Đặc điểm tâm lý sinh viên với việc hình thành ĐĐNN sư phạm

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm miền đông nam bộ (Trang 29 - 31)

- Lý tưởng nghề nghiệp: Có thể nói lý tưởng nghề dạy học chính là biểu

1.2.6.Đặc điểm tâm lý sinh viên với việc hình thành ĐĐNN sư phạm

Giáo dục ĐĐNN sư phạm muốn đạt kết quả tốt phải phù hợp với đặc điểm sinh viên. SVSP là một nhóm xã hội đặc biệt. Là một bộ phận của tầng lớp thanh niên SV, SVSP cũng mang những phẩm chất mà thế hệ trẻ Việt Nam đang xây dựng: Độc lập và thống nhất Tổ quốc; tự do và dân chủ; lòng nhân đạo, trọng hiền tài, học vấn, giá trị nghề nghiệp; tình yêu và cuộc sống gia đình, [105, tr.192- 198] sức khỏe, học vấn và tri thức, việc làm và nghề nghiệp. [8, tr.61]

- Đời sống tình cảm của tuổi sinh viên

Theo B.G Ananhev và một số nhà tâm lí khác, tuổi SV là thời kì phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ. Hầu hết SV bộc lộ sự chăm chỉ, say mê của mình đối với chuyên ngành và nghề nghiệp đã chọn. Khác với những lứa tuổi trước, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ ở tuổi SV biểu lộ một chiều sâu rõ rệt. Họ u thích cái gì đều có thể lý giải, phân tích một cách có cơ sở. Cá biệt có những SV đã xây dựng được “triết lý” cho cái đẹp của mình theo chiều hướng khá ổn định. Điều này lí giải tại sao ở độ tuổi này SV có cách cảm, cách nghĩ riêng, có phong cách kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc riêng…

Tình bạn cùng giới, khác giới ở tuổi SV tiếp tục phát triển theo chiều sâu, đã làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của sinh viên rất nhiều. Bên cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi SV là một lĩnh vực rất đặc trưng, đã đạt đến hình thái chuẩn mực của những biểu hiện phong phú đặc sắc của nó. Nhìn chung tình u nam nữ ở tuổi SV rất đẹp, lãng mạn, đầy thi vị, song trong lĩnh vực này, đa số sinh viên đã chọn con đường tập trung mọi mặt cho học tập, học nghề. Cách này mang lại nhiều hiệu quả trong học tập và giúp họ càng vững vàng, chín chắn hơn trong cuộc sống.

- Đặc điểm về tự đánh giá, tự giáo dục ở sinh viên

Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức. Nó giúp cho SV hướng tới sự tích cực, chủ động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. Từ đó biết tự đánh giá bản thân. Đây là một phẩm chất quan trọng của nhân cách. Công việc tự đánh giá của SV phải đạt được độ toàn diện và sâu sắc, phải đạt đến mức độ bản chất, nội dung của sự việc. Qua hoạt động tự đánh giá mà sinh viên CĐSP có thái độ, hành vi sao cho phù hợp với tính chất của lao động sư phạm. Ý thức tự đánh giá ở SV có ý nghĩa để tự giáo dục. Vì thế, SV đã sớm hình thành cho mình một số phẩm chất nhân cách như: Lòng tự trọng, sự tự tin vào bản thân, lịng u trẻ, lịng nhân ái, u thích lao động sư phạm ở SV…Đó là những tiền đề quan trọng để hình thành ĐĐNN.

hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội hiện nay. Theo nghĩa hẹp: QLGD, quản lý trường học cụ thể là một

chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh; đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào các hoạt động của nhà trường, làm cho quy trình này vận hành tới việc hồn thành những mục tiêu dự kiến. [29]

Xét khái niệm QLGD trên hai phương diện.

QLGD ở cấp độ vĩ mô (quản lý hệ thống giáo dục) được hiểu là “những tác động tự giác” (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật ..) của chủ thể QLGD đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, huy động, điều phối, giám sát và điều chỉnh... các nguồn lực (nhân lực, vật lực và thông tin) để hệ thống giáo dục vận hành đạt được mục tiêu phát triển giáo dục. [16, tr.9]

QLGD ở cấp độ vi mô (quản lý một cơ sở giáo dục) được hiểu là “hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật...) của chủ thể quản lý một cơ sở GD đến đội ngũ giảng viên, giáo viên, người học và các lực lượng tham gia giáo dục khác trong và ngồi cơ sở giáo dục đó, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục”. [16, tr.20]

Như vậy, một cách chung nhất có thể xác định: Quản lý giáo dục là q

trình tác động có ý thức (có mục đích, có tổ chức) của chủ thể quản lý tới khách thể, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt các mục tiêu GD đã xác định.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm miền đông nam bộ (Trang 29 - 31)