Dựng một tình huống về những điều kiện cần và đủ để có được kết quả chia di sản của một người đã chết cho những người thừa kế có quyền hưởng theo như kết quả của Toà án quận Q đã quyết đ
Trang 1Đề số 2 Dựng một tình huống về những điều kiện cần và đủ để có được kết quả chia di sản của một người đã chết cho những người thừa kế có quyền hưởng theo như kết quả của Toà án quận Q đã quyết định:
1 Di sản của A = 120.000.000 đồng : 2 = 60.000.000 đồng.
2 Di sản của A = 360.000.000 đồng : 2 = 180.000.000 đồng.
3 Tổng dí sản của A = 120.000.000 đồng + 180.000.000 đồng = 300.000.000 đồng.
4 B = K = (300.000.000 đồng : 5) x 2/3 = 40.000.000 đồng.
5 C = D = E = 200.000.000 đồng : 3 = 73.333.333 đồng.
Bài làm
Trong xã hội hiện nay ở nước ta xảy ta rất nhiều tình huống tranh chấp về thừa kế
Để giúp cho các bạn hiểu hơn về những tranh chấp và cách giải quyết tình huống, trong bài này, dựa trên những dự liệu cho sẵn, tôi sẽ lập một tình huống và giải quyết tình huống theo pháp luật hiện hành
I Tình huống chia thừa kế
Anh A và chị B kết hôn năm 1980 Anh chị có một cuôc sống hạnh phúc và có với nhau 4 người con là C, D, E, K Tưởng rằng cuộc sống của anh chị sẽ mãi tốt đẹp đến lúc đầu bạc răng long Song thực ra, bắt đầu từ năm 1999 anh chị đã xảy ra mâu thuẫn, anh A nghi ngờ chị B ngoại tình, cuộc sống đã “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” Năm 2006, anh A bị bệnh nặng, biết mình không qua khỏi, anh A đã viết di chúc Tuy nhiên, trong di chúc anh chỉ cho 3 người con C, D, E mỗi người một suất bằng nhau và truất quyền thừa kế của chị B và cháu K vì mâu thuẫn vợ chồng và nghi ngờ cháu K sinh năm 2001 không phải con đẻ của mình
Qua sự kiện trên, chị B đưa đơn kiện ra Toà án quận Q xin chia lại di sản thừa kế của anh A Toà án xác định được:
Trang 2- Tài sản chung hợp nhất của anh A và chị B là 120.000.000 đồng.
- Tài sản của Công ty cổ phần thương mại HP do anh A với anh X góp vốn thành lập là 360.000.000 đồng
- Tài sản riêng của anh A, do được thừa kế của cha mẹ có 60.000.000 đồng
- Cháu K là con của anh A và chị B, đang ở tuổi 13
II Giải quyết tình huống
Trước hết, ta cần xác định di sản của anh A để lại Theo tình huống thì di sản của anh A gồm:
+ Di sản của anh A từ tài sản chung hợp nhất với chị B có 120.000.000 đồng Theo điều 17 Luật hôn nhân và gia đình thì … Do đó, tài sản của anh A trong khối tài sản trên là 120.000.000 đồng : 2 = 60.000.000 đồng
+ Anh A cùng anh X góp vốn lập công ty TNHH thương mại HP có vốn
360.000.000 đồng Do đó, tài sản của anh A trong khối tài sản của công ty là 360.000.000 đồng : 2 = 180.000.000 đồng
+ Anh A được thừa kế của cha mẹ 60.000.000 đồng
Vậy, tổng khối di sản của anh A là 60.000.000 đồng + 60.000.000 đồng +
180.000.000 đồng = 300.000.000 đồng
Trong di chúc của mình, anh A đã định đoạt hết tài sản của mình cho 3 người con
C, D, E mà truất quyền hưởng di sản của chị B và cháu K Nhưng theo quy định tại Điều 669 BLDS, chị B và cháu K dưới 16 tuổi là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên chị B và cháu K vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật: B = K = (300.000.000 đồng : 5) x 2/3 = 40.000.000 đồng
Sau khi đã xác định phần của chị B và cháu K được hưởng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, phần di sản còn lại của anh A được chia theo di chúc cho ba người con của ông, mỗi người một suất bằng nhau theo như anh A đã định đoạt
Trang 3trong di chúc Di sản còn lại của anh A là: 300.000.000 đồng – 40.000.000 x 2 = 220.000.000 đồng Do dó ba người con của anh A được hưởng: C = D = E =
200.000.000 đồng :3 = 73.333.333 đồng
III Nhận xét
Theo sự kiện trên, anh A tuy để lại di chúc truất quyền hưởng thừa kế của chị B và cháu K nhưng chị B là vợ và cháu K là con chưa thành niên của anh A nên vẫn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 669 BLDS và suất thừa kế của chị B và cháu K được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật Theo cách tính trên, chị B và cháu K, mỗi người được hưởng 40.000.000 đồng Phần di sản còn lại của anh A được chia theo di chúc, do vậy các con của anh A mỗi người được hưởng là 73.333.333 đồng
Đặt giả thiết nếu anh A không để lại di chúc thì những người được thừa kế theo pháp luật của anh tại hàng thừa kế thứ nhất gồm 5 người là chị B và 4 người con C,
D, E, K Vậy mỗi người được hưởng là: 300.000.000 đồng : 5 = 60.000.000 đồng Tuy chị B và cháu K bị anh K truất quyền hưởng di sản nhưng theo quy định tại Điều 669 BLDS, bà B vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế chia theo pháp luật là 40.000.000 đồng Theo di chúc của anh A, các con của anh hưởng toàn bộ di sản
và mỗi người một suất bằng nhau
Qua cách giải quyết tình huống đặt ra nhận thấy quyền định đoạt của anh A trong
di chúc bị hạn chế theo quy định tại Điều 669 BLDS