NGHIÊN CỨU TÍNH HỢP LÝ CỦA ĐIỀU 573 BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 VỀ NGHĨA VỤ THÔNG TIN CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM

Một phần của tài liệu bài 3 pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (Trang 29 - 31)

NGHĨA VỤ THÔNG TIN CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM

Khoản 2 điều luật này quy định như sau: “Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và có quyền thu phí bảo hiểm đến hết thời

điểm chấm dứt hợp đồng”. Như vậy, điều luật này cho phép áp dụng chế tài đình chỉ hợp

đồng nếu một bên không cung cấp thông tin trung thực khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không hợp lý bởi vì về nguyên tắc những “vi phạm khi giao kết hợp đồng” thì sẽ làm cho hợp đồng vô hiệu. Chế tài đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng chỉđược áp dụng đối với “vi phạm hợp đồng” xảy ra trong quá trình hợp đồng được thực hiện. Vì vậy, trong trường hợp này, quy định hợp lý phải là hợp đồng bảo hiểm sẽ bị vô hiệu và bên mua bảo hiểm có lỗi nên phải bồi thường thiệt hại cho bên bảo hiểm, nếu có thiệt hại thực tế phát sinh.

Theo quy định của Điều 425 Bộ luật Dân sự 2005 và các Điều 308, 310 và 312 của Luật Thương mại 2005 thì các chế tài tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng có thể được áp dụng trong ba trường hợp sau:

• Có hành vi vi phạm hợp đồng và vi phạm hợp đồng là điều kiện tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận.

• Có hành vi vi phạm hợp đồng và vi phạm đó là điều kiện tạm ngừng, định chỉ, hủy bỏ hợp đồng do pháp luật có quy định. Dưới đây là một số ví dụ về việc hợp đồng có thể bị hủy theo quy định của pháp luật:

o Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 417 Bộ luật Dân sự 2005).

o Trong trường hợp bên bán không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết cho bên mua mặc dù đã có yêu cầu của bên mua thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng (Điều 442 Bộ luật Dân sự 2005).

o Hợp đồng mua bán tài sản có thể bị hủy bỏ nếu tài sản được giao không đúng số lượng, chủng loại hoặc không đồng bộ (các Điều 435, 436 và 437 Bộ luật Dân sự 2005).

o Trong hợp đồng gia công, sản phẩm gia công không đảm bảo chất lượng và bên đặt gia công yêu cầu bên nhận gia công sửa chữa nhưng điều này không được thực hiện trong thời hạn đã thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, tùy từng loại hợp đồng mà pháp luật có những quy định về hủy bỏ hợp đồng. Điều này đòi hỏi các bên phải có sự nghiên cứu kỹ về các quy định của pháp luật khi tham gia vào quan hệ hợp đồng trong từng trường hợp cụ thể.

• Có sự vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng. Vi phạm cơ bản được hiểu là hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT

Ngày 15-9-2000, công ty Thái Hải ký với công ty Thanh Nhàn một hợp đồng mua bán 144 xe máy Trung Quốc nhãn hiệu Lifan-Honda. Ngày 18-9-2000, công ty Thanh Nhàn

đã giao cho công ty Thái Hải 72 chiếc xe máy Trung Quốc nhãn hiệu máy Sino-Honda. Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao nhận thấy công ty Thanh Nhàn đã cung cấp cho công ty Thái Hải loại xe không đúng với hợp đồng đã ký mặc dù công ty Thanh Nhàn cho rằng việc ghi nhãn hiệu xe trong hợp đồng là do sơ suất, nhầm lẫn. Tuy nhiên, tòa án không chấp nhận lý do này và đã quyết định buộc công ty Thanh Nhàn phải nhận lại 72 chiếc xe máy đã giao cho công ty Thái Hải và công ty Thái Hải có trách nhiệm hoàn trả lại 352.638.000 đồng cho công ty Thanh Nhàn.

(Nguồn: Bản án số 01/PTKT ngày 07-01-2002 của Tòa Phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội).

Như vậy, trong trường hợp này Tòa án đã áp dụng chế tài hủy hợp đồng do công ty Thanh Nhàn đã có hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng.

Một phần của tài liệu bài 3 pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (Trang 29 - 31)