Cơ sở hình thành phương pháp chứng từ: - Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của các đơn vị kế toán luônluôn được thể hiện ở các nghiệp vụ kinh tế.. Do vậy, cùng
Trang 1
-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA: KẾ TOÁN MÔN: ĐỀ ÁN MÔN HỌC
CHỦ ĐỀ: Cơ sở hình thành các phương pháp kế toán và
mối quan hệ giữa các phương pháp kế toán
Thực hiện: Nguyễn Thị Thúy.36k06.2 GVHD: TS NGÔ HÀ TẤN
NĂM 2013
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là một khoa học thu thập, xử lí và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hìnhthành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức Kế toán không chỉ phản ánh tàisản của đơn vị ở trạng thái tĩnh và còn phản ánh sự vận động của tài sản Trong quá trìnhvận động tài sản không chỉ biến đổi về mặt hình thái mà còn có sự biến đổi về lượng giátrị Như vậy, có thể nói đặc điểm của đối tượng kế toán là vô cùng đa dạng, có tính haimặt và vận động Do đó hệ thống phương pháp kế toán đã được xây dựng để xử lí thông tinphù hợp với những đặc điểm này của đối tượng kế toán
Trong thực tế, kế toán phải vận dụng các phương pháp kế toán một cách cực kỳ linhhoạt để có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Đó là quá trình thu thậpthôngtin ban đầu được thực hiện qua phương pháp chứng từ, quá trình xử lý thông tin được thựchiện qua phương pháp tài khoản-ghi kép, phương pháp đo lường và cuối cùng là khâu cungcấp thông tin đầu ra được thực hiện bởi phương pháp tổng hợp cân đối
Trong hệ thống các phương pháp kế toán này, mỗi phương pháp đều có tính độc lậptương đối nhưng không hề tách rời nhau nằm trong một chỉnh thể, nên giữa chúng có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, làm tiền đề cho nhau trong việc thu thập, ghinhận, xử lý và phản ánh thông tin các hoạt động của một đơn vị cụ thể Phương pháp nàocũng đều quan trọng và không thể bỏ qua
Để nghiên cứu sâu hơn về cơ sở hình thành các phương pháp kế toán và mối quan hệgiữa các phương pháp kế toán, nhằm trau dồi kiến thức về chuyên ngành kế toán và chuẩn
bị cho mình một “hành trang” để có thể vận dụng vào công tác chuyên môn sau này, với
sự hướng dẫn tận tình của thầy Ngô Hà Tấn em đã lựa chọn đề tài “Cơ sở hình thành cácphương pháp kế toán và mối quan hệ giữa các phương pháp kế toán”
Với kiến thức và trình độ có hạn “đề án môn học” này sẽ không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết nhất định Kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy
để bản đề án này được hoàn thiện hơn
Khoa Kế Toán Trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Đà Nẵng
SVTH: Nguyễn Thị Thúy_ 36k06.2
GVHTD: TS Ngô Hà TấnNăm học 2012-2013
Trang 3A/ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN:
I/ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
1 Cơ sở hình thành phương pháp chứng từ:
- Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của các đơn vị kế toán luônluôn được thể hiện ở các nghiệp vụ kinh tế Nói cách khác hoạt động sản xuất kinh doanhcũng như hoạt động tài chính của đơn vị kế toán được cấu thành bởi các nghiệp vụ kinh tế Với chức năng thông tin và kiểm tra về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị, công việccủa kế toán hằng ngày là cần phải theo dõi, ghi chép và phản ánh các đối tượng kế toáncủa đơn vị ngay từ khi có sự hình thành hay bắt đầu có sự vận động Do đó đòi hỏi phải cómột phương pháp khoa học để có thể thu nhận được ngay những thông tin ban đầu về cácđối tượng kế toán
- Giữa các quan hệ kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và vận động liên tục theokhông gian, thời gian với quy mô khác nhau, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh,tình hình tài chính, trách nhiệm cá nhân và tập thể có liên quan Do vậy, cùng với việc lựachọn phương pháp phản ánh phải lựa chọn được một phương thức thông tin về tình trạng
và sự biến động của đối tượng kế toán, cho từng bộ phận hoặc cá nhân chịu trách nhiệm vềnhiệp vụ đó, đồng thời phải thiết lập những đường dây thông tin kịp thời, hữu ích cho cáccấp quản lí về các đối tượng cụ thể có liên quan trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Xuất phát từ những yêu cầu đó đã đặt ra cho kế toán nhiệm vụ phải xác định được mộtphương pháp tối ưu, nhằm thu nhập thông tin ban đầu và phản ánh được các nghiệp vụkinh tế phù hợp với sự biến động của từng đối tượng kế toán Đó chính là phương phápchứng từ kế toán
2) Ý nghĩa phương pháp chứng từ kế toán.
- Phương pháp chứng từ có hình thức biểu hiện là hệ thống bản chứng từ, dùng để chứngminh tính hợp pháp (các hoạt động kinh tế xảy ra là có thật, không khai sai, khai khống…)của việc hình thành các nghiệp vụ kinh tế và phản ánh một cách trung thực, khách quancác nghiệp vụ đó theo các chỉ tiêu đặc trưng (thời gian, không gian, địa điểm phát sinh…)vào các bản chứng từ, từ đó làm căn cứ để ghi sổ kế toán và thông tin tinh kinh tế chonhững nghiệp vụ đó
- Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp thích hợp nhất với tính đa dạng và sự biếnđộng của đối tượng kế toán, có khả năng theo sát từng nghiệp vụ, “sao chụp” nguyên hình
Trang 4các nghiệp vụ đó trên các bản chứng từ (bằng cách ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phátsinh vào bản chứng từ) Nhờ có phương pháp này mà kế toán có thể thu nhận, cung cấpđầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực hợp lý những thông tin về các hoạt động kinh tế,tài chính xảy ra ở những thời gian và địa điểm khác nhau Từ đó, làm cơ sở cho công táchạch toán kế toán, xử lý các nghiệp vụ kinh tế này.
-Chứng từ hợp pháp là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản, xác minh tính hợp pháptrong giải quyết các mối quan hệ kinh tế - tài chính thuộc đối tượng của kế toán Qua đólàm căn cứ cho việc kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở pháp lýcho mọi thông tin kế toán Từ đó phát hiện, ngăn ngừa và xử lý những hiện tượng vi phạmchính sách chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính do Nhà nước ban hành, những hành vi tham ô,lãng phí tài sản nhằm bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp vàNhà nước
- Phương pháp chứng từ là phương tiện thông tin hoả tốc, phục vụ công tác lãnh đạonghiệp vụ ở đơn vị, là phương tiện cấp trên truyền đạt mệnh lệnh và chỉ thị công tác chocấp dưới (giấy tạm ứng, chi tiền mặt, lệnh xuất kho NVL…) và căn cứ vào đó cấp dướithực hiện nhiệm vụ tương ứng của mình nhằm phục vụ cho công tác phân tích kinh tế hằngngày ở đơn vị
- Chứng từ gắn sự phát sinh các nghiệp vụ kinh tế với trách nhiệm vật chất của các đốitượng có liên quan Qua đó góp phần thực hiện triệt để việc hạch toán kinh doanh nội bộ,khuyến khích lợi ích vật chất gắn liền với trách nhiệm vật chất của tưng cá nhân, đơn vị cụthể Trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp những tranh chấp, khiếu nại… vềkinh tế, tài chính liên quan đến lợi ích, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức là khó lòng có thểtránh khỏi,thì khi đó chứng từ kế toán là cơ sở quan trọng nhất để giải quyết và tiến hànhkiểm tra kinh tế, kiểm tra kế toán trong đơn vị Cụ thể: những người lập, người ký duyệt vànhững người khác kí tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của bảnchứng từ đó
- Chứng từ là cơ sở để phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đốitượng hạch toán để ghi vào sổ sách kế toán và các số liệu thông tin kinh tế của đơn vị theotừng đối tượng cụ thể.Với vị trí quan trọng và tác dụng to lớn trong công tác quản lý nóichung và hạch toán kế toán nói riêng của đơn vị, nó được áp dụng trong tất cả các đơn vị
kế toán, không phân biệt các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế khác nhau Lập chứng
Trang 5từ là bước đầu tiên của quy trình kế toán, nó ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp đến chấtlượng các khâu sau của công tác kế toán và thông tin kế toán Vì vậy lập chứng từ kế toánphải đảm bảo yêu cầu: trung thực, chính xác, kịp thời, đầy đủ và về nội dung phải đảm bảotính hợp lệ, hợp pháp.
II PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN & GHI KÉP:
1/ Cơ sở hình thành phương pháp tài khoản & ghi kép :
- Như đã giới thiệu ở trên, phương pháp chứng từ cho chúng ta biết được thông tin về sựhình thành nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tình trạng và sự vận động của từng đối tượng kếtoán Tuy nhiên các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp phát sinh rất nhiều, do đó sốlượng chứng từ rất lớn và khác nhau về đối tượng phản ánh, thời gian địa điểm quy môcủa nghiệp vụ Bên cạnh đó chứng từ chỉ đơn thuần là hình thức “sao chụp” lại nghiệp vụkinh tế, nghĩa là mới chỉ cung cấp được những thông tin ban đầu một cách riêng lẻ, mà nhucầu quản lý thì luôn cần những thông tin mang tính tổng hợp về tình hình biến động củatừng loại tài sản, nguồn vốn, từng quá trình kinh doanh Có như vậy mới thực hiện sựgiám sát và phản ánh chặt chẽ tình hình của tài sản, nguồn vốn và hoạt động kinh doanhcủa đơn vị
- Với nội dung của đối tượng kế toán bao gồm tài sản, nguồn vốn, quá trình kinh doanh,các quan hệ kinh tế khác Vì vậy, cần phải có loại tài khoản phản ánh tài sản, tài khoảnphản ánh nguồn vốn, tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh, tài khoản phản ánh cácquan hệ kinh tế khác
- Sự vận động của đối tượng kế toán bao giờ cũng là sự vận động của hai mặt đối lập.Chẳng hạn, tiền mặt có những nghiệp vụ thu và chi; nguyên liệu vât liệu có nhập và xuất;vay nợ ngân hàng có vay và trả nợ vay…Hơn nữa mỗi nghiệp vụ kinh tế luôn phản ánhmối quan hệ biến động giữa các đối tượng kế toán với nhau (tăng tài sản này đồng thờigiảm tài sản khác cới cùng một lượng giá trị; tăng nguồn vốn này đồng thời giảm nguồnvốn khác với cùng một lượng giá trị; tăng giá trị tài sản đồng thời tăng nguồn vốn với cùngmột lượng giá trị; giảm giá trị tài sản đồng thời giảm nguồn vốn với cùng một lượng giátrị) Bản thân phương pháp chứng từ kế toán không phản ánh đươc mối quan hệ này
Ví dụ: doanh nghiệp chi tiền mặt mua vật liệu nhập kho với số tiền là 1.000.000 đồng.Nghiệp vụ này làm tiền mặt (tài sản) của doanh nghiệp giảm đi 1.000.000 đồng và vật liệu
Trang 6( tài sản) của doanh nghiệp tăng lên 1.000.000 đồng Như vậy sự biến động của tiền mặt vàvật liệu có mối quan hệ với nhau.
+ Với phương pháp chứng từ kế toán sẽ lập một phiếu chi để chứng minh cho việc chi tiền,lập phiếu nhập kho để chứng minh được vật liệu đã nhập kho Ta thấy, bản thân hai chứng
từ này chỉ sao chụp nghiệp vụ kinh tế, chứ chưa thể hiện được mối quan hệ biến độnggiữa tiền và vật liệu Do đó chưa phục vụ tốt cho việc quản lý, kiểm tra mọi biến động củatài sản Trong khi đó, quản lý rất cần những thông tin tổng hợp về từng đối tượng kế toán
cụ thể và sư biến động của một đối tượng kế toán phải được xem xét trong mối quan hệbiến động của những đối tượng kế toán có lien quan khác
Từ những vấn đề trên và yêu cầu của việc quản lý các đối tượng kế toán đã đặt ra cho
kế toán nhiệm vụ phải xây dựng một phương pháp xử lý thông tin có khả năng tổng hợp,phản ánh được tình hình và sự biến động của từng loại đối tượng kế toán cũng như mốiquan hệ chặt chẽ giữa các đối tượng kế toán Đó chính là cơ sở hình thành của phươngpháp tài khoản và ghi kép
2 Ý nghĩa của phương pháp tài khoản và ghi kép:
- Với phương pháp tài khoản và ghi kép, kế toán đã cung cấp được thông tin có tính hệthống về từng đối tượng kế toán, từng loại hoạt động kinh doanh, cùng mối quan hệ giữacác đối tượng kế toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đồng thời cũng trên cơ sở thôngtin được hệ thống hóa qua phương pháp tài khoản và ghi kép thì kế toán mới có thể tổnghợp, tính ra các chỉ tiêu kinh tế tài chính, lập các báo cáo kế toán, đáp ứng các yêu cầuthông tin tổng hợp cho các nhà quản lý
- Tài khoản kế toán được thiết kế theo kiểu hai bên, do đó có thể theo dõi được sự vậnđộng của hai mặt của đối tượng kế toán một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất Mặt khác,mỗi một tài khoản có nhiều cấp khác nhau nên cung cấp được thông tin của các đối tượng
kế toán ở cả mức độ tổng hợp và chi tiết Người ta sử dụng tài khoản tổng hợp và tài khoảnchi tiết để phản ánh chung một đối tượng kế toán nhưng ở mức độ khác nhau, tài khoản chitiết được dùng để phản ánh các số liệu chi tiết về đối tượng kế toán đã được phản ánh trongtài khoản tổng hợp tương ứng Thông qua tài khoản tổng hợp, kế toán có thể tổng hợp cungcấp những chỉ tiêu tổng hợp, giúp cho người sử dụng thông tin bao quát được tình hình tàisản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh; và sử dụng tài khoản chi tiết để cung cấp thông tin
cụ thể hơn về đối tượng kế toán đã phản ánh trong tài khoản tổng hợp
Trang 7- Phương pháp tài khoản và ghi kép phản ánh biến động của các đối tượng kế toán trongmối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra các đốitượng kế toán cụ thể.
III PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN:
1) Cơ sở hình thành của phương pháp đo lường đối tượng kế toán:
- Về bản chất, đo lường diễn ra trước khi những ảnh hưởng kinh tế được ghi nhận Để
thông tin kế toán có ích, nó phải thể hiện bằng một đơn vị chung nhất nhằm tổng hợp ảnhhưởng của tất cả các nghiệp vụ kinh tế Trong nền kinh tế, tất cả các giao dịch kinh tế đềuphản ánh qua giá cả, thể hiện dưới hình thái tiền tệ; tiền là phương tiện thanh toán và xácđịnh giá trị linh hoạt nhất, do vậy cho phép chúng ta so sánh giá trị của những tài sản khácnhau, tổng hợp hay loại trừ các ảnh hưởng của các giao dịch kinh tế để tạo ra những thôngtin mới Sử dụng thước đo tiền tệ để phản ánh tài sản cũng như sự vận động của tài sản làyêu cầu quan trọng của quá trình xử lý thông tin kế toán Để phản ánh tình trạng hiện cócủa đơn vị, ngoài thước đo tiền tệ kế toán còn sử dụng thước đo lao động (ngày công, giờcông…) và thước đo hiện vật (cái, tấn, kg, lít,…) Như vậy, thước đo tiền tệ là thước đo bắtbuộc để phản ánh các đối tượng kế toán Tuy nhiên thước đo này được sử dụng như thếnào là vấn đề luôn được người làm kế toán cũng như các nhà quản lý quan tâm
- Mỗi loại tài sản ở đơn vị có giá bao nhiêu? Số tiền phải trả cho các chủ nợ được xác địnhnhư thế nào? Doanh thu chi phí và lợi nhuận trong một kì được xác định ra sao? Đó lànhững câu hỏi luôn đặt ra cho bộ phận kế toán Để ghi nhận sự hình thành và vận động củatừng tài sản trên, có thể sử dụng thước đo hiện vật (kg, cái, m2 ) hay thước đo giá trị.Thước đo hiện vật có thể giúp đơn vị theo dõi số lượng hiện có và tình hình biến động củatừng loại tài sản nhưng không thể thông tin một cách tổng quát về quy mô toàn bộ tài sảncủa đơn vị Ngoài ra, tài sản của doanh nghiệp không ngừng biến đổi về mặt hình thái vậtchất cũng như về mặt giá trị trong quá trình kinh doanh Đó là quá trình doanh nghiệp nỗlực mở rộng quy mô tài sản của mình để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Quá trình đó luônphát sinh qua hàng loạt các giao dịch kinh tế giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhânbên trong cũng như bên ngoài, thông qua trao đổi, mua bán, vay mượn… Có thể nói rằng,
đo lường trong kế toán thực chất là sử dụng thước đo tiền tệ để phản ánh các đối tượng của
kế toán
Trang 8Ví Dụ: công ty ABC ngày 31/12/N có các loại tiền sau: 520.000.000đ; 30.000 USD;10.000£; 50 lượng vàn SJC.Câu hỏi đặt ra là tổng số tiền trong khối tài sản của đơn vị trên
là bao nhiêu? Với đơn vị tính hiện vật, kế toán không thể tổng hợp thông tin về tiền củađơn vị ABC Để có câu trả lời cần phải sử dung một đơn vị tính cho doanh nghiệp ABCnhư sau:
chính là nguồn gốc hình thành nên phương pháp đo lường các đối tượng kế toán
2 Ý nghĩa của phương pháp đo lườngcác đối tượng kế toán:
Phương pháp này có vai trò rất lớn không chỉ trong công tác kế toán mà còn trong côngtác quản lý:
+ Đảm bảo theo dõi, tính toán được các đối tượng của kế toán: tài sản, nguồn vốn, doanhthu, chi phí, lợi nhuận…
+ Có thể tính toán chính xác chi phí từ đó xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh củađơn vị trong kỳ kế toán đó
+ Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp
-Trên phương diện kế toán, việc đo lường đối tượng kế toán là cơ sở để kế toán ghi nhậntài sản, nợ phải trả, vốn sử hữu, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của đơn vị Cùng vớichứng từ kế toán, thông tin từ việc đo lường là cơ sở để ghi kép vào các tài sản kế toán,
Trang 9qua đó có thể tổng hợp tình hình của toàn bộ tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinhdoanh của đơn vị.
-Trên phương diện quản lý, thông tin từ đo lường kế toán giúp nhà quản lý đơn vị kiểm tra,giám sát và sự vân động của tài sản, nguồn vốn trong quá trình kinh doanh của đơn vị
- Đối với người ngoài đơn vị, thông tin từ đo lường kế toán là cơ sở để đánh giá tình hìnhtài chính của một tổ chức qua một kỳ hay một giai đoạn kinh doanh Từ đó có thể đưa ranhững quyết định đầu tư đúng lúc, đúng chỗ, mang lại lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư Phương pháp đo lường chính là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành tàisản của đơn vị Nói cách khác, đo lường là phương pháp biểu hiện giá trị các đối tượng kếtoán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc và các qui định pháp luật của Nhà nước banhành
IV.PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1.Cơ sở hình thành của phương pháp tổng hợp - cân đối :
- Việc đo lường và ghi nhận trong nhiều trường hợp thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu sử
dụng thông tin của người quản lý cũng như các đối tượng bên ngoài Do vậy, các thông tinqua đo lường và ghi nhận cần được phân loại và tổng hợp theo những phương thức có íchcho người sử dụng Việc phân loại cho phép tổng hợp nhiều nghiệp vụ kinh tế có bản chấtkinh tế tương tự nhau thành từng loại Ví dụ: tất cả các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng
có thể tổng hợp thành doanh thu, hay các nghiệp vụ liên quan đến tiền có thể tóm lại (tổnghợp lại) dưới hình thái dòng tiền…
Công việc tổng hợp trong quá trình ghi nhận chính là cơ sở để lập các báo cáo kế toán(bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ).Công việc cuối cùng của quá trình kế toán là cung cấp thông tin các kết quả đã xử lí chocác đối tượng có liên quan Quá trình kế toán chỉ có ý nghĩa khi thông tin kế toán đượctruyền tải dưới những hình thức nào đó cho những người sử dụng tiềm tàng để họ có thể dễdàng nắm bắt nhanh chóng, kịp thời thông tin kinh tế, tài chính chứa đựng trong những báocáo kế toán Và đó là một nhiệm vụ đặt ra hoàn toàn không phải dễ dàng đối với bộ phận
kế toán của doanh nghiêp
Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng thông tin mà mỗi loại báo cáo kế toán cónội dung và kết cấu riêng Trong nhiều trường hợp kế toán còn làm tiếp công việc phân
Trang 10tích và giải trình số liệu để người sử dụng có thể ra quyết định trên cơ sở những phân tíchđó.
- Với các phương pháp chứng từ, tài khoản và ghi kép, đo lường đối tượng kế toán, kếtoán đã thực hiện các công việc thu thập, xử lý những thông tin liên quan đến tài sản,nguồn vốn và sự vận động của chúng Trong quá trình đó, kế toán có thể cung cấp nhữngthông tin để người quản lý nắm bắt và chỉ đạo kịp thời các hoạt động hàng ngày
+ Chẳng hạn: mỗi phiếu nhập kho và xuất kho vật liệu có thể cho biết về tình hình thực tế
về nhập xuất kho vật liệu Đồng thời qua phương pháp đo lường thích hợp, kế toán có thểcung cấp thông tin về vật liệu nhập kho hay xuất kho có giá trị bao nhiêu Thông qua tàikhoản “Nguyên liệu, vật liệu - 152” có thể nhận biết tình hình tăng, giảm nói chung vềnguyên liệu, vật liệu trong kỳ
Tuy nhiên, nhu cầu về thông tin kế toán của những người quan tâm đến lợi ích của đơn
vị rất phong phú và đối tượng kế toán cũng luôn có tính đa dạng đồng thời giữa chúng cómối quan hệ với nhau Yêu cầu đặt ra, cần phải tổng hợp đối tượng kế toán trên những góc
độ nhất định để đáp ứng yêu cầu thông tin của người sử dụng
- Đặc điểm của đối tượng kế toán cũng là cơ sở để hình thành phương pháp này Luôn tồntại sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, giữa doanh thu – chi phí – kết quả, giữa tồn đầu
kỳ, cuối kỳ với tình hình tăng giảm trong kỳ của một đối tượng kế toán … Làm thông tin
kế toán cung cấp cho người sử dụng luôn có tính chất cân đối Các báo cáo kế toán sẽ lànguồn thông tin vô cung hữu ích khi người sử dụng có nhu cầu thông tin về sự cân bằngấy
Như vậy, nhu cầu đặt ra phải có một phương pháp tiếp theo để kế toán thực hiện việctổng hợp và cung cấp thông tin được đầy đủ nhất, đơn giản nhất theo nhu cầu của các đốitượng bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp Đó chính là phương pháp tổng hợp –cân đối kế toán
2 Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán:
- Từ trước tới nay, phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán luôn luôn đảm nhận nhiệm vụcung cấp thông tin “đầu ra” của một chu trình kế toán, nó có khả năng khái quát tình hìnhtài sản nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác trong các mối quan
hệ cân đối của đối tượng kế toán Trong thực tiễn, phương pháp tổng hợp – cân đối kế toáncung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng bằng hệ thống báo cáo kế toán Trong nền
Trang 11kinh tế thị trường hệ thống báo cáo kế toán này được cung cấp thông tin không chỉ cho nhàquản lý trong doanh nghiệp mà còn cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp thông quabáo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị.
-Thông qua nội dung của báo cáo kế toán chúng ta có thể biết được nội dung kinh tế cụ thểcủa đối tượng kế toán qua thông tin dạng chữ, ngoài ra do đã được chuẩn hóa theo nhữngchuẩn mực kế toán nên có tính chất so sánh của thông tin kế toán; còn thông tin dạng sốphản ánh mặt lượng của đối tượng kế toán tại thời điểm lập báo cáo hay trong kỳ báo cáo
*Ví dụ Bảng cân đối kế toán:
+ Ở phần tài sản: các chỉ tiêu được sắp xếp theo trình tự tính thanh khoản giảm dần do đó
có thể biết được mức độ thanh khoản (tiền và khoản tương đương tiền > các khoản đầu tưtài chính ngắn hạn > các khoản phải thu ngắn hạn > hàng tồn kho)…
+ Phần nguồn vốn: thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp với chủ nợ và chủ sởhữu là khác nhau: trách nhiệm với chủ nợ cao hơn chủ sở hữu nên phần “Nợ phải trả đượcxếp trước phần “Vốn chủ sở hữu”…
- Tuy rằng, phương pháp tổng hợp – cân đối được coi là bước cuối cùng của quá trình kếtoán, nhưng chính phương pháp này lại mang tính chất định hướng cách tổ chức, thu thập
và xử lý thông tin trong các phương pháp kế toán trước nó Hiệu quả của hệ thông tin kếtoán luôn xem xét giữa tính hữu ích của thông tin kế toán đối với người sử dụng và chi phí
kế toán để tạo ra những thông tin cần thiết nhất Khi sử dụng kết hợp Báo cáo tài chính vớimột số phân tích cần thiết, người sử dụng có thể biết thêm được triển vọng thu nhập củadoanh nghiệp trong ngắn hạn, dài hạn như thế nào? Doanh nghiệp có vững mạnh về mặt tàichính không? Khả năng thanh toán và trách nhiệm thanh toán như thế nào? …Từ đó có thểthấy thông tin trên báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng, quyết định cho việc đề ra cácchiến lược quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hay đầu tư vào doanh nghiệp của nhàđầu tư, chủ sở hữu, chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp
a) Ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán:
Như chúng ta đã biết, Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, nó cókhả năng phản ánh tổng quát tình hình tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản củadoanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Thông qua Bảng cân đối kế toán, người sử dụng
có thể nắm bắt được thông tin chủ yếu nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, baogồm thông tin về toàn bộ giá trị tài sản (nguồn vốn) và cơ cấu nguồn vốnhình thành nên
Trang 12các tài sản đó Đồng nghĩa với việc thông qua Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp,người sử dụng có thể khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp đó trên các phươngdiện: cấu trúc tài chính, mức độ thanh khoản, khả năng thanh toán, rủi ro phá sản cũng nhưtính tự chủ về mặt tài chính Và còn một ý nghĩa rất quan trọng nữa là nó thể hiện tính chấtcân đối giữa tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu.
b) Ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Kế toán sử dụng phương pháp này để phán ánh khái quát tình hình và kết quả hoạt độngkết quả kinh doanh của doanh nghiệp và một số kết quả khác Báo cáo này cung cấp thôngtin về toàn bộ khoản thu và chi để tạo ra lợi nhuận (hoặc gây ra một khoản lỗ) trong kỳ.Khi sử dụng báo cáo này, chúng ta sẽ có thể có được những thông tin cốt yếu nhất về kếtquả hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ cho đánh giá hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp Trên những cơ sở đó để đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh cũng như luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp; không những thế Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh cũng thể hiện tính chất cân đối giữa doanh thu, chi phí và lợinhuận
c) Ý nghĩa của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Một cách tổng quát nhất, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về các dòngtiền vào (thể hiện kết quả của việc tạo ra tiền) và dòng tiền ra (thể hiện kết quả của việc sửdụng tiền) tại doanh nghiệp Báo cáo này phản ánh sự dịch chuyển của các khoản tiền vàtương đương tiền của doanh nghiệp trong kỳ, được sắp xếp theo ba loại hoạt động riêngbiệt: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và cuối cùng là hoạt động tài chính Chắchẳn, không những các nhà đầu tư mà cả những nhà cung cấp tài chính khác đều mongmuốn thu lai tiền từ các khoản đã tài trợ cho doanh nghiệp Do vậy, có thể thấy được thôngtin về các khoản thu (luồng tiền vào) của doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào đốivới người sử dụng báo cáo tài chính Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tính chất cân đối giữadòng tiền vào và dòng tiền ra Những nguồn thông tin này giúp người sử dụng:
+ Đánh giá khả năng tạo ra tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp, cũngnhư thời gian và sự chắc chắn của các dòng tiền thu;
+ Đánh giá cấu trúc tài chính (trên phương diện tính thanh khoản và khả năng trả nợ) vàkhả năng trang trải các khoản nợ, các khoản cổ tức của doanh nghiệp;