Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 109 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
109
Dung lượng
8,16 MB
Nội dung
1 CHÚ GIẢI KÝ HIỆU TRONG BÁO CÁO ∆t : Khoảng thời gian (năm tuổi) tương ứng giữa chiều dài L 1 và L 2 ; A : Số tia vây hậu môn; A d : Số ngày hoạt động trung bình trong tháng của đội tàu; ALMRV : Dự án đánh giá sinh vật biển Việt Nam; ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á; b : Hệ số đồng hoá; B : Trữ lượng (tấn); B'/R : Trữ lượng tương đối trên lượng bổ sung; BAC : Hệ số hoạt động của đội tàu; Bd max : Chiều cao thân lớn nhất; Bd min : Chiều cao thân nhỏ nhất; B ĐVĐ : Khối lượng (trữ lượng) của động vật đáy (tấn); B ĐVPD : Khối lượng (trữ lượng) của động vật phù du (tấn); Bi : Trữ lượng quần thể ở nhóm chiều dài thứ i; BTL : Bộ tư lệnh BVNL : Bảo vệ nguồn lợi C : Số tia vây đuôi; CC : Cá con; CI : Khoảng tin cậy; 21 ,LL C : Số cá bắt được ở nhóm chiều dài L 1 và L 2 ; CPUE : Năng suất khai thác (kg/ngày/tàu hoặc kg/mẻ); CPUE : Năng suất khai thác trung bình của đội tàu hoặc mẻ lưới; CPUE i : Năng suất khai thác trung bình của tàu thứ i hoặc mẻ lưới thứ i; Cs : Sản lượng khai thác (kg hoặc tấn); Cs MSY : Sản lượng khai thác bền vững tối ưu; c, d : Các hệ số: D : Số tia vây lưng; 2 DANIDA : Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Đan Mạch; ĐDSH : Đa dạng sinh học; Dv : Chỉ số đa dạng sinh học; ĐVĐ : Động vật đáy; ĐVPD : Động vật phù du; E : Hệ số khai thác; EDEV : Cá Cơm Đê-vi - Encrasicholina devisi; Ef : Cường lực khai thác (ngày tàu); Ef MSY : Cường lực khai thác tương ứng; EHET : Cá Cơm mõm nhọn - Encrasicholina heteroloba; E-max : Ngưỡng của hệ số khai thác tối ưu; EPUN : Cá Cơm sọc xanh - Encrasicholina punctifer; F : Mức chết do khai thác; FAO : Tổ chức Nông lương Thế giới; F e : Sức chứa trứng tuyệt đối; F et : Sức sinh sản trong một đợt (số trứng được sinh ra của mỗi cá thể cái/đợt); FL : Chiều dài đến chẽ vây đuôi cá (mm); GR : Tốc độ tăng trưởng; H : Chiều cao đầu; H A : Chiều cao vây hậu môn; H D : Chiều cao vây lưng; K : Hệ số sinh trưởng của cá; L : Chiều dài cá thể (mm); L 1 , L 2 : Chiều dài thân cá tại thời điểm ban đầu và thời điểm sau của khoảng thời gian (T2-T1); L ∞ : Chiều dài cơ thể tối đa theo lý thuyết của cá ước tính (mm); L AF : Chiều dài vây hậu môn; L c : Chiều dài khai thác hiện tại của loài; 3 L CP : Chiều dài cán đuôi; L DC : Chiều dài sau vây lưng; L DF : Chiều dài vây lưng; L H : Chiều dài đầu; L i : Nhóm chiều dài thứ i; L m50 : Chiều dài ở đó 50% số cá thể trong quần đàn thành thục sinh dục (mm); Ln : Logarit tự nhiên; L PD : Chiều dài trước vây lưng; L PF : Chiều dài vây ngực; L PO : Chiều dài phần đầu sau mắt; L S : Chiều dài mõm; L t : Chiều dài của cá ở thời điểm t (cm); L t+n : Chiều dài cơ thể cá ở tuổi t + n (cm); M : Mức chết tự nhiên; Max : Giá trị cực đại; Mean : Giá trị trung bình; MF : Sức chứa trứng trung bình của loài; MFL : Chiều dài đến chẽ vây đuôi trung bình; Min : Giá trị cực tiểu; n, m : Các hằng số đặc trưng cho từng loài; N : Số lượng tàu thuyền, số mẫu; 1 L N và 2 L N : Tổng số cá thể ở nhóm chiều dài L 1 và L 2 ; N i : Số lượng cá thể thuộc nhóm chiều dài thứ i; N(Li, Li+1) : Số cá thể trung bình tồn tại trong nhóm chiều dài Li và Li+1; nm : Nanomet; nnk : Những người khác; O : Đường kính mắt; P : Tỷ lệ cá cái thành thục trong quần đàn theo khối lượng; 4 P 0 : Số lượng trứng hàng ngày (số lượng trứng ở giai đoạn 0 ngày tuổi); P1 : Số tia của một vây ngực; P cá : Năng suất sinh học của cá; P cá nổi : Năng suất sinh học của nhóm cá nổi; P d : Tỷ lệ cá cái thành thục sinh sản trong mỗi ngày; P ĐVĐ : Năng suất sinh học của động vật đáy (tấn/năm); P ĐVPD : Năng suất sinh học của động vật phù du (tấn/năm); P i : Tỷ lệ sản lượng của nhóm chiều dài thứ i trong tổng sản lượng của loài; P L : Tỷ lệ cá thể chín thành thục tuyến sinh dục ở chiều dài L; P t : Tổng số trứng ở thời điểm thu mẫu; r : Hệ số nội tại của loài; R 2 : Hệ số tương quan; S : Diện tích vùng nghiên cứu (nm 2 hoặc km 2 ); S ‰ : Độ muối; S A : Hệ số phản hồi âm diện tích (m 2 /nm 2 ); SCOM : Cá Cơm thường - Stolephorus commersonnii; SE : Sai số chuẩn SEAFDEC : Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á; SIND : Cá Cơm Ấn Độ - Stolephorus indicus; SL : Chiều dài tiêu chuẩn; SSB : Trữ lượng quần đàn cá bố mẹ; STD : Độ lệch chuẩn; SVPD : Sinh vật phù du; t : Tuổi của cá ở thời điểm t (năm); t(L 1 ) : Tuổi cá ở chiều dài L 1 T ( o C) : Nhiệt độ Cencius; t 0 : Tuổi lý thuyết của cá khi cá bắt đầu được sinh ra (có chiều dài cơ thể bằng 0) (năm); 5 TB : Trung bình TC : Trứng cá; TC - CC : Trứng cá - cá con; TĐ : Thẳng đứng; t e : Khoảng thời gian từ lúc trứng sinh ra đến khi chết; TL : Chiều dài toàn thân; TM : Tầng mặt; T m50 : Tuổi lần đầu tham gia sinh sản trung bình ước tính (tuổi thành thục) (năm); T max : Tuổi tối đa của cá ước tính (năm); TS : Hệ số phản hồi âm của loài (nhóm loài); TSL : Tổng sản lượng; TVPD : Thực vật phù du; U : Tốc độ dòng chảy tầng mặt nước biển; UBNCMTTBD : Uỷ Ban Nghề cá Miền Tây Thái Bình Dương; UBND : Ủy ban nhân dân VPA : Phương pháp phân tích quần chủng ảo; W : Khối lượng cơ thể; W(Li, Li+1) : Khối lượng trung bình nhóm chiều dài Li và Li+1; W F : Khối lượng trung bình của cá cái thành thục (g); W i : Khối lượng trung bình của cá thể thuộc nhóm chiều dài thứ I; WCED : Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc; Y'/R : Sản lượng tương đối trên lượng bổ sung ; Z : Mức chết tổng số; Z e : Tỷ lệ tử vong của trứng; μm : Micromet. 6 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cá cơm không chỉ là nguyên liệu cho ngành chế biến nước mắn mà con là nguồn nguyên liêu cho chế cá khô, chế biến các sản phẩm ăn liền, làm bột cá đặc biệt là dùng trong nuôi “Cá bè” của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Do nhu cầu sử dụng nguyên liệu cá Cơm ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, yêu cầu về sản lượng khai thác cá cơm ngày càng cao, đòi hỏi số phương tiện khai thác thủy sản ngày càng lớn, công nghệ khai thác ngày càng được cải tiến để nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và hiệu quả sản xuất. Việc nâng cao sản lượng khai thác, hoàn thiện qui trình khai thác nhằm giảm sức lao động của con người, nâng cao hiệu quả đánh bắt là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản không phải là vô tận, nếu khai thác vượt quá mức phục hồi, tái tạo thì của chúng sẽ bị suy giảm dẫn đến cạn kiệt, nguồn lợi cá cơm cũng không nằm ngoài qui luật đó. Nghiên cứu, tìm ra các giải pháp để nguồn lợi cá cơm đem lại sản lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất nhưng vẫn phải đảm bảo việc phục hồi tái tạo lại nguồn lợi, đảm bảo sản lượng cá cơm cung ứng ổn định bền vững yêu cầu cấp thiết. Là cán bộ trong ngành thủy sản, có nhiệm vụ theo dõi đánh giá mức độ biển động về nguồn lợi, ngư trường làm tham mưu cho các cơ quan chức xây dựng các biện pháp quản lý nhằm góp phầp vào việc quản lý khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản. Với những yêu cầu đặt ra trong quá trình công tác và thuận lợi trong quá trình thực hiện tôi chọn Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn lợi các cơm tỉnh Kiên Giang” làm Luận văn tốt nghiệp khóa đào tạo cao học chuyên ngành Công nghệ Khai thác thủy sản của mình. Bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, cộng với quán trình nghiên cứu nghiêm túc, cộng với sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn cùng với các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp, tôi hy vọng khi Đề tài được hoàn thành sẽ trở thành tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan quản lý thủy sản của của địa phương, cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Trong quá trình thực hiện đề tài cũng là một bài học rất có giá trị cho tôi trong công nghiên cứu khoa học, giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác sau này. 7 Phần 1 Tổng quan và phương pháp nghiên cứu Chương I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên Kiên Giang là tỉnh cực Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Như là một Việt Nam thu nhỏ, được thiên nhiên ưu đãi, phú cho Kiên Giang đủ cả: sông nước, núi rừng, đồng bằng và biển cả Tỉnh Kiên giang nằm ở toạ độ từ 104 0 40’ đến 105 0 32’40” kinh độ Đông và 9 0 23’50’’ đến 10 0 32’30” vĩ độ Bắc (phần đất liền). Phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh Cần Thơ, An Giang, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 km và phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8 km. Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng phía đông bắc (độ cao trung bình từ 0,8-1,2 m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2-0,4 m) so với mặt biển, đồng thời tạo nhiều kinh rạch, sông ngòi. Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thủy triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị ảnh hưởng lớn của mặn vào các tháng mùa khô. Vùng biển có hai huyện đảo với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ. Từ những đặc điếm trên đã gây trở ngại tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh [20]. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu thời tiết ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản: ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không rét (nhiệt độ trung bình hàng năm Hình 1. Bản đồ ngư trường tỉnh Kiên Giang (Nguồn: WWW:kiengiang.gov.vn) 8 từ 27-27,5 0 C) ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào rất thuận lợi cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng. Đồng thời với vị trí địa lý của tỉnh cũng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở cửa, hướng ngoại do có cảng biển, sân bay và có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn, là khu vực đang có nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới. Vùng biển Tây Nam Bộ (thuộc vịnh Thái Lan) là vùng biển kín giới hạn từ 105 0 00E về phía Tây, ba mặt là đất liền gồm bờ biển Việt Nam và Campuchia ở phía Đông và Đông Bắc, bờ biển Thái Lan và Malaysia ở phía Tây và Tây Nam, phía Đông Nam thông ra biển Đông. Thềm lục địa biển Tây Nam Bộ có chiều rộng lớn, gần trung tâm vịnh Thái Lan vẫn bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Tây với góc nghiêng địa hình trung bình, chỉ có khu vực cận đảo Phú Quốc địa hình đáy bị chia cắt phức tạp, có nhiều rãnh ngầm và đồi ngầm. Độ sâu nhỏ, thường 30-40m, sâu nhất cũng chỉ 80-90m [1]. Bờ biển vịnh Thái Lan lồi lõm và tạo thành nhiều vụng, vịnh nhỏ, đổ ra biển là các sông Chao Phraya, Tapi, Pattani (Thái Lan), Sông Ông Đốc, sông Cái Lớn (Việt Nam) và nhiều sông nhỏ khác, hàng năm đổ vào vịnh một lượng lớn nước ngọt có chứa nhiều phù sa gây nên các biến động bất thường đối với các yếu tố môi trường, nhất là độ muối ở các vùng lân cận cửa sông, ven bờ. Chất đáy vùng biển Tây Nam Bộ chủ yếu là cát bột và cát, cát bột phủ gần hết diện tích bề mặt đáy biển và kéo dài tới Tây Nam Côn Sơn. Chúng thường có màu xám, xám phớt vàng chứa mảnh vỏ sinh vật vỡ vụn, độ chon lọc kém, độ ẩm cao. Trầm tích cát ở biển Tây Nam Bộ phân bố thành các “đốm” có kích thước khác nhau, diện tích bao phủ nhỏ, bùn sét chỉ phân bố ở ở vịnh Thái Lan, nơi có độ sâu lớn [1]. Thời tiết ở đây thể hiện hai mùa rõ rệt là Đông Bắc và Tây Nam. Ở mùa gió Đông Bắc, hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 3- 4m/s, lượng mưa thấp. Dòng chảy ở gió Đông Bắc chủ yếu theo hướng Đông Nam Tây Bắc, tạo thành vòng hoàn lưu khép kín. Nhiệt độ nước tầng mặt dao động từ 25 0 -28 0 C và có xu hướng tăng dần theo chiều tăng vĩ độ, chênh lệch nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy khoảng 2,8 0 -5 0 C. Trong mùa gió Tây Nam, hướng gió thịnh hành là Tây và Tây Nam, tốc độ trung bình 4-5m/s, tốc độ cao nhất đạt 18-20m/s. Lượng mưa khá cao, 1800- 2000mm/tháng, dòng chảy ở mùa này ngược chiều với dòng chảy ở mùa gió Đông Bắc, sơ đồ dòng chảy được mô tả ở Hình 2 dưới đây. 9 Hình 2. Hoàn lưu nước tầng mặt ở mùa gió Tây Nam (trái), và mùa gió Đông Bắc (phải) Nguồn: Bộ Thuỷ sản, 1996. Nhiệt độ tầng mặt ở mùa gió Tây Nam tăng cao, trung bình 27,5 0 -31,5 0 C và nhiệt độ tầng đáy dao động từ 29 0 -31 0 C, các đường đẳng nhiệt vẫn có xu hướng tăng dần từ Nam lên Bắc. Trong suốt năm, độ mặn dao động trong khoảng 27%0 - 34%0, độ mặn cao nhất ở tháng 3 và thấp nhất ở tháng 8, vùng cửa sông độ mặn giảm do tác động của dòng chảy từ đất liền. Khu vực đảo Phú Quốc độ mặn trung bình ở tầng mặt dao động trong khoảng 27%0-32%0. 1.2. Điều kiện, tiềm năng kinh tế 1.2.1. Tài nguyên đất và nước Đến năm 2001 tổng diện tích đất tự nhiên 629.905 ha, trong đó đất nông nghiệp 411.974 ha chiếm 65,72% đất tự nhiên, riêng đất lúa 317.019 ha chiếm 76,95% đất nông nghiệp, bình quân một hộ hơn 1 ha đất trồng lúa. Đất lâm nghiệp có 120.027 ha chiếm 19,15% diện tích đất tự nhiên. Đồng thời toàn tỉnh còn quĩ đất chưa sử dụng gần 50.000 ha. Nhìn chung đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản [20]. Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 7) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do là một tỉnh ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại là tỉnh ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá. 10 Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km) chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô ở một số vùng như huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, một phần Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Gò Quao… Ngoài ra tỉnh có hệ thống kênh rạch, những kênh rạch này có nhiệm vụ tiêu úng, sổ phèn, giao thông đi lại, bố trí dân cư đồng thời có tác dụng dẫn nước ngọt từ sông Hậu về vào mùa khô phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. 1.2.2. Tài nguyên khoáng sản Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…), nhóm đá bán quý (huyền thạch anh - opal…),trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Riêng về đá vôi có hơn 20 ngọn núi với trữ lượng khoảng hơn 440 triệu tấn, có một số núi đá vôi cần giữ lại di tích lịch sử, thắng cảnh và yêu cầu quân sự, nên trữ lượng để dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng là hơn 245 triệu tấn, với nguyên liệu này đủ để sản xuất 2,8-3 triệu tấn Clinker/năm trong thời gian trên 50 năm. nguồn lợi khoáng sản trên sẽ sản xuất các loại sản phẩm như: xi măng, gạch ngói, gốm sứ, đá ốp lát, đá xây dựng, vôi; đá huyền, thạch anh làm đồ trang sức mỹ nghệ; cát làm thủy tinh; than bùn làm chất đốt, phân bón… 1.2.3. Tiềm năng du lịch Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, bởi có nhiều địa danh thắng cảnh và địa danh di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi MoSo, bãi biển Mũi Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh đảo Phú Quốc… Đặc biệt nhiều người nói ở Việt Nam có lẽ sau Hạ Long là Hà Tiên, vì Hà Tiên không những khí hậu quanh năm không nóng, không lạnh, mà bởi có một “Hà Tiên thập vịnh” (vịnh 10 cảnh đẹp Hà Tiên), qua thơ ca của các tác giả tao đàn Chiêu Anh Các. Hà Tiên được thiên nhiên ưu đãi có nhiều núi non, hang động, chùa chiền, có nhiều hòn đảo gần xa. Ngoài ra du lịch lễ hội Nguyễn Trung Trực - vị anh hùng dân tộc vào cuối tháng 8 âm lịch cũng là thế mạnh của Kiên Giang với hơn 120.000 [...]... cơ sở nguồn lợi đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý[3] Là thành viên của nhóm nghiên cứu, tôi đề xuất phát triển nghiên cứu đề tài nhánh Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý khai thác bền vững nguồn lợi cá cơm tỉnh Kiên Giang trên cơ sở kết quả nguồn lợi của Đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá cơm ở vùng biển Tây Nam bộ và đề xuất các giải pháp bảo vệ khai thác hợp lý” cùng với các kết... động nguồn lợi phục vụ cho việc đưa ra giải pháp khai thác hợp lý các loài cá Cơm ở nước ta nói trung và ở Kiên Giang nói riêng Công trình có ý nghiên cứu mang tính qui mô nhất là của Đặng Văn Thi và nnk về Đề tài độc lập cấp Bộ: “Đánh giá nguồn lợi cá Cơm (Stolephorus spp.) ở vùng biển Tây Nam Bộ và đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý” Cũng chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu nguồn lợi. .. mẫu Tính đa dạng Áp lực khai thác lên các vùng khai thác và không khai thác Quản lý Thực thi luật pháp Phân quyền sở hữu Tính thống nhất rõ ràng trong quản lý Năng lực quản lý 3.4.4 Lựa chọn các chỉ số phục vụ công tác đánh giá phát triển bền vững ngành khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá cơm Kiên Giang Trên cơ sở đánh giá các vấn đề, mục tiêu cho phát triển bền vững kết hợp với các điều kiện thực tế ở... quả nghiên cứu, thứ hai về thực trạng nghề khai thác cá cơ tại vùng biển Tây Nam bộ thì có trên 90% số phương tiện thuộc về kiên Giang, ngư trường khai thác cá cơm cũng chủ yếu ở xung quanh các quần đảo Thổ Chu, Nam du, Bà Lụa, và các đảo Phú Quốc, Hòn Sơn thuộc tỉnh Kiên Giang Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu đánh giá trữ lượng và tốc độ sinh trưởng và vòng đời của cá cơm. .. Phỏng vấn trực tiếp các ngư dân làm nghề lưới vây cá Cơm và nghề “cào bay”, - Phỏng vấn các cơ sở chế biến nước mắm, cá Cơm khô, - Thu thập tài liệu, báo cáo tại các cơ quan hữu quan như Sở thuỷ sản, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Các số liệu về sản lượng khai thác được thu thập qua các chuyến điều tra nghề cá thương phẩm hàng tháng tại các điểm lên cá Quy trình thu thập mẫu nghề cá thương phẩm tuân... nguồn lợi cá Cơm (Stolephorus spp.) ở vùng biển Tây Nam Bộ và đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý” Tóm lại, mặc dù cá Cơm là đối tượng khai thác quan trọng của nghề khai thác hải sản, và gắn liền với đời sống thường ngày của người dân Việt Nam, nhưng cho đến nay tài liệu nghiên cứu về chúng chưa nhiều, đa số các nghiên cứu chỉ tập trung vào hình thái phân loại Rất ít nghiên cứu tập trung... công trình nghiên cứu về trứng cá Cơm, đặc biệt là những nghiên cứu về Hình thái và phân loại cũng như giai đoạn phát triển của chúng Các nguồn tài liệu chính nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới được Shadrin và nnk (2003) tổng kết 1.7.2 Nghiên cứu về nguồn lợi và nghề cá Cá Cơm thường có vai trò quan trọng trong tổng sản lượng khai thác hải sản trên thế giới, ví dụ, ở Peru sản lượng cá Cơm đã từng... công trình nghiên cứu về cá Cơm từ trước tới nay như sau: - Năm 1972, 1977, 1978, Nguyễn Hữu Phụng đã có các công trình nghiên cứu tương đối hệ thống về trứng cá, cá con của cá Cơm ở khu vực vịnh Bắc Bộ Trong các nghiên cứu này tác giả đã tiến hành mô tả những nét đặc trưng hình thái phân loại trứng và một số dẫn liệu sinh học của các loài: cá Cơm thường (Stolephorus commersonnii), cá Cơm sọc xanh (Stolephorus... động khai thác và là đầu vào cho việc quy hoạch, định hướng cho việc PTBV ngành khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ chỉ số PTBV cho ngành khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản dưới sự chủ trì của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản [13] 3.4.2 Các vấn đề nảy sinh liên quan tới phát triển bền vững trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Đối với ngành khai thác. .. (Stolephorus zollengeri), cá Cơm mõm nhọn (Stolephorus heteroloba) và các loài cá Cơm khác (Stolephorus spp.) Những nghiên 20 cứu này là cơ sở rất quan trọng cho việc nghiên cứu lượng bổ sung quần đàn cá Cơm trong nghiên cứu sinh học nguồn lợi [29] - Bên cạnh nghiên cứu phân loại trứng cá Cơm Stolephorus của Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Khắc Hường (1977) đã có tài liệu về phân loại họ cá Trỏng trưởng thành . lý khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản. Với những yêu cầu đặt ra trong quá trình công tác và thuận lợi trong quá trình thực hiện tôi chọn Đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác bền. và nghề vây cá cơm, tác động xấu đến nguồn lợi và hiệu quả khai thác nguồn lợi. 1.7. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.7.1. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái cá Cơm Họ cá Trỏng (Engraulidae). Ở Việt Nam, nghiên cứu về sinh học nguồn lợi và hiện trạng khai thác cũng như sử dụng nguồn nguyên liệu cá Cơm chưa nhiều. Tuy nhiên, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về cá Cơm từ trước