Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
234 KB
Nội dung
LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG TỪ ĐẦU NĂM 2011 ĐẾN NAY Lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ. Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế. Một trong những điểm đáng lưu ý về lãi suất trên thị trường Việt Nam từ đầu năm2011 đến nay là lãi suất liên tục tăng cao, đặc biệt là các đợt điều chỉnh liên tiếp các lãi suất chủ đạo từ đó ảnh hưởng đến lãi suất cho vay cũng như lãi suất tiền gửi tại các NH I.DIỄN BIẾN VỀ TÌNH HÌNH LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG TỪ ĐẦU NĂM 2011 ĐẾN NAY 1.Lãi suất huy động vốn Trong 6 tháng đầu năm 2011, thị trường tiền tệ có nhiều biến động. Bên cạnh lãi suất huy động thì lãi suất cho vay cũng diễn biến phức tạp. Vào khoảng tháng 3 và tháng 4, NHNN đã rút lượng tiền lớn về thông qua thị trường mở (OMO) đã khiến các ngân hàng nhỏ gặp nhiều khó khăn. Mức trần theo qui định của NHNN là 14% /năm đối với VNĐ nhưng các nhà băng vẫn “đi đêm” huy động với mức trượt từ +-2- +-5% để đảm bảo thanh khoản. Phó Tổng giám đốc của một ngân hàng TMCP cho biết “6 tháng đầu năm nay thị trường rất phức tạp, không cho phép bất kỳ một lơ là nào cả hai đầu vào và ra”. Mặc dù lãi suất cao nhưng tỷ trọng tăng huy động thật sự không cao, theo báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2011 của NHNN thì tỷ lệ tăng huy động vốn thấp hơn huy động ngoại tệ. Khảo sát dịch vụ ngân hàng từ tháng 1 đến tháng 6/2011 của Cổng thông tin ngân hàng – Laisuat.vn cho thấy khách hàng quan tâm đến khuyến mãi chiếm tỷ lệ cao nhất. Khi được hỏi “yếu tố nào quyết định bạn chọn ngân hàng giao dịch” trong số 9000 lượt chọn đã có đến 38% chọn “khuyến mãi”. Điều này cho thấy, bên cạnh lãi suất thì các chương trình khuyến mãi, tặng thưởng được đông đảo khách hàng quan tâm. Khi hỏi về kênh đầu tư hiệu quả, theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển “Xét về các kênh kinh doanh trong 6 tháng đầu năm nay thì gửi tiền ngân hàng hưởng lãi suất là kênh đầu tư tốt nhất”. Và điều này thể hiện rõ thông qua biểu so sánh diễn biến lãi suất giữa 2010 và 2011. So sánh lãi suất huy động trung bình 6 tháng đầu năm 2010 và 2011 (theo tháng) Lãi suất cao nhất 6 tháng đầu năm 2010 là 9.11%, trong khi đó cao nhất năm 2011 so với cùng kỳ là 13,34%. Lãi suất cao năm 2011 tập trung vào khu vực ngắn hạn, gửi qua đêm, gửi tuần, gửi không kỳ hạn. Dưới đây là lãi suất huy động đồng nội tệ của Việt Nam và các quốc gia khác trong 6 tháng Ngày 8-9, nhiều ngân hàng (NH) đã đồng loạt rút lãi suất (LS) huy động về 14%/năm sau khi NH Nhà nước ban hành chỉ thị 02 kiên quyết xử lý NH huy động vượt trần. Nhân viên một NH cổ phần chi nhánh Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết từ 14g chiều 7-9 LS huy động cao nhất chỉ còn 14%/năm áp dụng cho tất cả kỳ hạn, ngoài ra không còn hình thức khuyến mãi khác. Trong khi đó tại chi nhánh một NH cổ phần lớn, LS được giảm từ mức 18,5%/năm trước đó còn 14%/năm. Nếu gửi trên 100 triệu đồng sẽ được nhận quà tặng là mũ bảo hiểm, áo mưa. Nhiều NH còn thận trọng rút hết các chương trình khuyến mãi tặng quà trước đó, trường hợp có duy trì khuyến mãi thì NH sẽ áp dụng mức LS huy động thấp hơn mức trần để không vi phạm quy định của NH Nhà nước. Nhiều NH cho biết theo thói quen, nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm vẫn yêu cầu được khuyến mãi hoặc tặng thêm LS, do vậy nhân viên NH phải giải thích về chủ trương mới để khách hàng hiểu. Có NH còn niêm yết thông tư quy định trần LS của NH Nhà nước ngay tại quầy giao dịch như một hình thức thông báo không thỏa thuận LS. 2.Lãi suất liên ngân hàng Sau một thời gian tăng cao kéo dài, lãi suất bình quân liên ngân hàng đối với tiền đồng đã liên tục suy giảm. Lãi suất qua đêm ngày 19.5.2011 chỉ còn ở mức 12,43%, giảm 0,69% so với ngày 13.5.2011. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 12 tháng giảm 1% xuống mức 12,5%. . Trong tháng 6,Lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn vẫn duy trì trên mức 13%/năm và dao động trong khoảng 13,39 - 13,65%/năm. Theo số liệu vừa công bố của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất bình quân liên ngân hàng các kỳ hạn ngày 8/9 tiếp tục có biến động so với lần cập nhật vào ngày 6/9. Lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn vẫn duy trì trên mức 13%/năm. Đáng chú ý, lãi suất liên ngân hàng 6 tháng giảm 1,42% từ 14,92%/năm xuống còn 13,5%/năm. Lãi suất liên ngân hàng 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng cũng giảm từ 0,12 - 0,37% so với lần cập nhật ngày 6/9. Trong đó, lãi suất 2 tuần giảm 0,12% từ 13,71%/năm xuống 13,59%/năm; Lãi suất 1 tháng giảm 0,37% từ 13,95%/năm xuống 13,58%/năm; Lãi suất 3 tháng giảm 0,15% từ 13,69%/năm xuống 13,54%/năm. Ngoài ra, lãi suất qua đêm, 1 tuần tăng nhẹ so với trước đó. Lãi suất qua đêm tăng 0,1% từ 13,29%/năm lên 13,39%/năm; Lãi suất 1 tuần tăng 0,27% từ 13,38%/năm lên 13,65% Ngày 8-9, một ngày sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước có chỉ thị về xử lý lãnh đạo NH huy động vượt trần lãi suất, đã có diễn biến mới, độ nóng của lãi suất huy động chuyển từ giữa NH với người gửi tiền sang giữa NH với NH. Khoảng 9g cùng ngày, lãi suất cho vay giữa NH với nhau được cập nhật. NH thừa vốn đã đưa ra mức lãi suất cho vay tăng khá mạnh 17-20%/năm tùy thời hạn, trong đó kỳ hạn ngắn lãi suất cao hơn.Nếu trước đây NH bạn đưa lãi suất 19-20% làm họ chuyển sang trả thêm ngoài trần lãi suất để huy động của dân thì nay phải vay của NH bạn. Mức lãi suất trên 17%/năm là quá cao, không ít NH cần vốn lắc đầu nhưng cũng có NH chấp nhận vay để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. . Có nhiều lý giải khác nhau về nguyên nhân lãi suất vay giữa các NH tăng cao. Có NH nói do một NH cổ phần có vốn nhà nước chi phối - nơi có nhiều vốn để cho NH bạn vay - đang đáo hạn khoản vay và làm lại thủ tục không còn nhiều vốn để cho vay, nên lãi suất tạm nóng. Những NH cần vốn nói họ vẫn không thể tiếp cận nguồn vốn rẻ từ NH Nhà nước, từ đó những NH có vốn tận dụng việc thực hiện trần lãi suất để cho vay với lãi suất cao. Xu hướng cho vay lãi suất cao giữa các NH đã có vài ngày trước khi có chỉ thị mới về trần lãi suất huy động. Thời hạn Lãi suất BQ liên NH (%năm) ngày 6/9/2011 Lãi suất BQ liên NH (%năm) ngày 13/9/2011 Tăng/giảm Qua đêm 13,29 12,53 -0,76 1 tuần 13,38 13,06 -0,32 2 tuần 13,71 13,33 -0,38 1 tháng 13,95 13,61 -0,34 3 tháng 13,69 14,09 +0,40 6 tháng 14,92 12,90 -2.02 12 tháng 13,50 12,00 -1.5 3.Lãi suất tiền gửi VNĐ Lãi suất tiền gửi VNĐ bắt đầu có sự thay đổi bắt đầu từ tháng 3 khi 1 loạt các NHTM nhỏ như seabank, Việt Á, Hàng Hải đã thay đổi mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ 2- 3% lên đến 6-12% trên năm. Trung tuần tháng 3, lãi suất cho vay VND đã “bỏ xa” mức 20%/năm, doanh nghiệp chóngmặt Lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu là 14,5%/năm; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 16-18%/năm; đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 18-22%/năm. Lãi suất cho vay USD tăng khoảng 0,5%/năm, phổ biến ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, 7-8,5%/năm đối với trung và dài hạn. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nói họ buộc phải thu hẹp đầu tư, sản xuất cầm chừng, giảm tối đa vay mượn từ ngân hàng. “Nếu tính lại các hợp đồng mà công ty đã vay từ cuối năm 2009 với lãi suất 10,5%/năm thì hiện nay tất cả các hợp đồng này đều đã bị điều chỉnh lãi suất lên mức 18,66%/năm” Lãi suất cho vay phục vụ SX - KD Loại tiền Ngắn hạn Trung, dài hạn Nhóm NHTMNN VND (Trong đó đối với sx nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu) 16-16,5 14-14,5 17-18 15-16 USD 6,0-6,5 6,5-7,0 Nhóm NHTMCP VND (Trong đó đối với sx nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu) 17-17,5 14,5-15 17-18 16-17 USD 6,0-7,5 7,0-8,5 Kết thúc Quý I/2011: Lãi suất cho vay bình quân là 16,23%/năm Kết thúc Quý I/2011: Lãi suất cho vay bình quân là 16,23%/năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa cho biết, trong quý I/2011, lãi suất cho vay đã tăng khoảng 1 - 1,5%/năm và hiện ở mức bình quân 16,23%/năm. Như vậy, lãi suất áp dụng trong thời điểm này tính ra cao bằng lãi suất năm 2008, thời điểm Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, khi lượng tín dụng cho vay giảm mạnh, tiền mặt trở nên khan hiếm. Tuy nhiên, đại diện một số ngân hàng thương mại cho rằng mức lãi suất cao hiện chủ yếu chỉ có ở các khoản vay tiêu dùng, mức 20% là khá cao, còn 30% có thể chỉ là cá biệt; người vay chấp nhận khi họ có một khoản thu trong tương lai gần để bù đắp. “Với doanh nghiệp, mức 16% - 17% cũng đã khó đối với sự chấp thuận của họ. 20% hay cao hơn nữa thì mấy doanh nghiệp có được khả năng sinh lãi cao hơn để trả nợ? Với ngân hàng, cũng khó khi cho vay tới 17% - 18%, bởi phải thực sự cân nhắc mức độ rủi ro và xem xét kỹ hiệu quả của dự án vay vốn. Đâu phải cứ lãi suất cao là có lợi, bởi đi cùng với đó là độ rủi ro cao hơn”, một cán bộ tín dụng của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho biết. Lãi suất quay đầu giảm Trước sức nóng lãi suất cho vay, ngày 7/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu đã chỉ đạo 16 tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tính toán giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Các ngân hàng bắt đầu xắn tay vào việc cắt giảm lãi suất thỏa thuận để giải quyết bài toán vốn ứ đọng cũng như đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ sau khi chững lại ở quý I/2010. Ngân hàng đầu tiên công bố rút lãi suất cho vay về 12,5% Theo đó, từ ngày 1/7 tới, Vietinbank áp chính sách lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 12,5%/năm đối với các doanh nghiệp thuộc 3 nhóm đối tượng: là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu Trước đó, từ đầu tháng 4/2010, theo tài liệu Ngân hàng Nhà nước công bố, mức lãi suất cho vay VND đối với doanh nghiệp Vietinbank áp dụng tối đa là 14%/năm, riêng với tín dụng nông nghiệp và xuất khẩu áp tối đa là 13,5%/năm. Như vậy, đây là trường hợp đầu tiên công bố hạ “trần” lãi suất cho vay đối với một số nhóm đối tượng sau khi các ngân hàng lớn đạt được đồng thuận vào cuộc họp cuối tuần qua. Tiếp tục thu hẹp cho vay phi sản xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng, với chủ trương giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất, nhất là bất động sản và chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng một kịch bản rõ ràng. Theo đó, trong thời gian từ nay đến thời điểm 30/6/2011, các ngân hàng có cơ cấu tỷ trọng cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất chiếm trên 26% tổng dư nợ (24 ngân hàng) phải giảm xuống còn khoảng 22% và đến cuối năm 2011, tỷ trọng cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất của toàn ngành ngân hàng phải giảm xuống còn 16%. Như vậy, các cá nhân có nhu cầu vay chứng khoán, bất động sản trả góp cũng như cần vốn khi có nhu cầu tiêu dùng khó có thể gõ được cửa các ngân hàng, dù lãi vay ở lĩnh vực phi sản xuất hiện khá cao, từ 19,5 đến 22%/năm. Theo số liệu của NHNN chính thức công bố tình hình tiền tệ, tín dụng trong tháng 5/2011 được đưa ra ngày (6/6), lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,3%/năm, tăng 3%/năm với cuối năm 2010 .Trong đó, lãi suất cho vay của nhóm NHTM nhà nước khoảng 17,3%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16,6%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18,5%/năm) Còn lãi suất cho vay tại nhóm NHTM cổ phần 19,7%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 18,7%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác khoảng tình hình mới.tháng 4/2011. Hiện lãi suất cho vay qua đêm ở mức 13%/năm, lãi suất cho vay 1 tuần ở mức 15%/năm, lãi suất cho vay 2 tuần - 1 tháng ở mức 18%/năm Ngân hàng (NH) tăng lãi suất đầu vào lên 18% -19%/năm khiến lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh cán mức 21% - 23%/năm làm nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa. Thị trường 19,2%/năm); chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động VND bình quân là 2,9%/năm. Ngày 26/8/2011, NHNN có cuộc họp với lãnh đạo 12 ngân hàng lớn tại Hà Nội về chủ đề giảm lãi suất. Tại cuộc họp này các ngân hàng đã có sự đồng thuận trong việc giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất thông thường xuống còn 17-19%/năm. Để thực hiện được điều này, NHNN đã ban Thông tư số 22/2011/TT-NHNN trong đó hủy bỏ quy định về tỷ lệ huy động vốn thị trường liên ngân hàng theo Thông tư 13 và 19 năm 2010 Trong thông báo mới đây, NHNN đề cập đến giải pháp cung tiền để đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng nhằm giải lãi suất. Như vậy, có thể thấy bằng cách này hay cách khác NHNN sẽ đưa ra các giải pháp nhằm hạ lãi suất của thị trường. kể từ 12/9/2011, Các NHTM đã đưa ra mức lãi suất 14%/năm đối với sản phẩm “tiền gửi linh hoạt ngày”, áp dụng cho tất cả khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp với kỳ hạn từ 1-2-3-4-5-6 ngày. Theo đó, sản phẩm này không chỉ giúp khách hàng nhận được mức lãi suất cao và hấp dẫn mà còn giúp khách hàng linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Mặc dù ngân hàng này cho rằng, đây là sản phẩm đặc thù chỉ có duy nhất trong hệ thống và lần đầu tiên được triển khai, nhưng thực tế, rất nhiều ngân hàng khác đã duy trì mức lãi suất 14%/năm đối với cả tiền gửi thanh toán. Trong khi, tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ lưu lại bất chợt trong hệ thống ngân hàng, thậm chí với thời gian mấy tiếng đồng hồ. Xét về bản chất, mức lãi suất này đã vi phạm chỉ đạo trần lãi suất tiền gửi 14%/năm của Ngân hàng Nhà nước Cụ thể, 14%/năm là lãi suất của năm, nếu quản lý theo dòng tiền “lãi đẻ ra lãi” thì lãi suất của sản phẩm trên đã vượt trần quy định, thậm chí còn lên tới 15% - 16%/năm. Và đó là tiểu xảo để lách trần lãi suất. Điều này đã vi phạm vào nguyên tắc đường cong lãi suất với mức lãi suất này thì việc gửi theo kỳ hạn hay không điều được hưởng các mức lãi suất tương tự nhau. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các NHTM lớn gây sức ép lên việc huy động vốn từ các ngân hang này. 4.Lãi suất tiền gửi USD Tiền gửi ở loại hình này cũng không khác gì so với tiền gửi VNĐ các loại hình lãi suất đang tiến lại gần nhau làm cho đường cong lãi suất đang bị kéo thành đường thẳng Việc liên tục ép hạ trần lãi suất tiền gửi USD trong mấy tháng đầu năm đã phát huy tác dụng, rất nhiều người dân đã chuyển tiết kiệm từ USD sang VND để hưởng lãi suất cao hơn. Một số ngân hàng thương mại đã giảm mạnh lãi suất huy động USD (có ngân hàng giảm chỉ còn 0,5%/năm). Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, đầu tháng 7, tình hình đã thay đổi. Rất nhiều ngân hàng thương mại kéo thẳng đường cong lãi suất tiền gửi USD từ kỳ hạn 1 tháng đến 13 tháng về cùng mức 2%/năm. Một số ngân hàng thương mại tung ra các chương trình khuyến mãi (tặng quà) để thu hút khách hàng. Hiện tượng lách trần lãi suất huy động USD lại xuất hiện. Bảng niêm yết vẫn đề 2%/năm, nhưng nhân viên trao đổi miệng thì cho biết sẽ trả cho khách từ 3 – 3,5%/năm tuỳ số lượng USD gửi. Diễn biến cho thấy cung – cầu vốn ngoại tệ của các ngân hàng thương mại đang bắt đầu có vấn đề. 5.Lãi suất chợ đen Hiện nay, song song tồn tại cùng với kênh chính thống của các ngân hàng còn có hình thức tín dụng "chợ đen" . Tín dụng đen này tồn tại dưới nhiều hình thức, nhưng phổ biến hơn cả là kiểu cho vay thế chấp và cầm cố đồ đạc với việc cá nhân có tiền nhàn rỗi và chủ các tiệm cầm đồ tiến hành cho vay. Lãi suất giữa ng cho vay và ng đi vay được thỏa thuận ngầm nhưng phổ biến trong giai đoạn các ngân hàng chạy đua lãi suất tiền lãi cho 1 triêu đồng mỗi ngày là từ 5000-6000 tức là khoảng từ 180%- 220%. Trên thực tế, dù lãi cao gấp nhiều lần ngân hàng, hình thức này vẫn thu hút một số đối tượng khách hàng nhờ ưu điểm hơn về mặt thủ tục và thời gian so với vay chính thống. Còn trong ngân hàng, lãi suất cho vay tiêu dùng phổ biến 22-25% một năm, vay sản xuất có khi 27%. Thủ tục gắt gao, thẩm định, xét duyệt kỹ càng chính là các yếu tố khiến cho người cần vốn rất khó vay từ nhà băng dù mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với bên ngoài. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần vốn để thực hiện hợp đồng hoắc duy trì sản xuất. Họ sẵn sàng trả mức lãi suất cao mặc dù biết rằng lãi ko đủ trả lãi suất nhưng vẫn phải đi vay để không bị nộp phạt hợp đồng. II.NGUYÊN NHÂN KHIẾN LÃI SUẤT CAO Ở VIỆT NAM “Tiền” ngoài giá trị sử dụng (trung gian trao đổi) còn có một giá trị đặc biệt thể hiện qua lãi suất của đồng tiền. Nói một cách dễ hiểu “tiền” chính là một loại hàng hóa còn lãi suất là giá cả của tiền. Cũng như giá bao hàng hóa khác, lãi suất cao hay thấp phụ thuộc vào cung - cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Để can thiệp vào lãi suất thị trường, các ngân hàng trung ương thường tác động về phía cung tiền thông qua các công cụ như thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở hoặc thay đổi lãi suất tái chiết khấu. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hầu hết ngân hàng trung ương trên thế giới đều hạ lãi suất chiết khấu xuống mức rất thấp, đồng thời mua các giấy tờ có giá để cung tiền ra thị trường nhằm cứu các nền kinh tế khỏi suy giảm và hệ thống tài chính khỏi sụp đổ. Tại Việt Nam vào năm 2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng thực hiện các chính sách tương tự. Tiền được bơm vào nền kinh tế thông qua các gói hỗ trợ lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất tái chiết khấu. Nhờ chính sách này mà lãi suất năm 2009 đã giảm xuống mức khá thấp và kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá ấn tượng. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ nới lỏng này đã làm cho tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên đến 37.74% và 2010 lên đến 29.89%. Mức tăng quá cao cùng với sự hấp thụ kém của nền kinh tế là nguyên nhân chính làm cho lạm phát bùng nổ trong thời gian qua. Lạm phát leo thang buộc NNHN phải thực hiện hàng loạt các giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, điều này đã đẩy lãi suất lên mức rất cao. Lãi suất huy động phổ biến trên thị trường lên tới trên 17%, vượt xa mức trần 14% theo quy định của NHNN. Cùng với lãi suất huy động cao, lãi suất cho vay cũng lên tới trên 20%, thậm chí có những khoản cho vay tiêu dùng lên tới trên 25%. Những diễn biến lãi suất đó không nằm ngoài quy luật cung - cầu tiền trong nền kinh tế. Về phía cung, NHNN siết lại việc bơm tiền vào nền kinh tế, còn nguồn vốn huy động của các ngân hàng sụt giảm mạnh do lạm phát quá cao. Hiện nay, lãi suất tái chiết khấu đang ở mức 13%, còn lãi suất tái cấp vốn và lãi suất OMO ở mức 14%. Tính đến 20/07/2011, huy động toàn vốn của các ngân hàng chỉ tăng 3.96%. Đây là mức rất thấp, so với tăng trưởng tín dụng và mức tăng của những khoảng thời gian trước đó dù cho lãi suất huy động vượt xa mức trần. [...]... với thị trường chứng khoán Biến động của lãi suất trên thị trường tiền tệ tuy có tác động gián tiếp nhưng rất nhạy cảm đến thị trường chứng khoán Lãi suất tăng sẽ thu hút nhu cầu gửi tiền vào hệ thống ngân hàng vì mức sinh lời khi gửi tiền tăng, khiến cho dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng Lãi suất tăng cũng khiến cho lợi suất kỳ vọng trên thị trường chứng khoán phải tăng (nhà đầu. .. hướng thị trường chứ Lãi suất đầu vào giờ xuống thấp thì anh phải giảm cho tôi, phải sòng phẳng, minh bạch thì mới được V.DỰ BÁO TÌNH HÌNH LÃI SUẤT CÁC THÁNG CUỐI NĂM Lãi suất cuối năm sẽ vẫn duy trì ở mức cao Với khả năng nới lỏng cung tiền do dư địa tín dụng còn lớn, mặt bằng lãi suất có khả năng sẽ giảm Vấn đề đặt ra là tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức nào và lãi suất có giảm sâu trong nửa cuối năm 2011? ... 2011? Lãi suất hiện là chủ đề nóng và được sự quan tâm của các doanh nghiệp, giới đầu tư chứng khoán… bởi những tác động tiêu cực của nó trong những tháng đầu năm 2011 Sự giảm tốc ấn tượng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 trong cả nước đã đem lại hy vọng lớn về sự hạ nhiệt của lãi suất trong những tháng cuối năm 2011 Hiện đang có hai luồng ý kiến trái chiều về kỳ vọng lãi suất những tháng cuối năm. .. bằng lãi suất Lãi suất liên ngân hàng trong những tuần qua ổn định ở mức trên 13% đối với các kỳ hạn 2 tuần, 3 tháng, 12 tháng và giảm mạnh xuống mức 11% đối với những khoản vay qua đêm Bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu chính phủ (TPCP) trong tháng 6 đã liên tục hạ nhiệt sau khi đạt đến mức cao 13.3% /năm vào cuối tháng 5 và lãi suất TPCP kỳ hạn 1 năm hiện đang ở mức 12% Một điểm đáng chú ý nữa là lãi suất. .. quy định đối với các ngân hàng thương mại là 14% /năm, lãi suất cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xê dịch khoảng 17-18% /năm Song, vì phải chạy đua cạnh tranh huy động vốn, nên các ngân hàng thương mại đã "phá rào", đẩy lãi suất huy động vốn lên từ 15 -19% /năm, tuỳ vào thời điểm và số lượng tiền gửi Điều này đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay ra từ các ngân hàng có thể bị đẩy lên 20 22% Một số... bài học năm 2010 cho việc đánh đổi giữa lãi suất và lạm phát vẫn còn nguyên giá trị Theo lý thuyết, lãi suất được xác định tại mỗi thời điểm dựa trên sự cân bằng giữa cung và cầu tiền thực Như vậy, với khả năng nới lỏng cung tiền do dư địa tín dụng còn lớn, mặt bằng lãi suất có khả năng sẽ giảm Vấn đề đặt ra ở đây là tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức nào và lãi suất có giảm sâu trong nửa cuối năm 2011? Thời... quanh vấn đề lãi suất cho vay hiện đang rất cao, vượt xa sức chịu đựng của doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhấn mạnh: Việc hạ lãi suất là một việc làm cấp thiết nhất thời điểm này để giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản suất Ngân hàng Nhà nước với "quyền năng" của mình, phải đặt mục tiêu hạ lãi suất cho ngân hàng thương mại vay thì mới giúp lãi suất trên thị trường giảm xuống... tạo ra chất thải là lãi suất quá cao III.ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ Lãi suất biến động liên tục trong thời gian qua,đã tác động vào mọi mặt của nền kinh tế đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán… 1.Đối với các doanh nghiệp Mối bận tâm thường trực đối với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng là vốn dù tiếp cận vốn từ ngân hàng rất khó... Phòng cho hay: Từ đầu tháng đến nay ngân hàng đang gọi đến để giải ngân khoản vay 45 tỷ đồng để phát triển sản xuất với lãi suất 20% (trong đó có 2,5% được hưởng hỗ trợ lãi suất) nhưng doanh nghiệp không dám vay vì trong tình trạng các công ty xây dựng, san nền đều đang khó khăn về vốn nên không mở rộng sản xuất "Nếu vay tiền nhiều, sản xuất ra xi măng không bán được thì lấy đâu tiền để trả lãi" - vị giám... này được rút ra từ bài học năm 2010 So với cuối năm 2009, khi NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách tăng trưởng tín dụng từ 10.5% ở tháng 6/2010 lên đến gần 30% vào cuối năm 2010, và kết quả là CPI tháng 12/2010 đã tăng lên mức 11.75% từ con số 4.78% ở tháng 6 Thực tế, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết chính sách tiền tệ sẽ được điều hành linh hoạt để góp phần giảm lãi suất khi lạm phát . cho vay cũng như lãi suất tiền gửi tại các NH I.DIỄN BIẾN VỀ TÌNH HÌNH LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG TỪ ĐẦU NĂM 2011 ĐẾN NAY 1 .Lãi suất huy động vốn Trong 6 tháng đầu năm 2011, thị trường tiền tệ có. lưu ý về lãi suất trên thị trường Việt Nam từ đầu năm2 011 đến nay là lãi suất liên tục tăng cao, đặc biệt là các đợt điều chỉnh liên tiếp các lãi suất chủ đạo từ đó ảnh hưởng đến lãi suất cho. lãi suất 2 tuần giảm 0,12% từ 13,71% /năm xuống 13,59% /năm; Lãi suất 1 tháng giảm 0,37% từ 13,95% /năm xuống 13,58% /năm; Lãi suất 3 tháng giảm 0,15% từ 13,69% /năm xuống 13,54% /năm. Ngoài ra, lãi