Tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng

Một phần của tài liệu bài 3 pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (Trang 28 - 29)

• Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.

• Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm bị đình chỉ.

• Hủy bỏ hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.

Ví dụ

Công ty X ký hợp đồng mua 100 tấn gạo của công ty Y. Giá mỗi tấn gạo theo thỏa thuận là 15 triệu đồng. Như vậy tổng giá trị hợp đồng là 1,5 tỷđồng. Hai bên thỏa thuận mức phạt hợp đồng nếu một bên có hành vi vi phạm là 8% giá trị hợp đồng (120 triệu). Khi thực hiện hợp đồng, Y đã giao cho X 80 tấn gạo và còn thiếu 20 tấn. Y đã vi phạm điều khoản hợp đồng về giao hàng đúng thời hạn. Trong trường hợp này X không thể yêu cầu Y nộp tiền phạt 120 triệu mà chỉđược yêu cầu nộp 8% giá trị của 20 tấn, tức là 8% x 20 x 15 triệu = 24 triệu đồng.

Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng là ở thời điểm hợp đồng bị mất hiệu lực. Trong trường hợp đình chỉ thực hiện hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng bị triệt tiêu kể từ khi một bên nhận được thông báo đình chỉ. Ngược lại, hủy bỏ hợp đồng làm triệt tiêu hiệu lực của hợp đồng kể từ khi giao kết. Điều đó dẫn đến hệ quả là những nghĩa vụ đã được thực hiện trong hợp đồng trước khi bị đình chỉ vẫn có giá trị. Tuy nhiên, trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng, các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu các bên không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì có thể hoàn trả bằng tiền.

Như vậy, hợp đồng bị hủy bỏ và hợp đồng vô hiệu có hậu quả pháp lý giống nhau. Sự khác nhau căn bản của hai hình thức này là nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu và hợp đồng bị hủy bỏ. Hợp đồng vô hiệu là do các bên “vi phạm giao kết hợp đồng” còn nguyên nhân dẫn đến hủy bỏ hợp đồng là do các bên “vi phạm hợp đồng”.

Một phần của tài liệu bài 3 pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (Trang 28 - 29)