1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những chủ trương, biện pháp, hậu quả của chế độ quan liêu, bao cấp, vận dụng và phát huy công cuộc đổi mới hiện nay của đảng đưa việt nam

23 4,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 58,81 KB

Nội dung

Bước ngoặt trong đổi mới tư duykinh tế của Đảng là chúng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan lieu,bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.. So v

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

I) BỐI CẢNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TRƯỚC KHI DIỄN RA ĐỔI MỚI 1986 3

1.Tình hình trong nước: 3

2.Tình Hình Thế Giới: 3

II) NGUYÊN NHÂN CẦN ĐỔI MỚI KINH TẾ NƯỚC TA SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4

1.Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng khó khăn của đất nước 4

2 Động lực chính của công cuộc đổi mới 6

III) NỘI DUNG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NĂM 1986: 9

1.Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến đại hội VIII 9

2.Tư duy đổi mới của Đảng về kinh tế thị trường Đại hội IX đến Đại hội XI 10

IV) NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 16

1.Nền kinh tế thị trường: 16

a.Khái niệm: 16

b.Ưu điểm 16

c.Nhược điểm 16

2.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 17

3.Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: 17

V) Ý NGHĨA CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC 1986 20

Danh mục tài liệu tham khảo……… 23

Trang 2

Lời mở đầu

Sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Cộnghoà miền Nam Việt Nam thống nhất với tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam, thực hiện đường lối xây dựng Xã hội chủ nghĩa với mô hình của Liên Xô, đây là

mô hình xã hội chủ nghĩa có nhiều khuyết điểm mà hiện nay Đảng Cộng sản VN gọi là

mô hình "quan liêu, bao cấp" Với mô hình "quan liêu, bao cấp" nầy, các nước XHCNđồng loạt bị khủng hoảng toàn diện, Liên Xô tiến hành công cuộc Cải tổ, Trung Quốctiến hành công cuộc Cải cách và mở cửa, Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới Chođến nay, công cuộc Đổi mới của Việt Nam về cơ bản hoàn thành, đất nước ta đang từngngày phát triển

Đường lối và chính sách đổi mới từ Đại hội VI (1986) của Đảng đã đặt cơ sở, nềntảng ban đầu cho giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta Đảng đã đề rađường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, trong đó có đổi mới tư duy về kinh tế Đây là bướcđột phá cho công cuộc đổi mới các lĩnh vực tiếp theo Bước ngoặt trong đổi mới tư duykinh tế của Đảng là chúng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan lieu,bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

Khi chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nguyên Tổng bí thư Nông ĐứcMạnh đã nói: "Tìm những người có tư duy Đổi mới đưa vào BCH Trung ương Đảng ".Người có tư duy Đổi mới là người biết thế nào là chế độ "quan liêu, bao cấp"? Là ngườibiết chủ trương Đổi mới của Đảng Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc Đổi mới,trước hết là đổi mới kinh tế, địa phương nào xoá được "quan liêu, bao cấp", địa phươngnào biết Đổi mới thì kinh tế địa phương đó phát triển Đất nước hơn 20 năm Đổi mới, dấu

ấn "quan liêu, bao cấp" đang phai dần nhưng hiện nay có những địa phương vẫn còn quanliêu, phải tìm "người có tư duy Đổi mới" Nội dung đề tài nghiên cứu những chủ trương,biện pháp, hậu quả của chế độ "quan liêu, bao cấp", từ đó vận dụng và phát huy côngcuộc Đổi mới hiện nay của Đảng đưa Việt Nam "Sánh vai cùng với cường quốc nămchâu"

Trang 3

I) BỐI CẢNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TRƯỚC KHI DIỄN RA ĐỔI MỚI 1986

1.Tình hình trong nước:

Kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lývốn nặng về tập trung quan liêu bao cấp, lại bị chi phối thêm bởi quy luật chiến tranhnên càng bị méo mó, phi kinh tế

Đối với miền Nam, do chính sách thực dân kiểu mới, yếu tố tư bản chủ nghĩa(TBCN) đã xâm nhập mạnh vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài chính ngânhàng và bước đầu trong nông nghiệp Trong chừng mực nhất định, kinh tế ở các vùng

bị tạm chiếm đã phát triển theo hướng TBCN

Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, cơ chế quản lý kinh tế bộc lộ rõ hơn những bấtcập của nó Quan hệ sản xuất có dấu hiệu của sự khủng hoảng Chính vì sự kéo dài cơchế quản lý “quan liêu bao cấp” và duy trì quá lâu một số chính sách kinh tế không cònthích hợp, các cơ quan quản lý chưa được nhạy bén trước những chuyển biến kinh tế dẫnđến nhiều hậu quả nghiêm trọng Đặc biệt là hai cuộc đổi tiền năm 1975 ở miền Nam và

1978 trên toàn quốc làm xáo trộn trầm trọng nền kinh tế trong nước dẫn đến lạm pháttăng lên mức phi mã vào năm 1980

Đời sống của cán bộ, công nhân viên nhà nước chủ yếu xoay quanh các sợi dây rangbuộc bao gồm: Lương bổng, tem, phiếu Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn Hàngcung cấp, phân phối "mua như cướp, bán như cho" Sản xuất hợp tác xã ngày càng bộc lộ

sự yếu kém của nó trong tình hình mới của đất nước Hàng lậu tràn lan, tham nhũng quanliêu trở thành tệ nạn phổ biến thời bấy giờ

2.Tình Hình Thế Giới:

Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tàichính của thế giới nhờ những tến bộ về mặt khoa học kỹ thuật Xu thế chạy đua phát triểnkinh tế đã dẫn đến cục diện hòa hõan giữa các nước lớn, các nước ngày càng tiến gần lạivới nhau để đàm phán hơn là chạy đua vũ trang

Trong khi đó tình hình kinh tế-xã hội ở các nước XHCN xuất hiện sự trì trệ và mất

ổn định Các nước công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng chậm dần Trong bối

Trang 4

cảnh kinh tế thế giới suy giảm tốc độ tăng trưởng, các quốc gia, khu vực trên thế giới đều

đi tìm con đường điều chỉnh và cải cách kinh tế

Như vậy, làn sóng cải cách kinh tế đã lan rộng khắp thế giới, phát triển kinh tế thịtrường trở thành trào lưu lịch sử, đồng thời là xu hướng của thế giới

II) NGUYÊN NHÂN CẦN ĐỔI MỚI KINH TẾ NƯỚC TA SANG NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

1.Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng khó khăn của đất nước

Trước đổi mới 1986, trước bối cảnh thế giới co nhiều biến động bất lợi cho hệ thốngXHCN trên toàn thế giới nói chung, tình hình kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầmtrọng về nhiều mặt Có thể thấy rõ những điều đó khi ta xem xét kĩ lưỡng rằng, sản xuấttuy có tăng nhưng tăng rất chậm.Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, tài nguyên của đấtnước chưa được khai thác tốt và còn bị sử dụng lãng phí.Lưu thông chưa thông suốt, phânphối lại rối ren, giá cả tăng nhanh, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sản xuất và xã hội.Mất cân đối lớn trong nhiều mặt như giữa cung và cầu về lương thực, thực phẩm, hàngtiêu dùng, năng lượng, nguyên liệu…Quan hệ sản xuất XHCN chưa được củng cố Vaitrò của nền kinh tế quốc doanh ngày càng suy yếu, các thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh chưa được trú trọng Những khó khăn trên có thể xuất phát từ những nguyên nhânsau đây:

Thứ nhất, giống như các nước XHCN khác trên thế giới, nước ta áp dụng mô hình

kinh tế kế hoạch hóa tập trung.Mô hình này từng góp phần vào thắng lợi chống đế quốc

Mỹ xâm lược và xây dựng XHCN ở nước ta Tuy nhiên, do duy trì quá lâu mô hình trên,

nó đã làm cho nền kinh tế thị trường của nước ta bị sơ cứng, kém năng động Nhà nướcquản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chi tiêu pháplệnh chi tiết từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết địnhcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.Tất cả phươnghướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiềnlương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định.Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấpphát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước Lỗthì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.Quản lý bằng mệnh lệnh hành chính lúc nào cũng

dễ hơn so với quản lý bằng quy luật thị trường bởi quản lý bằng quy luật thị trường đòihỏi phải nghiên cứu công phu quy luật, hiểu được những tác động qua lại rồi từ đó mới đề

ra chính sách thích ứng.Chính mô hình này đã làm triệt tiêu mất động lực của sản xuấtkinh doanh là lợi nhuận Sự bao cấp tràn lan với tem phiếu đă làm cho một nền kinh tế đã

Trang 5

lạc hậu càng trở nên trì trệ Trong cái xă hội mà người lao động hay không lao động đềuđược hưởng những của cải vật chất như nhau đă đẩy cái xă hội đó tàn lụi, làm mất đi sứcchiến đấu và sáng tạo của con người Quản lý bằng mệnh lệnh hành chính dễ tạo ra sự ỷlại của các nhà quản lý sau vào các nhà quản lý trước, vì việc quản lý nền kinh tế rậpkhuôn từ đời này sang đời khác, theo chế độ bao cấp cũ kĩ và lạc hậu, không phù hợp vớitình hình phát triển của đất nước ta mỗi ngày một đi lên Làm như vậy dẫn đến sự cạnkiệt chất xám của các nhà quản lý nền kinh tế, không chịu tiếp thu, học hỏi kinh nghiệmxây dựng đất nước của các nước bạn, đặc biệt là Liên Bang Nga( Liên Xô cũ), vốn cũng

là một đất nước gặp vô vàn khó khăn sau khi giành độc lập, nhưng họ có chiến lược đổimới đất nước rất ngoạn mục, làm Liên Bang Nga ngày nay trở nên hùng mạnh trên toànthế giới

Thứ hai, không xác định rõ và can thiệp không đúng vào quyền tự chủ về kinh tế, tài

chính, quyền chủ động sáng tạo của cấp dưới, không gắn với nghĩa vụ, quyền lợi, tráchnhiệm và quyền hạn, lợi ích với kết quả cuối cùng Cơ quan hành chính can thiệp quá sâuvào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu tráchnhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình Lãnh đạo của cơ quan hành chínhcho rằng mọi quyết định của mình đều đúng đắn, ai ai cũng phải nghe theo, không cầnxem xét đến ý kiến của các thành viên khác trong cơ quan hành chính Những thiệt hạivật chất không đúng do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phảigánh chịu, các cơ quan hành chính dường như đứng ngoài cuộc về việc thất thoát này, dủquyết định chính là từ cơ quan của họ Đề ra phương án, nhưng đến khi có trục trặc trongcông việc thì lại thoái thác trách nhiệm của mình

Hậu quả do hai điểm nói trên mang lại là cơ quan quản lý nhà nước làm thay chứcnăng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còn các doanh nghiệp vừa bị tróibuộc, vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên, vì không bị ràng buộc tráchnhiệm đối với kết quả sản xuất

Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là

chủ yếu.Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”.Phân phốihàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kì này

để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người Lương đôi khi cũng được trả bằnghiện vật.Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan trọng nhưsức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trong không được coi là hàng hóa

về mặt pháp lý, dù từ những hàng hóa trên, chúng ta mới có thể phát triển được nhiều thứtích cực khác về sau Đó là một lỗ hỏng rất lớn trong việc xây dựng các mối quan hệ vềhàng hóa- tiền tệ ở nước ta

Trang 6

Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa

sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu Chế độ bao cấpđược thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:

Bao cấp qua giá:Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa

thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường Với giá thấp như vậy, coi như một phần những thứ đó được cho không Do đó, hạch toán kinh

tế chỉ là hình thức.

Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng

buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin cho”.

Thứ năm, các cấp các ngành thường ỷ vào Ngân sách Nhà Nước, mọi công việc

làm ăn thua lỗ đều đã có Ngân sách Nhà Nước “đỡ đần” Vào Trung Ương, cấp dưới ỷvào cấp trên gây lãng phí, hạn chế tính năng động của cơ sở

Thứ sáu, bộ máy quản lí cồng kềnh, chồng chéo, quan liêu Đội ngũ quản lí về Nhà

Nước, pháp luật không sâu xát với cơ sở, kém năng động Bộ phận kém phẩm chất đăsinh ra nạn tham nhũng, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

Tóm lại, những mặt hạn chế vừa nêu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình củanước ta.kinh tế không phát triển, bộ máy quản lý kém hiệu quả… đã tác động trực tiếpđến đời sống người dân và gây nên những hệ lụy đáng lo ngại yêu cầu đổi mới đặt ra nhưmột tất yếu khách quan nhằm giúp cải thiện những khó khăn được xem là nhu cầu cấpbách; xác định vấn đề đổi mới kinh tế phải tiến hành đồng thời với cơ chế quản lý kinh tế

2 Động lực chính của công cuộc đổi mới

Như đã biết, năm 1986, Việt Nam đã tiến hành một cuộc cải cách, đổi mới sâu rộngtrên nhiều lĩnh vực Công cuộc đổi mới ấy được xem như một bước chuyển biến kì diệu,một cuộc “hồi sinh” lần hai của đất nước Việt Nam, đưa nền kinh tế và xã hội Việt Nam

ra khỏi tình trạng trì trệ, để rồi sau đó phát triển không ngừng

Đại hội Đảng toàn quốc lần VI được biết đến như là một đại hội bước ngoặt, đánhdấu sự kiện đổi mới mạnh mẽ này bao gồm cả mặt tư duy lẫn hành động của Đảng trongthời kì mới Đó là điều chẳng ai cần bàn cãi, bởi vì nó quá rõ ràng Vấn đề được đặt ra ởđây chính là: Theo quy luật vận động khách quan của tự nhiên, mỗi cuộc vận động phát

Trang 7

triển đều mang trong nó một động lực thúc đẩy từ trước Vậy động lực của cuộc đổi mới

ấy nằm ở đâu, và nó xuất hiện từ khi nào?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta nên truy ngược trở lại từ lúc vấn đề bắt đầunhen nhóm Có lẽ, mốc thời gian thích hợp nhất để chúng ta tiến hành khảo sát và tìmhiểu là từ sau giải phóng 1975 Đây là thời điểm được xem là bản lề cho đất nước trongthời kì mới, khi mà việc giải phóng hoàn toàn miền Nam đồng nghĩa với việc, tất cảnhững gì trước kia chia cắt, nay quy tụ về một mối Một Quốc hội mới, một Hiến Phápmới, một nền kinh tế mới… Và dĩ nhiên, ngoài những thành công ban dầu đạt được,những người Cộng sản cũng nhanh chóng nhận ra rằng, tất cả chỉ mới là khúc dạo đầucủa những khó khăn sắp tới

Một điều dễ nhận thấy rằng, ngay từ những ngày đầu tiên thực hiện công cuộcthống nhất đất nước, Đảng đã chủ trương áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc vàomiền Nam Lúc này đây, hơn bao giờ hết, những nhà lãnh đạo của Đảng cũng như chínhphủ đang tràn hi vọng và tự tin khi bắt tay vào công cuộc đổi mới vì chính mô hình kinh

tế này đã mang lại thắng lợi to lớn cho đất nước Tuy nhiên, khi được bê nguyên si vào ápdụng ở miền Nam, cái mô hình đó lập tức chứng minh ngay sự thiếu hợp lý của nó đốivới tất cả những thành quả mà miền Nam đạt được ban đầu Chỉ còn vài năm, bắt đầu là

“tiếp quản”, rồi sau đó là “cải tạo” tư sản ở thành phố, “hợp tác hóa” nông thôn Nền sảnxuất hàng hóa bị chuyển biến thành những khu vực nhỏ lẻ, chiếm lĩnh bởi các “nghành”hay “lãnh thổ” Bất cứ cơ quan nào hay địa phương nào cũng có thể lập ra trạm gác đểkiểm soát lưu thong hàng hóa và đánh thuế Nông thôn trở về nên kinh tế tự cung tự cấp,thiếu trầm trọng máy móc, phân, giống…Thành thị thì từng bước bị nông thôn hóa khinhà nhà trồng rau, nuôi lợn trong nhà để cải thiện và hưởng ứng phong trào tăng gia sảnxuất

Sự phản ứng của xã hội trước mô hình ấy tất yếu sẽ xảy ra Và trong những trườnghợp khủng hoảng thì những mâu thuẫn nội tại sẽ tìm cách phá vỡ cái vỏ bọc bên ngoài

Để tồn tại, Đảng nhất thiết cần phải khác quan nhìn nhận lại toàn bộ vấn để để tìm cáchgiải quyết những mâu thuẫn đó.Trong bối cảnh đó, nghị quyết trung ương 6 (khóa IV,tháng 9/1979) đã đáp ứng được mong muốn đó

Nghị quyết này có phần nói hẳn về kinh tế mang tên Về phương hướng nhiệm vụ

phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp địa phương nhưng có một phần

khác toàn diện hơn gọi là Tình hình nhiệm vụ cấp bách , qua đó người ta thấy nổi bật lên

mấy quan điểm nhận thức:

Trang 8

Thứ nhất, việc đánh giá tình hình đã trở nên thực tế ; đà trượt của chiến tranh

cũng đã được tính đến (mất viện trợ Mỹ, chiến tranh biên giới) cùng với những hậu quảgay gắt (nạn thất nghiệp, đời sống sút kém ) Tiềm năng của miền Nam do Mỹ để lại cólúc được cán bộ “hồ hởi” đón nhận như là một thứ chiến lợi phẩm dùng đó làm bàn đạptiến nhanh thì nay đã được đánh giá lại sau một thời gian làm cho thất thoát, hư hỏng

Thứ hai, việc đánh giá những sai lầm chủ quan của lãnh đạo cũng được đề cập

thẳng thắn hơn: từ bệnh duy ý chí, muốn đốt giai đoạn, bất chất quy luật đến sự suy thoáicủa cán bộ và phương pháp quản lý thiếu hiệu lực đều được nêu ra So với trước đây, đó

là một bước tiến lớn vì đã phần nào đỡ huênh hoang hơn, đỡ ngạo mạn hơn

Chính từ những đánh giá trên đây mà những biện pháp đưa ra cũng tỏ ra thiết thựchơn Cùng với tư thế “sẵn sàng chiến đầu bảo vệ Tổ quốc” (chiến tranh với Trung Quốc1979), việc chống các hiện tượng tiêu cực (ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng) cũng đượcđặt biệt nhấn mạnh bên cạnh nội dung chính yếu

Thứ ba, tháo gỡ một số hạn chế trong các chính sách, chế độ quản lý để các khu

vực quốc doanh, tập thể, lưu thông phân phối “bung ra” hoạt động Nhưng việc “bung ra”

ấy, theo Nghị Quyết thì phải có kế hoạch, chứ không muốn làm gì thì làm Thực chất đâychỉ là những biện pháp gỡ bí, cho phép các cơ sở sản xuất tự xoay xở tìm nguyên liệu, vật

tư, thị trường, vốn liếng để chấm dứt tình trạng nhà máy bị đóng cửa, công nhân không

có việc làm, sản xuất bế tắc, đời sống thấp kém vốn là những hiện tượng phổ biến vào lúcbấy giờ

Thứ tư, cho phép những thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể hoạt động

gọi là để “tận dụng” mọi khả năng về lao động, kỹ thuật, vốn liếng, có lợi cho sản xuất.Biện pháp này không mới nhưng nay nhắc lại cũng là để gỡ bí phần nào cho sự thất bạiquá rõ rệt của khu vực quốc doanh trong việc đáp ứng các nhu cầu thiết thực của xãhội.Cần chú ý là về mặt lý luận, những biện pháp này chỉ được chấp nhận trong thời kỳquá độ, chứ không phải là vĩnh viễn.Vì thế ngay trong khi thừa nhận sự cần thiết của cácthành phần tư nhân thì cũng chỉ trong lĩnh vực sản xuất thôi, hơn nữa chỉ cho phép những

xí nghiệp loại nhỏ, vừa hoạt động chứ không phải là tất cả.Đặc biệt tư thương thì phảixóa bỏ Nói chung nếu để cho các thành phần tư nhân, cá thể (gọi là phi xã hội chủ nghĩa)lấn áp, xói mòn những thành phần quốc doanh, tập thể (gọi là xã hội chủ nghĩa) là sai lầm

về quan điểm

Như vậy, có thể khẳng định một điều, những nội dung được đề cập đến trong nghịquyết hội nghị trung ương 6 (khóa IV, tháng 9/1979) là những tiền đề cơ bản, đóng vai

Trang 9

trò động lực để thúc đẩy những giải pháp đổi mới và được hoàn thiện dần qua thời gian

để đến đại hội đảng lần VI, chúng ta đã tìm kiếm được con đường đi đúng đắn

III) NỘI DUNG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NĂM 1986:

1.Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến đại hội VIII.

So với thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về kinh tế trong giai đoạn này đã có nhiềuthay đổi:

Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

Trong Đại hội VI, Đảng đã có nhận định như sau:“Kinh tế thị trường không phải cái

riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại Theo nhận định này, thị trường, đã từng tồn tại và phát triển qua những phương thức sản xuất khác nhau.Nó có trước chủ nghĩa tư bản, trong chủ nghĩa tư bản và cả sau chủ nghĩa tư bản Nếu trước chủ nghĩa tư bản nó vận động và phát triển ở mức khởi phát, manh nha, còn trình độ thấp thì trong xã hội tư bản nó đạt tới đỉnh cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống con người trong xã hội đó, làm cho người ta nghĩ rằng đó là chủ nghĩa tư bản Như vậy, trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường còn tồn tại là điều tất yếu.”

Thật vậy, kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong

xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa Kinh tế hàng hóa vàkinh tế thị trường đều dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữukhác nhau về tư liệu sản xuất, làm cho những người sản xuất vừa độc lập, vừa phụ thuộcvào nhau Tuy nhiên, kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, còn có trình độ thấp, chủyếu là sản xuất hàng hóa với quy mô nhỏ bé, kỹ thuật thủ công, năng suất thấp Còn kinh

tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển cao.Kinh tế thị trường lấy khoa học, công nghệhiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao

Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, chứ không đối lậpvới các chế độ xã hội.Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu, vừa có thểliên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng.Vì vậy, kinh tế thị trường tồn tại kháchquan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trang 10

Tại đại hội VII của Đảng (tháng 6-1991) trong khi khẳng định tiếp tục chủ trươngxây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phầnkinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thốngnhất, đã đưa ra quyết định quan trọng rằng sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa

xã hội, nó tồn tại khách quan và cần thiết cho xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội cũngxác định cơ chế vận hành ở nước ta là “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác

Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mớitoàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơchế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng xã hội chủ nghĩa

ở nước ta.

Trước đổi mới do chưa thừa nhận trong thời kì quá độ nên CNXH ở nuớc ta còn tồntại sản xuất hàng hoá và cơ chế thị truờng nên chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưngquan trọng nhất của nền kinh tế XHCN, đã thực hiện phân bổ cho mọi nguồn lực theo kếhoạch là chủ yếu còn thị trường chỉ đuọc coi là 1 công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch

do đó không cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH

Vào thời kì đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ kinh tế thị truờng, nếu biết vận dụngđúng thì nó có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế Có thể dùng cơ chế thị truờnglàm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và

số luợng hàng hoá, điều hoà quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ lệ sản xuất thông qua cơ chếcạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu, yếu kém

Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế thị trường nhưng đã biếtthừa kế và khai thác có hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển.Thực tiễnđổi mới ở nước ta cũng đã chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng kinh tếthị trường làm phương tiện xây dựng xã hội chủ nghĩa

2.Tư duy đổi mới của Đảng về kinh tế thị trường Đại hội IX đến Đại hội XI

Trong kế hoạch 5 năm (2001-2005) tại Đại hội IX (4-2001) của Đảng có nêu “tiếp

tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và công dân đầu tư, phát triền sản xuất kinh doanh.”Đại hội IX đã khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời ký quá độ đi lên chủ nghĩa xãhội Đại hội đã xác định, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ

Trang 11

chức kinh tế vừa tuân theo quy luật kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫndắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất vủa chủ nghĩa xã hội Đây là bước chuyểnquan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường, chỉ như một công cụ, một cơ chế quản lý, đếnnhận thức coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Vì thế trong giai đoạn này cần tập trung sửa đổi, bổ sung cơchế, chính sách, pháp luật, đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện để bảo đảm các thành phầnkinh tế đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, thực sự

là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đại hội X hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữvững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Quan điểm Đại hội X:

- Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường phảiđược vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lựcnhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, khuyếnkhích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, tăng cường đồng thuận xã hội

để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

- Phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanhnghiệp Tiếp tục thể chế hoá quan điểm của Đảng về phát triển đa dạng các hình thức sởhữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và lợi ích hợppháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp trongnền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các loại tài sản mới như sởhữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, tài nguyên nước , quy định rõ quyền, trách nhiệm củacác chủ sở hữu đối với xã hội

- Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường Sớm hoàn thànhviệc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với điềukiện Việt Nam, bảo vệ thị trường nội địa, đồng thời tuân thủ những quy định của các tổchức quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia

- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đốivới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nghiên cứu, tổng kết để xác định

rõ và đầy đủ hơn đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phùhợp với thực tiễn nước ta, nhất là những nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa của nềnkinh tế thị trường Tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tếcủa các tổ chức đảng; tăng cường, sử dụng hợp lý các tổ chức, cán bộ nghiên cứu để thammưu cho Đảng trong việc xây dựng, lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện chủ trương,đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội Đảng và Nhà nước phải thật sự nângcao vai trò lãnh đạo, quản lý kinh tế thị trường, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ công tác

Ngày đăng: 17/08/2014, 17:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4) Đổi mới tư duy lý luận về kinh tế của đảng trong thời kỳ hội nhập - PGS, TS LÊ QUỐC LÝ, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
6) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Sự tiếp nối của công cuộc đổi mới – TS. Nguyễn Tiến Dũng TS, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế -
7) “Cả nước là một công trường thủ công” (Lê Duẩn: Phát biểu chuẩn bị 50 năm ngày thành lập Đảng, cuối tháng 7-1979) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cả nước là một công trường thủ công
1) Giáo trình môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam – Bộ giáo dục và đào tạo Khác
2) Tài liệu hướng dẫn học và ôn tập môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam – Ts Trần Thị Rồi - Thạc sĩ Trần Ngọc Anh Khác
5) Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng về kinh tế thị trường - PGS, TS. Ngô Quang Minh Khác
8) Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về phát triển kinh tế hàng hóa – Đỗ Thế Tùng, Tạp chí Cộng sản (TCCS) số 10-1993, tr. 30 Khác
9) Nguyễn Văn Linh: Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm, Sự thật, Hà Nội, 1985 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w