1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động tín dụng tại quỹ tín dụng trung ương chi nhánh kiên giang

69 392 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 26,72 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH

aR RR

LUAN VAN TOT NGHIEP

PHAN TICH HOAT DONG TIN DUNG

TAI QUY TIN DUNG TRUNG UONG CHI NHANH

KIEN GIANG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

TS.TRƯƠNG ĐÔNG LỌC VÕ MINH DƯƠNG

MSSV: 4053907 Lớp:QTKDTH - K31

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu

thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất

kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày 4 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện

Trang 3

Loi Cam Ta

Trong suốt thời gian học tập tại tường Đại Học Cần Thơ, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của bản thân, em còn được sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô

Đồng thời, Ban Giám Hiệu trường cũng đã tạo mọi điều kiện cần thiết để chúng

em có thể học tập, nghiên cứu và phát huy khả năng của mình Thêm vào đó, qua ba tháng thực tập tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên trong chỉ nhánh cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Ngọc Hạnh ~ phó phòng kinh doanh, đến nay em đã hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp

Tuy nhiên, đo thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh

khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chân tình của quý Thầy Cô,

cơ quan thực tập và các bạn đề đề tài được hoàn chỉnh hơn

Em kính chúc quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ trong chỉ nhánh đồi đào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công và Quỹ tín dụng ngày

càng phát triển

Xin trân trọng cám ơn!

Kiên Giang, ngày 4 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện

Trang 4

MUC LUC

Trang

CHUONG 1: GIOT THIBU 0 ccccccssscssssessssssssessssesssessssecssecsssecssscsssecesseesseeeses 1

1.1 Đặt vẫn đề nghiên UU: sessceccssessssesssessssecsseesssessssecssecsssecsssccssecsseeesseesseesssecs 1

1.2 Mục tiêu nghiên CỨU - + + + E111 vn HT như 1 I0 á ii 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thỂ - -:-c-5tSt‡EEềEEEEEEEEEEEEE SE EEEExEE1111111 11712 crke 1 1.3 Pham vi nghi6n CU 0.0 ố 2 ID nao ¿0i 2n 2 II Na oan ố 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3

2.1 Cơ sở lý luận về tín dụng: . 2- 2 ©+++©++£+E+++2ExSEEEtEEEeerkerrrkerrkerrrvee 3

2.1.1 Các khái niệm cơ bản -2¿-©222++22++222+ErttE+Ererrrrrerrrrrrrrrrrcre 3

2.1.2 Phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài - 15 2.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng - 5-55 55<<+<<+sc+<+ 17 2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU 2 + +2 +*+* + E+**xEExEvEvEek cv re re 18 2.2.1 Phương pháp thu nhập số liệu . -2- ¿e2 ©xe+csseee 18 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2-©++++++xe+zxeevrxevrseeee 18

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI ))?79):8 3571979177 ố.Ắ 19 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quỹ tín đụng trung ương chỉ nhánh Kiên Gia 19 3.1.1 Thuận lợi 3.1.2 Khó khăn 3.2 Cơ cầu tổ chức của quỹ tín dụng trung ương chỉ nhánh Kiên Giang:

3.2.1 Sơ đồ cơ cầu tô chức

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng Trung ương chỉ nhánh Kiên Giang qua 3 năm 2006 — 2006 . - 5 2 2 +++*£+++£++£+eeseeree 24

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI

Trang 5

4.2.1 Tình hình huy động vốn theo thời hạn 2 2z+c+zetz++ 28

4.2.2 Tình hình huy động vó theo thành phần kinh tế - 31

4.3 Phân tích đoanh số cho vay của chỉ nhánh: . 2- + 2z+++ 32 4.3.1 Doanh số cho vay theo thời hạn 2-2++2cv+z+czxrrrrrrrrrrrx 32 4.3.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tẾ - + 34 4.3.3 Doanh số cho vay theo ngành nghề -2 2©+222+z++zzzerrxz 35 4.4 Phân tích tình hình thu nợ của chi nhánh: «+ +++s£+++++£+ee++ex++ 37 4.4.1 Tình hình thu nợ theo thời hạn - «+ + + ++ + +eeeeereeeeeeree 38

4.4.2 Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế

4.4.3 Tình hình thu nợ theo ngành nghề 4.5 Phân tích tình hình dư nợ của chỉ nhánh:

4.5.1 Tình hình dư nợ theo thời hạn

4.5.2 Tình hình đư nợ theo thành phần kinh tế 45 4.5.3 Tình hình đư nợ theo ngành nghề 2 2+222++++z+zetrxz 46

4.6 Phân tích tình hình nợ quá hạn của chi nhánh: . - 5 -s=+s++s++# 48 4.6.1 Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn - + + «5+ + 5s ++s sex 48

4.6.2 Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ¿- 49

4.7 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng tại quỹ tín dụng trung ương chỉ H0 $ i06 0n 5 4.7.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn -2 2©+222++++zxz+tr+z 52 4.7.2 Doanh số cho vay/Tổng nguồn vốn 2 ©2222+z+2+ztz+z 52 4.7.3 Tỷ lệ tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động -2+cztc++ 53 4.7.4 Ty 16 ng qué han/Téng du 10 .cscsssessssessssesssessssesssecsssecesseessecsseecssesesveess 53 4.7.5 Vòng quay vốn tín đụng 2¿2+©22++++22++r+trxrrerrxrrrrrrrrrrrrrerrrx 53

CHUONG 5: GIAI PHAP NHAM NANG CAO HIEU QUẢ TÍN DỤNG .54

5.1 Thuận lợi, khó khăn của quỹ tín dụng trung ương chỉ nhánh Kiên Giang 54

Trang 6

5.2.3 Về vấn đề thu nợ -++2222222222 re 57

5.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại quỹ tín dụng: 57 5.3.1 Giải pháp nhằm nâng cao công tác huy động vốn . 57 5.3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua va han chế rủi ro trong công tác cho VAY HH ng HT HH HT TT TH TT T00 0101 rơ 59

5.3.3 Giải pháp đối với công tác thu nợ, xử lý nợ quá hạn - 63

CHƯƠNG 6: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -2- ©2222 222zzccczvecrre 66

6.1 Kết luận: 222222222 ccccrcrrkrkkrkkrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrii 66

6.2 Kiến nghị: -cccccccccec 6.2.1 Đối với ngân hàng nhà nước 6.2.2 Đối với Bộ tài chính

6.2.3 Đối với chính quyền địa phương

6.2.4 Đối với Quỹ tín đụng Trung ương chỉ nhánh Kiên Giang

6.2.5 Đối với Hệ thống Quỹ tín dụng Trung ương . -+ 68

Trang 7

DANH MUC BANG

cece + —————_—_

Trang

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh đoanh của quỹ năm 2006 — 2008 24

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của quỹ năm 2006 - 2008 27

Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo thời hạn năm 2006 - 2008 29

Bảng 4: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế năm 2006 - 2008 31

Bảng 5: Tình hình đoanh số cho vay theo thời hạn năm 2006 - 2008 33

Bảng 6: Tình hình đoanh số cho vay theo thành phần kinh tế năm 2006 - 2008 34

Bảng 7: Tình hình đoanh số cho vay theo ngành nghề năm 2006 - 2008 36

Bảng 8§: Tình hình thu nợ theo thời hạn năm 2006 - 2008 - «+ 38

Bảng 9: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế năm 2006 - 2008 40

Bang 10: Tình hình thu nợ theo ngành nghề năm 2006 - 2008 41

Bảng 11: Tình hình dư nợ theo thời hạn năm 2006 - 2008 43

Bảng 12: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2006 - 2008 Bang 13: Tình hình dư nợ theo ngành nghề năm 2006 - 2008

Bang 14: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn năm 2006 - 2008

Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế năm 2006 - 2008 Bảng 16: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng - .32

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

cece + —————_—_

Trang Hình 1: Mô hình quan hệ tín dụng -¿- 5-5-5252 2*S+£++s£+xrerereeee 3

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dung Trung ương chỉ nhánh Kiên Giang Ô 22 Hình 3: Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ qua 3 năm 2006 — 2008 25

Hình 4: Đồ thị tình hình huy động vốn theo thời hạn . 2-¿- c2 29

Hình 5: Đồ thị tình hình huy động vốn theo thành phan kinh tế 31

Hình 6: Đồ thị tình hình doanh số cho vay theo thời hạn -. -¿-c2 33

Hình 7: Đồ thị tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 35 Hình §: Đồ thị tình hình doanh số cho vay ngành nghề - + 36

Hình 9: Đồ thị tình hình thu nợ theo thời hạn - 2-2-2 s2+£z+£xz+rxezxesrx 39

Hình 10: Đồ thị tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế

Hình 11: Đồ thị tình hình thu nợ theo ngành nghê

Hình 12: Đồ thị tình hình đư nợ theo thời hạn

Hình 13: Đồ thị tình hình đư nợ theo thành phần kinh

Hình 14: Đồ thị tình hình dư nợ theo ngành nghê „ 47 Hình 15: Đồ thị tình hình nợ quá hạn theo thời hạn - 5-5 «5s <+sc+sc+s++ 49

Trang 9

CHUONG 1:

GIOI THIEU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

Sau hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước,

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế và hơn hết Việt

Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới- WTO Để đáp ứng cho

tiến trình hội nhập này, tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế cùng “chạy đua” với đất nước

Cùng với hội nhập và phát triển, trong những năm gần đây hệ thống quỹ tín

dụng nhân dân đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Trên đà phát triển của những năm qua, hệ thống Quỹ tín

dụng dân vẫn tiếp tục ồn định và phát triển mạng lưới, củng có và nâng cao chất lượng tín dụng, đây mạnh hiệu quả kinh doanh trên phương diện hỗ trợ thành viên và tăng trưởng nguồn vốn, lợi nhuận Các chỉ tiêu đóng góp cho phát triển

kinh tế xã hội của hệ thống Quỹ tín đụng nhân dân đã và đang ngày càng khẳng

định vai trò quan trọng của mô hình kinh tế tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta, đóng góp tích cực trong việc tạo vốn, hạn chế, day lùi nạn cho vay nặng lãi, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn

Nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng tại quỹ tín dụng trung ương chỉ nhánh Kiên Giang đồng thời mong muốn góp một phần kiến thức vào quá trình

phát triển của đất nước, đó là lý do em chọn đề tài “phân tích hoạt động tín

dụng tại quỹ tín dụng nhân dân trung ương chỉ nhánh Kiên giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động tín dụng tại quỹ tín dụng trung ương chi nhánh Kiên Giang, từ đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu qua hoạt động tin dụng của Quỹ tín dụng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 10

- Phân tích và đánh giá hiệu quả tín dụng tại quỹ tín dụng qua 3 năm 2006,

2007, 2008

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nguồn vốn huy động, nâng cao

chất lượng tín dụng dé thu hút ngày càng nhiều khách hàng, hạn chế được rủi ro

trong cho vay và tạo thêm uy tín cho chi nhánh

1.3 Pham vi nghiên cứu

1.3.1 Phạm vỉ không gian

Đề tài được thực hiện tại quỹ tín dụng nhân dân trung ương chỉ nhánh Kiên Giang

1.3.2 Phạm vi thời gian

Trang 11

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về tín dụng 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Tín dụng là gì

Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó một bên chuyển giao tiền và tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất

định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận

Trong quan hệ giao dich nay thẻ hiện:

* Trái chủ (hay còn gọi là người cho vay) chuyển giao cho người cho thụ trái (hay còn gọi là người đi vay) một lượng giá trị nhất định Giá trị này

có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật (máy móc, hàng hoá )

* Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử đụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay

* Giá trị được hồn trả thơng thường lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức

Quan hệ tín dụng có thể diễn tả theo mô hình sau: Giá trị sử dụng (T) Trái chủ > Thụ trái (creditor) (debtor) 4——— Giá trị sử dụng + lãi (T+L) Hình 1: Mô hình quan hệ tín dụng 2.1.1.2 Nguyên tắc tín dụng

Trang 12

ngân hàng phải dựa trên các nguyên tắc này dé xem xét xây dựng, thực hiện và xử lý những vấn đề liên quan đến tiền vay, khách hàng vay vốn cũng phải tuân thủ và bị ràng buộc bởi các yêu cầu đặt ra theo xu hướng mà nguyên tắc này đòi

hỏi Đó là các nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả

thuận trên hợp đồng tín dụng

Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với ngân hàng và đã được ngân hàng cho vay chấp

nhận Đó là các khoản phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh

doanh của bên vay Ngân hàng có quyền từ chối và huỷ bỏ mọi nhu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận Việc sử dụng vốn Vay sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hoạt động của bên vay về phương diện này

Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đẩy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đẳng tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dich quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, ngân hàng và bên vay thoả thuận trong hợp đồng rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc) với một khoản chỉ phí đợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay

Về phương điện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn

của tín đụng: Tiền vay phải được đảm bảo giá trị, tiền vay phải đảm bảo thu hồi

được đầy đủ gốc và lãi Bởi vì nguồn vốn để cho vay là nguồn vốn ngân hàng

huy động, ngân hàng phải trả lãi tiền gửi cho người gửi tiền khi đến hạn thanh toán Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội

Trang 13

cho các khách hàng làm ăn yếu kém không hiệu quả, không trả được nợ, làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng phục vụ cho nền kinh tế

2.1.1.3 Điều kiện cho vay

Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

a) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thẻ:

* Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự

- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

* Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài: phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định

b) Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

c) Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng trong thời hạn cam kết

đ) Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh đoanh dịch vụ khả thi, có

hiệu quả; dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật

Trang 14

2.1.1.4 Đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản có định, tài sản lưu động và các khoản chỉ phí cho quá trình sản

xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định

Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

+ Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị và các khoản chỉ phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống và đầu tư

phát triển

+ Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khâu, thuế giá trị gia tăng đối với lô hàng xuất nhập khâu Đây là khoản tiền được tính vào giá thành hàng hố xuất nhập khẩu

Thơng qua nghiệp vụ này ngân hàng đã tham gia tích cực vào quá trình lưu thơng hàng hố một cách nhanh nhất, tạo điều kiện thuận lợi và thời cơ cho khách hàng + Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản có định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài

han dé đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định

đó

Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:

+ Số tiền thuế phải nộp (trừ các khoản tiền thuế ở trên)

+ Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tô chức tín dung khác + Số tiền vay trả cho chính tô chức tín dụng cho vay vốn

Theo quy định 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn

quy định tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:

+ Để mua sắm các tài sản và các chỉ phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cắm mua bán, chuyên đổi, chuyền nhượng

+ Để thanh toán các chỉ phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm

+ Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật

2.1.1.5 Thời hạn cho vay

Trang 15

tiên cho đến khi thu hồi hết nợ Thời hạn cho vay được các bên thoả thuận phù

hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh hàng hố, chăn ni, trồng trọt và phù hợp

với khả năng thanh toán của khách hàng

Thông thường ngân hàng quy định các loại tín dụng theo thời hạn như sau: + Tín dụng ngắn han: là các khoản vay có thời hạn cho vay dưới 12 tháng + Tín dụng trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng

+ Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 60 tháng

Theo quyết định 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

thời hạn cho vay là thời hạn tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ

sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của

khách hàng và nguồn vốn cho vay của tô chức tín dụng đẻ thoả thuận về thời hạn cho vay Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập và giấy phép hoạt động tại Việt Nam Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời

hạn được phép sinh sống tại Việt Nam

2.1.1.6 Phương thức cho vay

Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay:

+ Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất

định

+ Cho vay theo dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay

vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh đoanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống

+ Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ

Trang 16

+ Cho vay trả góp: khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức

tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng

+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín

dụng Khi cho vay phát hành và sử đụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

+ Cho vay theo hạn mức thấu chỉ: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng

thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chỉ vượt số tiền có trên tài

khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

2.1.1.7 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kì so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kì nhất định

Về bản chất, lợi tức là một phần lợi nhuận được sáng tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh mà người đi vay phải trả cho người cho vay theo mức

đã sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh Lợi tức là một phần của lợi nhuận

được biểu hiện bên ngoài như “giá cả” của tiền tệ

Lãi suất cho vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng thoả thuận Ngân

hàng và khách hàng có thể thoả thuận áp dụng lãi suất cho vay có định trong suốt thời gian vay vốn hoặc lãi suất cho vay có điều chỉnh (theo định kỳ hoặc theo

Trang 17

2.1.1.8 Quy trình cho vay

a) Quy trình cho vay bổ sung vốn lưu động:

Bước 1: Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn đến ngân hàng Hồ sơ vay vốn gồm những giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh đoanh do cơ quan có

thâm quyền cấp

- Các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh của các kỳ và các năm (2 năm) gần nhất so với ngày đề nghị vay

- Phương án sản xuất kinh doanh: trong phương án sản xuất kinh

doanh phải tính toán được hiệu quả kinh tế và xác định được nguồn để trả nợ,

trường hợp cấp thiết phải có sự chấp nhận của cơ quan chủ quản cấp trên

- Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay

Bước 2: Ngân hàng thâm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay Ngân hàng nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi tới, ngân hàng

tiến hành thắm định hồ so

- Ngân hàng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay

- Ngân hàng tiến hành kiểm tra các tài liệu khách hàng gửi tới, đồng thời tiến hành thâm định tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh

doanh và khả năng hoàn trả nợ vay

Thâm định hồ sơ vay vốn là quá trình xem xét, phân tích các thông

tin, số liệu đã thu thập trong hồ sơ của khách hàng Mục đích là xác định giới hạn

an toàn của quan hệ tín đụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn

Trong thời gian theo quy định của quy chế cho vay, kể từ khi ngân

hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách

Trang 18

Trường hợp quyết định không cho vay, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay

Trường hợp ngân hàng quyết định cho vay, giữa ngân hàng và khách hàng vay thoả thuận một số điều khoản cầm có, thế chấp tài sản như:

quyền sử dụng nhà đất, giấy tờ chứng nhận sở hữu

Bước 3: Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay và kí kết hợp

đồng tín dụng với khách hàng

+ Mức cho vay: là mức vốn vay ngân hàng có thể cho vay cao

nhất đối với phương pháp cho vay từng lần hoặc là mức dư nợ tối đa đối với

phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng Hiện nay, Nghị định đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng số 178/1999/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay do tổ chức tín đụng quy định mức cho vay trong giới hạn giá trị tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng Theo Số tay tín dụng của Ngân hàng Đầu tư quy định mức cho vay tối đa không quá

80% giá trị tài sản cầm có, thế chấp

+ Thời hạn cho vay: căn cứ vào chu kỳ luân chuyên vốn của đối tượng vay và khả năng trả nợ vay của khách hàng

+ Lãi suất cho vay: là mức lãi cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bước 4: Kiểm tra, giám sát khoản vay

Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quá số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời

thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng

hạn các cam kết

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định việc kiểm tra,

giám sát các khoản vay được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản

vay, một hay nhiều lần tuỳ theo độ an toàn của khoản vay Bước 5: Mở tài khoản cho vay và giải ngân

Trang 19

Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và tiến độ thực hiện phương án sản xuất kinh đoanh và đầu tư xây dựng cơ bản của khách hàng (có phát sinh nhu cầu

vốn thực tế), ngân hàng phát tiền vay Đối với khách hàng vay luân chuyển, trong phạm vi hạn mức tín dụng đã xác định, từng lần vay vốn, khách hàng đi vay phải

gửi đến cho ngân hàng các chứng từ hàng hoá, các giấy tờ thanh toán hay hợp

đồng kinh tế, trên cơ sở đó ngân hàng cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trong khả năng nguồn vốn cho phép

Bước 6: Thu nợ

Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng

tín dụng Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ khi đến

hạn Khách hàng không trả được nợ đến hạn, ngân hàng sẽ xử lý theo những trường hợp sau:

+ Do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia hạn nợ, ngân hàng có thể xét cho gia hạn nợ Theo quy định trong quy chế cho vay hiện hành của Ngân hàng Đầu tư, thời hạn được gia hạn nợ tối đa bằng một kỳ hạn nợ Nhưng do nguyên nhân khách quan thì thời hạn quá hạn tối đa không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và trung hạn tối đa bằng phân nửa thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

+ Do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyền nợ quá hạn và phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn Theo quy định hiện hành, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay

+ Nếu không có các thoả thuận gia hạn nêu trên và khách hàng không có thiện chí trả nợ thì ngân hàng có quyền tiến hành bán tài sản thế chấp, cầm có để thu hồi nợ Việc chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp, cầm có dé thu hồi vốn trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật

+ Nếu ba trường hợp trên hai bên không thoả thuận để giải quyết

được, ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín đụng Bước 7: Thu lãi tiền vay

Việc tính lãi, thu lãi được tiến hành hàng tháng hoặc thu một lần

cùng với nợ gốc tuỳ theo kỳ hạn nợ thích hợp giữa ngân hàng và khách hàng thoả thuận Trường hợp cho vay theo hạn mức thì việc tính lãi và thu lãi được thực

Trang 20

đến hạn và có đề nghị gia hạn lãi thì ngân hàng tính và hạch toán vào tài khoản

ngoại bảng đề thu dần vào kỳ sau, không nhập lãi vào nợ gốc Trong trường hợp

khách hàng vay có khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan thì tổng

giám đốc ngân hàng cho vay có thể quyết định cho giảm hoặc miễn lãi đối với khách hàng vay Việc giảm hoặc miễn lãi của khách hàng tuỳ theo khả năng tài chính của ngân hàng cho vay

b) Quy trình cho vay dự án đầu tư:

Cũng như cho vay bổ sung vốn lưu động, chu kỳ cho vay dự án đầu tư đối với các khách hàng được mở đầu bằng việc xem xét và quyết định cho vay,

sau đó là giải ngân, theo đối nợ và kết thúc bằng việc thu nợ gốc và lãi

Dựa trên đề xuất vay vốn dự án đầu tư của khách hàng vay, ngân hàng

thương mại phải xem xét trong một thời gian nhất định và đưa ra kết luận từ chối

hay chấp nhận cho vay

Đề xuất vay vốn của khách hàng được hợp thức hoá bằng các tài liệu

như giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý chứng minh tư cách pháp nhân và vốn tự

có của khách hàng, các báo cáo tài chính hai năm trước khi đề xuất vay và của

hai quý trong năm đề xuất vay, các tài liệu liên quan đến dự án đầu tư vay vốn

(luận chứng kinh tế kỹ thuật, các giấy tờ pháp lý về tài sản cầm có hoặc thế

chap )

Việc chấp nhận hay từ chối cho vay một dự án dau tư của khách hàng phải dựa vào kết quả thâm tra các mặt như: tư cách pháp nhân, tình hình sản xuất

kinh doanh, tình hình công nợ, mức vốn tham gia của đơn vị vay vốn, đồng thời phải xem xét mục đích kinh tế xã hội, kha năng thực thi, nguồn cung cấp nguyên liệu

Khi xem xét, thâm định và đi đến quyết định chấp nhận hay từ chối

cho vay một dự án đầu tư của khách hàng phải quán triệt các nguyên tắc:

+ Phù hợp với nguồn vốn của ngân hàng cho vay, nghĩa là không vượt quá khả năng nguồn vốn hiện có và sẽ huy động được để dùng cho vay trung và đài hạn của bản thân ngân hàng cho vay

+ Phù hợp với quyền quyết định cho vay trung và đài hạn mà ngân hàng cấp trên dành cho giám đốc ngân hàng đó trong lĩnh vực cho vay trung và

Trang 21

Trường hợp chấp nhận cho vay, ngân hàng phải thông báo bằng văn ban trong thời gian quy định để khách hàng vay kịp thời đến ngân hàng lập hồ sơ vay vốn Trong trường hợp từ chối cho vay, ngân hàng phải thông báo và nêu rõ

lý do để khách hàng biết

Hồ sơ pháp lý cho vay dự án đầu tư của khách hàng chính là hợp đồng

tín dụng được ký kết giữa ngân hàng cho vay với khách hàng, trong đó phải xác định rõ mức vay, đối tượng vay, thời hạn vay, lãi suất

Dựa vào mức cho vay ghi trên hợp đồng tín đụng, ngân hàng tổ chức việc giải ngân để khách hàng vay sử dụng tiền vay vào thực hiện dự án Tiền vay được ngân hàng cho vay phát ra theo tiến độ thực hiện của dự án đầu tư vay vn, được phản ánh kịp thời và chính xác vào tài khoản cho vay, khế ước vay nợ và dựa trên những chứng từ hợp lệ

Ngân hàng cho vay theo dõi chặt chẽ tiến độ thực thi dự án đầu tư vay vốn cho đến khi dự án kết thúc và các công trình của dự án đưa vào hoạt động có hiệu quả, khách hàng vay trả xong nợ cho ngân hàng, kể cả nợ gốc và lãi

2.1.1.9 Rủi ro tín dụng a) Rủi ro tín dụng là gì

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến có không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho

ngân hàng một cách day du ca gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến

hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản b) Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra:

* Đối với bản thân ngân hàng:

Rủi ro tín đụng sẽ tác động trực tiếp hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thiếu tiền chỉ trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn huy động mà khi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc

và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của ngân hàng dần dan lâm vào tình

trạng thiếu hụt

Trang 22

* Đối với nền kinh tế xã hội:

Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ

nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tang lớp dân cư Vì

vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, khi đó nó có khả năng lây lan các ngân hàng khác và tạo cho dân chúng tâm lý sợ hãi Lúc đó,

dân chúng sẽ đưa nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn Điều đó có thể

dẫn đến đồng loạt phá sản các ngân hàng

Chính vì vậy, rủi ro tín dụng là van đề rất nghiêm trọng mà chính phủ các nước phải quan tâm, đặc biệt là ngân hàng Trung Ương phải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát, chiết khấu, tái chiết khấu và sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại khi có các biến cố rủi ro xảy ra

2.1.1.10 Đảm bảo tín dụng

a) Khái niệm về đảm bảo tín dụng

Đảm bảo tín dụng là một phương tiện tạo cho chủ ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn vốn khác dé hoàn trả hay bảo chỉ nếu công việc cho vay bị phá sản

b) Vai trò của đảm bảo tín dụng

Đảm bảo tín dụng là thiết lập những cơ sở pháp lý của khoản tín dụng đã cấp với những tài sản của người vay hay người thứ ba để khi không thu được

nợ sẽ có thể dựa vào việc bán tài sản đó để thu hồi nợ

Khi đánh giá hoạt động tín dụng của khách hàng chưa đem lại nguồn

thu chắc chắn, ngân hàng buộc phải dùng đến hình thức đảm bảo tín dụng Đó là các giá trị tài sản thế chấp, cầm có hay bảo lãnh của bên thứ ba

c) Biện pháp đảm bảo tiền vay

- Cầm có, thế chấp bằng tài sản của khách hàng

- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

- Bao dam bang tài sản hình thành từ vốn vay

d) Nguyên tắc bảo đảm tiền vay

- Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Nghị

Trang 23

- Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài san dam bao tiền vay theo quy định của pháp luật khi khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết

- Sau khi xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nếu khách hàng chưa thực

hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng theo nghĩa vụ trả nợ đã cam kết

2.1.2 Phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài

Trong đề tài này, phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích đẻ xác định xu hướng, mức biến động của chỉ tiêu phân tích Vì vậy, để tiến hành so sánh

phải giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh

* Số gốc so sánh

Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích:

- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động tốc độ tăng trưởng của các chỉ

tiêu, số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước (năm nay so với năm trước, tháng này so với tháng trước )

- Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong 1 năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước (tháng hoặc

quý)

- Khi đánh giá mức độ biến động so với các mục tiêu đã dự kiến, trị số

thực tế sẽ được so sánh với mục tiêu nêu ra (thường trong kế hoạch sản xuất - kỹ thuật — tài chính của xí nghiệp)

- Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh số thực tế với mức hợp đồng hoặc tổng nhu cầu

Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trước gọi

chung là trị số kỳ gốc và thời kỳ chọn làm gốc so sánh đó gọi chung là kỳ gốc,

thời kỳ chọn dé phân tích gọi tắt là thời kỳ phân tích

Trang 24

một đơn vị được chọn làm gốc so sánh — đơn vị điển hình trong từng lĩnh vực, từng chỉ tiêu phân tích

* Điều kiện so sánh

Điều kiện so sánh cần được quan tâm khác nhau khi so sánh theo thời gian và khi so sánh theo không gian

Khi so sánh theo thời gian cần chú ý các điều kiện sau:

+ Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu Thông thường, nội dung kinh tế có tính ổn định và thường được quy định thống nhất

Tuy nhiên, do phát triển sản xuất của hoạt động kinh doanh nên nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi theo các chiều hướng khác nhau: nội dung kinh tế của

chỉ tiêu có thể bị thu hẹp hoặc mở rộng do phân ngành sản xuất - kinh doanh, đo

phân chia các đơn vị quản lý hoặc do thay đổi của chính sách quản lý Trong

điều kiện các chỉ tiêu có thay đổi về nội dung, để đảm bảo so sánh được, cần tính

toán lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới quy định lại

+ Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu Trong

kinh đoanh, các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khác nhau Khi so sánh cần lựa chọn hoặc tính lại các trị số chỉ tiêu theo một phương pháp thống

nhất

+ Bao dam tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lượng,

thời gian và giá trị

Tất cả các điều kiện trên gọi chung là đặc tính “có thể so sánh” hay tính

“so sánh được” của các chỉ tiêu phân tích * Mục tiêu so sánh

Mục tiêu so sánh trong kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối

và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích

Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ

tiêu giữa 2 kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc — hay đúng hơn — so sánh giữa số phân tích

và số gốc

Trang 25

2.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng 2.1.3.1 Tỷ lệ vốn huy động trên tông nguồn vốn

Vốn huy động thể hiện thế mạnh của ngân hàng Vốn huy động trên tổng nguồn vốn cao thể hiện ngân hàng tự chăm lo nguồn vốn đủ sức để hoạt động kinh doanh tín dụng và các sản phâm ngân hàng khác

Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ lệ huy động trén tong nguén von =, ——————————— x 100 Tổng nguồn vốn

Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy công tác huy động vốn không đủ nguồn vốn để cho vay, phải đi vay của ngân hàng Trung Ương hay các tổ chức tín dụng khác, mức vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động từ dân cư Vì vậy nếu tỷ lệ này thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

Ngược lại, nếu ngân hàng có chính sách huy động vốn với lãi suất cao nhưng hoạt động tín dụng kém gây ứ động nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Vì vậy phải cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả

2.1.3.2 Tỷ lệ doanh số cho vay trên tổng nguồn vốn

Doanh số cho vay

Tỷ lệ doanh số cho vay trên tổng nguồn vốn=_ —————————————— x100 Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ đoanh số cho vay nói lên hiệu quả sử đụng nguồn vốn của ngân hàng Doanh số càng lớn chứng tỏ công tác cho vay càng nhiều, vốn không bị ứ đọng và đây là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của Ngân hàng 2.1.3.3 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động Tổng dư nợ Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động=_ —————————————————— x 100 Vốn huy động

Trang 26

2.1.3.4 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn trên tổng du ng = ——— =x 100 Téng du ng

Ty số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tin dụng của ngân hàng Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng nầy cao 2.1.3.5 Vòng quay vốn tín dụng (lần) Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân/năm = Dư nợ bình quân/năm

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyền vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ

vay nhanh hay chậm

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu nhập số liệu

Các số liệu dùng để phân tích trong đề tài được thu nhập từ các báo cáo tín

dụng của chi nhánh qua ba năm (2006 — 2008)

Ngoài ra còn xem thêm thông tin trên các tạp chí và sách báo có liên quan đến

quỹ tín dụng, kết hợp với những ý kiến góp ý chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn và

các cán bộ tại chi nhánh

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trang 27

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH KIÊN GIANG 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quỹ tín dụng trung ương chỉ nhánh Kiên Giang

Quá trình thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân được tiến hành theo quyết

định số 390/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã

thành lập được 45 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và một Quỹ tín dụng nhân dân

khu vực Kết thúc giai đoạn thí điểm, thực hiện chỉ thị số 57 - CT/TW của bộ chính trị về việc củng cố hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân

dân, hoàn chỉnh mô hình tổ chức và hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân

theo hướng chuyền đổi dần từ mô hình Quỹ tín dụng nhân dân 3 cấp thành mô

hình Quỹ tín dụng nhân dân 2 cấp trong phạm vi cả nước, Ngân hàng nhà nước chủ trương xúc tiến thực hiện sát nhập các Quỹ tín dụng nhân dân khu vực đã chuyển thành Quỹ tín đụng nhân dân Trung ương Trong giai đoạn này, Quỹ tín dụng nhân dân khu vực đã chuyển thành Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chỉ nhánh Kiên Giang vào ngày 01/11/2001 theo quyết định số 497/QĐÐ - Quỹ tín dụng Trung ương

Sau 8 năm hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chi nhánh Kiên Giang đã vượt qua bao thử thách gian nan đề tồn tại và phát triển ngày một hoàn thiện, đã trở thành một Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động kinh doanh có uy tín và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quỹ tín dụng Trung wong và Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm phía Tây Nam của tổ quốc, có đường biên giới đất liền chung với vương

quốc Campuchia dài 56km Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6245 km”, dân số 1.517

triệu người Về tự nhiên, Kiên Giang là tỉnh có tài nguyên phong phú da dạng về

nông sản, hải sản, khoáng sản và du lịch Nguồn lao động dồi đào, nằm ven vịnh

Thái Lan, lưu thông quốc tế đường biên thuận lợi Khí hậu 4m áp quanh năm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông — lâm nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy

Trang 28

phát triển tương đối toàn diện Các loại cây công nghiệp truyền thống của địa phương như cây: tiêu, đừa, khóm, mía được duy trì và ngày càng phát triển

Chăn nuôi phát triển với nhiều hình thức quy mô thích hợp Kinh tế thủy sản là thế mạnh thứ hai của tỉnh và là ngành có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa giá

trị cao, hàng năm sản lượng khai thác tương đối lớn Ngành công nghiệp được

hình thành và phát triển từ lâu, hiện nay đi dần vào ổn định và phát triển Ngoài

ra, các ngành như nuôi trồng thủy sản, du lịch và dịch vụ khác cũng được quan tâm đầu tư đúng mức, tạo nên một thế cân bằng, phát triển mạnh nên kinh tế địa phương, cùng cả nước đây nhanh sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường

lối đổi mới của Đảng và Nhà nước

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chi nhánh Kiên Giang ra đời và hoạt động

trong điều kiện kinh tế địa phương cũng như bối cảnh đất nước có những biến đổi to lớn, những diễn biến khách quan và chủ quan đó đã phần nào có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của Quỹ tín dụng nói chung, đó là chủ trương,

định hướng của Đảng, nhà nước tiếp tục khẳng định rõ qua nhiều chính sách với những cơ chế thông thoáng góp phần thúc đây nền kinh tế phát triển đa dạng,

phong phú Nền kinh tế địa phương tiếp tục phát triển ồn định, nhất là trong lĩnh

vực nông nghiệp, tuy có năm chịu ảnh hưởng của thiên tai, lụt bão, hạn hán kéo dài nhưng tốc độ tăng trưởng khả quan Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, tạo thêm nhưng điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển

Những đặc điểm và diễn biến của tình hình nêu trên là các yếu tố tạo ra những

thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chi nhánh Kiên Giang năm 2006-2007-2008

3.1.1 Thuận lợi

Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nói chung, Quỹ tín dụng Trung ương chỉ nhánh Kiên Giang nói riêng ra đời và hoạt động trong điều kiện Đảng và nhà

nước khẳng định vai trò kinh tế hợp tác trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất

nước Chỉ thị 57 - CT-TW của Bộ chính trị quán triệt nhận thức việc xây dựng và phát triển Quy tin dung là những giải pháp quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn

Trang 29

đặc biệt sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc, toàn diện của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang

Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Kiên Giang được hình thành khá đông

đảo, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi, dé dang cho người

dân vay vốn, gửi tiền Việc ấn định lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp để tự cân đối với từng điều kiện, thời gian Sự chỉ đạo nhạy bén của ban giám đốc điều hành, của từng thành viên trong Hội đồng quản trị, sự năng nỗ nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên, luôn cải tiến các hình thức huy động, làm tốt cơng tác

thanh tốn, vui vẻ lịch sự trong giao tiếp đã tạo nên sự tin tưởng, an tâm của khách hàng khi gửi tiền vào Quỹ tín dụng

Những năm qua, Quỹ tín dụng Trung ương chỉ nhánh Kiên Giang đã đưa hoạt động của Quỹ đi vào nề nếp, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao hoàn

thành tốt chỉ tiêu được giao

3.1.2 Khó khăn

Vẫn còn chịu ảnh hưởng của sự đỗ vỡ hệ thống Hop tac xa tin dung trước đây Mắt cân đối rất lớn trong quan hệ cung nhỏ hơn cầu về vốn ở nông thôn kéo theo sự phát triển nạn cho vay nặng lãi làm hạn chế khả năng huy động vốn tại chỗ của Quỹ tín dụng

Nguồn vốn đang bị bất động dưới dạng phi tiền tệ trong nước còn quá lớn

như: dự trữ vàng bạc, đá quý đây là hiện tượng “thừa tiền” nhưng “thiếu vốn”

ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn của các tổ chức tín dụng nói chung và hệ thông Quỹ tín dung nói riêng

Môi số tổ chức tín đụng phát sinh tiêu cực, lừa đảo, mat khả năng chỉ trả đã

gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người gửi tiền, làm hạn chế công tác huy động vốn của các Quỹ tín dụng

Tuy nhiên, với sự đồng tâm hợp lực của tập thể cán bộ, nhân viên Quỹ tín

dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang đã phát huy những mặt thuận lợi, từng

bước khắc phục khó khăn đưa hoạt động của Quỹ ngày càng ổn định và phát

Trang 30

3.2 Cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dụng Trung ương chỉ nhánh Kiên Giang

3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Giám đốc r r Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng kế toán Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dụng Trung ương chỉ nhánh Kiên Giang 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 3.2.2.1 Ban giám đốc

Giám đốc là người đại diện cho Quỹ, trực tiếp chịu trách nhiệm về hiệu

quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo luật doanh nghiệp nhà nước và luật các tổ chức tín dụng

3.2.2.2 Phòng kinh doanh

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và các quy trình tín đụng Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng, đảm bảo an toàn, góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả tín dụng của toàn chi nhánh

Tham mưu đề xuất với Giám đốc chỉ nhánh xây dựng văn bản hướng dẫn chính sách phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chỉ nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng, xếp loại khách

hàng, xác định tài sản đảm bảo nợ vay (tính pháp lý, định giá )

Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng như: thiết lập, mở rộng, phát triển

hệ thống khách hàng, giới thiệu bán các sản phẩm tín dụng dịch vụ cho khách

hàng, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng

Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ, và các

vấn đề khác có liên quan; phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng

Trang 31

Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định; tông hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập các báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi Phòng được phân công

Phối hợp với các phòng khác theo quy trình tín dụng; tham gia đóng góp

ý kiến và chịu trách nhiệm ý kiến về quy trình tín dung, quan ly tin dung, quản lý

rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ phòng

3.2.2.3 Phòng kế toán

Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chỉ tiết, kế toán

tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹ của chỉ

nhánh

Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; thực hiện việc kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, số sách kế toán theo quy định của Nhà nước

Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài sản của chỉ nhánh; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động để phục vụ cho quản trị điều hành kinh doanh của lãnh đạo

Tham mưu với Giám đốc chỉ nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, nộp

thuế, trích lập quản lý và sử dụng các quỹ, tiết kiệm chỉ tiêu nội bộ, hợp lý và

đúng chế độ của Nhà nước

Chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, của báo cáo tài chính, đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của ngân

hàng và khách hàng qua công tác hậu kiểm và kiểm tra chế độ kế toán, chế độ tài

chính của đơn vị trong chi nhánh 3.2.2.4 Phòng hành chính

Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao

động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo nhu cầu phát triển của chỉ nhánh theo quy định

Tham mưu với Giám đốc chỉ nhánh về xây dựng và thực hiện kế hoạch

phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chỉ

Trang 32

Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chánh văn phòng theo đúng quy định

Thực hiện các công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động của cán bộ công nhân viên; trực tiếp quản lý, mua sắm bao quan tài san dam bao str dung có hiệu quả và tiết kiệm

3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng Trung ương chỉ nhánh Kiên Giang qua 3 năm 2006 - 2008

Những năm qua, trong bối cảnh tình hình kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng Trung ương chỉ nhánh Kiên Giang Song với định hướng chiến lược, sự cố gắng của toàn thể cán

bộ, nhân viên của Quỹ, Quỹ vẫn đạt được những kết quả rất khả quan Góp phần

tích cực vào thành quả chung của toàn hệ thống và sự phát triển kinh tế xã hội

của tỉnh nhà Kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ được thê hiện bằng bảng dưới đây: Bang 1: KET QUA HOAT DONG KINH DOANH CUA QUY NAM 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm Năm Năm Năm 2007 so với Năm 2008 so với Chỉ tiêu 2006 2007 2008 năm 2006 năm 2007 Số tiền Tý lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh thu 20.667 | 22.088 29687 1.421 6,9 7.599 34,4 Chi phi 18.455| 18.775 | 24620 320 17 5.845 31,1 Loi ˆ 2.212 3.313 5.067 1.101 49,8 1.754 52,9 nhuận

Nguồn: phòng kinh doanh

Lợi nhuận của Quỹ tăng tương đối khá qua 3 năm Cụ thể năm 2007 lợi nhuận là 2.212 triệu đồng, năm 2007 lợi nhuận đạt 3.313 triệu đồng tức là tăng 1.101

Trang 33

doanh thu (6,9%) lớn hơn tốc độ tăng của chỉ phí (1,7%) Nếu chỉ nhìn vào số tương đối thì ta thấy tốc độ tăng không đáng kể Tuy nhiên khi nhìn vào số tuyệt đối thì ta thấy tốc độ tăng khá mạnh Có được kết quả đó là do năm 2007 Quỹ đã có những biện pháp để tăng nguồn vốn huy động Đến năm 2008 lợi nhuận đạt

5.067 triệu đồng tăng 1.754 triệu đồng tương đương 52,9% so với năm 2007 Đây là mức tăng trưởng khá cao, có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của Quỹ trong hoạt động tín dụng Dưới đây là biểu đồ thể hiện đoanh thu, chỉ phí và lợi nhuận của Quỹ: Triệu Đồng 35.000 30.000 25.000 n Doanh thu @ Chi phi n Lợi nhuận 20.000 15.000 10.000 5.000 0 1 2006 2007 2008 Nam Hình 3: Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ qua 3 năm 2006 — 2008

Dựa vào đồ thị ta có thể thấy, doanh thu chỉ phí lợi nhuận của Quỹ tăng qua các năm Nhưng tốc độ của doanh thu đều lớn hơn tốc độ của chỉ phí do đó lợi nhuận đều tăng Điều đáng quan tâm là làm sao cho lợi nhuận tăng đến mức tối

đa trong khi chỉ phí ở mức nhỏ nhất mà vẫn không sảy ra rủi ro tín dụng

Trang 34

CHƯƠNG 4:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH KIÊN GIANG 2006-2008

4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của chỉ nhánh

Trong hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng thì nguồn vốn nói chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh Muốn hoạt động có hiệu quả Quỹ tín dụng phải biết tự chăm lo về nguồn vốn Nguồn vốn hoạt động của Quỹ tín dụng chủ yếu từ 2 nguồn: vốn điều chuyển từ Hội sở chính và vốn huy động tại chỗ

Đối với nguồn vốn điều chuyển, do hoạt động của Quỹ tín dụng chủ yếu là huy động và cho vay nên việc đảm bảo khả năng chi trả là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động của bất kỳ Quỹ tín dụng nào Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư cho tín dụng thường chiếm tỷ lệ cao, đôi khi có những biến động về nhu cầu rút vốn, vượt quá khả năng cân đối vốn của chi nhánh, nếu không có sự hỗ trợ bên ngoài, chỉ nhánh sẽ lâm vào tình trạng khó khăn trong

thanh toán, dan đến gây mắt lòng tin nơi khách hàng và đưa các ngân hàng đến

bờ vực thẳm của sự phá sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của toàn hệ thống

hoặc chỉ nhánh phải tìm biện pháp vay ngoài với lãi suất cao, điều đó sẽ ảnh

hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Quỹ tín dụng Với sự có mặt của ngân hàng Trung Ương, trong trường hợp thừa vốn hay thiếu vốn, chỉ nhánh luôn nhận được sự hỗ trợ của ngân hàng Trung Ương với vai trò điều hoà vốn

nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho toàn hệ thống, giữ vững uy tín trước

khách hàng gửi tiền Chính vì vậy, nguồn vốn điều chuyền từ ngân hàng Trung Ương đến các chỉ nhánh là rất cần thiết, nó góp phần giúp cho hoạt động của chỉ nhánh ngày càng ồn định và phát triển

Trang 35

Bang 2: TINH HINH NGUON VON CUA QUY NAM 2006 - 2008 ĐVT: triệu đồng So sánh 2006 2007 2008 2007 so với | 2008 so với Chỉ tiêu 2006 2007 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền ltrọng Số tiền |trọng| Số tiền |trọng| Số tiền| Tỷ lệ | Số tiền | Tý lệ (%) (%) (%) IVốn huy động 59.311) 46,1) 87.630 45,1J168.357| 64.2 28.319 4771 80.727 92,1 lVốn điều chuyển | 69.369 53,9106.614 54,9 94.005, 35,8, 37.247 53/7 -12.611| -11,8 [Tông 128.680 100194.246 100,0262.362 100,0 65.566 51,0 68.116 35,1 Nguồn: Phòng kinh doanh

Qua số liệu trên cho thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của chỉ nhánh tăng qua

các năm Cụ thể là năm 2007 so với năm 2006 tăng 51%, số tuyệt đối là 65.566 triệu đồng, năm 2008 so với năm 2007 tăng 35,1%, số tuyệt đối là 68.116 triệu

đồng Điều đó cho thấy rằng hoạt động của chỉ nhánh ngày càng mạnh lên, tăng

trưởng liên tục Khách hàng tìm đến chỉ nhánh ngày càng nhiều, hoạt động tín

dụng của chỉ nhánh cũng vì thế mà tăng cao, đòi hỏi ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn đề đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng

Trong tổng nguồn vốn ta thấy nguồn vốn huy động tăng qua các năm Năm

2007 tăng so với 2006 là 47,7% số tuyệt đối là 28.319 triệu đồng Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 92,1% số tuyệt đối là 80.727 triệu đồng Điều đó cho thấy chỉ

nhánh ngày càng chủ động được nguồn vốn cho vay hơn Lượng vốn ngày càng được đảm bảo hỗ trợ kịp thời vốn cho cá nhân và các tổ chức kinh tế, tạo dựng được vị thế trên địa bàn

Bên cạnh nguồn vốn huy động, chỉ nhánh vẫn cần những nguồn vốn điều chuyển từ Trung Ương để đảm bảo cho khả năng chỉ trả và thanh toán của chỉ nhánh trong những điều kiện cấp thiết Qua bảng số liệu trên ta thấy, lượng vốn

điều chuyển của chỉ nhánh có su hướng giảm năm 2007 so với năm 2006 tăng

53.7% tương đương 37.247 triệu đồng, năm 2008 so với năm 2007 giảm 11.8%

tương đương 12.610 triệu đồng Điều đó chứng tỏ chỉ nhánh ngày càng chủ động

Trang 36

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của chỉ nhánh rất khả quan Điều đó đã nói

lên công tác tạo lập nguồn vốn của chỉ nhánh đủ mạnh và ngày càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn, từng bước tạo uy tín đối với khách hàng

4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của chỉ nhánh

Với phương châm hoạt động của Quỹ là “đi vay dé cho vay”, hoạt động huy động vốn và tín dụng được xem là hai hoạt động chủ yếu của Quỹ tín dụng Thông qua hoạt động huy động vốn, Quỹ tín dụng tạo được nguồn vốn đẻ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng đồng thời thực hiện chức năng trung gian thu hút mọi khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi tiền vào Quỹ tín dụng để tiết kiệm và kiếm lời, chính nguồn vốn này cũng hỗ trợ cho nền kinh tế

phát triển

Để hoạt động huy động vốn ngày càng phát triển mạnh, Quỹ tín dụng đã có

những biện pháp hữu hiệu để thu hút vốn và mở rộng đầu tư bằng những chính

sách huy động vốn hấp dẫn như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng Bên cạnh đó, các hình thức trả lãi trước, trả lãi sau với các mức lãi suất khác nhau tạo nên mức lãi suất bình quân đầu vào có tính cạnh tranh cao Tuy nhiên khi cần

thiết Quỹ tín dụng phải điều chỉnh mức lãi suất phù hợp theo mặt bằng lãi suất

của thị trường đề giữ được nguồn vốn ổn định

4.2.1 Tình hình huy động vốn theo thời hạn

Như đã trình bày ở trên và theo bảng số liệu về tình hình huy động vốn theo thời hạn, chỉ nhánh đã thu được những kết quả rất khả quan, số dư huy động vốn

Trang 37

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI HẠN CỦA QUỸ NĂM 2006 - 2008 ĐVT: triệu đồng So sánh 2006 2007 2008 2007 so với 2008 so với Chỉ tiêu 2006 2007 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền ltrọng| Số tiền |trọng| Số tiền | trọng | Số tiền | Tý lệ | Số tiền | Tỷ lệ (%) (%) (%) Không kỳhạn| 3.561] 6, 1653j 19 227 1,3, -1.906_ -53,5 616 37.2 INgắn hạn 15.36đ 25/4 22.206 25,3) 15.280 87] 684đ 44,5) -6.926 -31,2) Trung-dai han | 40.384 68,1) 63.769, 72,8 157.646 90/0 23.385] 57,9 9387] 1472 [Tống 59.311] 100, 87.630, 100 175.197, 100, 28.319 47/] 87.567| 99,9 Nguon: Phong Kinh doanh Triệu đồng 200.000 180.000 160.000 140.000 120.000 100.000 80.000 60.000 40.000 20.000 0 = Không kỳ hạn m Ngắn hạn O Trung-dai han n Tổng 2006 2007 2008 Năm

Hình 4 : Đồ thị tình hình huy động vốn theo thời hạn

Với kết quả đạt được ở trên là do ngoài những chính sách lãi suất huy động

cạnh tranh, chính sách khuyến mãi của chỉ nhánh còn có sự đóng góp đáng kế của cán bộ công nhân viên Đó là cung cách phục vụ tận tình, nhanh chóng và chính xác nên không những khiến cho khách hàng cảm thấy thoải mái mà còn tạo được lòng tin nơi khách hàng Bên cạnh đó, khách hàng cũng nhận được nhiều tiện ích mà Quỹ tín dụng cung cấp nên số lượng khách hàng đến với Quỹ tín

Trang 38

càng thu hút các doanh nghiệp ngoài tỉnh đến đầu tư Điều này cũng đã tạo những cơ hội không nhỏ cho hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Sự ôn

định của tỉ giá ngoại tệ cũng góp phần trong việc thu hút khách hàng gửi tiền vào

Quỹ

* Đối với huy động vốn không kỳ hạn

Tình hình huy động vốn đối với Quỹ tín dụng cơ sở, tô chức kinh tế và dân

cư, năm 2007 so với năm 2006 giảm 53,5% số tuyệt đối 1.906 triệu đồng, số dư

giảm như vậy là do năm 2007 tình hình lạm phát diễn biến bất thường, lòng tin của khách hàng vào ngân hàng nói chung và Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh

Kiên Giang nói chung thấp, khách hàng không dám gửi tiền nhiều vào Quỹ tín dụng Đến năm 2008, tình hình ổn định trở lại khách hàng dần gửi tiền vào Quỹ

tín dụng, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 37,2% tương đương 616 triệu đồng * Đối với huy động vốn ngắn hạn

Đối với tình hình huy động vốn ngắn hạn, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 44,5% số tuyệt đối là 6.840 triệu đồng Nhưng đến năm 2008, lượng vốn huy

động ngắn hạn giảm 31,2% so với năm 2004, số tuyệt đối là 6.926 triệu đồng

Điều này cho thay khách hàng đang chuyền dẫn tiền gửi vào các ngân hàng * Đối với huy động vốn trung — dài hạn

Đặc biệt, tình hình huy động vốn trung va dai hạn tương đối én định và tăng

qua các năm: năm 2007 tăng so với năm 2006 là 23.385 triệu đồng và tăng cao

vào năm 2008 với số chênh lệch so với 2007 là 93.877 triệu đồng Điều này thể hiện sự ổn định trong van dé huy động vốn của chỉ nhánh Thêm vào đó, nguồn huy động vốn trung và dài hạn càng tăng chứng tỏ việc huy động vốn của chỉ nhánh có hiệu quả cao, khả năng thanh khoản càng lớn và đảm bảo được nguồn

vốn phục vụ cho tín dụng càng nhiều Đó là do chỉ nhánh đã có những chính sách

về lãi suất phù hợp, lãi suất có sức thu hút cạnh tranh trên thị trường, linh hoạt và luôn bằng hoặc cao hơn lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn, nên đã tạo được

sự ôn định về lãi suất, làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng và an tâm khi gửi tiền, đồng thời những khách hàng thân thuộc này cũng góp phần giới thiệu đến những khách hàng tiềm năng khác làm cho số lượng khách hàng đến với ngân

Trang 39

4.2.2 Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế

Bắt cứ một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại và phát triển thì nguồn vốn huy động là một phần không thẻ thiếu trong cơ cầu nguồn vốn của ngân hàng và tổ chức tín dụng Quỹ tín dụng Trung ương chỉ nhánh Kiên Giang cũng vậy Dưới đây là cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế của Quỹ

Bang 4: TINH HINH HUY DONG VON THEO THANH PHAN KINH

Trang 40

Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tình hình huy động vốn của Quỹ chủ yếu là từ cá

nhân và tổ chức kinh tế (chiếm khoảng 80%) Cụ thể như sau:

+ Đối với các cá nhân và tô chức kinh tế: Năm 2006 là 45.782 triệu đồng

chiếm 77,2% tỷ trọng, năm 2007 là 70.358 triệu đồng tăng 24.576 triệu đồng, năm 2008 nguồn vốn huy động đạt 164.620 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 94.262 triệu đồng

+ Đối với Quỹ tín dụng cơ sở: nguồn vốn huy động có xu hướng giảm Năm

2006 nguồn vốn huy động là 13.529 triệu đồng Năm 2007 nguồn vốn huy động đạt 17.272 triệu đồng Tuy nhiên năm 2008 vốn huy động giảm xuống chỉ còn 10.577 triệu đồng

4.3 Phân tích doanh số cho vay của chỉ nhánh 4.3.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Nền kinh tế Kiên Giang trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 gặp rất nhiều khó

khăn: Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu đựa vào nông nghiệp trong khi giá các mặt

hàng lương thực, nông thuỷ hải sản không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu

nhập và đời sống của người dân, dịch cám gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo dài, giá cả của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng,

dầu, thép phân bón tiếp tục tắng cao Thêm vào đó các doanh nghiệp nhà nước

trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang trong quá trình sắp xếp lại, sáp nhập, cổ phần hoá hoặc giải thể nên chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Tuy

nhiên, với sự phan đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong chỉ nhánh đã nỗ

lực thực hiện công tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự nghiệp phát

triển kinh tế địa phương, doanh số cho vay của chỉ nhánh được thể hiện thông

Ngày đăng: 20/08/2014, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w