1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

[™__C0nG__™] - Lãi suất Vn 2011 ppt

5 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 145,5 KB

Nội dung

II – THỰC TRẠNG LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2011 ĐẾN NAY. 1) Thực trạng lãi suất quý 1 năm 2011 Bước sang năm 2011 lãi suất tiếp tục lên ở mức rất cao, lãi suất cho vay tiêu dùng đã lên tới 25-30%, còn lãi suất cho vay sản xuất cũng quanh mức 20%. Mặc dù lãi suất cao như vậy nhưng dưới sức ép của lạm phát cao NHNN vẫn buộc phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. NHNN đã hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ mức 23% xuống còn dưới 20%, tăng trưởng cung tiền cũng được điều chỉnh giảm 15-16%. Để thực hiện mục tiêu trên ngày 08/03/2011, NHNH ban hành quyết định tăng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm lên 12%. Mức lãi suất tái chiết khấu chỉ còn kém 1% so với mức đỉnh 13% của thời kỳ ”siêu lạm phát” năm 2009. Điều này đã gây khó khăn cho rất nhiều ngân hàng nhỏ khi huy động vốn trên Ngoài ra, NHNN ban hành Thông tư 02 trong đó luật hóa trần huy động lãi suất 14%. thị trường. Thực tế thể hiện qua việc các ngân hàng lại ”chạy đua” tăng lãi suất không kỳ hạn và lãi suất ngắn hạn 1-2 tuần lên gần bằng mức trần. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng lên cơn sốt. Lãi suất qua đêm cao hơn các kỳ hạn dài hơn và có những giao dịch lãi suất đã vượt mức 20%.  Nhận định :Trước mắt toàn bộ nền kinh tế sẽ phải chịu tác động rất mạnh bởi lãi suất tăng cao và tín dụng khan hiếm. Tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại. 1) Thực trạng lãi suất quý 2 năm 2011 Trên thực tế, những ngày gần đây thị trường đã bắt đầu đón nhận việc điều chỉnh lãi suất cho vay từ một số ngân hàng thương mại. Đơn cử như các gói tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Phát triển Nhà Tp.HCM (HDBank)… Việc điều chỉnh này được giải thích là từng bước giảm dần lãi suất có chọn lọc ở một số nhóm đối tượng, khi chưa có điều kiện để có thể mở rộng.  Nhận định : Lãi suất giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng gia sản xuất, áp lực mà lãi suất gây ra đối với nền kinh tế cũng giảm xuống. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế vĩ mô 2) Thực trạng lãi suất từ quý 2 năm 2011 đến nay Thông điệp đầu tiên được tân thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra là một điểm hẹn: “Sẽ kéo lãi suất cho vay xuống 17% - 19% trong tháng 9”. Và ngay trong tháng 8 này, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các biện pháp cần thiết để thực hiện định hướng đó. Từ quý 2/2011 đến nay, thị trường ghi nhận lãi suất huy động đầu vào ở mức cao. Quy định trần lãi suất 14%/năm, nhưng thực tế nhiều trường hợp phải đàm phán với người gửi tiền với mức từ 17%/năm đến trên 18%/năm – điều này cũng đã được các cơ quan chức năng thừa nhận ở tình trạng lãi suất vượt trần. Tuy nhiên, trong tháng 7 vừa qua, lãi suất huy động VND đã bắt đầu giảm nhẹ. Báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tháng 7 lãi suất huy động VND đã giảm từ 0,5% - 0,8%/năm so với cuối tháng 6/2011. Tìm hiểu trên thực tế, tình trạng lãi suất huy động vượt trần cũng đã có dấu hiệu dịu bớt, khi các mức “đàm phán” chỉ còn trên dưới 17%/năm…  Nhận định : lãi suất lại tiếp tục giảm nhưng giảm không mạnh, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, áp lực của lãi suất lên nền kinh tế cũng giảm Ví dụ về lãi suất ngân hàng ACB áp dụng từ 29/6/2011 ( có 2 file PDF đính kèm ) Lãi suất Liên ngân hàng NHNN công bố tình hình hoạt động ngân hàng quý I/2011. Theo đó, tính đến ngày 16/3/2011, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 2,07% so với cuối năm 2010, vốn huy động ước tăng 1,56%, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 3,67% (tín dụng bằng VND tăng 1,43%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 12,06%). Lãi suất huy động vốn VND ít biến động so với cuối năm 2010 và phổ biến ở mức 13,5-14%/năm, lãi suất cho vay tăng khoảng 1-1,5%/năm và hiện ở mức bình quân là 16,23%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu ở mức 14-16%/năm, lĩnh vực phi sản xuất là 18-22%/năm; lãi suất huy động USD bình quân là 4,65%/năm, cho vay là 6,83%. Lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Mão từ 14%-17%/năm, từ đầu tháng 2 giảm và ổn định ở mức 10,5- 13%/năm. Trong những ngày cuối Quý I/2011, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng và hiện giao dịch ở mức khoảng 16-18%/năm, chủ yếu kỳ hạn dưới 1 tháng; lãi suất 1 tuần ở mức 18-20%/năm. Về tỷ giá, việc linh hoạt điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng kết hợp với siết chặt thị trường tự do đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trên thị trường ngoại hối, tỷ giá dần ổn định, thanh khoản ngoại tệ được cải thiện. Tính đến ngày 24/3/2011, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20.688 VND/USD; tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại ở mức 20.885-20.890 VND/USD. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng ngày 19/7 vọt lên 18%/năm, tăng 1,5% so với ngày 18/7. Theo ghi nhận của Gafin.vn, đây là mức lãi suất liên ngân hàng cao nhất mà Ngân hàng Nhà nước công bố từ đầu tháng 6 tới nay. Lãi suất hầu hết các kỳ hạn khác cũng tăng từ 0,2 - 0,58% so với ngày 18/7. Trong đó, lãi suất qua đêm tăng 0,31% lên 12,69%/năm. Lãi suất 3 tháng tăng 0,58% lên 14,58%/năm. Lãi suất kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng tăng lần lượt 0,2 và 0,3%. Riêng lãi suất kỳ hạn 2 tuần giảm 0,34% so với ngày 18/7, xuống 13,18%. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng giữ ở 13,5%/năm. Trong tuần cuối của tháng 9 (24/9-30/9), lãi suất liên ngân hàng bằng VND giảm ở hầu hết các kỳ hạn. Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngoại trừ lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tháng và qua đêm giảm lần lượt 0,11%/năm và 0,51%/năm, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng bằng VND ở các kỳ hạn còn lại trong tuần qua đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên, mức tăng không cao, chỉ từ 0,02% đến 0,58%/năm, trong đó lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng có mức tăng cao nhất. Lãi suất bình quân qua đêm ở mức 12,7%/năm. Lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại ở mức khá cao, dao động từ 13,36% đến 13,93%/năm (ngoại trừ lãi suất không kỳ hạn). Lãi suất giao dịch cao nhất ở mức 18%/năm; lãi suất giao dịch thấp nhất 8%/năm (không tính lãi suất không kỳ hạn). So với mức bình quân tuần trước nữa, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng bằng USD tuần qua có xu hướng tăng đối với các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng và có xu hướng giảm đối với các kỳ hạn còn lại. Lãi suất bình quân qua đêm ở mức 0,58%/năm, giảm 0,01%/năm; lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại dao động từ 1,21% đến 2,59%/năm. Trong tuần không phát sinh giao dịch kỳ hạn 12 tháng. Về doanh số giao dịch, tổng doanh số giao dịch trên thị trường này đạt xấp xỉ 114.709 tỷ VND và 3.014 triệu USD, bình quân đạt khoảng 22.942 tỷ VND và 602 triệu USD/ngày. Các giao dịch tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần), đặc biệt là giao dịch qua đêm. Doanh số giao dịch qua đêm bằng VND đạt 33.753 tỷ VND, tương đương 30% tổng doanh số; bằng USD đạt 1.613 triệu USD, tương đương 53,5% tổng doanh số. Ngày 28/9, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 2 tuần ở mức 15%/năm, 1 tuần là 14,5%/năm. Sau 20 ngày thực hiện nghiêm trần lãi suất huy động, ngày 28/9 lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng đã lên mức 15,8 – 16%, tăng 0,5% so với cuối tuần trước. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 2 tuần ở mức 15%/năm, 1 tuần là 14,5%/năm. . TRẠNG LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2011 ĐẾN NAY. 1) Thực trạng lãi suất quý 1 năm 2011 Bước sang năm 2011 lãi suất tiếp tục lên ở mức rất cao, lãi suất cho vay tiêu dùng đã lên tới 2 5-3 0%, còn lãi. trừ lãi suất không kỳ hạn). Lãi suất giao dịch cao nhất ở mức 18%/năm; lãi suất giao dịch thấp nhất 8%/năm (không tính lãi suất không kỳ hạn). So với mức bình quân tuần trước nữa, lãi suất. hóa trần huy động lãi suất 14%. thị trường. Thực tế thể hiện qua việc các ngân hàng lại ”chạy đua” tăng lãi suất không kỳ hạn và lãi suất ngắn hạn 1-2 tuần lên gần bằng mức trần. Lãi suất trên thị

Ngày đăng: 14/08/2014, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w