Chỉ tiêu về kích thước các chiều đo cơ thể gia cầm

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa (Trang 27)

- Khảo sát các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi.

3.3.2.2. Chỉ tiêu về kích thước các chiều đo cơ thể gia cầm

- Thời điểm xác định kích thước các chiều đo: Xác định ở 8 tuần tuổi và ở tuổi trưởng thành.

- Phương pháp đo

+ Chiều dài thân: từ đốt xương sống cổ cuối cùng tới đốt xương sống đuôi đầu tiên.

+ Chiều dài lườn: từ mép trước của lườn, dọc theo đường thẳng tới cuối hốc ngực phía trước (mỏm trước đến điểm cuối cùng của xương lưỡi hái)

+ Chiều sâu ngực: từ gốc cánh đến mép trước của xương lưỡi hái

Chiều dài bàn chân: từ khớp xương khuỷu đến khớp xương của các ngón chân. + Chiều dài đùi: từ khớp khuỷu đến khớp đùi gắn vào xương chậu.

+ Vòng ngực: vòng quanh ngực, sát sau gốc cánh. - Dụng cụ đo

Vòng ngực được đo bằng thước dây. Các chỉ tiêu khác (chiều dài lườn, chiều sâu ngực, chiều dài bàn chân, chiều dài đùi) được đo bằng thước dây.

3.3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của vịt Trời - Tỷ lệ nuôi sống

+ Tính số vịt còn sống (con): cuối mỗi tuần theo dõi, thống kê tổng số vịt chết để xác định số con còn sống theo công thức:

Số vịt sống đến cuối kỳ (con) = Số vịt đầu kỳ – Số vịt chết

+ Tỷ lệ nuôi sống (TLNS) (%): có thể tính tỷ lệ nuôi sống theo từng tuần tuổi và theo từng giai đoạn.

TLNS (%) = x 100

- Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi: Cân khối lượng vịt con từ 1 ngày tuổi và 1 – 26 tuần tuổi. Hàng tuần vào một ngày, giờ nhất định, trước khi cho ăn, cân ngẫu nhiên 10% số vịt trong chuồng. Khối lượng cơ thể trung bình được tính theo công thức:

(g/con) =

Trong đó: : Khối lượng trung bình

∑P: Tổng khối lượng vịt cân được (g) ∑n: Tổng số vịt đem cân (con)

3.3.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ trứng của vịt - Tỷ lệ đẻ

Hàng ngày, đếm chính xác số lượng trứng đẻ ra, số trứng được chọn ấp và số gia cầm mái có mặt. Tỷ lệ đẻ được xác định theo công thức của Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1997)

Tỷ lệ đẻ (%) = x 100 - Năng suất trứng

Năng suất trứng là tổng số trứng đẻ ra trên tổng số mái nuôi đẻ trong khoảng thời gian quy định, được tính từ tháng đẻ thứ nhất đến khi kết thúc đẻ (tháng đầu tiên được tính từ khi tỷ lệ đẻ đạt 5%). Năng suất trứng được tính theo công thức tính (TCVN 3.32, 1997).

- Tỷ lệ trứng có phôi

Tiến hành soi trứng ở ngày ấp thứ 6 để kiểm tra trứng có phôi, loại bỏ những trứng không có phôi (trứng sáng) và trứng thối.

Tỷ lệ trứng có phôi (%) = x100 - Tỷ lệ ấp nở

Tỷ lệ ấp nở (%) = x100

- Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA)

Hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai đoạn sinh sản được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống.

Tính theo công thức: TTTA (kg) = x 10

TTTA/10 quả trứng giống (kg) = x 10 3.3.2.5. Các chỉ tiêu chất lượng trứng

- Khối lượng trứng: trứng được cân ở tuần 38. Cân từng quả bằng cân có độ chính xác ± 0,05g (cân kỹ thuật điện tử của Nhật Bản). Khối lượng trứng bình quân được tính theo công thức:

P trứng (g) =

- Đường kính lớn (D): được đo bằng thước kẹp, có độ chính xác ± 0,1mm. - Đường kính nhỏ (d): được đo bằng thước kẹp, có độ chính xác ± 0,1mm

- Chỉ số hình dạng của trứng Chỉ số hình dạng =

- Độ dày vỏ trứng (mm): Độ dày vỏ trứng được xác định bằng thước palme có độ chính xác ± 0,01mm. Lấy vỏ trứng ở 3 vị trí đầu lớn, đầu nhỏ và ở giữa, bóc màng dưới vỏ và đo. Sau đó chia bình quân.

- Tỷ lệ lòng đỏ:

- Chí số lòng đỏ (ID): là tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ và đường kính lòng đỏ Chỉ số lòng đỏ =

- Chỉ số lòng trắng (IE): là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số này được tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc với trung bình cộng của đường kính lớn và đường kính nhỏ của lòng trắng đặc.

Chỉ số lòng trắng =

Trong đó: H: là chiều cao của lòng trắng D: là đường kính lớn của lòng trắng d: là đường kính nhỏ của lòng trắng

- Đơn vị Haugh: được tính theo công thức của Haugh (1937) trên cơ sở mối quan hệ giữa khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc.

Hu = 100 log (H – 1,7 W0,37 + 7,6) Trong đó: Hu: Đơn vị Haugh

H: Chiều cao lòng trắng (mm) W: Khối lượng trứng (g) Bảng 3.3: Đánh giá chỉ số Haugh Hu = 80 – 100 Rất Tốt Hu = 65 – 79 Tốt Hu = 55 – 64 Trung bình Hu < 55 Xấu 3.4. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả với các tham số thống kê lần lượt là: SE và CV. Kết quả được biểu diễn dưới dạng ± SE. Số liệu được phân tích bằng chương trình Excel 2007 và phần mềm Minitab 16 (Minitab Statistical Software, State College, PA, USA).

Phần IV

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Trời Anas Supercillosa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w