1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

lãi suất 2011 pps

18 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 252,5 KB

Nội dung

Lời mở đầu: Lãi suất là một vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận trong những năm gần đây. Nó là công cụ của chính sách tiền tệ để ngân hàng trung ương thực hiện chính sách vĩ mô. Tuy nhiên những ảnh hưởng và tác động của nó đến nền kinh tế vẫn đang diễn biến phức tạp. Bài thảo luân của nhóm miêu tả một số diễn biến nổi bật nhất trong thời gian qua. Nhóm thự hiện: Number one! 1. Nguyễn Thị Lan Anh. 2. Đinh Thị Thanh Phương 3. Mạc Đức Chính 4. Đinh Trọng Mạnh 5. Phạm Thị Hồng Anh 6. Hoàng Văn Anh 7. Lê Bá Phú 8. Hà Anh Sơn 9. Phùng Văn Lân 10. Trần Minh Đạt 11. Nguyễn Thành Long Nội dung bao gồm: I-LÝ THUYẾT VỀ LÃI SUẤT 1) Khái niệm 2) Phân loại lãi suất 3) Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 4) Cấu trúc lãi suất II – THỰC TRẠNG LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2011 ĐẾN NAY 1) Thực trạng lãi suất quý 1 năm 2011 2) Thực trạng lãi suất quý 2 năm 2011 3) Thực trạng lãi suất từ quý 2 năm 2011 đến nay III- NGUYÊN NHÂN 1) Cuộc chạy đua lãi suất. 2) Lạm phát và chính sách tiền tệ thắt chặt. IV - TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG ĐẾN NỀN KINH TẾ 1) Đối với người gửi tiền. 2) Đối với doanh nghiệp. 3) Đối với bộ nền kinh tế. V- GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM 1) Kiềm chế lạm phát. 2) Nâng cao vai trò điều phối của Ngân hàng trung ương. 3) Các giải pháp Ngân hàng Nhà nước đã triển khai. VI- XU HƯỚNG LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI. VII - KẾT LUẬN. THỰC TRẠNG LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM NĂM 2011 I-LÝ THUYẾT VỀ LÃI SUẤT. 1) Khái niệm: - Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu. - Về mặt định lượng, lãi suất là tỉ lệ phần tram của phần tăng them này so với phần vốn vay ban đầu. 2) Phân loại lãi suất: a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Gồm 3 loại: + Lãi suất ngắn hạn : < 1 năm + Lãi suất trung hạn : từ 1- 5 năm + Lãi suất dài hạn : > 5 năm b) Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất: - Gồm 2 loại: + Lãi suất cố định: là lãi suất được áp dụng cố định trong suốt thời gian vay.  Lãi suất cố định có ưu điểm: người gửi tiền và người vay tiền biết trước số tiền lãi được trả và phải trả. Bên cạnh đó có nhược điểm: bị ràng buộc vào một lãi suất nhất định trong một thời gian nào đó, dù cho các loại lãi suất khác thay đổi như thế nào. Nó thường được áp dụng trong trường hợp lãi suất thị trường tương đối ổn định. + Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi trong thời hạn cho vay.  Lãi suất thả nổi có lợi cho cả 2 bên nếu khi nhận và trả tiền đều tính theo cùng mức lãi suất chung là lãi suất hiện tại. Nó thường áp dụng trong những thời kỳ lãi suất thị trường biến động nhiều, khó dự đoán chính xác chiều hướng cũng như mức độ biến động lãi suất. c) Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất: - Gồm 2 loại : + Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa thường được thông báo chính thức trong các quan hệ tín dụng. + Lãi suất thực tế: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát. Hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.  Đẳng thức Fisher: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát. d) Căn cứ vào phương pháp đo lường: - Gồm 4 loại: + Lãi suất đơn: là lãi suất tính 1 lần trên số vốn gốc cho suốt kỳ hạn vay.  Công thức tổng quát để tính lãi đơn: I = C o x i x n Trong đó: I: Số tiền lãi C o : vốn gốc i: lãi suất n: số thời kỳ gửi vốn( thời kỳ gửi vốn phải tương đương với thời kỳ của lãi suất) + Lãi suất kép: là mức lãi suất có tính đến giá trị đầu tư lại của lợi tức thu được trong thời hạn sử dụng tiền vay. Nó thường được áp dụng cho các khoản đầu tư có nhiều kỳ hạn thanh toán, trong đó lãi của kỳ trước được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ sau.  Công thức tính thu nhập nhận được trong tương lai: C = C o (1+i) n Trong đó: C: Số tiền thu được theo lãi gộp sau n kỳ. C o : vốn gốc ban đầu i: lãi suất đơn n: số thời kì gửi vốn Lãi suất kép = (1+i) n – 1 + Lãi suất hiệu quả: tương tự như lãi suất kép nhưng tính cho 1 năm.  Công thức tính: i hq = (1 + 1/n) n – 1 trong đó: i hq : lãi suất hiệu quả i: lãi suất đơn n: số kỳ trả lãi trong 1 năm + Lãi suất hoàn vốn: là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thu nhập nhận được trong tương lai từ 1 khoản đầu tư với giá trị hôm nay của khoản đầu tư đó.  Có 4 hình thức cho vay chủ yếu:  Vay đơn  Vay hoàn trả cố định  Trái phiếu coupon  Trái phiếu chiết khấu  Giá trị hiện tại: PV = FV/ (1+i) n  Lãi suất hoàn vốn là thước đo mức sinh lời chính xác nhất trên thị trường tín dụng, so sánh mức sinh lời của các công cụ nợ khác nhau. Giá của công cụ nợ với lãi suất hoàn vốn có tương quan nghịch với nhau. e) Căn cứ chủ thể tham gia quan hệ tín dụng: - Gồm các loại sau: + Lãi suất thương mại : áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá . + Lãi suất tiền gửi : là lãi suất được trả cho các khoản tiền gửi của người đi vay . + Lãi suất tiền vay : Là lãi suất người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc sử dụng vốn vay của ngân hàng . + Lãi suất chiết khấu : áp dụng khi ngân hàng co khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hay các giấy tờ có giá trị khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng . Nó được tính bằng tỉ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá trị và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. + Lãi suất tái triết khấu : áp dụng khi Ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại các thương phiếu hay các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán cho các ngân hàng . Nó được tính bằng tỉ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi Ngân hàng Trung ương cấp vốn tiền vay cho Ngân hàng. + Lãi suất liên ngân hàng : Là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. + Lãi suất cơ bản : Là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở ổn định mức lãi suất kinh doanh của mình. + Lãi suất tín dụng Nhà nước : áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thể kinh tế khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hay trái phiếu. + Lãi suất tính dụng tiêu dùng : áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động vay để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. 3) Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất: a) Từ góc độ cung cầu quỹ cho vay: - Cầu quỹ cho vay : là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dung của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, bao gồm: Doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, khu vực chính phủ, chủ thể nước ngoài. Sự biến động lãi suất thị trường ảnh hưởng khác nhau đến nhu cầu vốn của các chủ thể: khu vực chính phủ, các chủ thể còn lại trong nền kinh tế. Cầu quỹ cho vay của nền kinh tế biến động ngược chiều vs lãi suất.Đường cầu có dạng dốc xuống. - Cung quỹ cho vay: là khối lượng vốn dung để cho vay kiếm lời của các chủ thể trong xã hội.  Sự biến động lãi suất có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng cung ứng vốn của các chủ thể như : đối với khu vực chính phủ, các chủ thể còn lại trong nền kinh tế… Cung quỹ cho vay của nền kinh tế biến động cùng chiều với lãi suất.Đường cung có dạng dốc lên.  Cung cầu quỹ cho vay quyết định lãi suất thị trường. b) Nhìn từ góc độ cung cầu tiền tệ: - Mức cầu tiền: là lượng tiền mà các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân muốn nắm giữu để đáp ứng nhu cầu tiêu dung hiện tại và trong tương lai với giá cả và các biến số kinh tế khác cho trước.  Cầu tiền được tạo bởi nhu cầu tiền tệ của các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tiền : thu nhập thực tế, mức giá cả. - Mức cung tiền: thành phần của mức cung tiền bao gồm: tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hang và tiền gửi không kỳ hạn có phát hành séc.  Mức cung tiền do Ngân hang Trung ương đưa ra làm mục tiêu cố định vs mọi lãi suất, nên đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung tiền và lãi suất là đường thẳng đứng. Nhân tố ảnh làm dịch chuyển đường cung: Sự thay đổi mức cung ứng tiền do Ngân hang Trung ương quyết định. Khi Ngân hang Trung ương tang cung ứng tiền , đường cung tiền sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại. 4) Cấu trúc lãi suất: - Cấu trúc rủi ro của lãi suất: + Khái niệm: phản ánh mối tương quan giữa những loại lãi suất của những công cụ nợ có cùng kỳ hạn thanh toán. + Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc rủi ro của lãi suất: Rủi ro vỡ nợ Tính lỏng Giá trị thuế sau thu nhập - Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất: + Khái niệm: phản ánh mối tương quan giữa những lãi suất của các công cụ nợ có cùng đặc tính rủi ro, tính lỏng và thuế thu nhập nhưng có kỳ hạn thanh toán khác nhau. - Đường cong lãi suất: là 1 tập hợp lãi suất hoàn vốn của các trái phiếu với các kỳ hạn đóa hạn khác nhau nhưng có cùng mức độ rủi ro. II – THỰC TRẠNG LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2011 ĐẾN NAY. 2) Thực trạng lãi suất quý 1 năm 2011 Bước sang năm 2011 lãi suất tiếp tục lên ở mức rất cao, lãi suất cho vay tiêu dùng đã lên tới 25-30%, còn lãi suất cho vay sản xuất cũng quanh mức 20%. Mặc dù lãi suất cao như vậy nhưng dưới sức ép của lạm phát cao NHNN vẫn buộc phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. NHNN đã hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ mức 23% xuống còn dưới 20%, tăng trưởng cung tiền cũng được điều chỉnh giảm 15-16%. Để thực hiện mục tiêu trên ngày 08/03/2011, NHNH ban hành quyết định tăng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm lên 12%. Mức lãi suất tái chiết khấu chỉ còn kém 1% so với mức đỉnh 13% của thời kỳ ”siêu lạm phát” năm 2009. Điều này đã gây khó khăn cho rất nhiều ngân hàng nhỏ khi huy động vốn trên Ngoài ra, NHNN ban hành Thông tư 02 trong đó luật hóa trần huy động lãi suất 14%. thị trường. Thực tế thể hiện qua việc các ngân hàng lại ”chạy đua” tăng lãi suất không kỳ hạn và lãi suất ngắn hạn 1-2 tuần lên gần bằng mức trần. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng lên cơn sốt. Lãi suất qua đêm cao hơn các kỳ hạn dài hơn và có những giao dịch lãi suất đã vượt mức 20%.  Nhận định :Trước mắt toàn bộ nền kinh tế sẽ phải chịu tác động rất mạnh bởi lãi suất tăng cao và tín dụng khan hiếm. Tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại. 1) Thực trạng lãi suất quý 2 năm 2011 Trên thực tế, những ngày gần đây thị trường đã bắt đầu đón nhận việc điều chỉnh lãi suất cho vay từ một số ngân hàng thương mại. Đơn cử như các gói tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Phát triển Nhà Tp.HCM (HDBank)… Việc điều chỉnh này được giải thích là từng bước giảm dần lãi suất có chọn lọc ở một số nhóm đối tượng, khi chưa có điều kiện để có thể mở rộng.  Nhận định : Lãi suất giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng gia sản xuất, áp lực mà lãi suất gây ra đối với nền kinh tế cũng giảm xuống. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế vĩ mô 2) Thực trạng lãi suất từ quý 2 năm 2011 đến nay Thông điệp đầu tiên được tân thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra là một điểm hẹn: “Sẽ kéo lãi suất cho vay xuống 17% - 19% trong tháng 9”. Và ngay trong tháng 8 này, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các biện pháp cần thiết để thực hiện định hướng đó. Từ quý 2/2011 đến nay, thị trường ghi nhận lãi suất huy động đầu vào ở mức cao. Quy định trần lãi suất 14%/năm, nhưng thực tế nhiều trường hợp phải đàm phán với người gửi tiền với mức từ 17%/năm đến trên 18%/năm – điều này cũng đã được các cơ quan chức năng thừa nhận ở tình trạng lãi suất vượt trần. Tuy nhiên, trong tháng 7 vừa qua, lãi suất huy động VND đã bắt đầu giảm nhẹ. Báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tháng 7 lãi suất huy động VND đã giảm từ 0,5% - 0,8%/năm so với cuối tháng 6/2011. Tìm hiểu trên thực tế, tình trạng lãi suất huy động vượt trần cũng đã có dấu hiệu dịu bớt, khi các mức “đàm phán” chỉ còn trên dưới 17%/năm…  Nhận định : lãi suất lại tiếp tục giảm nhưng giảm không mạnh, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, áp lực của lãi suất lên nền kinh tế cũng giảm Ví dụ về lãi suất ngân hàng ACB áp dụng từ 29/6/2011 ( có 2 file PDF đính kèm ) III- NGUYÊN NHÂN: 1) Lạm phát và chính sách tiền tệ thắt chặt. Tình hình lạm phát ở Việt nam hiện nay đã lên mức 2 con số, trên 20%. Nền kinh tế lúc này bị áp lực lạm phát cao, muốn chống lạm phát ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt , nghĩa là giảm cung tiền MS. Theo lý thuyết, khi MS giảm đường MS dịch chuyển sang trái , trên thị trường tiền tệ lãi suất tăng. Sự gia tăng của lãi suất bóp nghẹt đầu tư làm giảm tổng cầu, giảm sản lượng và làm giảm áp lực cuả lạm phát. Thế nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Lạm phát tinh đến tháng 7/2011 đã trên 22%, người gửi tiền không thể chấp nhận trần lãi suất 14% như hiện nay, người dân đổ xô vào đầu tư các thị trường bất động sản, vàng, dollar hệ quả là trong 4 tháng đầu năm lượng tiền gửi bằng VND giảm mạnh và USD tăng nhanh trong hệ thống ngân hàng, trong khi các doanh nghiệp không có vốn để đầu tư sản xuất. Các ngân hàng phải tìm cách vượt trần lãi suất để huy động vốn. Các doanh nghiệp hiện nay đang phải vay vốn với mức lãi suất hơn 20% một năm, vay vốn đắt đỏ không đảm bảo sản xuất. Hơn thế nữa than, điện, xăng dầu và hàng loạt các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp tiếp tục tăng giá, nguy cơ của lạm phát chi phí đẩy đang thực sự hiện hữu( áp lực tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng của hàng hóa xã hội) . Nền kinh tế đang rơi vào một vòng luẩn quẩn. 2) Cuộc chạy đua lãi suất. NHNN giữ trần lãi suất huy động ở mức 14%/năm khi CPI đã lên tới hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thực tế, quy định trần lãi suất này đã bị các NHTM lách qua một cách dễ dàng. Như vậy, một mặt, hiệu quả chính sách không thực hiện được bởi trần lãi suất không được áp dụng, mặt khác lại tạo ra rủi ro pháp lý bởi rất nhiều người tham gia vào giao dịch "phạm luật" này. Kết quả là, chính sách trần lãi suất chỉ làm tăng thêm chi phí giao dịch mà kết quả lại không như mong muốn, hơn thế nữa, sức khỏe của các tổ chức tín dụng khác nhau,rủi ro tín dụng của các ngân hàng khác nhau. Các ngân hàng nhỏ nói chung gặp nhiều khó khăn hơn, song không thể vay mượn từ NHNN, còn vay trên thị trường liên ngân hàng thì lãi suất quá cao, vì vậy buộc phải tăng mạnh lãi suất để huy động vốn từ dân cư. Những ngân hàng lớn, dù thanh khoản có khá hơn, song vẫn buộc phải tăng lãi suất lên để giữ vị thế cạnh tranh. Lãi suất không kỳ hạn đã được một số ngân hàng thương mại đẩy lên rất cao, từ 9-12%/năm, một hiện tượng chưa từng thấy trên thị trường tiền tệ Việt nam. Thậm chí các TCTD còn có những kỳ hạn độc chiêu hơn cả kỳ hạn tuần đang được các ngân hàng áp dụng. Ví dụ, Habubank với mức lãi suất trả cuối kỳ cho kỳ hạn gửi 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày, 6 ngày tương ứng 12,5%/năm; 13/năm; 13,5%/năm và 13,8%/năm. Hoặc sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất siêu thả nổi tại VietinBank cũng là một chiêu độc đáo khi khách hàng được chọn kỳ điều chỉnh lãi suất 1 tuần/2 tuần/3 tuần… Cuộc đua lãi suất cũng là một nguyên nhân đẩy mặt bằng lãi suất lên cao, làm méo mó thị trường lãi suất, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế. Thực tế cho thấy NHNN nên chia hệ thống ngân hàng ra thành các nhóm với mức độ với sự rủi ro và chất lượng khác nhau, để từ đó có những phương pháp quản lý thích hợp, linh hoạt. NHNN nên kiểm soát tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng, chứ không nên áp đặt trần tăng trưởng tín dụng đồng loạt cho mọi ngân hàng. [...]... gốc để giảm lãi suất, với tình hình lạm phát từ nay đến cuối năm còn tăng, vậy việc giảm lãi suất sẽ như thế nào Bởi vì, nếu lạm phát tăng lên trong khi lãi suất giảm xuống liệu có còn hấp dẫn tiền vào ngân hàng khi người dân đang quen với lãi suất cao hiện nay Chính vì thế, không có gì lạ khi vấn đề lãi suất thực dương được đặt ra ở thời điểm này Người gửi tiền từ tháng 1 /2011 với lãi suất 14%/năm... quyết tâm đưa lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường xuống và vs việc đại gia BIDV mở màn giảm lãi suất vào chiều 5/9, lộ trình giảm lãi suất xuống 17%-19% vào tháng 9 có vẻ đang đi đúng hướng, Nhưng lạm phát còn cao, để lãi suất giảm mạnh và sâu như mong đợi thì vẫn cần chờ đợi Do ảnh hưởng của lãi suất cho vay ở mức quá cao, doanh nghiệp, người đi vay đều muốn tìm được mữa lãi suất thấp để... với mức 2,16% cuối năm 2010) VI- XU HƯỚNG LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI: Lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới Để lãi suất cho vay khoảng 18 - 19% thì lãi suất huy động sẽ phải tối đa là 15 - 16%, trong khi trần huy động vẫn được giữ cứng ở mức 14%.Tuy nhiên vẫn rất khó khăn vì lãi suất huy động khá cao, ở khoảng 18 -19% Việc giảm lãi suất có được thuận lợi là sự đồng thuận và... LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM Giảm lãi suất là đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế và nó phù hợp, xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp, của tổ chức tín dụng, của người dân Vì vậy trong tình trạng lãi suất cao như hiện nay thì các giải pháp được đưa ra là: 1) Kiềm chế lạm phát: Các ngân hàng ko thể tự mình hạ được lãi suất bởi người dân cần 1 lãi suất huy động thực dương tức là tiền gửi ngân hàng phải có lãi suất. .. NH phải giảm dần lãi suất, mục tiêu là trong tháng 9 sẽ kéo lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường về mức 17-19% Các NH cũng phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về trần lãi suất huy động NHNN sẽ cùng các NH thương mại tạo sự đồng thuận trong việc giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất thông thường xuống còn 17-19%/năm, đồng thời NH Nhà nước sẽ tiếp tục giữ trần lãi suất huy động 14%/năm... nhiên, khi thực hiện giảm lãi suất ngân hàng vẫn gặp phải một số khó khăn như mức lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng khiến lãi suất huy động vẫn ở mức cao Một số biến động khác trên thị trường như giá vàng, giá USD tăng cao cũng ảnh hưởng đến việc điều tiết lãi suất Vì vậy việc giảm lãi suất cho vay chỉ có thể thực hiện dần dần và phải mất một thời gian để đạt mức lãi suất 17-19% như mong muốn... 14%/năm để tạo điều kiện cho NH giảm lãi suất cho vay và bỏ trần lãi suất khi điều kiện cho phép Để hỗ trợ ngân hàng giảm lãi suất cho vay về 17-19%, NHNN có thể triển khai thêm biện pháp mới như bơm vốn, phát hành tín phiếu NHNN có thể bàn đến việc sử dụng 37.000 tỷ đồng dự trữ bắt buộc dư thừa do các ngân hàng huy động lãi suất cao mà không cho vay được để giảm lãi suất trên thị trường Đồng thời, NHNN... Người gửi tiền từ tháng 1 /2011 với lãi suất 14%/năm thì cuối năm 2011, lãi suất thực âm Nhưng, từ tháng 8 /2011 đến tháng 8/2012, nếu mỗi tháng lạm phát xoay quanh mức 1% thì lạm phát dự kiến trong 1 năm tới là 12% nên lãi suất ở mức 14%/năm kể từ tháng 8 này vẫn đảm bảo lãi suất thực dương Với việc một số ngân hàng đang thực hiện giảm lãi suất trong thời điểm hiện tại, thì đó là 1 hướng đi đúng.Trong... việc giảm lãi suất vẫn đang là mục tiêu khó thực hiện vs chính phủ và bản thân các ngân hàng VII - KẾT LUẬN: Ngân hàng Nhà nước khẳng định lạm phát là gốc để giảm lãi suất, với tình hình lạm phát từ nay đến cuối năm còn tăng, vậy việc giảm lãi suất sẽ như thế nào? Bởi vì, nếu lạm phát tăng lên trong khi lãi suất giảm xuống liệu có còn hấp dẫn tiền vào ngân hàng khi người dân đang quen vs lãi suất cao... điều hành, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ nguyên các mức lãi suất điều hành như hiện nay, duy trì trần lãi suất huy động vốn bằng VND 14%/năm để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đưa mặt bằng lãi suất cho vay về biên độ 17-19% đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường; giữ nguyên trần lãi suất bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng là tổ chức và dân . THUYẾT VỀ LÃI SUẤT 1) Khái niệm 2) Phân loại lãi suất 3) Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 4) Cấu trúc lãi suất II – THỰC TRẠNG LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2011 ĐẾN NAY 1) Thực trạng lãi suất. trạng lãi suất quý 1 năm 2011 Bước sang năm 2011 lãi suất tiếp tục lên ở mức rất cao, lãi suất cho vay tiêu dùng đã lên tới 25-30%, còn lãi suất cho vay sản xuất cũng quanh mức 20%. Mặc dù lãi suất. tính lãi đơn: I = C o x i x n Trong đó: I: Số tiền lãi C o : vốn gốc i: lãi suất n: số thời kỳ gửi vốn( thời kỳ gửi vốn phải tương đương với thời kỳ của lãi suất) + Lãi suất kép: là mức lãi suất

Ngày đăng: 14/08/2014, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w