Nêncótrầnkhống chế lãisuấtthỏathuận
Cơ chế cho vay trung và dài hạn theo lãi suấtthỏathuận đã giúp mặt bằng lãi
suất sát với cung cầu vốn hơn; nhưng theo giới chuyên gia, vẫn nêncó một
mức trầnkhống chế, tránh tình trạng mặt bằng lãisuất cho vay bị đẩy lên
quá cao…
Ngày 26/2/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 07 mở rộng cơchế cho
vay lãisuấtthoảthuận bằng Việt Nam đồng đối với tín dụng trung - dài hạn nhằm
đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Nhiều nhận
định cho rằng, dòng vốn trung - dài hạn sẽ được khơi thông với ngân hàng và cả
người vay qua cơchế này.
Trong nửa cuối năm 2009 và đầu năm 2010, do khốngchế mức trầnlãisuấtcơ bản
một thời gian dài, tín dụng trung - dài hạn của các ngân hàng thương mại tăng
trưởng rất chậm, hầu như các ngân hàng thương mại không mặn mà cho vay do lãi
suất cho vay thấp, chi phí quản lý cao, rủi ro lớn.
Chính vì vậy, quyết định cho phép các ngân hàng được thoảthuậnlãisuất cho vay
trung và dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh đã giải quyết được một
phần vấn đề ách tắc dòng vốn hiện nay, các ngân hàng chủ động mở rộng cho vay
hơn, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn để mở rộng sản xuất kinh
doanh.
Bên cạnh đó, khi trầnlãisuất cho vay bị khống chế, không được quá 150% lãisuất
cơ bản (tức 12%/năm), nhiều tổ chức tín dụng đã tìm cách lách luật để thu về
khoản lãisuất cao hơn bằng việc thu thêm các khoản phí (có thời điểm lên tới
16%/năm).
Còn với cơchế mới này, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước, đây là điều được lường trước và là giải pháp hợp lý để giải quyết tình trạng
"tù mù" về lãisuất hiện nay: "Khi chưa cho họ thỏa thuận, họ tự áp lãisuất cao
mà mình cũng không kiểm soát được. Quyết định này sẽ giúp hình thành mặt bằng
lãi suất sát với cung cầu về vốn".
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết sau khi cho phép thoảthuậnlãi
suất đối với khoản vay trung và dài hạn. Đó là việc lãisuấtcơ bản vẫn còn có tác
dụng đối với lãisuất huy động của ngân hàng.
Và khi các ngân hàng được phép cho vay trung và dài hạn với lãisuất cao, có thể
dao động từ 16 đến 20%/năm thì người gửi tiền sẽ khó chấp nhận lãisuất tiền gửi
của họ chỉ được giới hạn ở mức 10,5%/năm.
Trong khi đó, lãisuất tiền gửi theo khốngchế từ Ngân hàng Nhà nước là không
được vượt quá 10,5%/năm. Tuy nhiên, để kích thích nhu cầu gửi tiền của khách
hàng, các ngân hàng đã tìm cách lách luật, tăng lãisuất huy động bằng các chương
trình khuyến mãi, tặng thưởng bằng tiền mặt và các giải thưởng giá trị ngay cho
khách hàng gửi tiền với giá trị tương đương 1 -2,5% số tiền khách hàng gửi. Và
như vậy, mặt bằng lãisuất huy động hiện nay có thể lên tới 13%/năm.
Trên thực tế, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 07 mở rộng cơ
chế cho vay lãisuất thoả thuận bằng đồng Việt Nam đối với tín dụng trung - dài
hạn, một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ hiện đã đẩy lãi suất cho
vay thỏathuận đối với doanh nghiệp lên mức 18 - 20%/năm.
Theo các chuyên gia, dù cho phép ngân hàng được thoảthuậnlãisuất cho vay
nhưng vẫn nêncó một mức trầnkhống chế, tránh tình trạng mặt bằng lãisuất cho
vay bị đẩy lên quá cao, kéo lãisuất huy động lên theo gây nhiều áp lực lên lạm
phát. “Nên cótrầnkhốngchế đối với lãi suấtthỏa thuận, kiều dao động +/-% như
kiểm soát với tỷ giá”, ông Vũ Văn Hoá, chuyên gia kinh tế gợi ý.
. Nên có trần khống chế lãi suất thỏa thuận Cơ chế cho vay trung và dài hạn theo lãi suất thỏa thuận đã giúp mặt bằng lãi suất sát với cung cầu vốn hơn; nhưng theo giới chuyên gia, vẫn nên có. tránh tình trạng mặt bằng lãi suất cho vay bị đẩy lên quá cao, kéo lãi suất huy động lên theo gây nhiều áp lực lên lạm phát. Nên có trần khống chế đối với lãi suất thỏa thuận, kiều dao động +/-%. đẩy lãi suất cho vay thỏa thuận đối với doanh nghiệp lên mức 18 - 20%/năm. Theo các chuyên gia, dù cho phép ngân hàng được thoả thuận lãi suất cho vay nhưng vẫn nên có một mức trần khống chế,