- Khảo sát các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi.
n (co) TLNS (%) (co) TLNS (%) 1gày tuổi6510035
4.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA VỊT TRỜ
Để đánh giá chất lượng của trứng giống, tiến hành khảo sát trứng vịt đẻ ở 38 tuần tuổi tương đương với 16 tuần đẻ, kết quả được thể hiện ở bảng 4.7
Chỉ tiêu ± SE CV (%) Khối lượng trứng (g) 58,06 ± 1,2 8,54 Chỉ số hình thái 1,36 ± 0,01 2,74 Khối lượng lòng đỏ (g) 20,27 ± 0,37 7,56 Khối lượng lòng trắng (g) 31,7 ± 0,9 11,67 Độ dày vỏ (mm) 0,36 ± 0,006 6,71 Tỷ lệ vỏ (%) 10,52 ± 0,23 8,88 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 34,98 ± 0,46 5,41 Tỷ lệ lòng trắng (%) 54,49 ± 0,49 3,75 Chỉ số lòng đỏ 0,45 ± 0,01 8,13 Chỉ số lòng trắng đặc 0,11 ± 0,005 18,54 Màu lòng đỏ (độ roche) 13 ± 0,17 5,44 Chỉ số Haugh 86,41 ± 1,26 6,01
Qua bảng 4.7 cho thấy khối lượng trứng đạt 58,06g, hệ số biến động là 8.54%, giá trị hệ số biến động không cao cho thấy khối lượng của trứng giống nằm xung quanh giá trị trung bình nên trứng cho kết quả ấp nở tốt.
Trên thế giới có rất nhiều loài gia cầm khác nhau, mỗi loài lại có những đặc điểm hình dạng trứng khác nhau, do vậy chỉ số hình thái trứng gia cầm ở mỗi loài cũng là khác nhau. Chỉ số hình thái trứng đối với vịt dao động từ 1,2 – 1,58, chỉ số hình thái trung bình là 1,30 (Nguyễn Thị Mai và cộng sự, 2009); trong khi đó chỉ số hình thái của vịt Trời là 1,36, nằm trong khoảng dao động và gần chỉ số hình thái trung bình của trứng. Chỉ số hình thái trứng vịt Trời nằm trong tiêu chuẩn trứng giống.
Độ dày vỏ một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình ấp nở trứng gia cầm. Nếu trứng quá mỏng thì vỏ trứng không có đủ canxi, vỏ mỏng, dễ vỡ, nếu vỏ quá dày thì không thuận tiện cho quá trình trao đổi không khí với môi trường. Độ dày vỏ trứng dao động trong khoảng từ 0,2 – 0,5 mm. Độ dày vỏ trứng vịt Trời là 0,36, tỷ lệ vỏ là 10,52%.
Chỉ số lòng đỏ phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, thời gian bảo quan và phản ánh rõ chất lượng của trứng giống, chỉ số lòng đỏ của trứng gia cầm tươi dao động từ 0,4 – 0,5 (Nguyễn Thị Mai và cộng sự, 2009), giá trị này càng cao
thì chất lượng trứng càng tốt. Chỉ số lòng đỏ của vịt Trời là 0,45, hệ số biến động là 8,13%. Theo Nguyễn Đức Trọng và cộng sự (2010), chỉ số lòng đỏ trứng của vịt Cỏ và vịt Triết Giang lần lượt là 0,437 và 0,462 (năng suất trứng của vịt Triết Giang từ 250 – 270 quả/mái/năm, vịt Cỏ là 250 – 260 quả/mái/năm). Từ đó có thể nhận thấy chỉ số hình thái trứng vịt Trời, vịt Cỏ và vịt Triết Giang là khá tương đồng nhau.
Chỉ số lòng trắng đặc của trứng cũng là một trong số những chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng, chỉ số này càng cao chất lượng trứng càng tốt và ngược lại chỉ số này càng thấp chất lượng trứng càng kém. Theo Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2009), chỉ số lòng trắng đặc dao động từ 0,08 – 0,09, các giá trị khác tùy thuộc vào loài, giống và cá thể. Chỉ số lòng trắng đặc của vịt Trời khá cao là 0,11 tuy nhiên hệ số biến động cũng rất cao lên đến 18,54%. Chỉ số lòng trắng đặc của vịt Triết Giang và vịt Cỏ lần lượt là 0,082 và 0,077 (Nguyễn Đức Trọng và cộng sự, 2010), nhìn vào số liệu trên tôi thấy kết quả khảo sát của tôi cao hơn kết quả khảo sát của tác giả.
Chỉ số Haugh là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn trứng giống. Trứng có chỉ số Haugh từ 80 – 100 là đạt tiêu chuẩn làm trứng giống. Trong nghiên cứu của tôi, trứng vịt Trời có chỉ số Haugh đạt 86,41, hệ số biến động là 6,01%, nằm trong tiêu chuẩn của trứng giống.
Kết quả đánh giá các chỉ tiêu trứng vịt Trời trong nghiên cứu của tôi đều đạt chỉ tiêu chất lượng tốt, chỉ số hình thái, chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng đặc, chỉ số Haugh cao nên có thể nhận định trứng vịt Trời sẽ có khả năng ấp nở tốt.
Hình 4.4: Các dụng cụ khảo sát trứng
Hình 4.6: Trứng đập ra đo các chỉ tiêu bên trong trứng
Phần V