vật lý
- Bộ câu hỏi nấy sinh từ chương trình học, hướng tới các mục tiêu truyền thống - Có giải pháp định sẵn cho một vấn đề
-PBL là phương pháp lấy người học làm trung tâm
-PBL là người học thực hiện một nhiệm
vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết
và thực tiễn, thực hành
- Học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục
đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự
án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện
- Là vấn đề bắt nguồn từ cuộc sống thực vì
thé hấp dẫn, thiết thân, thiết thực với học
sinh
- Tích hợp dé dàng công nghệ thông tin
- Hoạt động: nhóm
- Tổng thể kiến thức mới có tính liên mơn - Kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ năng sống - Bộ câu hỏi xây dựng trong khuôn khổ nội
dung học, hướng tới các mục tiêu hiện đại
- Khơng có giải pháp định sẵn cho một vấn
đề
- Học sinh ra quyết định trong khn khổ
chương trình, biết thiết kế quá trình tìm
Trang 36
~- Học sinh bị động ra quyết định trong kiêm giải pháp
khuôn khổ chương trình, khơng biết thiết | - Học sinh có cơ hội thực hành TN kế quá trình tìm kiếm giải pháp
- Hoc sinh không có cơ hội thuc hanh TN
1.7 Các dạng của PBL [13]
PBL có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau Sau đây là một số
cách phân loại PBL:
œ« Phân loại theo chuyên môn
- Du an trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học - Du án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau
- Du án ngoài chuyên môn: là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học b Phân loại theo sự tham gia của người học
Dự án cho nhóm HS, dự án cá nhân Dự án dành cho nhóm HS là hình thức dự án
dạy học chủ yếu Trong trường phố thông cịn có dự án tồn trường, dự án dành cho một
khối lớp, dự án cho một lớp học
c Phân loại theo sự tham gia của GV
Dự án dưới sự hướng dẫn của một GV dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều GV
a Phân loại theo qHỹ thời gian
K.Frey đề nghị cách phân chia như sau:
- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ hoc:
- Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”) nhưng giới hạn là
một tuần hoặc 40 giờ học;
- Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”)
Cách phân chia theo thời gian này thường áp dụng ở trường phố thông Trong đào tạo đại học, có thể quy định quỹ thời gian lớn hơn
e Phân loại theo nhiệm vụ
Trang 37-29-Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại các dự án theo các dạng sau: - Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng;
- Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vần đề, giải thích các hiện tượng, quá trình;
- Dự án thực hành (dự án kiến tạo sản phẩm): trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ
như trang trí, trưng bày, biêu diễn, sáng tác;
- Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên
Các loại dự án trên khơng hồn tồn tách biệt với nhau Trong từng lĩnh vực chun mơn
có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng
1.8 Hồ sơ bai day trong PBL
Đề triển khai PBL cho một dé tai cu thể và đạt được sự thành công, GV phải thiết lập được hỗ sơ bài dạy một cách khoa học Có thể hiểu “hồ sơ bài dạy” chỉ sự chuẩn bị
của GV về:
- Nội dung kiến thức cần đạt gắn liền với tên dự án thông qua bộ câu hỏi định hướng
- Giới thiệu về dự án và các nội dung cơ bản
- Giới thiệu kế hoạch thực hiện dự án (có thể thơng qua giản đồ tư duy)
- Số theo dõi dự án giúp HS ghi lại quá trình thực hiện các nhiệm vụ đa dạng, qua đó GV
có thê rà sốt, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của HS
- Tai liệu tham khảo: sach, bao, SGK, internet, dia chi mail của GV giúp HS biét cach
thu thập thông tin như thế nào?, ở đâu?, bằng cách nào?, phương tiện gì?, cach xt ly
thơng tin như thế nào?, tiện giải đáp các thắc mắc của HS trong quá trình thực hiện dự án
- Phiếu đánh giá của GV, của HS và phiếu đánh giá nhóm nhằm ghi nhận thành quả lao động của HS, từ đó giúp HS định hướng đúng hoạt động học tập trong suốt quá trình thực
hiện dự án, tạo cho HS tâm lý được khuyến khích, được đánh giá thực chất cho một quá
trình nỗ lực trong học tập của mình
Với mỗi nhóm kiến thức khác nhau, đòi hỏi GV phải thiết lập hồ sơ bài dạy khác
nhau, sao cho phù hợp với nội dung của bài học, với trình độ tư duy của HS Có như vậy mới đạt được sự thành công trong PBL
Trang 38-30-1.9 Tình hình sử dụng PBL trong dạy học
* Trên thế giới: Cùng với sự phát triển như vũ bão của CNTT, PBL được chú ý đặc biệt trong nền giáo dục của nhiều nước trên thế giới trong thời gian gần đây Các quốc gia có nên giáo dục tiên tiến như Mỹ, Đức, Đan Mạch đã sử dụng phương pháp này như một
chiến lược dạy học trong tất cả các bậc học và đều có nhiều cơng trình có giá trị về lý luận cũng như thực tiễn
*Ở Việt Nam: Hòa nhập với xu hướng phát triển giáo dục của thời đại, việc dạy và học ở
Việt Nam đang trong thời kỳ tiếp cận có chọn lọc các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có PBL PBL là một phương pháp dạy học khả mới mẻ ở Việt Nam Các chương
trình dạy học dự án của Intel, Microsoft, Việt - Bỉ đã thực hiện thí điểm ở nhiều trường
trong cả nước Mặc dù không phú nhận phương pháp này mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả trong việc dạy và học nhưng nó lại chưa thực sự phô biến trong dạy học phố thông ở nước ta hiện nay, còn mang tính tự phát và rời rạc
* Tại tỉnh Nghệ An: Mặc dù lộ trình đến năm 2009 nước ta sẽ có khoảng 30.000 giáo viên trên cả nước được tham gia chương trình này, nhưng cho đến nay năm 2012 giáo
viên trong tỉnh Nghệ An số giáo viên vận dụng dạy học dự án vào trường THPT là rất hạn
chế, mặc dù đã được bồi đưỡng theo chu kỳ bồi dưỡng giáo viên theo định kỳ hàng năm
(năm 2009) Mặt khác cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn chế và điều kiện kinh tế của
các vùng dân cư học sinh cịn khó khăn, nên cịn cản trở giáo viên vận dụng hình thức dạy học
tích cực này
Tại huyện Nghĩ Lộc, số giáo viên vận dụng dạy học dự án vào dạy học nói chung và bộ mơn vật lý nói riêng còn rất hạn chế, hầu như là chưa vận dụng Chỉ duy nhất năm 2009 có một
dự án của thầy Nguyễn Văn Phương áp dụng đối với chương “Dịng điện khơng đồi” vật lý 11 chương trình nâng cao, tại trường THPT Nghi Lộc 5 đã mang lại những kết quả khả quan
Trang 39-31-KÉT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở lý luận về PBL đã được trình bày, chúng ta có thể thấy PBL là một
trong những phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, một yêu cầu của thực tiễn giáo
dục nước ta hiện nay PBL thể hiện rõ quan điểm dạy học tích cực là lay HS lam trung
tâm, định hướng hoạt động và tích hợp Do đó góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư
duy với hành động, nhà trường với xã hội, hình thành ở HS thói quen tự học, tu kham pha
kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh than trách nhiệm, khả năng cộng tác làm việc nhóm Đó cũng là chính là những phẩm chất cần có ở mỗi con người đề đáp ứng yêu cau phat triển kinh tế xã hội ngày nay
Không thể phủ nhận những mặt tích cực mà PBL mang lại trong quá trình dạy học, tuy nhiên để việc vận dụng thành công phương pháp dạy học tích cực này ở các trường THPT khơng chỉ địi hỏi việc giảm tải nội dung chương trình mang tính hàn lâm, tăng
thời lượng giảng dạy cho một đơn vị kiến thức, giảm sỉ số HS trong một lớp học, trang bị cơ sở vật chất mà Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có một chương trình tập huấn đồng bộ cho tất cả các GV trên cả nước nắm được cơ sở lý luận của PBL Không chỉ thế, về phía
GV cũng cần địi hỏi tính chun mơn nghiệp vụ vững, khả năng ứng dụng CNTT, khả năng sử dụng các phương tiện dạy học thành thạo; biết tố chức, điều khiển và giám sát
chặt chế mọi hoạt động nhận thức của HS trong qua trình thực hiện dự án Và trên hết là
lòng yêu nghề, yêu HS, luôn say mê việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực mới vào trong giảng dạy
Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm, việc vận dụng PBL vào việc giảng
dạy Vật lý tương đối khá thuận lợi Tuy nhiên không phải mọi kiến thức vật lý đều vận
dụng được phương pháp này, do đó GV phải có sự cân nhắc, chọn lọc những nội dung kiến thức phù hợp, đáp ứng tốt những yêu cầu của PBL
Trang 40-32-CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG KÉ HOẠCH DẠY HỌC CHƯƠNG “DAO ĐỌNG
VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÝ 12 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
THEO DAY HOC DU AN @BL)
Van dung PBL tron ven trong điều kiện hiện nay của nhà trường phô thông Việt Nam
là điều khó khăn vì nhiều lý do, trong đó khó khăn chính là sĩ số học sinh một lớp học quá
đông, mặt khác áp lực thi cử vẫn đè nặng lên giáo viên và học sinh nên chỉ có thể vận dụng một số tư tưởng của PBL vào thực tiễn dạy học
2.1 Ý TƯỞNG SƯ PHẠM
2.1.1 Vị trí, đặc điểm của chương “Dao đơng và sóng điện tù” Vật lý 12 chương trình
nâng cao
Chương “Dao động và sóng điện từ” là một chương quan trọng của chương trình vật lý 12 nâng cao, chiếm 7/105 tiết học theo phân phối chương trình Phần này gồm 04 bài
xây dựng kiến thức mới(6 tiết) và 01 bài luyện tập(01 tiết) Tuy số tiết học tương đối ít
nhưng các kiến thức trong chương lại có tầm quan trọng trong khoa học kỹ thuật cũng như trong đời sống Kiến thức trong chương nói về mạch dao động điện từ, điện từ trường, sóng điện từ, nguyên lý phát và thu sóng điện từ, đây là cơ sở vật lý cho những ứng dụng kỹ thuật quan trọng
Nội dung của chương “Dao động và sóng điện từ” gắn với nhiều là liên lạc vô tuyến,
truyền tin bằng sóng điện từ Vì vậy có nhiều cơ hội để vận dung PBL, vi dinh hướng của
PBL là gắn với sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm vật chất: điều này dễ gây hứng thú cho
học sinh với tính hiếu kỳ thích khám phá các em sẽ tích cực tự lực tìm hiểu cơ sở lý
thuyết và thiết kế chế tạo thiết bị kỹ thuật đơn giản trên cơ sở lý thuyết, từ đó lĩnh hội
được nội dung dạy học theo chuẩn, kiến thức lại gắn với thực tiễn Vì vậy chúng tôi xây
dựng ý tưởng cho một dự án học tập: Học sinh thiết kế chế tạo Radio đơn giản Muốn vậy
cần phải nghiên cứu đề chuyền tải mục tiêu dạy học theo chuẩn vào dự án này