1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

chủ trương của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội sau thời kì đổi mới 9đ

49 12K 59
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 234,77 KB

Nội dung

5 Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội sau thời kì đổi mớihội, khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng xã hội”

Trang 1

MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐCS VIỆT NAM

BÀI TIỂU LUẬN:

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI SAU THỜI

KÌ ĐỔI MỚI

Giảng viên hướng dẫn:thầy Trần Ngọc Anh

Nhóm sinh viên thực hiện:nhóm 6

Lưu hành nội bộ, tháng 11 năm 2012

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu 3

PHẦN I: QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 4

PHẦN II: QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 11

PHẦN III: CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 20

PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI 31

Tài liệu tham khảo 49

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Giải quyết các vấn đề xã hội phản ánh bản chất của một chế độ của con người, docon người và vì con người, một thuộc tính cơ bản của XHCN Thực tế đã chứng minhmột nhà nước không quan tâm đến xã hội, không quan tâm đến quyền lợi của người dânthì nhà nước đó sớm muộn cũng tiêu vọng Đó chính là nhà nước trong thời kì chiếm hữu

nô lệ hay phong kiến Chính vì vậy,là một nước XHCN của dân do dân vì dân,là một nhànước tiến bộ, nước ta lại càng phải đặt việc giải quyết các vấn đề xã hội lên hàng đầu, làmột trong những nhiệm vụ cấp bách của quốc gia.Chỉ có việc giải quyết tốt các vấn đề xãhội mới mang lại sự ổn định trong quốc gia để phát triển kinh tế, để giúp đất nước ngàycàng hoàn thiện và phát triển phồn thịnh hơn Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã nhậnthấy được rằng Đảng và Nhà nước đang nỗ lực cố gắng hết sức mình để giải quyết triệt

để các vấn đề xã hội nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho nhân dân ta Mặc dù vẫncòn có những hạn chế song người dân VN cho đến nay đã có được cuộc sống tốt đẹp hơn

và hi vọng trong tương lai mức sống của nhân dân ta được nâng cao như các nước pháttriển trong khu vực và xa hơn nữa là các cường quốc như mong ước của Bác Hồ Để hiểu

rõ quyết tâm cũng như quan điểm, chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng nhưthế nào chúng tôi xin trình bày tóm gọn dưới đây

Trang 4

4 Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội sau thời kì đổi mới

PHẦN I: QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Sau 26 năm xây dựng nhà nước quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa Dưới sự lãnh đạo

của Đảng ta đã có những thành tựa nhất định song hạn chế vẫn tồn tại.Sai sót là không

thể thiếu trong lãnh đạo, quan trọng ta đã biết khắc phục những chính sách đã lỗi thời Cụ

thể trước đại hội VI ta có rất nhiều các khó khăn và các chính sách lỗi thời cần giải quyết

Các khó khăn và chính sách lỗi thời trước đại hội VI

Trước nhiều thách thức Đại hội Đảng lần thứ VI (12- 1986) xác định quyết tâm:

“Đảng phải đổi mới về nhiều mặt đổi mới là con đường vươn lên đáp ứng đòi hỏi của

thời đại, đối phó thắng lợi với mọi thử thách, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của

nhân dân… đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý

nghĩa sống còn”

Một nguyên tắc căn bản của công cuộc đổi mới được xác định là: “Xây dựng một

nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, là lý tưởng của Đảng và nhân dân ta Đổi

mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được

thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình

thức, bước đi và biện pháp thích hợp Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam diễn ra trên tất cả

các lĩnh vực đời sống xã hội, nhưng nhìn một cách khái quát được thể hiện tập trung trên

4 lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

Vàtại Đại Hội VI (1986) Đảng ta đã chỉ rõ: “ Cần thể hiện đầy đủ trong thực tế

quan điểm của Đảng và nhà nước về sự thống nhất chính sách kinh tế và chính sách xã

n

Trang 5

5 Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội sau thời kì đổi mới

hội, khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự

nghiệp xây dựng xã hội”; “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện

chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh

tế.”1

Với quan điểm đó, Đại hội VI đã đề ra một số phương hướng, nhiệm vụ của chính

sách xã hội.Đó là, cần có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài và xác định được những

nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên

Giải quyết các vấn đề Xã hội tại Đại hội VI

“Thực hiện một quy chế làm việc khoa học, có hiệu suất cao; xây dựng bộ máy

gọn nhẹ, có chất lượng cao với một đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực

quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.”

Có thể thấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là lần đầu tiên ta nêu

lên khái niệm "Chính sách xã hội".Đây là sự đổi mới tư duy về giải quyết các vấn đề xã

hội được đặt trong tổng thể đường lối phát triển của đất nước, đặc biệt là giải quyết mối

quan hệ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội

Tiếp đó, đến Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI, tháng 3-1989), Đảng ta đã bổ sung

quan điểm về giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã

1Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,

Trang 6

6 Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội sau thời kì đổi mới

hội: "Đổi mới cách xem xét và giải quyết các vấn đề xã hội theo hướng bảo đảm sự thống

nhất hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội''2

Kết quả, sau 5 năm đổi mới, thực hiện chính sách xã hội đã đạt được những tiến bộ

nhất định, đời sống mọi người so với 5 năm trước nhiều mặt được cải thiện.Tuy nhiên vì

chính sách xã hội "chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó và còn nhiều

thiếu sót'' nên đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Vì thế, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991) Đảng tiếp tục khẳng

định và làm sáng tỏ thêm vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát

triển xã hội: "Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giữa

tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của

nhân dân"3 Đồng thời, chỉ rõ vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển kinh tế: "Coi

phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt

chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế''4

Với nhận định trên Đảng xây dựng phương hướng, nhiệm vụ của chính sách xã

hội, tại Đại hội VII với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện và bổ sung nhằm gắn kết sự phát

triển của kinh tế với các chính sách xã hội Bao gồm các chính sách cơ bản sau:

2Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000,

T.49, tr.298

3 ;4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,Sự Thật, Hà

Nội, 1991, tr.73, 144

4 Đ á p ứ n c n c u t h i ế t y ế u c h â n â n T ạ o i ề u i ệ n c h â n â n c i h i ệ n c ơ s ở v ậ t c h ấ t X â y ự n à p á t r i ệ n c ơ s ở v ậ t c h ấ t c ô c ộ

Trang 7

Giải quyết các vấn đề Đại hội VII.

Trong thực tiễn đổi mới Đảng nhận ra rằng: “Tuy phát triển kinh tế thực chất làtăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội Nhưng không phải lúc nàotăng trưởng kinh tế cũng đồng hành hay là dẫn đến tiến bộ xã hội Thậm chí có nơi, cólúc tăng trưởng kinh tế còn có thể đem đến thảm họa cho con người, nếu kết quả của tăngtrưởng kinh tế được sử dụng cho những mục đích không tốt đẹp Vì vậy, phát triển kinh

tế không chỉ là sự tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà điều quan trọng là phải nhằm mụcđích tạo điều kiện để thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm cho sự tăng trưởng hướng tớitiến bộ xã hội.”Vậy nên, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), Đảng ta đã khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã

hội ngay trong từng bước phát triển''.Đây là một nhận thức mới của Đảng ta sau quá trình

xây dựng lập luận bắt đầu từ Đại hội Đảng lần VI

Trên cơ sở những nhận thức mới về phát triển xã hội được hình thành từ thực tiễnphát triển đất nước sau 10 năm đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) đề ramột hệ thống quan điểm: "Tăng cường kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xãhội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển Công bằng xã hội phải thểhiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ởviệc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực củamình; Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh

tế là chủ yếu đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quảsản xuất inh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiếthợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động; Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi vớitích cực xoá đói giảm nghèo Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mứcsống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư; phát huy truyền thống tốt đẹp củadân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”, “nhân hậu, thuỷ chung”; các vấn

đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá Nhà nước giữ vai trò nòngcốt đồng thờiđộng viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cánhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội"5

5Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996, tr.113-114

Trang 8

8 Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội sau thời kì đổi mới

Đại hội VIII đã đề ra chủ trương, hệ thống chính sách hoạch định theo những quan

Giải Quyết các vấn đề Đại hội VIII với phương hướng

“Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, tập trung mọi lực lượng, tranh thủ

thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng

bộ.”

Có thể nói rằng, đến đây tư duy lý luận tổng thể về phát triển xã hội của Đảng đã

hình thành Hệ thống quan điểm trên đây đã thể hiện một cách toàn diện các yếu tố cơ

bản cấu thành phát triển xã có quan hệ chặt chẽ, điều kiện, nguồn lực, chính sách giải

quyết các vấn đề xã hội trong quá trình đồi mới và phát triển đất nước

Đại đại hội IX (4-2001), Đảng ta tiếp tục bổ sung và hoàn thiện từng bước về lý

luận phát triển xã hội, với quan điểm: “Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát

triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh

mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các

quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp”6 Và một số nội dung chính

trong quan điểm được đưa ra bao gồm:

6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Chính Trị

Quốc Gia, Hà Nội, 2001, tr.104

Trang 9

9 Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội sau thời kì đổi mới

Giải quyết các vấn đề Xã hội tại Đại hội IX

“Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ

nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.”

Tại Đại hội X (4-2006) Đảng ta tiếp tục bổ sungquan điểm: “Kết hợp các mục tiêu

kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực

hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực

hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ,

cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế

-xã hội Tập trung giải quyết những vấn đề -xã hội bức xúc”7

Đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế như: Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa thật

vững chắc, khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân,

nhu cầu về việc làm ở thành thị và nông thôn chưa được đáp ứng tốt; tội phạm và tệ nạn

xã hội có chiều hướng tăng Để khắc phục tình trạng trên, Đại hội cũng đã đề ra chủ

trương:

7Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Chính Trị

Trang 10

Giải quyết vấn đề tại Đại hội X

Ngoài ra, trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế được mở rộng,thực hiện các hiệp định hợp tác đa phương, song phương khác đã góp phần tạo ra mộtbước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại, nhất là xuất khẩu

Trong bối cảnh đó, việc gia nhập WTO sẽ nảy sinh các cá đề xã hội trong quátrình thực thi các cam kết Vì vậy, ta cần chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm thực hiệncác cam kết khi nước ta gia nhập WTO như đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thốngpháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế, tạođiều kiện thuận lợi và có cơ chế khuyến khích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài củadoanh nghiệp Việt Nam, phát huy tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế

Để thực hiện tốt các công việc trên, Đảng đã kịp thời xây dựng một cơ chế đánhgiá đúng đắn và cảnh báo định kỳ tác động của việc gia nhập WTO, nhất là đối với lĩnhvực xã hội.Nhờ đó, từng doanh nghiệp đã đổi mới từ tư duy đến phong cách quản lý, đổimới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giảm chi phí để tăng sứccạnh tranh Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới

và thương hiệu mới

Và hiện nay, Đại hội XI (1-2011) Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 8 ; bảo

đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối vớingười nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn,suy giảm; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, an ninh, tăngcường quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổquốc”.Đại hội XI đã đề ra chủ trương, hệ thống chính sách hoạch định theo những quanđiểm sau đây:

8Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Chính Trị

Quốc Gia, Hà Nội, 2011

Phát triển nhanh, bền vững đồng thời thực hiện có hiệu quả tiến

bộ và công bằng xã hội.

Bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát

triển.

Trang 11

Giải quyết vấn đề xã hội tại Đại hội XI.

Đồng thời Đảng còn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục,đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục;

tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lốisống chưa được ngăn chặn và đẩy lùi…

Trước tình hình đó để khắc phục được những hạn chế và đảm bảo thực hiện tốt

nhiệm vụ đề ra Đảng đã chủ trương phát triển toàn diện, mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa,

xã hội hài hòa với phát triển kinh tế “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập

cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tạo bước tiến

rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộnghèo; cải thiện điều kiệnchăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Bảo vệ môi trường, chủ độngphòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu”

PHẦN II: QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Giải quyết tốt các vấn đề xã hội là một trong những chủ trương, giải pháp lớnnhằm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới Các vấn đề xã hội cóvai trò quan trọng đối với sự phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực khác của xã hội,

do vị trí của con người trong xã hội qua từng thời kỳ lịch sử quy định Tuy nhiên, vì địa

vị của con người ở mỗi chế độ xã hội khác nhau là không giống nhau, cho nên vai trò,bản chất của các vấn đề xã hội cũng khác nhau Chính vì thế qua các kỳ đại hội, Đảng ta

đã đề ra những nhiệm vụ khác nhau để phát triển, hoàn thiện mọi lĩnh vực của đời sống ,

xã hội.Một trong những vấn đề Đảng ta chú trọng là giải quyết các vấn đề xã hội trongthời kỳ đổi mới Để giải quyết tốt vấn đề xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đạihóa Đảng ta đã đưa ra các quan điểm sau:

1.Kết hợp các mục tiêu kinh tế và các mục tiêu xã hội.

Kế hoạch phát triển kinh tế phải tính tới mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

có liên quan trực tiếp

Đảng ta luôn nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi liền với việc giải quyết tốtnhững vấn đề xã hội Phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng đòihỏi phải giải quyết tốt những vấn đề xã hội, bởi lẽ phát triển kinh tế phải là sự pháttriển bền vững dựa trên những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trườngvững chắc…

Trang 12

Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm vừa đạt được tăng trưởng kinh tế, vừa giữđược ổn định xã hội, không có những xáo trộn xung đột, nổi loạn làm ảnh hưởng đến việchuy động các nguồn lực cho sự phát triển Trong phát triển bền vững, yếu tố kinh tế vàyếu tố xã hội quyện vào nhau, hòa hợp vào nhau Mục tiêu phát triển kinh tế phải baogồm cả mục tiêu giải quyết những vấn đề xã hội như vấn đề việc làm, xóa đói giảmnghèo… thỏa mãn nhu cầu cơ bản của của nhân dân, công bằng xã hội Ngược lại, mụctiêu phát triển xã hội cũng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế Đó chính là sự khác nhaucăn bản về mục tiêu phát triển giữa con đường chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội màĐảng và nhân dân ta lựa chọn… Trên cơ sở nhận thức mới về vai trò của các vấn đề xãhội, mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ:Trình độ phát triểnkinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng mục tiêu xã hội là mụcđích của các hoạt động kinh tế.

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của Đảng đã đưa ra mục tiêuchiến lược của sự phát triển: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận;đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tếtiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau

Đảng ta đã đề ra một số mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 là:

“Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011 - 2015: 7,0 - 7,5%/năm Giá trị gia tăngcông nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm tăng 7,8 - 8%; giá trị gia tăng nông nghiệp bìnhquân 5 năm 2,6 - 3%/năm Cơ cấu GDP: nông nghiệp 17 - 18%, công nghiệp và xây dựng

41 - 42%, dịch vụ 41 - 42%; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệcao đạt 35% tổng GDP; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% Kim ngạch xuất khẩu tăngbình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhậpkhẩu Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP Tỉ lệ huy động vào ngânsách nhà nước đạt 23 - 24% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vàonăm 2015 Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động Tỉ trọng lao động nông - lâm - thuỷsản năm 2015 chiếm 40 - 41% lao động xã hội Thu nhập của người dân nông thôn tăng1,8 - 2 lần so với năm 2010 Tốc độ tăng dân số đến năm 2015 khoảng 1% Năm 2015,GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 74 tuổi

Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2%/năm Tỉ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt

42 - 43%.”9

9 Nghị quyết Đại hôi Đại biểu toàn quốc XI: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 13

Mục tiêu phát triển kinh tế phải tính đến các tác động và hậu quả xã hội có thể xảy ra để chủ động xử lý.

Trong Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VIII của Đảng của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (1996-2000) là: “Thanh toán nạn mù chữ

và hoàn thành cơ bản phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở (lớp 9) ởthành phố lớn và những nơi có điều kịên Số lao động qua đào tạo chiếm khoảng 22 -25% tổng số lao động Chuyển mạnh về chất lượng giáo dục, đào tạo Phát triển và nângcao năng lực, hiệu quả nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ Phát triển và nângcao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin, y tế, thể dục thể thao, mở rộng tới cácvùng sâu và vùng xa

Giảm nhịp độ phát triển dân số vào năm 2000 xuống dưới 1,8% Xoá nạn đói đếnnăm 2000 tỉ lệ người thu nhập quá thấp giảm xuống một nửa so với hiện nay, tỉ lệ trẻ emdưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 30% Dân cư thành thị và 80% dân số ởnông thôn được cung cấp nước sạch Tăng tuổi thọ bình quân lên khoảng 70 tuổi

Giải quyết việc làm cho 6,5 - 7 triệu người, giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị xuốngdưới 5% và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn trên 75% Điều chỉnh tiềnlương và giải quyết những bất hợp lý trong chính sách tiền lương Từng bước hình thànhquỹ bảo trợ thất nghiệp ở thành thị Bảo đảm mức sống của người về hưu và các gia đình

có công với nước

Hoàn thành căn bản định canh đinh cư và ổn định đời sống của đồng bào các dântộc ít người

Ngăn chặn và giảm ô nhiễm môi trường ở thành phố, khu công nghiệp

Đẩy lùi tham nhũng, các tệ nạn xã hội, loại trừ văn hoá độc hại.”10

Phải tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa các chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

10Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 – 2000 Báocáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVIII của Đảng

Trang 14

Trong đại hội VII (1991) của Đảng, sau khi xác định được những đặc trưng cơ bảncủa xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, Đảng ta đã nêu lên định hướng

lớn:Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát triển mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng xã hội chủ nghĩa.Trên cơ sở định hướng

ấy, Đảng ta đã chính thức khẳng định một số quan điểm chỉ đạo việc kết hợp hài hòa giữatăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội Cụ thể là: Mục tiêu của chính sách xãhội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của yếu tốcon người và vì con người “Kết hợp hài hòa giữa kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội,giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thầncủa nhân dân”11 Đồng thời chỉ rõ vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển kinhtế:“Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốtchính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế”.12

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 Đảng ta xác định:Đổi mớiđồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủnghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Kiên trì và quyết liệt thựchiện đổi mới Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp,trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mởrộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúcđẩy đổi mới toàn diện và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu xâydựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh Lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả củaquá trình đổi mới và phát triển.13

Sự kết hợp giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải được quán triệt ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, ở từng đơn vị kinh tế cơ sở.

11Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,Sự Thật, Hà Nội, 1991, tr.73, 144

11Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,Sự Thật, Hà Nội, 1991, tr.73, 144

12

13 Chiến lược phát triển kinh tế 2011 -2020: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI

Trang 15

Sự kết hợp này bảo đảm tính đồng bộ, công bằng và bình đẳng cho mọi người dân,mọi vùng miền, khắc phục tình trạng phân hóa, bất bình đẳng quan điểm này được thểhiện rất rõ trong đại hội X của Đảng.

2.Xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng

xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.

Trong từng bước và từng chính sách phát triển, cần đặt rõ và xử lý hợp lý việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội.

Quan điểm này đã được Đảng xem là quan điểm quan trọng và bổ sung vào đại hội

VIII (1996) “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển; khuyến khích làm giàu hợp phát đi đối với tích cực xoá đói giảm nghèo Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư; phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, nhân hậu thuỷ chung” 14

Nhiệm vụ gắn kết này không dừng lại như một khẩu hiệu, một lời khuyến nghị mà phải được pháp chế hóa thành các thể chế có tính cưỡng chế, buộc các chủ thể phải thi hành.

Để thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra thì việc gắn kết hai nhiệm vụ tăng trưởngkinh tế và tiến bộ công bằng xã hội không chỉ là lời phát động mang tính khẩu hiệu,phong trào mà phải được thực thi triệt để dưới sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của các cấp,các ban, ngành mang tính cưỡng chế, bắt buộc

Các cơ quan, các nhà hoạch định chính sách phát triển quốc gia phải thấu triệt quan điểm phát triển bền vững, phát triển “sạch”, phát triển hài hòa, không chạy theo số lượng tăng trưởng bằng mọi giá

14Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.

Trang 16

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) Đảng đề ra quan điểmphát triển:

“Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”15 Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ

mô, bảo đảm an ninh kinh tế Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chútrọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức Tăng trưởng kinh tế phải kếthợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừngnâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Phát triển kinh tế-xã hội phải luôn coi trọngbảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu Nước ta có điềukiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết Pháttriển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho pháttriển bền vững Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quyhoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế-xã hội, phát triển hài hòa, không chạytheo số lượng tăng trưởng bằng mọi giá

Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng,

an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảođảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

3.Chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.

Chính sách xã hội có vị trí, vai trò tương đối so với kinh tế, nhưng không thể tách rời trình độ phát triển kinh tế, cũng không thể dựa vào viện trợ như thời bao cấp.

Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trungvới những đặc điểm chủ yếu là:

Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa

trên hệ thống chi tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạt độngtrên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnhđược giao Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổchức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định Nhà nướcgiao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sảnphẩm cho Nhà nước Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu

15 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XI

Trang 17

Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh

doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với cácquyết định của mình Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thìngân sách Nhà nước phải gánh chịu.Hậu quả do hai điểm nói trên mang lại là cơ quanquản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còncác doanh nghiệp vừa bị trói buộc, vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên, vìkhông bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất

Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là

chủ yếu Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp” Hạch toánkinh tế chỉ là hình thức

Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa

sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu

Văn kiện đại hội XI Đảng đã nêu ra trong phần định hướng phát triển kinh tế - xãhội là: Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế Tạobước phát triển mạnh mẽ về văn hóa, xã hội Tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời đẩymạnh huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển văn hóa, xã hội Hoàn thiện hệthống chính sách, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu,chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chínhsách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.Nângcao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận cácnguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội Thực hiện cóhiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồnlực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất

và các vùng đặc biệt khó khăn Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ

có thu nhập trung bình khá trở lên Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chếphân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị

Hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ công cộng thích ứngvới thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước không ngừng nângcao mức bảo đảm các dịch vụ công cộng thiết yếu cho nhân dân

Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằmkhuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động Bảo đảm quan hệ laođộng hài hoà, cải thiện môi trường và điều kiện lao động Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việclàm Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làmviệc ở nước ngoài Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, ngườinghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hoá Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng,

Trang 18

ngày càng mở rộng và hiệu quả Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như bảo hiểm xã hội,bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Khuyến khích vàtạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm.Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với người cócông Mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khókhăn.

Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốtđẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệgiữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một độnglực phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế Tập trung xây dựng đời sống, lối sống

và môi trường văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóatrong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử Chú trọng xây dựng nhân cách con người ViệtNam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xãhội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ Phát huy giá trị truyền thống tốtđẹp, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt bình đẳng giới,

sự tiến bộ của phụ nữ; chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em Bảo đảm quyền tự dotín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy định của pháp luật Khuyến khích tự do sángtạo trong hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao,

có sức lan tỏa lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc

Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao Coi trọng bảotồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhândân.Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất bản Bảo đảm quyềnđược thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng

xa, vùng đồng bào dân tộc Tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩymạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin, hình thành thị trường văn hóa lànhmạnh Đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tác độngtiêu cực của các sản phẩm văn hóa thông tin đồi trụy, kích động bạo lực Đẩy mạnhphòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; giảm tệ nạn ma túy, mại dâm; ngăn chặn cóhiệu quả tai nạn giao thông Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa; xây dựng xã, phường, khu phố, thôn, bản đoàn kết, dân chủ, kỷ cương,văn minh, lành mạnh

Trong chính sách xã hội, phải gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ Đó là một yêu cầu của công bằng xã hội và tiến bộ xã hội; xóa bỏ quan điểm bao cấp, cào bằng; chấm dứt cơ chế xin-cho trong chính sách xã hội.

Trang 19

Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từngbước và suốt quá trình phát triển Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phốihợp lý tư liệu sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sửdụng tốt năng lực của mình, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, bảo đảm mọingười dân được chăm sóc và nâng cao sức khỏe Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ

sở, hệ thống các chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đổi mới cơchế khám chữa bệnh

4.Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người(HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.

Quan điểm này khẳng định mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển là vìcon người, vì xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Phát triển phảibền vững không chạy theo số lượng tăng trưởng

Trong Đại hội XI Đảng ta chủ trương: “Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sảnphẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm GDP năm 2020 theo giá so sánh bằngkhoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng3.000 USD Cùng với sự phát triển kinh tế Đảng ta còn quan tâm đến vấn đề văn hóa xãhội Đảng phấn đấu đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bìnhcao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75tuổi; đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh trên một vạn dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân;lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỉ lệ hộ

nghèo giảm bình quân 1,5- 2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe

cộng đồng được bảo đảm Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm2010; thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư Xoá nhà ở đơn sơ, tỉ

lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25m2 sàn xây dựng nhà ở tính trên một người dân”.16

16 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001

http://www.voatiengviet.com/content/a-19-2009-08-14 /505605.htm

Trang 20

PHẦN III: CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Một là,khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển.

Đảm bảo quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người đượcphát triển toàn diện Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyềnlàm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảođảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước

Chính sách xã hội và chính sách ưu đãi dành cho người khuyết tật

Tạo cơ hội, giúp đỡ cho những người thuộc vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểusố

Xóa bỏ bất bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực

Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: “Thực hiện các chính sách xã hội, hướng vàophát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lựcmạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trongcác quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp” 17

Tạo động lực làm giàu trong đông đảo dân cư bằng tài năng sáng tạo của bản thân, trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức cho phép Có chính sách hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị.

Xây dựng và thực hiện có kết quả cao chương trình xóa đói giảm nghèo, đề phòng tái đói, tái nghèo, nâng cao dần chuẩn đói nghèo khi mức sống chung tăng lên.

Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hoá giàu - nghèo đã đi đến chủ trương khuyếnkhích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp dầnkhoảng cách về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân

cư, coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển xã hội

Đói nghèo là vấn đề kinh tế, xã hội sâu sắc, xoá đói, giảm nghèo là một trongnhững vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài, là một chính sách quan trọng của Đảng

và Nhà nước ta Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhànước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xoá đói, giảm nghèo Đặc biệt từ năm

1986, khởi đầu công cuộc đổi mới, một mặt Đảng khuyến khích mọi người trong các

17Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG

Trang 21

thành phần kinh tế làm giàu hợp pháp, mặt khác tích cực chỉ đạo thực hiện xoá đói, giảmnghèo trong cả nước

Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khoá VII (6-1993) đãchỉ rõ: “Trợ giúp người nghèo chủ yếu bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn.Hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở dân giúp dân, Nhànước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong nước và quốc tế Phấn đấutăng số hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo”

Chủ trương xoá đói, giảm nghèo của Đảng đã trở thành cuộc vận động lớn, khởiđầu ở thành phố Hồ Chí Minh (1992), tiếp đến là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cáctỉnh Khu IV, Khu V cũ, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ… Đến tháng 12-1995 cả 53 tỉnh,thành phố trong cả nước đều có chương trình xoá đói, giảm nghèo, trong đó 49 tỉnh,thành phố đã thành lập ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo ở cấp tỉnh, huyện, xã Thực hiệnchủ trương của Đảng, Chính phủ đã chú trọng xây dựng các nguồn lực cho xoá đói, giảmnghèo: nguồn lực về lao động và đất đai; nguồn lực về vốn; thực hiện chuyển giao côngnghệ giúp đỡ hộ đói, nghèo tổ chức cuộc sống; thực hiện các chính sách xã hội khác đốivới người đói, nghèo như hỗ trợ người nghèo về y tế, về giáo dục, khai trương Ngân hàngphục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng chính sách xã hội)

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng chủ trương:

“Thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng,vùng đồng bào dân tộc thiểu số…”, xoá đói, giảm nghèo được xác định là một trong 11chương trình quốc gia Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 23-7-1998, Chính phủ ra

Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 với mục tiêu và nhiều giải pháp cụ thể.Tiếp đó, ngày 31-7-1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) Phong trào xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh với nhiều

mô hình gia đình, thôn, bản, xã, huyện xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả đã được nhânrộng như: mô hình tín dụng - tiết kiệm, mô hình xã hội hoá hỗ trợ nhà ở cho người nghèo,

mô hình “một mái nhà, một bể nước, một con bò”, mô hình dạy nghề ngắn hạn miễn phí,

mô hình liên thông xuất khẩu lao động… Các dự án thuộc Chương trình quốc gia xoá đói,giảm nghèo theo Quyết định số 133 của Thủ tướng Chính phủ đã đi vào hoạt động và đạthiệu quả rõ rệt

Vùng đặc biệt khó khăn ở nước ta hiện nay chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu

số (DTTS) và miền núi,vùng cao, biên giới Kết quả giảm nghèo ở những vùng này vẫnchưa thật sự vững chắc, tỷ lệ hộ tái nghèo hằng năm còn cao Có thể nói, đây vẫn là “rốn

Trang 22

nghèo”, là nơi tập trung nhiều người nghèo nhất Trong số hơn 10 triệu người nghèo nhất

cả nước hiện nay, hầu hết là cư dân nông thôn miền núi và đồng bào DTTS Vì vậy Đảng,Nhà Nước và toàn dân phải tăng cường thực hiện xóa đói giảm nghèo những vùng đặcbiệt như thế này cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thịtrường và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xãhội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượngchính sách Nhà nước tăng đầu tư từ ngân sách tiếp tục phát triển cơ sở vật chất - kỹthuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội

cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chínhsách và dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân và là yếu tố quantrọng góp phần ổn định xã hội”

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Thực hiện cóhiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực vàphương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và cácvùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thunhập trung bình khá trở lên Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phânhóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”

Do đó, thành tựu ta đã đạt được là kết thúc năm 2011, tỷ lệ nghèo cả nước giảmtrên 2% còn 14%

Xác định quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo là quá trình thực hiện lâu dài vàbền bỉ, là trách nhiệm của Chính phủ cũng như của các cấp, các ngành, công tác giảmnghèo năm 2012 tiếp tục được Chính phủ đầu tư, trong đó nhấn mạnh đến: việc thực hiện

có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo; xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùngnghèo, xã nghèo; đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo,

xã nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển

Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, tiếp tục tạo nguồn lực cần thiết để dân cư ở cácvùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng nhanh thu nhập…nhằm nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2012xuống còn 10-11%; tránh tình trạng tái nghèo trên địa bàn cả nước

Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm.

Trang 23

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2011 cả nước có gần 13 triệu laođộng thuộc nhóm yếu thế là những người nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn (chiếm gần 24% lực lượng lao động) nên rất cần sự giúp đỡ của các tổ chứcquốc tế Trong đó, 4,2 triệu lao động là người khuyết tật; 6,5 triệu lao động nghèo;

180 ngàn lao động nhiễm HIV được phát hiện, 190 ngàn lao động nghiện ma túy,trên 500 ngàn người thất nghiệp dài hạn (từ 1 năm trở lên)

Đặc biệt, gần 80% lao động yếu thế này tập trung ở khu vực nông thôn, đa số

có trình độ học vấn thấp, phần lớn chưa qua đào tạo nghề Mặc dù nhà nước cónhiều chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng tỷ lệ hộ cậnnghèo, tái nghèo ở nước ta còn rất cao Đời sống của một bộ phận người có công,người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn, chưa đảm bảo mức sốngtối thiểu và các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về nhà ở và sử dụng nước sạch Chấtlượng giáo dục và đào tạo cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, kết quả phổ cậpgiáo dục ở nhiều huyện còn thấp

Để khắc phục bất cập trên, cần phải xây dựng một hệ thống an sinh xã hộiđadạng, bền vững, có tính chia sẻ giữa ba bên: nhà nước, xã hội và người dân Đặcbiệt là tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh

An sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo

vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh

tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho nhân dân Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội không chỉ là bảo vệ quyềncủa mỗi người dân như đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, mà còn làmột nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển

Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm 5 trụ cột: 1) Bảo hiểm xãhội; 2) Bảo hiểm y tế; 3) Bảo hiểm thất nghiệp; 4) Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi

xã hội.Xét về thực chất, năm trụ cột này là nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược của hệthống an sinh xã hội: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro

Đại hội X của Đảng xác định “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, tiến tớibảo hiểm y tế toàn dân”, “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đápứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất lànhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo”18

18Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI (khóa X)

Trang 24

Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đồng thời

“thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từngbước và từng chính sách phát triển”

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, công tác bảo đảm an sinh xã hội

và phúc lợi xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Hệ thống các chính sách an sinh

xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện trên các lĩnh vực: xoá đóigiảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm, ưu đãi người có công vớinước, trợ giúp xã hội, mở rộng các dịch vụ xã hội công cộng, tạo điều kiện để người dânđược hưởng thụ nhiều hơn về văn hoá, y tế và giáo dục Cùng với nguồn lực khôngngừng tăng lên và những nỗ lực trong tổ chức thực hiện, an sinh xã hội và phúc lợi xã hộingày càng được bảo đảm tốt hơn, góp phần quan trọng vào nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Đến nay công tác bảo đảm an sinh xã hội đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật,được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002)xuống còn 9,5% (năm 2011); chỉ số phát triển con người (HDI) tăng từ mức 0,683 (năm2000) lên mức 0,728 (năm 2011), xếp thứ 128/187 nước, thuộc nhóm trung bình cao củathế giới; năm 2011 nước ta đã hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ(MDGs) do Liên hợp quốc đề ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015

Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội, tạo nhiều việc làm ở trong nước và đầy mạnh xuất khẩu lao động.

Từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội XHCN đối với toàn dân, theo

phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, tạo lập nhiều hệ thống và hìnhthức bảo trợ xã hội cho những người có công với cách mạng và những người gặpkhó khăn Điều chỉnh, bổ sung các chính sách, nhất là các vấn đề quan hệ tới lợi íchthiết thân của mỗi giai cấp và tầng lớp xã hội

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một giải pháp quan trọng trong quá trìnhtriển khai thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo bềnvững

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sáchcủa Đảng và Nhà nước và của tỉnh về hoạt động xuất khẩu lao động; giúp người dân nângcao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, số doanh nghiệp có

đủ pháp nhân và đựơc phép tuyển dụng lao động xuất khẩu hoạt động trên địa bàn tỉnh,

Ngày đăng: 17/08/2014, 17:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w