1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

đề thi chọn giáo viên giỏi trường thpt chuyên phan bội châu môn lịch sử

10 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 106,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ ANTRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ĐỀ THI CHỌN GIÁO VIÊN GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC : 2013 - 2014 MÔN : LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ THI CHỌN GIÁO VIÊN GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC : 2013 - 2014

MÔN : LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 ( 4 điểm)

Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Những nội dung đó có tác động như thế nào đến Việt Nam?

Câu 2 ( 4 điểm)

Nêu những hình thức đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít?

Câu 3 ( 5 điểm)

Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp (từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946) như thế nào?

Câu 4 ( 3,5 điểm)

Theo anh (chị) có bao nhiêu phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở trường Trung học phổ thông? Nêu cách vận dụng trong dạy Chương I, bài

1, mục 1: Hội nghị Ianta và sự thỏa thuận của ba cường quốc, Sgk Lịch sử lớp 12

Câu 5 (3,5 điểm)

Nêu những lợi ích của thảo luận nhóm? Có nên yêu cầu tất cả các bài dạy phải có thảo luận nhóm hay không? Vì sao?

Trang 2

-Hết -ĐÁP ÁN

Câu 1 *Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau

Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

- Sự hình thành trật tự thế giới hai cực Ianta…

- Sự hình thành,phát triển và sụp đổ của hệ thống Chủ

nghĩa xã hội…

- Cao trào GPDT dấy lên mạnh mẽ và giành nhiều thắng

lợi to lớn…

- Hệ thống TBCN có những biến chuyển quan trọng…

- Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng

- CMKHKT phát triển với qui mô và nội dung và nhịp

điệu chưa từng thấy…

* Những nội dung đó có tác động đến Việt Nam rất sâu

sắc vì Việt Nam là một bộ phận của CMTG…

3,0

1,0

Câu 2 * Nêu những hình thức đấu tranh của nhân dân ta dưới sự

lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương trong quá trình

đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít:

- Do tác động của cuộc khủng hoảng 29-33, CNPX đã xuất

hiện,ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị gây chiến tranh

đe dọa hòa bình nhân loại CNPX trở thành kẻ thù nguy

hiểm của thế giới…

-Từ 1936- 1939: Thực hiện NQ của QTCS và vận dụng

sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam,HNBCHTW

tháng 7/1936 đã nêu rõ hình thức đấu tranh là công khai,bí

mật, hợp pháp và bất hợp pháp…

- Khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, HNTW6:

hình thức bí mật, bất hợp pháp

- Khi Nhật vào Đông Dương, Đảng bộ địa phương đã lãnh

đạo cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn…

- Khi Nhật đảo chính Pháp, Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn

nhau…”nêu lên phương pháp bất hợp tác, bãi công, bãi

khóa, bãi thị, biểu tình, thị uy và sẵn sàng chuyển qua hình

thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

0,5

1,0

1,0 0,5 1,0

Câu 3 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động

đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân

Pháp (từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946):

- Chủ động phát động Nam bộ kháng chiến…

- Chủ động đàm phán kí HĐ Sơ bộ và Tạm ước (hc,nội dung,ý nghĩa)

1,0 2,5

Trang 3

- Chủ động xây dựng và chuẩn bị lực lượng … Chủ động kêu gọi toàn quốc kháng chiến …

0,5 1,0 Câu 4 * Những phương pháp dạy học tích cực cần được phát

triển ở trường Trung học phổ thông:

- Vấn đáp

- Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề

- Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ

- Dạy và học theo dự án

* Nêu cách vận dụng trong dạy Chương I, bài 1, mục 1:

Hội nghị Ianta và sự thỏa thuận của ba cường quốc, Sgk

Lịch sử lớp 12

Yêu cầu GV nêu cách sử dụng 3 phương pháp trên

2,0

2,0

Câu 5 *Những lợi ích của thảo luận nhóm:

1 Giúp học sinh làm việc hợp tác

2 Cho phép học sinh học hỏi lẫn nhau

3 Khuyến khích sự tham gia của học sinh

4 Loại bỏ vết nhơ về thất bại của học sinh

5 Cho phép giáo viên luân chuyển xung quanh lớp học

6 Cho phép học sinh làm việc với nhịp độ riêng

7 Cho phép học sinh tôn trọng điểm yếu và điểm mạnh

của người khác

8 Tạo cho học sinh tiếp cận tới những thiết bị hiếm dùng

9 Tạo điều kiện cho công việc hợp tác

10 Tạo điều kiện cho một ngày hợp nhất

11 Khuyến khích sự cùng ra quyết định

12 Tạo điều kiện cho học sinh tập làm lãnh đạo

13 Khuyến khích phát triển tính tự quản, khả năng xoay

sở và tôn trọng bản thân

2,0

Trang 4

14 Tập trung vào quá trình cũng như sản phẩm.

15 Khuyến khích tư duy cấp cao

16 Là một phương pháp đặc biệt hữu hiệu cho hoạt động

giải quyết vấn đề

17 Khuyến khích sự đồng nhất giữa những trẻ trong các

chủng tộc khác nhau

18 Khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề về bất đồng

quan điểm

19 Cải tiến các cuộc thảo luận và nói chuyện trong lớp

* Có nên yêu cầu tất cả các bài dạy phải có thảo luận

nhóm hay không? Vì sao?

- Không nên vì tùy bài, tùy đối tượng học sinh, tùy hoàn

cảnh…Gv lấy ví dụ

2,0

Trang 6

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 Môn : LỊCH SỬ ; Khối C

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 7 điểm)

Câu I ( 2 điểm)

Những nét chính về quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô? Vì sao Chủ nghĩa xã hội lại sụp đổ ở nước này?

Câu II ( 2 điểm)

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi to lớn nào? Em hãy lý giải biến đổi to lớn nhất ?

Câu III ( 3 điểm)

Trình bày những nét cơ bản về phong trào dân chủ 1936 - 1939 Kết quả và ý nghĩa lịch sử của phong trào này đối với tiến trình cách mạng nước ta?

PHẦN RIÊNG ( 3 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu( câu IV.a hoặc IV.b)

Trang 7

Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (3 điểm)

Các điều kiện dẫn đến việc thành lập Việt Nam Quốc dân đảng và những non yếu của tổ chức đó về chính trị, tư tưởng, tổ chức và phương thức hoạt động?

Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (3 điểm)

Hoàn cảnh ra đời và hoạt động của một tổ chức chính trị được thành lập vào tháng 6 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc) Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức chính trị này?

-Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 ( ngày 13/2/2012)

Môn : LỊCH SỬ ; Khối C, Lớp 12c3

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 7 điểm)

Câu I ( 2 điểm)

Trong các giai cấp của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp nào đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng? Vì sao?

Câu II ( 2 điểm)

Tại sao nói : Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 –

1931?

Câu III (3 điểm)

Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến 1930? Công lao to lớn đầu tiên của Người đối với cách mạng Việt Nam là gì?

PHẦN RIÊNG ( 3 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu( câu IV.a hoặc IV.b)

Trang 8

Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (3 điểm)

Trình bày phong trào dân chủ 1936-1939 So với thời kỳ 1930 - 1931, thời kỳ này khác về chủ trương chỉ đạo và hình thức đấu tranh như thế nào?

Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (3 điểm)

Từ Hội nghị BCH Trung ương lần thứ VI ( 11/1939) đến Hội nghị BCH Trung ương lần thứ VIII ( 5/1941) Đảng ta đã đề ra và hoàn chỉnh chuyển hướng đấu tranh cho cách mạng Việt Nam như thế nào?

-Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 ( ngày 13/2/2012)

Môn : LỊCH SỬ ; Khối C, Lớp 12c3

Câu 1

Trong các giai cấp của xã hội Việt Nam sau chiến tranh

thế giới thứ nhất giai cấp nào đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo

cách mạng? Vì sao?

* Sau CTTGI, TDP thực hiện CTKTTĐ lần thứ 2 làm xã hội

VN phân hóa ngày càng sâu sắc, các giai cấp TS,TTS thực sự

ra đời,gc Công nhân ngày càng trưởng thành mỗi gc có thái độ

chính trị và khả năng CM khác nhau đối với TD và PK phản

động tay sai

0,25

*Gc đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo CMVN là giai cấp Công

nhân

0,25

* Vì:

- CNVN có các đặc điểm chung với gc CN thế giới ( đại diện

cho PTSX tiên tiến,có tinh thần kỷ luật cao, sống tập trung )

- CNVN có đặc điểm riêng:

+ Ra đời sớm ( Trong CTTG I )

+ Bị 3 tầng áp bức

+Kế thừa truyền thống kiên cường bất khuất

+Vừa ra đời đã được tiếp thu hệ tư tưởng mới

0,5 1,0

Trang 9

Câu 2

Tại sao nói : Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào

cách mạng 1930 – 1931?

* Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 1929-1933 và sự đàn

áp,bóc lột của TDP nên mâu thuẫn DT,GC gia tăng làm bùng

nổ phong trào CM 30-31

0,25

* XVNT là đỉnh cao vì:

- khái quát hoàn cảnh ra đời XVNT

- Khẳng định được trên phạm vi cả nước chỉ duy nhất ở Nghệ

tĩnh là lập được chính quyền CM

* Đó là chính quyền mới, của dân do dân vì dân, chính quyền

đó đã thực hiện những biện pháp về KT CT VHXH

* Nêu rõ ý nghĩa của XVNT

0,25 0,25 1,0 0,25

Câu 3

Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm

1911 đến 1930? Công lao to lớn đầu tiên của Người đối với

cách mạng Việt Nam là gì?

* Hoạt động:

-1911: Ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh CMVN gặp

khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo

- 1919- 1923: Hoạt động ở Pháp:

+1919: Gửi bản yêu sách đến HN Véc xai

+ 7/1920: Đọc bản Luận cương

+ 12/1920: Tham dự ĐH Tua

+1921: Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari

+ 1923-1924: Sang Liên Xô tham dự HN Quốc tế nông dân,

ĐH V QTCS

-1924-1927, hoạt động ở Trung Quốc: sáng lập VNCMTN

truyền bá CN Mac-Lênin, giảng dạy, đào tạo cán bộ

-1930, hợp nhất các tổ chức cách mạng, sáng lập ĐCSVN,

thông qua Cương lĩnh chính trị

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5

* Công lao: Tìm ra con đường GPDT đúng đắn giải quyết

khủng hoảng về đường lối cho CMVN

0,5

Câu

IV.a

(3 đ)

Trình bày phong trào dân chủ 1936-1939 So với thời kỳ

1930 - 1931, thời kỳ này khác về chủ trương chỉ đạo và hình

thức đấu tranh như thế nào?

Trang 10

*Trình bày phong trào dân chủ 1936-1939:

- Hoàn cảnh: Sự xuất hiện và nguy cơ của CNPX,ĐH VII

QTCS,MTND Pháp thành lập và tình hình trong nước

- Diễn biến:

+1936: Phong trào ĐDương ĐH

+ 1937: Phong trào Đón rước

+ 1938: Cuộc mitstinh ở Đấu xảo Hà Nội

- Ý nghĩa: Đòi được một số quyền DC,Cán bộ Đảng viên

trưởng thành Để lại nhiều bài học KN là cuộc diễn tập lần

thứ hai cho CMT8

1,0

0,25 0,25 0,25 0,5

*So với thời kỳ 1930 - 1931, thời kỳ này khác về chủ trương

chỉ đạo và hình thức đấu tranh như thế nào?

- Về chủ trương: HN tháng 7/1936 tại Thượng Hải(TQ)

- Hình thức đấu tranh:công khai, hợp pháp

-Nguyên nhân sự khác nhau là do hoàn cảnh thay đổi

0,75

Câu

IV.b

(3 đ)

Từ Hội nghị BCH Trung ương lần thứ VI ( 11/1939) đến

Hội nghị BCH Trung ương lần thứ VIII ( 5/1941) Đảng ta đã

đề ra và hoàn chỉnh chuyển hướng đấu tranh cho cách mạng

Việt Nam như thế nào?

*Hoàn cảnh chung: CTTG2 bùng nổ, Pháp tăng cường đàn áp

bóc lột, PX Nhật vào xâm lược Đông Dương mâu thuẫn dân

tộc gay gắt, nhiệm vụ GPDT đặt ra cấp bách

0,5

* Nội dung HNTW 6 (11/1939)

* Điểm qua nội dung HNTW 7 (11/1940)

0,75 0,25

* Ý nghĩa: Từ HN6 đến HN8 Đảng đã đề ra và hoàn chỉnh

chuyển hướng đấu tranh cho CMVN Đã thể hiện sự sáng tạo

kịp thời của Đảng ta Đó là một trong những nhân tố đầu tiên

và quyết định đưa đến thành công của CMT8

0,5

Ngày đăng: 18/08/2014, 09:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức bí mật, bất hợp pháp. - đề thi chọn giáo viên giỏi trường thpt chuyên phan bội châu môn lịch sử
Hình th ức bí mật, bất hợp pháp (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w