1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa

55 4,4K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa tại Viện nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp Thành Tây, được sự tư vấn kỹ thuật của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên Viện chăn nuôi Việt Nam

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ

NĂNG SẢN XUẤT CỦA VỊT TRỜI ANAS

Người hướng dẫn 1 : ThS NGÔ THỊ THÙY

Người hướng dẫn 2 : ThS NGUYỄN THỊ THÚY NGHĨA

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI XUYÊN

Hà Nội – 2014

Trang 2

MỤC LỤC

Ph n I ần I M Đ UỞ ĐẦU ẦU 1

1.1 Đ T V N ĐẶT VẤN ĐỀ ẤN ĐỀ Ề 1

1.2 M C ĐÍCH – Ý NGHĨAỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA 2

1.2.1 M c đíchục đích 2

1.2.2 Ý nghĩa 2

Ph n II ần I T NG QUAN TÀI LI UỔNG QUAN TÀI LIỆU ỆU 3

2.1 C S KHOA H CƠ SỞ KHOA HỌC Ở ĐẦU ỌC 3

2.1.1 Đ c đi m di truy n c a các tính tr ng s lặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng ểm di truyền của các tính trạng số lượng ền của các tính trạng số lượng ủa các tính trạng số lượng ạng số lượng ố lượng ượng 3ng 2.1.2 C s khoa h c v đ c đi m ngo i hình c a gi ng v tơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịt ở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịt ọc về đặc điểm ngoại hình của giống vịt ền của các tính trạng số lượng ặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng ểm di truyền của các tính trạng số lượng ạng số lượng ủa các tính trạng số lượng ố lượng ịt 5

2.1.3 Kh năng s n xu t c a th y c mả năng sản xuất của thủy cầm ả năng sản xuất của thủy cầm ất của thủy cầm ủa các tính trạng số lượng ủa các tính trạng số lượng ần I 6

2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN C U TRÊN TH GI I VÀ TRONG NỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Ế GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ỚI VÀ TRONG NƯỚC ƯỚI VÀ TRONG NƯỚC 14C 2.2.1 Tình hình nghiên c u trên th gi iứu trên thế giới ế giới ới 14

2.2.2 Tình hình nghiên c u trong nứu trên thế giới ưới 15c 2.2.3 M t s hi u bi t v v t tr iột số hiểu biết về vịt trời ố lượng ểm di truyền của các tính trạng số lượng ế giới ền của các tính trạng số lượng ịt ời 17

Ph n III ần I Đ I TỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNG, N I DUNG VÀ PHỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ƯƠ SỞ KHOA HỌCNG PHÁP NGHIÊN C UỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 19

3.1 Đ I TỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNG, TH I GIAN VÀ Đ A ĐI M NGHIÊN C UỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ỂM NGHIÊN CỨU ỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 19

3.1.1 Đ i tố lượng ượngng nghiên c uứu trên thế giới 19

3.2 N I DUNG NGHIÊN C UỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 19

3.3 PHƯƠ SỞ KHOA HỌCNG PHÁP NGHIÊN C UỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 19

3.3.1 Phươ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịtng pháp b trí thí nghi mố lượng ệm 19

3.3.2 Phươ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịtng pháp theo dõi các ch tiêuỉ tiêu 21

3.4 Phươ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịtng pháp x lí s li uử lí số liệu ố lượng ệm 26

Ph n IV ần I K T QU NGHIÊN C U VÀ TH O LU NẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Ả NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Ả NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ẬN 27

4.1 K T QU CÁC CH TIÊU V KH NĂNG SINH TRẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Ả NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ỉ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA VỊT TRỜI Ề Ả NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ƯỞ ĐẦUNG C A V T TR IỦA VỊT TRỜI ỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 27

Trang 3

4.1.1 Đ c đi m ngo i hình c a v t Tr iặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng ểm di truyền của các tính trạng số lượng ạng số lượng ủa các tính trạng số lượng ịt ời 27

4.1.2 Các ch tiêu v kích thỉ tiêu ền của các tính trạng số lượng ưới ơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịt ểm di truyền của các tính trạng số lượng ủa các tính trạng số lượngc c th c a v t Tr iịt ời 29

4.1.3 T l nuôi s ngỷ lệ nuôi sống ệm ố lượng 30

4.1.4 Kh i lố lượng ượngng c th qua các tu n tu iơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịt ểm di truyền của các tính trạng số lượng ần I ổi 32

4.2 K T QU CÁC CH TIÊU V KH NĂNG SINH S N C A V T TR IẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Ả NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ỉ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA VỊT TRỜI Ề Ả NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ả NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ỦA VỊT TRỜI ỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 34

4.2.1 T l đ và năng su t tr ng, tiêu t n th c ăn/10 qu tr ngỷ lệ nuôi sống ệm ẻ và năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ất của thủy cầm ứu trên thế giới ố lượng ứu trên thế giới ả năng sản xuất của thủy cầm ứu trên thế giới 34

4.2.2 Ch tiêu p nỉ tiêu ất của thủy cầm ở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịt 37

4.3 K T QU KH O SÁT CH T LẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Ả NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ả NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ẤN ĐỀ ƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNG TR NG C A V T TR IỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ỦA VỊT TRỜI ỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 38

Ph n V ần I K T LU N VÀ Đ NGHẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ẬN Ề ỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 42

5.1 K t lu nế giới ận 42

5.2 Đ nghền của các tính trạng số lượng ịt 43

TÀI LI U THAM KH OỆU Ả NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài

sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báucủa nhà trường, các thầy cô giáo, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên,Việnnghiên cứu nông lâm nghiệp Thành Tây, gia đình và bạn bè

Tôi xin trân trọng cảm ơn cô hướng dẫn Ths Nguyễn Thị Thúy Nghĩa,Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Văn Tuấn cùng tập thể đội ngũ kỹ thuật Trung tâmnghiên cứu vịt Đại Xuyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trong quátrình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, tập thể cán bộ công nhân viênTrung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Viện nghiên cứu và phát triển nông lâmnghiệp Thành Tây đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất để tôi nghiên cứu, hoànthành khóa luận

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi và NTTS– Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong toàn khóa học

Tôi xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã động viênkhích lệ, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa luậnnày Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó!

Hà nội, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Hoàng Minh Đức

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ lệ nuôi sống của hai dòng vịt TC1 và TC2

Bảng 3.1:Chế độ dinh dưỡng cho vịt nuôi sinh sản

Bảng 3.2: Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt

Bảng 3.3: Đánh giá chỉ số Haugh

Bảng 4.1: Đặc điểm ngoại hình của vịt Trời

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá đặc điểm ngoại hình

Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống ở các tuần tuổi

Bảng 4.4: Khối lượng cơ thể vịt qua các giai đoạn tuổi (n=30)

Bảng 4.5: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng

Bảng 4.6: Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở

Bảng 4.7: Khảo sát chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

Biểu đồ 4.1: Biểu diễn tỷ lệ nuôi sống của vịt Trời qua các giai đoạn tuổi

Đồ thị 4.2: Biểu diễn khối lượng vịt Trời qua các tuần tuổi (g/con)

Đồ thị 4.3: Biểu diễn tỷ lệ đẻ của vịt Trời qua các tuần tuổi (%)

Hình 4.1: Vịt Trời một ngày tuổi

Hình 4.2: Vịt Trời 8 tuần tuổi

Trang 7

NN-PTNN VN Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Trang 8

số vịt của Việt Nam tăng bình quân 7%/năm, sản lượng trên 280.000 tấn thịthơi/năm Trứng đạt trên 2 tỷ quả/năm (trích theo Nguyễn Huấn, 2013).

Vịt trời là một loài động vật hoang dã cũng đang giảm nhanh về sốnglượng do tình trạng săn bắt tận diệt của con người, cũng như biến đổi khí hậutrên trái đất Trái đất đang nóng lên, môi trường tự nhiên đang dần bị thu hẹpcũng vì thế mà không gian sống của các loài vịt trời cũng dần bị thu hẹp, nguồnthức ăn can kiệt Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng thịt động vật hoang dã của conngười không ngừng tăng, từ dó mà số lượng vịt trời bay về Việt Nam tránh rétngày càng giảm rõ rệt Nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học vềcác giống ngan, vịt nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về cácgiống vịt trời

Chính vì vậy, để tránh sự biến mất của vịt trời ở Việt Nam, cũng như gópphần bảo vệ loài vịt trời trên thế giới Viện nghiên cứu và phat triển nông lâmnghiệp Thành Tây đã thu thập giống vịt trời và được sự hỗ trợ của Trung tâmnghiên cứu vịt Đại Xuyên chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm bảo tồn nguồn gene quý

Do đó, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản

Trang 9

xuất của vịt trời Anas Supercillosa ” là cần thiết với mục đích theo dõi khả năng

thích nghi, khả năng sản xuất để có cơ sở khoa học cho công tác giống sau này

1.2 M C ĐÍCH – Ý NGHĨA ỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA

1.2.1 M c đích ục đích

- Mô tả được đặc điểm ngoại hình của vịt trời

- Đánh giá được khả năng sản xuất của vịt trời

1.2.2 Ý nghĩa

- Cung cấp những thông tin về vịt trời Anas Supercillosa ở Việt Nam làm

cở sở cho việc nghiên cứu, giảng dạy sau này

Trang 10

Ph n II ần I

T NG QUAN TÀI LI U ỔNG QUAN TÀI LIỆU ỆU

2.1 C S KHOA H C Ơ SỞ KHOA HỌC Ở ĐẦU ỌC

2.1.1 Đ c đi m di truy n c a các tính tr ng s l ặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng ểm di truyền của các tính trạng số lượng ền của các tính trạng số lượng ủa các tính trạng số lượng ạng số lượng ố lượng ượng ng

Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của một giống giasúc, gia cầm trong một điều kiện chăn nuôi cụ thể thực chất là nghiên cứu đặcđiểm di truyền và ảnh hưởng của những tác động xung quanh lên các tính trạng

đó Phần lớn các tính trạng về năng xuất của vật nuôi như sinh trưởng, sinh sản,sản xuất trứng, thịt, lông đều là các tính trạng số lượng Cơ sở di truyền học củacác tính trạng số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định

Tính trạng số lượng còn được gọi là tính trạng đo lường (metviccharacter) vì sự nghiên cứu chúng phụ thuộc sự đo lường của mức độ tăng trọng,kích thước các chiều đo, khối lượng trứng… Tuy nhiên, có những tính trạng màgiá trị của chúng có được bằng cách đếm như: số lượng trứng đẻ ra trong mộtchu kỳ đẻ, số trứng có phôi, số vịt con nở ra trong một năm… Vẫn được coi làtính trạng số lượng và đây là những tính trạng số lượng đặc biệt

Giá trị kiểu gen của một tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ(minorgene) cấu tạo thành Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng genthì rất nhỏ nhưng tập trung lại thì có ảnh hưởng lớn đến tính trạng được nghiêncứu Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen hoặc polygen Giá trị kiểu genđược phân theo ba thành phần như sau:

G = A + D + ITrong đó: G: Giá trị kiểu gen (Genotype value)

A: Giá trị cộng gộp (Additive value)

Trang 11

D: Sai lệch do tác động trội lặn (Dominance deviation).

I: Sai lệch do tương tác giữa các gen (Interaction deviation)

- Giá trị cộng gộp hay giá trị giống: là tổng các hiệu ứng của các gen cótrong locus Giá trị cộng gộp còn được gọi là giá trị giống

- Sai lệch trội lặn: là sai lệch được sản sinh do tác động qua lại giữa cácgen cùng alen ở trong cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử

Giá trị đo lường của một tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi làgiá trị kiểu hình (phenotype value) của cá thể đó Các giá trị có liên hệ với kiểugen là giá trị kiểu gen (genotype value) và giá trị có liên hệ đến môi trường làsai lệch môi trường (environmental deviation) Như vậy, có nghĩa là kiểu genquy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một sự sai lệch vớigiá trị kiểu gen theo hướng này hay hướng khác Quan hệ trên có biểu thị nhưsau:

P = G + ETrong đó: G: Giá trị kiểu gen

P: Giá trị kiểu hình

E: Sai lệch mội trường

Ngoài kiểu gen, môi trường có ảnh hưởng lớn tới tính trạng số lượng vàđược chia làm hai loại sai lệch do môi trường là Eg và Es

- Eg: Sai lệch môi trường chung (general anvironmental deviation) là sailệch do các nhân tố môi trường có tính chất thường xuyên và không cục bộ các

Trang 12

Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ở cá thể,

ta thấy rằng muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:

+ Tác động về mặt di truyền (G)

- Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc

- Tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng phối giống tạp giao.+ Tác độn về môi trường (E) bằng cách cải thiện điều kiện chăn nuôi như:thức ăn, thú y, chuồng trại…

Trong chăn nuôi, các giống vật nuôi luôn nhận được từ bố mẹ một số genquy định tính trạng số lượng nào đó và được xem như là được nhân từ bố mẹmột khả năng di truyền; tuy nhiên, khả năng đó có phát huy tốt hay không cònphụ thuộc rất lớn vào điều kiện của vật nuôi

Khi quan sát các tính trạng số lượng (cân, đo, đếm…) người ta thườngxác định các tham số sau:

Trang 13

Hình dáng của vịt để phân biệt tính năng sản xuất chuyên biệt của chúng.Vịt hướng thịt có hình dáng to, hình chữ nhật, dáng đứng thường gần song songvới mặt đất; vịt hướng trứng thường có hình dáng nhỏ, gon, thanh mảnh và dángđứng thường tạo với mặt đất một góc gần 900.

2.1.2.2 Sự mọc lông

Tốc độ mọc lông cũng là một trong những đặc tính di truyền liên quanđến trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm Đây là một chỉ tiêuphản ánh tính thành thục tính dục Biến dị di truyền về sự mọc lông cũng phụthuộc vào giới tính Những con trống mọc lông chậm, có 2 nhiễm sắc thể giớitính và do đó cả 2 yếu tố mọc lông chậm hơn con mái Trong một dòng mọclông nhanh thì những con mái lại mọc lông đều hơn con trống Điều này lại liênquan đến hoocmon, vì hoocmon có tác động ngược chiều với gen liên kết giớitính quy định sự mọc lông nhanh

Tốc độ mọc lông tương quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, cho phép

ta sử dụng tính trạng này trong công tác chọn lọc, chọn phối thích hợp để nângcao chất lượng thịt của thủy cầm

2.1.3.Kh năng s n xu t c a th y c m ả năng sản xuất của thủy cầm ả năng sản xuất của thủy cầm ất của thủy cầm ủa các tính trạng số lượng ủa các tính trạng số lượng ần I

2.1.3.1 Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng thích ứngcủa vật nuôi đối với điều kiện ngoại cảnh và nó có ý nghĩa lớn đối với nhữnggiống được chuyển từ vùng này sang vùng khác

Sức sống của thủy cầm được tính bằng (%) của số con đầu kỳ so với cuối

kỳ trong một khoảng thời gian nhất định Chọn giống theo sức sống có thể làmgiảm tỷ lệ gây chết Hệ số di truyền về sức sống của gia cầm nói chung thấp, chỉ

từ 0.05 – 0.1 Chính vì vậy, để cải tiến tính trạng này dùng phương pháp chọnlọc theo gia đình mới có khả năng mang lại hiệu quả cao qua các thế hệ Sứcsống của thủy cầm được xác định theo các giai đoạn khác nhau: giai đoạn con,

Trang 14

giai đoạn hậu bị đến trưởng thành và giai đoạn sinh sản đến hết kỳ sử dụng Đốivới các dòng vịt nói chung và vịt trời nói riêng phản ánh khá đầy đủ khả năngthích nghi với môi trường sống.

Nguyễn Đức Trọng và cộng sự (2012), tỷ lệ nuôi sống của vịt Đại xuyên

TC dòng TC1 và TC2 ở các giai đoạn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tỷ lệ nuôi sống của hai dòng vịt TC1 và TC2 Giai đoạn

(Tuần tuổi)

Số lượng (con)

TLNS (%)

Số lượng (con)

TLNS (%)

2.1.3.2 Khả năng sinh trưởng của thủy cầm

* Khả năng sinh trưởng của thủy cầm

Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình sinh tổng hợpProtein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quátrình sinh trưởng Để đánh giá đặc điểm về khả năng sinh trưởng người ta haydùng các chỉ tiêu khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng tương đối, tốc độ sinhtrưởng tuyệt đối, tốc độ mọc lông

- Khối lượng cơ thể

Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình sinh trưởngcủa vật nuôi, đây là chỉ tiêu có hệ số di truyền trung bình h2 = 0,33 – 0,76 vàviệc chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể là có hiệu quả (Powell, 1985)

Khối lượng cơ thể phụ thuộc vào loài, giống và dòng, các giống vịtchuyên thịt có khối lượng cơ thể lớn hơn vịt kiêm dụng và vịt chuyên trứng, vịt

Trang 15

dòng trống có khối lượng lớn hơn vịt dòng mái, kết quả nghiên cứu trên vịtchuyên thịt MT1, MT2 và MT3 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyênlúc 7 tuần tuổi vịt dòng trống MT3 con trống có khối lượng 3385,0g/con, conmái có khối lượng 3098,67g/con; khối lượng lúc 8 tuần tuổi vịt dòng mái MT2con trống có khối lượng 1934,7g/con, con mái có khối lượng 1904,1g/con(Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cộng sự, 2012).

Tốc độ mọc lông cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, theo K.F Kushner(1974) cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng,những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng trọng cao

- Tốc độ sinh trưởng

Tốc độ sinh trưởng của vịt nói chung và vịt trời nói riêng được đánh giáthông qua các chỉ tiêu: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của khối lượng tăng lêntrong một khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát, đơn vị tính là g/con/ngày, đồthị biểu diễn có dạng parabol Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ (%) tăng lêncủa khối lượng cơ thể ờ một giai đoạn nào đó so với khối lượng cơ thể của nó ởgiai đoạn kế trước, đồ thị biểu diễn có dạng hyperpol, tốc độ sinh trưởng tươngđối ở vịt cao nhất ở tuần đầu tiên, giảm dần ở các tuần tiếp theo

Nguyễn Ân và cộng sự (1983) cho rằng: tốc độ mọc lông có liên quanchặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng Tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền cóliên quan đến quá trình trao đổi chất và sinh trưởng, phát triển của vịt Nhữngcon vịt lớn nhanh thì mọc lông nhanh và ngược lại, những con vịt lớn chậm thìmọc lông chậm

Hàm lượng các chất như canxi, photpho… trong chế độ dinh dưỡng cũnganh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của gia cầm

Các điều kiện môi trường, chế độ chăm sóc cũng có ảnh hưởng lớn tới tốc

độ sinh trưởng của vịt Mật độ nuôi quá cao, chuồng trại kém thông thoáng,thiếu oxy kết hợp với quy trình nuôi không hợp lý sẽ làm giảm khả năng tăng

Trang 16

khối lượng gia cầm, tiếu tốn thức ăn cao, tỷ lệ hao hụt lớn thường gây hiệntượng mổ nhau.

2.1.3.3 Khả năng sinh sản của thủy cầm

Khả năng sinh sản của thủy cầm được thể hiện thông qua các tính trạng sốlượng như tuổi đẻ, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi và tiêu tốn thứcăn/10 quả trứng

* Tuổi đẻ

Sự thành thục về tính là thời điểm các cơ quan sinh dục đã phát triển vàhoàn chỉnh, độ thành thục của con mái được xác định qua tuổi đẻ quả trứng đầutiên, tuổi đẻ này được tính toán dựa trên số liệu của từng cá thể vịt, do vậy nóphản ánh được mức độ biến dị của tính trạng, biết được vịt đẻ sớm hay đẻ muộn.Đối với đàn không theo dõi cá thể thì tuổi thành thục về tính được tính khi toàn

bộ đàn có tỷ lệ đẻ là 5%, nhược điểm của phương pháp này là không biết đượctuổi đẻ chính xác của từng cá thể

Tuổi đẻ của vịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, hướng sản xuất,chế độ dinh dưỡng, phương thức nuôi, thời gian thay thế đàn trong năm… Cácgiống vịt hướng trứng có tuổi đẻ sớm hơn các giống vịt hướng thịt, vịt TriếtGiang có tuổi đẻ là 22 – 23 tuần tuổi (Nguyễn Đức Trọng và cộng sự, 2010)

Phương thức nuôi có ảnh hưởng rõ rệt đến tuổi đẻ của vịt, kết quả nuôi vịt

CV Super M khi nuôi theo 2 phương thức là nuôi khô không có nước bơi lội vànuôi có nước bơi lội cho thấy: tuổi đẻ của vịt dòng ông và dòng bà ở phươngthức nuôi khô là 178 và 164 ngày, trong khi đó ở phương thức nuôi nước tuổi đẻtương ứng là 190 và 169 ngày (Nguyễn Đức Trọng và cộng sự, 2005)

* Năng suất trứng

Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của gia cầm trong một khoảngthời gian nhất định, đây là một trong những chỉ tiêu sản xuất quan trọng nhất củagia cầm và là một tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiệnngoại cảnh, hệ số di truyền của tính trạng này là thấp

Trang 17

Năng suất trứng phụ thuộc vào giống, dòng, phương thức chăn nuôi khácnhau và điều kiện địa lý cũng ảnh hưởng đến năng suất trứng, Hoàng Văn Tiệu(1993) vịt CV Super M nuôi công nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu vịt ĐạiXuyên thế hệ xuất phát vịt dòng mái có năng suất trứng đạt 155,5 quả/mái/40tuần đẻ và vịt dòng trống đạt 141,6 quả/mái/40 tuần đẻ kết quả trên tương đươngvới 83,4% so với tiêu chuẩn của giống.

Ngoài ra, năng suất trứng của vịt không những phụ thuộc vào yếu tốgiống, dòng mà còn phụ thuộc vào chính bản thân mỗi cá thể (Dương XuânTuyển, 1998), bên cạnh đó năng suất trứng trong hai tháng đẻ đầu có tương quanthuận rất chặt chẽ với năng suất trứng của cả chu kỳ (Pingel, 1990), đây là 2 yếu

tố quan trọng giúp cho quá trình chọn lọc đạt hiệu quả cao, tiến bộ di truyềnnhanh về năng suất trứng

* Khối lượng và cấu tạo trứng vịt

- Khối lượng trứng

Khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng của trứng giống có liên quan đếnkết quả ấp nở, kết quả ấp nở tốt nhất ở trứng có khối lượng xung quanh giá trịtrung bình của giống, trứng có khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn đều cho kết quả

ấp nở thấp hơn Nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự mất cân đối giữa cácthành phần của trứng, trứng quá to hoặc quá nhỏ đã làm cản trở sự phát triển củaphôi, thường thì trứng nhỏ có tỷ lệ lòng đỏ cao và tỷ lệ lòng trắng thấp hơn sovới trứng to, ngoài ra trứng nhỏ còn có diện tích bề mặt so với khối lượng lớnhơn trứng có khối lượng lớn từ đó ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước trong quátrình bảo quản và ấp Khối lượng trứng là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởngcủa một số lượng lớn các gen, là tính trạng có hệ số di truyền cao h2 = 0,4 – 0,6(Pingel, 1999), nên có thể cải tiến tính trạng này một cách nhanh chóng thôngqua chọn lọc (Kushner, 1974; Pingel, 1999)

- Cấu tạo trứng

Trang 18

Trứng gia cầm thường có hình oval hoặc hình e-lip: một đầu lớn và mộtđầu nhỏ Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể Chỉ số hìnhthái của trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, đóng gói và liên quan đến tỉ

lệ ấp nở của trứng gia cầm Những trứng quá dài hoặc quá tròn đều cho tỉ lệ ấp

nở kém Đối với quả trứng đẻ đầu tiên chiều dài dài hơn quả trứng đẻ sau

Giống thuần, điều kiện dinh dưỡng càng tốt thì hình dạng trứng của chúngđều nhau, còn nếu ngược lại thì trứng có nhiều hình dạng Cũng theo ông chỉ sốhình dạng có ý nghĩa nhất định đến sự phát triển phôi vì nó ảnh hưởng đến vị tríđĩa phôi khi ấp và vị trí này ảnh hưởng đến quá trình nở của gia cầm

Chất lượng vỏ trứng được thể hiện bằng độ bền và độ dày của vỏ trứng.Chất lượng vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng đối với việc vận chuyển và quá trình

ấp trứng Ngoài ra, độ dày vỏ trứng còn chịu tác động của môi trường như: Thức

ăn, tuổi, nhiệt độ môi trường, stress và nhiều yếu tố khác

Các chỉ tiêu bên trong trứng bao gồm chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ,đơn vị Haugh Chỉ số lòng trắng là tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so vớitrung bình cộng của chiều rộng và chiều dài lòng trắng đặc, chỉ số lòng đỏ là tỷ

lệ giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính lòng đỏ, đơn vị Haugh được xácđịnh dựa trên chiều cao lòng trắng đặc và khối lượng trứng Chỉ số lòng trắng,chỉ số lòng đỏ, đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt, chỉ số lòng

đỏ thường dao dộng trong khoảng 0,4 – 0,5, chỉ số lòng trắng và chỉ số lòng đỏtương quan với khối lượng trứng, hệ số tương quan kiểu hình tương ứng là rG

= –0,43 và rG = 0,3 (Awang, 1987)

* Khả năng ấp nở của trứng vịt

Khả năng ấp nở của trứng vịt được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệtrứng có phôi, tỷ lệ nở/trứng có phôi, tỷ lệ nở/tổng số trứng vào ấp và tỷ lệ vịtloại 1

- Tỷ lệ trứng có phôi

Trang 19

Tỷ lệ trứng có phôi ảnh hưởng trực tiếp tới số con nở ra trong quá trìnhsinh sản của một con vịt mái, chỉ tiêu này đánh khả năng kết hợp tinh trùng củavịt trống và bao noãn của vịt mái, đây là chỉ tiêu có hệ số di truyền thấp h2 =0,17 (Stasko, 1968) và nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh tác động,

tỷ lệ trứng có phôi phụ thuộc vào tỷ lệ trống mái đàn, khả năng cho phôi củatừng cá thể vịt trống, khoảng thời gian thụ tinh của tinh trùng sau một lần giaophối và thời điểm giao phối

Tỷ lệ trứng có phôi phụ thuộc vào tỷ lệ ghép trống mái trong đàn, theo kếtquả nghiên cứu của Aggarwal và Dipankar (1986) trên vịt Bắc Kinh, khi ghép tỷ

lệ trống mái là 1/5 đến 1/10 thì tỷ lệ trứng có phôi là 81 – 91%, nhưng nếu ghép

tỷ lệ trống mái lên đến 1/15 thì tỷ lệ trứng có phôi chỉ đạt 72 – 80%

Đặc điểm vịt đẻ tập trung vào khoảng từ 3 – 5 giờ sáng do vậy thời giangiao phối trong ngày có ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi của vịt, Davtyan(1986) cho biết ở vịt Bắc Kinh nếu giao phối trong khoảng thời gian 2 giờ đồng

hồ trước khi đẻ thì tỷ lệ trứng có phôi chỉ đạt 52,9% nhưng nếu giao phối vàothời điểm khác trong ngày thì tỷ lệ trứng có phôi đạt tới 82,6 – 96%

- Chỉ tiêu ấp nở

Chỉ tiêu ấp nở nói chung bao gồm tỷ lệ nở/trứng có phôi, tỷ lệ nở/tổng sốtrứng vào ấp và tỷ lệ vịt con loại 1 Tỷ lệ ấp nở là một chỉ tiêu có hệ số di truyềnthấp, ở vịt Bắc Kinh hệ số di truyền h2 = 0,15 (Pingel, 1990) Chỉ tiêu ấp nở phụthuộc chủ yếu vào các yếu tố ngoại cảnh như: điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng,các yếu tố trong quá trình ấp nở (nhiệt độ, độ ẩm, làm mát), thời gian bảo quảntrứng, vị trí xếp trứng trong khay và trong máy ấp

Theo Shen (1985), khi bổ sung vitamin A và vitamin E vào thức ăn chovịt có ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở, với vitamin A bổ sung vào thức ăn ở 3 mức2200UI/kg thức ăn, 12200UI/kg thức ăn và 22200UI/kg thức ăn thì tỷ lệ ấp nởtương ứng với 3 mức bổ sung vitamin A là 34,5%; 86,7% và 83,9% Khẩu phần

Trang 20

bổ sung vitamin E không làm ảnh hưởng đến năng suất trưng nhưng có ảnhhưởng đến chất lượng vỏ trứng và tỷ lệ ấp nở.

Xông sát trùng trứng và thời gian bảo quản trứng có ảnh hưởng tới tỷ lệ

ấp nở của trứng vịt, kết quả nghiên cứu vịt CV-Super M dòng ông và dòng bàcho thấy: vệ sinh trứng bằng xông formone và thuốc tím trước khi bảo quản đãlàm tăng tỷ lệ nở so với trưng không được xông sát trùng Khi bảo quản trứngtrong thời gian 4 ngày ở những trứng xông sát trùng tỷ lệ nở cao hơn 1,97% sovới trứng không được xông sát trùng, tương tự trứng bảo quan trong thời gian 7ngày ở những trứng được xông sát trùng có tỷ lệ nở cao hơn 2,96% và có sự saikhác (P < 0,05) Bảo quản trứng bằng kho lạnh trong thời gian 4 ngày tỷ lệnở/phôi của trứng đạt 89,01% và nếu bao quản trong thời gian 7 ngày tỷ lệ này

là 87,38% (Nguyễn Đức Trọng, 1998)

2.1.3.4 Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm

Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm là một chỉ tiêu hết sức quan trong chănnuôi, vì chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh tế trong chăng nuôinói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng…Trong chọn giống người ta thườngchọn lọc theo hướng có khả năng lợi dụng thức ăn tốt nhất nhằm hạ giá thànhsản phẩm Vì khả năng lợi dụng thức ăn tốt sẽ cho sản phẩm cao do đó tiêu tốnthức ăn/đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống, hơn nữa thức ăn trong chăn nuôi nóichung chiếm phần lớn giá thành (70 – 75%) sản phẩm đó, nếu làm giảm đượcchi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm thì hiệu quả chăn nuôi càng tăng cao,lợi ích từ chăn nuôi sẽ rất lớn

Đối với gia vịt sinh sản, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính bằng tiêu tốnthức ăn/10 quả trứng Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã tính tiêu tốn thức ăn

từ khi gia cầm mới nở cho đến khi gia cầm kết thúc 1 năm đẻ Tiêu tốn thức ăn

là chỉ tiểu quan trọng do đó nó chịu ảnh hưởng của rât nhiều yếu tố mà trước hếtphải kể đến là giống, dòng, tính biệt, phương thức chăn nuôi, chế độ chăm sóc

Đối với vịt nuôi thương phẩm lấy thịt thì hiệu quả sử dụng thức ăn được

Trang 21

tính bằng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng Vịt từ 1 – 4 tuần tuổi có lượngtiêu tốn thức ăn thấp, tốc độ sinh trưởng nhanh càng về sau tiêu tốn thức ăn càngcao

Một số nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của gia cầm :

- Phạm Văn Trượng và cộng sự (1995), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khốilượng của vịt Anh Đào – Hungari nuôi từ 1 – 60 ngày tuổi ở các thế hệ 1, 2, 3tương đương như sau: 4,2kg thức ăn; 3,65kg thức ăn; 3,7 kg thức ăn

- Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cộng sự (2012), tiêu tốn thức ăn/10 quảtrứng của vịt chuyên thịt dòng MT1, MT2 và MT3 tương đương như sau: 4,21kgthức ăn; 3,9kg thức ăn; 4,19kg thức ăn

- Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cộng sự (2012), tiêu tốn thức ăn/10 quảtrứng của vịt Bầu Bến và vịt Đốm tương đương như sau: 4,53kg thức ăn; 4,76kgthức ăn

2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN C U TRÊN TH GI I VÀ TRONG N ỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Ế GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ỚI VÀ TRONG NƯỚC ƯỚI VÀ TRONG NƯỚC C

2.2.1.Tình hình nghiên c u trên th gi i ứu trên thế giới ế giới ới

Bảo tồn nguồn gene các loài động vật nói chung và các loài vật nuôi nóiriêng là một vấn đề cấp bách có tính chất toàn cầu Sự cần thiết để bảo tồnnguồn gene động vật đã được chấp nhận bởi nhiều nước qua việc phê chuẩn vềcông ước đa dạng sinh học

Cùng với những tiến bộ nhanh chóng về di truyền – giống, ngành chănnuôi gia cầm đã có những bước tiến vượt bậc và đã đạt được những thành tựulớn trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới Các nhà nghiêncứu về di truyền – giống đã tập trung vào chọn lọc, thúc đẩy nhanh các tiến bộ

di truyền qua từng thế hệ, từ đó tạo ra được ưu thế lai ở các tính trạng số lượng.Năm 2003, tổng đàn gà trên thế giới là 45.986 triệu con, sản lượng thịt đạt65.016 triệu tấn

Trang 22

Sản phẩm từ chăn nuôi vịt đã phục vụ rất nhiều cho các nước đặc biệt làcác nước đang phát triển, kết quả nghiên cứu trên vịt Bắc Kinh cho thấy tỷ lệphôi đạt 90%, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 59,26% và tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp là53,3% khối lượng cơ thể của vịt nuôi thương phẩm ở 7 tuần tuổi của vịt mái là1616,7g/con và vịt đực là 1701,7g/con (Gonzalez và Marta, 1980).

Cùng với công tác chọn lọc, nhân thuần các giống thuỷ cầm thì công táclai tạo cũng là phương pháp để có được hiệu quả cao và nhanh, lai tạo nhằmmục đích lay động tính bảo thủ sẵn có trong từng cá thể, từng dòng, từng giống,phát huy những bản chất di truyền tốt của chúng Ngoài ra, lai tạo còn làm biếnđổi sự tồn tại của những cái khác nhau nằm trong cấu trúc tế bào gọi là biến đổinội tại, trong một cá thể gọi là biến đổi cá thể, trong một quần thể gọi là biến đổinhóm Đồng thời biến đổi lại chịu ảnh hưởng khác nhau của ngoại cảnh, từ đólai tạo sẽ tạo nên những tổ hợp lai có năng suất cao, chất lượng tốt và nâng caohiệu quả chăn nuôi

Tại Indonesia người dân địa phương đã tiến hành cho vịt đực Alabio ghépvới mái ngan tạo con lai có chất lượng thịt cao, người dân gọi con lai là vịt Kisarhoặc vịt Tiktok, họ cũng tiến hành công thức ngược lại cho ngan đực ghép vớivịt mái để tạo con lai ngan vịt gọi là vịt Kisar và là một sản phẩm nổi tiếng trongcác siêu thị (SPFS Indonesia, 2005)

Guemene và Guy (2004) đã tổng kết năng suất gan béo của con lai nganvịt đạt được qua các năm cho thấy: số lượng con lai ngan vịt nuôi nhồi đã tăng

từ 173 đơn vị (năm 1991) lên 618 đơn vị (năm 2002), thời gian nhồi giảm từ15,8 ngày năm 1991 xuống còn 13,4 ngày năm 2002, tương ứng với đó thì sốlượng ngô dùng cho nhồi cũng giảm từ 12,3kg xuống còn 10,5kg Nhưng khốilượng gan béo thì lại tăng từ 516g/cái năm 1991 lên 549g/cái năm 2002 và khốilượng thịt đùi và thịt lườn cũng tăng từ 2,3kg lên 2,5kg

Trang 23

2.2.2.Tình hình nghiín c u trong n ứu trín thế giới ưới c

Chăn nuôi vịt lă một nghề truyền thống có từ lđu đời của người dđn ViệtNam vă ngăy căng phât triển Để có được những kết quả năy phải kể đến nhữngtiến bộ về thức ăn, quản lý, thú y… vă đặc biệt lă công tâc giống, trong đó cócông tâc nuôi thích nghi câc giống nhập từ nước ngoăi về, công tâc chọn lọc văcông tâc lai tạo giữa câc giống với nhau Theo Cục Chăn nuôi, năm 2012 đănthuỷ cầm của cả nước lă 84,71 triệu con

Hiện Bộ NN-PTNT VN đang quản lý câc đăn giống gốc dòng thuần vẵng bă nuôi tại 3 cơ sở lă: Trung tđm Nghiín cứu vịt Đại Xuyín, Phđn việnChăn nuôi Nam bộ, Trung tđm Nghiín cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chănnuôi) Trước những thuận lợi, khó khăn vă thâch thức, ông Trọng cho biết ngănhthủy cầm đặt mục tiíu tăng trưởng về số lượng đăn 1 – 1,5%/năm Tăng tỷ trọngchăn nuôi trang trại vă công nghiệp lín 50% năm 2015 vă 65% năm 2020 Tăngsản lượng thịt 8 – 10%/năm Đưa tỷ trọng thịt xẻ gia cầm lín 32% văo năm

2020 Bín cạnh đó, tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp 24 – 25%năm 2015 vă 35 – 37% năm 2020, sản lượng trứng tăng 10 – 12%/năm Khuyếnkhích phât triển những giống mă VN có lợi thế so sânh so với câc nước trongkhu vực vă trín thế giới Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng quy mô đăn giacầm, so với câc loại vật nuôi khâc Khuyến khích phât triển vịt nuôi nhốt, bânchăn thả vă chăn thả có kiểm soât

Kết quả nghiín cứu đặc điểm ngoại hình vă khả năng sản xuất của vịt laiTsN x Cỏ tại Trung tđm nghiín cứu vịt Đại Xuyín, khối lượng văo để của câccon lai CTs, TsC, TsN, Cỏ tương ứng lă: 1215,80g/con, 1211,10g/con,1126,90g/con, 1241,46g/con; năng suất trứng tương ứng lă: 5,01 quả/mâi/tuần,5,14 quả/mâi/tuần, 4,63 quả/mâi/tuần, 4,92 quả/mâi/tuần, ở tuần thứ 6 (NguyễnThị Phượng, 2013)

Trang 24

Kết quả chọn lọc ổn định năng suất hai dòng vịt CV Super M dòng T5 vàT6 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên có phương sai khối lượng cơthể là: SD = 83,25 – 97,49g sau khi chọn lọc, hệ số di truyền về khối lượng cơthể h2 = 0,22 – 0,25 ở dòng trống T5 Dòng mái T6 có hệ số di truyền về năngsuất trứng h2 = 0,341 – 0,343, năng suất trứng của vịt đạt 224,42 –230,18quả/mái/42 tuần đẻ, sản phẩm của vịt xuất phát từ hai dòng T5 và T6được chuyển giao tới 25 tỉnh thành trong cả nước (Nguyễn Đức Trọng và cộng

sự, 2009)

2.2.3 M t s hi u bi t v v t tr i ột số hiểu biết về vịt trời ố lượng ểm di truyền của các tính trạng số lượng ế giới ền của các tính trạng số lượng ịt ời

Vịt trời đen Thái Bình Dương là loài vịt trời thuộc gia đình Anatidae chiAnas và loài supercillosa Loài này thường được biết đến với tên vịt xám hoặcParera Trong tự nhiên chúng được tìm thấy nhiều ờ Indonesia, New Guinea, Úc,New Zealand và nhiều hòn đảo phía tây nam Thái Bình Dương Loài vịt nàythường sống trong môi trường là những vùng ngập nước

Anas supercillosa có khối lượng tương đối nhỏ so với một số giống vịtnuôi hiện nay, khối lượng con trống 760 – 1300g, khối lượng con mái 650 –1200g, chúng có khối lượng tương đương với một số giống vịt siêu trứng như vịtTriết Giang Kích thước trung bình từ 48 – 60cm, với đầu và cô mảnh mai, contrống thì lớn hơn con mái Với kích thước và khối lượng như vậy nên loài này cókhả năng di chuyển rất linh hoạt và có khả năng bay rất xa, đặc biệt trong mùa di

cư chúng có thể bay hàng nghìn kilometer đi tránh rét

Anas Supercillosa được bao phủ bởi một bộ lông đen, đầu có màu vàngnhạt.Mặt dưới cánh hoàn toàn là màu trắng và mặt trên có một phần màu xanhlục óng ánh (ở con trống) Mỏ vịt có màu tím hoặc màu xanh ngọc lam Chân vàbàn chân có màu nâu hơi xanh nhưng chân của những giống lai lại có xu hướng

là màu da cam

Trang 25

Thức ăn của vịt trời đen Thái Bình Dương là những loài thủy hải sảnkhông xương sống, côn trùng, lá và hạt cây thủy sinh, sâu bướm hoặc các loàisâu trên đông cỏ.

Mùa sinh sản của chúng từ tháng chín đến tháng mười hai (ở Nam báncầu), chúng thường làm tổ trên mặt đất hoặc trên các đồng cỏ.Trong điều kiện tựnhiên, số lượng vịt con được sinh ra mỗi năm khá lớn nhưng 95% số lượng vịtchết đi trong ba năm đầu tiên Đó là kết quả của các mối đe dọa từ cả thiên nhiên

và con người đối với loài vịt trời đen Thái Bình Dương Tình hình săn bắt tráiphép đã làm số lượng vịt trời đen Thái Bình Dương giảm đi nhanh tróng

Ngoài giống vịt trời Anas Supercillosa là giống vịt thường xuyên xuấthiện ở Việt Nam thì trên thế giới vẫn còn rất nhiều loài vịt trời khác cũng đang

có nguy cơ tuyệt chủng như: Anas platyrhynchos hay còn gọi là vịt trời cổ xanh,nơi tập trung số lượng vịt trời này ở các vũng ôn đới và cận nhiệt đới tại bắc Mỹ,châu Á, New Zealand; Anas carolinensis hay còn gọi là vịt trời cánh xanh, phân

bố rộng rãi ở bắc Mỹ trừ quần đảo Aleutia; Anas poecilorhyncha hay còn gọi làvịt mỏ đốm, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới, New Zealand Và còn rấtnhiều loài vịt trời khác nhưng do giới hạn của nghiên cứu chưa thể đề cập hếttrong báo cáo

Trang 26

Ph n III ần I

Đ I T ỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NG, N I DUNG VÀ PH ỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ƯƠ SỞ KHOA HỌC NG PHÁP

NGHIÊN C U ỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

3.1 Đ I T ỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NG, TH I GIAN VÀ Đ A ĐI M NGHIÊN C U ỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ỂM NGHIÊN CỨU ỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

3.1.1 Đ i t ố lượng ượng ng nghiên c u ứu trên thế giới

- Vịt Trời Anas Supercillosa: 65 mái và 35 đực từ 1 đến 48 tuần tuổi

3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ ngày 2/2014 – 7/ 2014

- Địa điểm: Viện nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp Thành Tây

3.2 N I DUNG NGHIÊN C U ỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của vịt trời

- Đặc điểm ngoại hình

- Xác định tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn

- Khối lượng cơ thể vịt trời qua các giai đoạn

Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của vịt trời

- Tỷ lệ đẻ trứng, năng suất trứng.

- Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng

- Tỷ lệ ấp phôi và kết quả ấp nở

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng

- Khảo sát các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi.

Trang 27

3.3 PH ƯƠ SỞ KHOA HỌC NG PHÁP NGHIÊN C U ỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

3.3.1 Ph ươ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịt ng pháp b trí thí nghi m ố lượng ệm

* Phương pháp thu thập số liệu: Vịt xuống chuồng từ tháng 8/2013 nên từ giaiđoạn vịt con đến giai đoạn vịt 20 tuần tuổi số liệu thu thập từ sổ sách của cán bộ

kỹ thuật trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên

* Phương pháp bố trí thí nghiệm:

- Xuống chuồng 100 con vịt trời 1 ngày tuổi gồm 65 vịt mái và 35 vịt đực, nuôidưỡng từ lúc vịt con đến hết giai đoạn hậu bị (hết 22 tuần tuổi)

- Kết thúc giai đoạn hậu bị tiến hành chọn vịt đực và vịt mái:

+ Chuyển vịt mái và vịt đực giống sang nuôi sinh sản: với số lương 40 vịtmái và 8 vịt đực

* Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng

- Đàn vịt thí nghiệm được nuôi theo phương thức bán công nghiệp, nuôinhốt trên ao

Bảng 3.1: Chế độ dinh dưỡng cho vịt nuôi sinh sản Chỉ tiêu Giai đoạn vịt con Giai đoạn nuôi

hậu bị

Giai đoạn dựng

đẻ và đẻ

Năng lượng (kcal) 2800 – 2900 2800 – 2900 2650 – 2700

- Công tác thú y và phòng bệnh áp dụng theo quy định của Trung tâmNghiên cứu Vịt Đại Xuyên

Bảng 3.2: Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt Ngày tuổi Vaccin, thuốc kháng sinh

1 – 3 - Bổ sung vitamin như: B, Bcomplex, điện giải…

- Phòng chống nhiễm trùng rốn, các loại bệnhn đường ruột,

chống stress bằng kháng sinh như: Ampi-Coly, Neo

Ngày đăng: 20/08/2014, 00:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ (1983). Di truyền động vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền động vật
Tác giả: Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1983
4. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2009). Giáo trình Chăn nuôi gia cầm, trang 148 – 150. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhChăn nuôi gia cầm, trang 148 – 150
Tác giả: Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp HàNội
Năm: 2009
8. Nguyễn Thị Phượng, Khóa luận tốt nghiệp “đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt lai TsN x Cỏ”(2013). Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi, ThS. Nguyễn Thị Thúy Nghĩa Sách, tạp chí
Tiêu đề: đặc điểm ngoại hình vàkhả năng sản xuất của vịt lai TsN x Cỏ
Tác giả: Nguyễn Thị Phượng, Khóa luận tốt nghiệp “đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt lai TsN x Cỏ”
Năm: 2013
9. Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, Lê Xuân Thọ, Đặng Thị Dung, Phạm Văn Trượng (1993). Kết quả theo dõi tính năng sản xuất của vịt CV. Super M. Tuyển tập công trình Nghiên cứu Khoa học chăn nuôi vịt (1989 – 1992), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập công trình Nghiên cứu Khoa học chănnuôi vịt (1989 – 1992)
Tác giả: Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, Lê Xuân Thọ, Đặng Thị Dung, Phạm Văn Trượng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1993
11. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Hoàng Thị Lan, Nguyễn Đăng Vang (2005). Nghiên cứu một số chỉ tiêu sản xuất của vịt CV.Super M dòng ông và dòng bà các mùa trong năm, Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt–ngan (1980 – 2005), trang 31 – 33. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập cáccông trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôivịt–ngan (1980 – 2005), trang 31 – 33
Tác giả: Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Hoàng Thị Lan, Nguyễn Đăng Vang
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 2005
18. Phạm Văn Trượng, Nguyễn Đăng Vang, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Doãn Văn Xuân, Lương Thị Bột, Nguyễn Thị Minh (1995). Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa vịt CV. Super M với vịt Anh Đào Hung – Anh đào Tiệp nhập nội. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Chăn nuôi vịt – ngan (1980 – 2005), Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 120 – 125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các côngtrình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Chăn nuôi vịt –ngan (1980 – 2005)
Tác giả: Phạm Văn Trượng, Nguyễn Đăng Vang, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Doãn Văn Xuân, Lương Thị Bột, Nguyễn Thị Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1995
2. Nguyễn Văn Bắc (2005). Nghiên cứu đặc điểm về khả năng sản xuất của vịt CV 2000 nuôi tại trại giống Vigova và một số nông hộ tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Khác
3. Kushner K. F. (1974). Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia cầm. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp số 141 , tháng 3/1974, Phần thông tin khoa học nước ngoài, trang 222 – 227 Khác
5. Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng (2008).Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của dòng vịt Cỏ C1, Báo cáo khoa học 2007 – Viện Chăn nuôi, trang 339 – 344 Khác
6. Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Đức Trọng, Vương thị Lan Anh, Lê Thị Mai Hoa, Đặng Thị Vui, Đồng Thị Quyên (2012). Chọn lọc ổn định năng suất 3 dòng vịt chuyên thịt MT1, MT2 và MT3, Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi – 2012 Khác
7. Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Phạm Văn Chung, Mai Hương Thu, Lượng Thị Bột, Đồng Thị Quyên, Đặng Thị Vui (2012). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Bàu Bến và vịt Đốm, Báo cáo khoa học 2012 – Viện chăn nuôi Khác
10. Nguyễn Đức Trọng (1998). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở của vịt CV. Super M dòng ông bà ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Khác
12. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Doãn Công Xuân, Lượng Thị Bột, Nguyễn Thị Ngọc Liên, Lê Xuân Thọ, Phạm Văn Trượng, Lê Sĩ Cương (2007). Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của giống vịt CV. Super M2 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Tạp trí Khoa học Công nghệ chăn nuôi – Viện chăn nuôi, số 7, tháng 8/2007 Khác
13. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Thị Minh, Hồ Khắc Oánh (2008). Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Triết Gian, Báo cáo khoa học 2007 – Viện chăn nuôi, trang 352 – 361 Khác
14. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Thị Lan, Lê Sĩ Cương, Đặng Thị Vui, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và Đồng Thị Quyên (2009), Chọn lọc ổn định năng Khác
15. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Văn Tiệu, Vương Lan Anh, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Đồng Thị Quyên, Vũ Hoàng Chung và Hoàng Văn Trường (2010). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của con lai vịt Cỏ và vịt Triết Giang, Báo cáo khoa học2010 – Viện chăn nuôi Khác
16. Nguyễn Đức Trọng, Phạm Văn Chung, Vũ Hoàng Trung, Lương thị Bột, Mai Hương Thu, Đồng Thị Quyên, Đặng Thị Vui và Hoàng Văn Tiệu (2012). Chọn lọc nâng cao năng suất vịt Đại Xuyên TC (TC1 và TC2), Báo cáo khoa học 2012 – Viện chăn nuôi Khác
17. Nguyễn Đức Trọng, Lương Thị Bột, Mai Thị Thu, Phạm Văn Chung, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Đặng Thị Vui và Đồng Thị Quyên (2012). Khả năng sản xuất của vịt Star76 (ST3, ST4), Báo cáo khoa học 2012 – Viện Chăn nuôi Khác
19. Dương Xuân Tuyển (1998). Nghiên cứu một số đặc điểm về tính năng sản xuất của dòng vịt ông bà CV. Super M nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam Khác
20. Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên, Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Nguyễn Thị Ngân (2010). Nhu cầu năng lượng, protein và một số acid amin thiết yếu (Lysine, Methyonine) của vịt CV. Super M nuôi thịt từ 0 – 7 tuần tuổi trong điều kiện Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tỷ lệ nuôi sống của hai dòng vịt TC1 và TC2 - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Bảng 2.1 Tỷ lệ nuôi sống của hai dòng vịt TC1 và TC2 (Trang 13)
Bảng 3.2: Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Bảng 3.2 Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt (Trang 26)
Bảng 3.3: Đánh giá chỉ số Haugh - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Bảng 3.3 Đánh giá chỉ số Haugh (Trang 30)
Bảng 4.1: Đặc điểm ngoại hình của vịt Trời - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Bảng 4.1 Đặc điểm ngoại hình của vịt Trời (Trang 32)
Hình 4.1: Vịt Trời một ngày tuổi - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Hình 4.1 Vịt Trời một ngày tuổi (Trang 33)
Hình 4.2: Vịt Trời 8 tuần tuổi - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Hình 4.2 Vịt Trời 8 tuần tuổi (Trang 33)
Hình 4.3: Vịt trời trưởng thành 4.1.2 Các chỉ tiêu về kích thước cơ thể của vịt Trời - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Hình 4.3 Vịt trời trưởng thành 4.1.2 Các chỉ tiêu về kích thước cơ thể của vịt Trời (Trang 34)
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá đặc điểm ngoại hình - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Bảng 4.2 Các chỉ tiêu đánh giá đặc điểm ngoại hình (Trang 35)
Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống ở các tuần tuổi - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Bảng 4.3 Tỷ lệ nuôi sống ở các tuần tuổi (Trang 36)
Bảng 4.4: Khối lượng cơ thể vịt qua các giai đoạn tuổi - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Bảng 4.4 Khối lượng cơ thể vịt qua các giai đoạn tuổi (Trang 38)
Bảng 4.5: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Bảng 4.5 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (Trang 40)
Bảng 4.7:  Khảo sát chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi (n=30) - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Bảng 4.7 Khảo sát chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi (n=30) (Trang 42)
Hình 4.4: Các dụng cụ khảo sát trứng - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Hình 4.4 Các dụng cụ khảo sát trứng (Trang 45)
Hình 4.5: Trứng vịt Trời - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Hình 4.5 Trứng vịt Trời (Trang 45)
Hình 4.6: Trứng đập ra đo các chỉ tiêu bên trong trứng - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Hình 4.6 Trứng đập ra đo các chỉ tiêu bên trong trứng (Trang 46)
Hình 4.7: Chỉ tiêu màu lòngđỏ trứng - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa
Hình 4.7 Chỉ tiêu màu lòngđỏ trứng (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w