1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN DỊCH VIỆT bắc THU ĐÔNG năm 1947

35 3,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Diễn biến cuộc tấn công của địch và sự chiến đấu của quân dân ta trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947...10 1.. Kế hoạch tiến công lên Việt Bắc của quân đội Pháp, do tướngSalăng vạch r

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ - -

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu 3

I Âm mưu, kế hoạch tấn công Việt Bắc của thực dân Pháp 5

II Chủ trương, kế hoạch của ta 8

III Diễn biến cuộc tấn công của địch và sự chiến đấu của quân dân ta trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 10

1 Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc 10

2 Quân dân ta chiến đấu chống đấu chống cuộc tiến công Việt Bắc của địch 12

* Giai đoạn 1: từ ngày 7-10-1947 đến ngày 20-11-1947 12

a) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận sông Lô-Chiêm Hóa 13

b) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận Đường số 4 15

c) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận Đường số 3 17

* Giai đoạn 2: từ ngày 21-11-1947 đến ngày 20-12-1947 18

Trang 3

IV Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 20

1 Kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 20

2 Ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 20

3 Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 21

V Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 23

Phụ lục 27 Tài liệu tham khảo 35

Trang 4

MỞ ĐẦU

Việt Bắc là một vùng phía Bắc Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954)bao trùm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ Ngày nay nó thường được hiểu là khu vực gồm 6 tỉnh CaoBằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt làCao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà

Việt Bắc được gọi một cách văn hóa là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là nơi trúđóng của đầu não Đảng Cộng sản Việt Nam thời trước khi khởi nghĩa năm 1945, và lànơi trú đóng của đầu não chính phủ Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp(1945 - 1954)

Việt Bắc là nơi có địa thế hiểm trở, hạn chế cả về cơ động, tầm quan sát lẫn khảnăng triển khai lực lượng lớn và phương tiện chiến đấu hiện đại, khi tiến công tiến hànhtác chiến lớn thì phải theo mùa

Do đó đây là khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hòa”, nhất là có

cơ sở vững chắc về quân sự và chính trị, cơ sở quần chúng cách mạng vững chắc, đảmbảo an toàn cho cán bộ và cơ quan lãnh đạo cách mạng hoạt động thuận lợi Mặt khác,đây còn là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ về tinh thần, chínhtrị trong cách mạng và kháng chiến Vì vậy, trong cuộc chiến chống pháp, Việt Bắc đã trởthành một căn cứ địa chính của cả nước (trong Cách mạng tháng Tám và kháng chiếnchống Pháp)

Cũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), An toàn khu (ATK) cũng

đã được xây dựng sâu trong căn cứ địa Việt Bắc (An toàn khu Trung ương) An toàn khukhông chỉ là nơi bảo vệ cơ quan lãnh đạo, lực lượng cách mạng, kháng chiến mà còn lànơi thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thấy được vị trí, vai trò quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc Chính phủ Ramađiê

đã quyết định cử Bôlae sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiăngliơ 1947) Bôlae vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm đánh phá căn cứ địa, tiêu diệtđầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta

Trang 5

(3-Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, hay (3-Chiến dịch Léa theo cách gọi củangười Pháp, là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trongChiến tranh Đông Dương Chiến dịch này được xem là chiến thắng lớn đầu tiên của pheViệt Minh trong cuộc chiến, làm chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của quân Pháp bịphá sản hoàn toàn Nó cũng đã ghi dấu thất bại của Pháp trong việc tiêu diệt đầu nãokháng chiến và quân chủ lực của Việt Minh ta.

Trang 6

I Âm mưu, kế hoạch tấn công Việt Bắc của thực dân Pháp

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, với danh nghĩa Đồng minh vào giảigiáp quân Nhật, quân đội Anh đã vào chiếm đóng và giúp quân Pháp quay trở lại xâmlược Việt Nam Vụ nổ súng gây hấn ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 là màn mở đầucủa cuộc chiến tranh xâm lược lại nước Việt Nam do thực dân Pháp tiến hành

Cùng thời gian đó, 18 vạn quân Tưởng tràn vào miền Bắc, kéo theo bè lũ tay saiphản động hòng bóp chết nền Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi của chúng ta Trước tình hìnhnguy ngập của vận nước, Đảng ra chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (25-11-1945) vạch

ra kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tậptrung ngọn lửa đấu tranh vào chúng

Nhưng trong tình hình phức tạp, một lúc phải chống chọi với nhiều kẻ thù bênngoài và bên trong, Đảng đề ra sách lược đấu tranh sáng suốt nhằm bảo toàn lựclượng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị tích cực cho cuộc chiến đấu sắp tới Thực hiệnsách lược "Hòa để tiến", Hồ Chủ Tịch đã ký với Pháp bản Hiệp định sơ bộ (6-3-1946)đuổi Tưởng về nước Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện Chính phủ Phápmột bản Tạm ước (14-9-1946) để tiếp tục tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc khángchiến chống Pháp chắc chắn sẽ nổ ra

Đảng nhận định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh ta và ta nhất định phải đánhPháp Cho nên mọi việc chuẩn bị phải được tiến hành tích cực, kịp thời và chu đáo.Đầu tháng 11-1946, Hồ Chủ tịch viết bài "Công việc khẩn cấp bây giờ" đặt nền móng

tư tưởng chỉ đạo đường lối kháng chiến trong cả nước

Từ cuối tháng 11, giặc Pháp càng lộ rõ thái độ hiếu chiến Đầu tháng 12, giặcPháp càng khiêu khích trắng trợn Do đó tối ngày 19-12-1946, thay mặt Trung ương

Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, quân và dân ta đã đứng lên chống Pháp Cuộc chiến đấuanh dũng của quân dân ta đã giam chân địch, ngăn chặn bước tiến của chúng, tạo thời

cơ thuận lợi cho việc chuẩn bị kháng chiến lâu dài

Trang 7

Sau 3 tháng kháng chiến lan rộng ra toàn quốc, Pháp bắt đầu lúng túng trongchiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của mình, gặp nhiều khó khăn trên nhiều lĩnhvực khác nhau: kinh tế, chính trị, xã hội, do đó mà chúng muốn nhanh chóng kết thúcchiến tranh.

Sau khi có thêm viện binh chúng đã mở rộng vùng chiếm đóng ở đồng bằngBắc Bộ, vùng Tây Bắc và duyên hải Đông Bắc

Tháng 3-1947, Chính phủ Ramađiê đã quyết định cử Bôlae (Bollaert) sang làmCao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiăngliơ (D’Argenlieu) để thực hiện âm mưu mớicủa Pháp là tập hợp lực lượng dựng lên một chính quyền bù nhìn, đẩy mạnh hoạt độngquân sự nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh Bôlaetuyên bố không công nhận Việt Nam độc lập thống nhất, không công nhận Chính phủ HồChí Minh là đại diện chân chính của nhân dân Việt Nam

Tướng Salan được Chính phủ Pháp cử sang Bắc kỳ thay thế đại tá Dèbes trongchức vụ Chỉ huy quân lực Pháp ở Bắc Đông Dương Tướng Valluy vẫn giữ chức Chỉ huytối cao quân đội viễn chinh thay thế Leclerc từ hồi tháng 6-1946

Tướng Valuy (Valluy)–Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương đã giao chotướng Salăng (Salan)–Tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương gấp rút chuẩn bị “Kếhoạch tấn công Việt Bắc” Valuy và Salăng nghiên cứu một cuộc hành quân đại quy môvào vùng Việt Bắc mục đích phá vỡ các tổ chức quân sự dân sự của Việt minh, lùng bắtchính phủ Hồ Chí Minh và đặt các căn cứ kiểm soát vùng biên giới Hoa - Việt

Sau khi chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ và các đô thị lớn tại miền Bắc, theo chiếnlược "Đánh nhanh thắng nhanh", quân Pháp mở cuộc tấn công mới lên chiến khu ViệtBắc nhằm tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh đang đóng tại đây, hoàn tất việctái chiếm Đông Dương Kế hoạch tiến công lên Việt Bắc của quân đội Pháp, do tướngSalăng vạch ra, được Chính phủ Pháp phê chuẩn tháng 7-1947 nhằm tiêu diệt cơ quanđầu não kháng chiến, tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá hoại kho tàng, xưởng máy, baovây và khóa chặt biên giới, cố giành một thắng lợi về quân sự để tập hợp lực lượng phảnđộng lập chính phủ bù nhìn tay sai và hi vọng kết thúc chiến tranh

Trang 8

Kế hoạch tấn công dự kiến chia làm hai bước, bước một mang mật danh Lêa(Léa), mục tiêu đánh chiếm là khu tam giác Bắc Cạn – Chợ Đồn – Chợ Mới Bước tiếptheo mang mật danh Xanhtuy, tức là “Siết chặt vành đai”, quân Pháp sẽ tập trung lựclượng càn quét khu tam giác Bắc Cạn - Chợ Chu – Chợ Mới, lấy vùng Chợ Chu làm mụctiêu trọng điểm.

Lực lượng Pháp tham gia tiến công trên 15 nghìn quân, bao gồm:

Năm trung đoàn bộ binh: Trung đoàn Ma-rốc số 6 (6eRTM), trung đoàn bộ binhthuộc địa Ma-rốc (RICM), trung đoàn bộ binh thuộc địa số 4 (4e - RIC), trung đoàn bộbinh Lê dương số 3 (3e REI) và một trung đoàn do Cô-xtơ (Coste) chỉ huy

Ba tiểu đoàn dù, hai tiểu đoàn pháo binh, hai tiểu đoàn công binh, ba đại đội cơgiới

Hai phi đội với 40 máy bay, ba thuỷ đội xung kích với 40 tàu, xuồng

Trang 9

II Chủ trương, kế hoạch của ta

Từ đầu mùa thu 1947, việc chuẩn bị đối phó với một cuộc tiến công lớn có thể xảy

ra bất cứ lúc nào đã được xúc tiến

Trước những thái độ ngang ngược của thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ươngĐảng đã chỉ thị “Mọi lực lượng của dân tộc ta phải động viên vào việc chống mưu mô

“dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp và sửa soạn đối phó những cuộc tấncông lớn của địch trong những tháng tới” Khẩu hiệu của dân tộc ta lúc này là “Tất cả chomặt trận, tất cả của chiến thắng” Bộ Tổng chỉ huy quân đội ta dự đoán: Bắc Bộ sẽ làchiến trường chính, nếu địch mạo hiểm thì chúng sẽ đánh Việt Bắc Chiến lược của địch

là “đánh nhanh, thắng nhanh”, nhằm mau chóng kết thúc chiến tranh

Ngày 15-9-1947, Hội nghị quân sự lần thứ tư và sau đó mười ngày, Hội nghị quân

sự lần thứ 5 được triệu tập liên tiếp để nhận định âm mưu địch, phán đoán hướng tiếncông của chúng và đề ra chủ trương, kế hoạch đối phó của ta

Ngày 15-10-1947, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá cuộc tấn côngmùa đông của giặc Pháp” Chỉ thị được công bố, bản chỉ thị chỉ rõ: “Địch yếu phải mạohiểm”… “Cuộc tấn công này chỉ ào ạt lúc đầu” Về cách đánh, ta sẽ dùng lực lượng nhỏđánh địch vận động trên bộ, bẻ gãy từng gọng kìm của địch

Lực lượng quân đội của ta trên toàn quốc thời gian này có 105.990 người (Bắc Bộ

có 45.802 người), biên chế thành 20 trung đoàn, có hai trung đoàn 147 và 165 của Bộ vànhiều tiểu đoàn độc lập của khu và của Bộ Trang bị thiếu thốn và không thống nhất, có

gì dùng nấy Một tiểu đoàn thường chỉ được trang bị tương đương với 1 đại đội của Pháp,với 2 đại liên, 1-2 súng cối 60mm, tám trung liên, 140 đến 160 súng trường đủ các kiểu(Nhật, Nga, Pháp) Chỉ có một số tiểu đoàn của Bộ là có pháo 20mm, trọng liên 13,2 mm,12,7 mm và súng cối 81mm

Bộ đội và cán bộ chỉ huy các cấp chưa được huấn luyện thành thục về kỹ thuật,chiến thuật Trình độ và khả năng chiến đấu giữa các đơn vị không đồng đều Trừ Trungđoàn Thủ đô và Trung đoàn Lạng Sơn đã được thử thách qua chiến đấu, phần lớn các đơn

vị còn lại chưa hề qua chiến đấu, trình độ kỹ chiến thuật của bộ đội, trình độ tổ chức chỉhuy của cán bộ, tình hình trang bị không cho phép tiến hành những trận đánh lớn Các

Trang 10

binh chủng pháo binh, công binh chưa được tổ chức thành đơn vị Phương tiện thông tinliên lạc và vận tải thiếu nhiều, chủ yếu là liên lạc chạy bộ Chỉ có Bộ, Khu và trung đoàn

là có vô tuyến điện, từ tiểu đoàn trở xuống liên lạc bằng chạy chân và tín hiệu thủ công.Cung cấp, tiếp tế hậu cần rất khó khăn, chủ yếu dựa vào chính quyền và nhân dân địaphương Điểm mạnh duy nhất là tinh thần chiến đấu, khả năng chịu đựng gian khổ hysinh của bộ đội và sự hỗ trợ, đùm bọc của nhân dân địa phương

Riêng trên địa bàn chiến dịch, Việt Minh có 7 trung đoàn bộ binh, tổng cộng 18tiểu đoàn chủ lực (trong đó có hai tiểu đoàn của Bộ), 30 đại đội độc lập, 4.228 dân quân

du kích tập trung; ngoài ra còn có lực lượng tự vệ của các thị xã, thị trấn, công xưởng trêntoàn Quân khu Việt Bắc Pháo binh chỉ có tất cả là bốn khẩu (ba khẩu sơn pháo 75mm,một khẩu 70mm) Phòng không có hai pháo 20mm, hai khẩu 13,2 mm và sáu khẩu 12,7mm

Chiến dịch do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, Võ Nguyên Giáp làm chỉ huytrưởng Sở chỉ huy cơ bản ở Yên Thông; đến chiều 20 tháng 10 năm 1947, chuyển sangTràng Xá (Thái Nguyên) Giai đoạn 2 chuyển về vùng Lục Rã, Quảng Nạp

Trang 11

III Diễn biến cuộc tấn công của địch và sự chiến đấu của quân dân

ta trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947

1 Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc

Theo kế hoạch tiến công lên Việt Bắc do tướng Salăng vạch ra, Pháp huy động12.000 quân cùng với hầu hết máy bay ở Đông Dương do tướng Valuy chỉ huy, mở mộtcuộc hành quân tiến công Việt Bắc mang mật danh Lêa từ ngày 7-10-1947

Rạng sáng ngày 7-10-1947, binh đoàn quân dù do Sôvannhắc chỉ huy đổ quânxuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn Cùng ngày, binh đoàn bộ binh

do Bôphơrê (Beaufré) chỉ huy từ Lạng Sơn, ngược Đường số 4 lên Na Sầm, Thất Khê,đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn, theo Đường số 3 bao vây Việt Bắc ở phíaĐông và phía Bắc

Va-luy đã lầm lẫn lớn khi cho rằng thị xã Bắc Kạn là “Thủ đô mới” của ViệtMinh Va-luy không hề biết rằng, trong suốt chiến tranh, không khi nào có cơ quan Trungương Việt Minh nào ở tại một thị xã, thị trấn, mà tất cả đã chia thành những bộ phận nhỏ,thường xuyên di chuyển, được sự che chở của nhân dân, nếu một bộ phận bị phá thì vẫn

có những bộ phận khác thay thế

Khi quân Pháp nhảy dù tập hậu, lực lượng Việt Minh ở thị xã Bắc Cạn chỉ có một

bộ phận của tiểu đoàn 49, Trường võ bị Trần Quốc Tuấn lúc này cũng chỉ có một tiểuđoàn tân binh Hai đơn vị nhỏ này chủ yếu nổ súng để bảo vệ cho nhân dân và một số cơquan đóng ở đây tản cư rút vào rừng núi an toàn Pháp phá được xưởng in tiền và côngbinh xưởng, một số kho tàng và thu được 10 triệu bạc Việt Nam của Ty Ngân khố, nhưngcòn quá xa so với mục tiêu “phá huỷ tiềm năng chiến tranh của Việt Minh” mà Pháp đềra

Salăng coi cuộc hành binh Lêa ngày 7-10-1947 là một đòn quyết định “đánh thẳngvào tim kẻ thù” Ông ta ngồi trên máy bay trực tiếp thị sát cuộc nhảy dù xuống thị xã BắcCạn Lúc 11 giờ 35 phút, Sôvanhắc (Sauvagnac) từ mặt đất báo cáo qua vô tuyến điện:

“Ông Hồ Chí Minh bị bắt đã yêu cầu chấm dứt chiến tranh” Salăng vội bay về Hà Nộibáo tin mừng với Sài Gòn Cao uỷ Bôlae và quyền tổng chỉ huy Battet bay ngay ra Hà

Trang 12

Nội Nhưng ít giờ sau, Salăng đã biết mình lầm, đành phải xin lỗi Hai quan chức trênquay về Sài Gòn sau khi đã trách mắng Salăng nặng nề Thực chất hôm ấy, lính dù bắtđược một cụ già chững chạc, nói tiếng Pháp yêu cầu chấm dứt chiến tranh xâm lược nêntưởng lầm Đó là cụ Nguyễn Văn Tố, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Lúc biết khôngphải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân Pháp đã bắn chết khi cụ Tố tìm cách chạy trốn.

Ngày 9-10-1947, một binh đoàn hỗn hợp gồm bộ binh và lính thủy đánh bộ doCommuynan (Communal) chỉ huy, từ Hà Nội ngược sông Hồng và sông Lô lên TuyênQuang, đến Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị, bao vây Việt Bắc ở phía Tây

2 Quân dân ta chiến đấu chống đấu chống cuộc tiến công Việt Bắc của địch

 Giai đoạn 1: từ ngày 7-10-1947 đến ngày 20-11-1947

Từ ngày 8 tháng 10, các đại đội độc lập cùng quân dân du kích liên tiếp tập kích,quấy rối các vị trí Chợ Đồn, Ngân Sơn, Chợ Rã, diệt hai trung đội Pháp Đại đội bảo vệ

15 (đơn vị tiền thân của Bộ tư lệnh Cảnh vệ-Bộ Nội vụ và Lữ đoàn cận vệ 144-Bộ Quốcphòng sau này) bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ và các cơ quan Trung ương khẩntrương sơ tán đến nơi an toàn

Ngày 9 tháng 10, khẩu đội 12,7 mm của đại đội 675 trung đoàn 74 bố trí ở đồiThiên Văn, thị xã Cao Bằng bắn rơi chiếc máy bay vận tải Junker Ju 52 chở sĩ quan thammưu chiến dịch Pháp đi thị sát chiến trường, 12 sĩ quan tham mưu, trong đó có Lambert,đại tá, phó tham mưu trưởng quân Pháp ở Đông Dương thiệt mạng Việt Minh thu đượcbản kế hoạch tiến công Việt Bắc Chiến sĩ liên lạc Nguyễn Danh Lộc của trung đoàn đãchạy bộ, vượt rừng, mang “bản kế hoạch tiến công Việt Bắc” về cho Bộ Tổng chỉ huy

Ngày 13 tháng 10, Bộ Tổng chỉ huy đã khẩn trương điều chỉnh, tổ chức lại lựclượng Lực lượng gồm các tiểu đoàn chủ lực của Bộ và khu

Ngày 15-10-1947, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá cuộc tấn côngmùa đông của giặc Pháp” Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tình hình cực

Trang 13

kỳ rối ren về chính trị ở Pháp và phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa đã dẫn Phápđến chỗ muốn sớm kết thúc chiến tranh Đông Dương Chúng chỉ tiến công ồ ạt lúc đầu.Nếu ta thực hiện được đánh địch khắp nơi, buộc chúng dàn mỏng lực lượng đối phó,chúng sẽ thất bại Ta giữ gìn được chủ lực qua mùa đông này là coi như thắng lợi Nếuchuyến này không thắng nhanh để kết thúc chiến tranh thì cục diện sẽ đổi mới có lợi chota”

Chỉ thị nêu rõ: Ta cần phải giam chân địch tại mấy căn cứ chúng vừa chiếm, baovây những căn cứ đó… Chặt đứt giao thông liên lạc giữa các cứ điểm của địch, khôngcho chúng tiếp ứng và tiếp tế… Phải giữ gìn lực lượng, nhưng đồng thời cũng phải nhằmnhững chỗ yếu của địch đánh những trận vang dội, những trận tiêu diệt…

Nhiệm vụ của quân và dân Việt Bắc và cả nước là “làm cho địch thiệt hại nặng đểkhông gượng lại được sau chiến dịch mùa đông này”… “bắt địch chuyển sang thế thủ”

Cùng ngày 15, Bộ Tổng chỉ huy ra Huấn lệnh ĐB/101 nêu những nguyên tắc mới

về tổ chức bộ đội và bố trí lực lượng, về nhiệm vụ của các đại đội độc lập và tiểu đoàntập trung

Cũng trong ngày 15, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quân và dân Việt Bắc

ra sức đánh bại cuộc hành binh của địch, quân dân cả nước tích cực đánh địch để phốihợp với Việt Nam Bác Hồ viết: “Địch hội quân ở Bắc Kạn tạo thành cái ô bọc lấy ViệtBắc, rồi cụp ô xuống, dưới đánh lên, trên đánh xuống, phá cho được cơ quan đầu não củakháng chiến… Chúng mạnh ở hai gọng kìm, gọng kìm mà gãy, thì cái ô cụp xuống sẽthành ô rách và cuộc tiến công thất bại”

Nghiên cứu thế và lực của ta và địch trên chiến trường, Bộ Tổng chỉ huy quyếtđịnh tập trung lực lượng đánh địch trên ba mặt trận: mặt trận sông Lô-Chiêm Hóa; mặttrận Đường số 4 và mặt trận Đường số 3

Ở Mặt trận Sông Lô-Chiêm Hóa, Trung đoàn chủ lực của Khu 10 và một tiểu đoànchủ lực của Bộ, có nhiệm vụ đánh địch trên sông Lô, đoạn từ Việt Trì đến Tuyên Quang;Trung đoàn 147 và 2 tiểu đoàn chủ lực Bộ bố trí ở phía nam đường liên tỉnh TuyênQuang-Thái Nguyên

Trang 14

Ở Mặt trận Đường số 3, Trung đoàn 121 để lại tiểu đoàn 25 làm nhiệm vụ cơđộng, lực lượng còn lại phân tán thành 7 đại đội, hoạt động trên các địa bàn trọng điểmThái Nguyên, Vĩnh Yên và Phúc Yên; đồng thời sử dụng các đại đội khác bố trí ở cáchuyện Đông Anh, Đa Phúc, Kim Anh, Yên Lãng, Phú Bình, Võ Nhai, Chợ Chu, Đại Từ,Đồng Hỷ Trung đoàn 72 để lại Tiểu đoàn 25, lực lượng còn lại phân tán thành 5 đại đội

bố trí ở Chợ Đồng, Chợ Rã, Ngân Sơn Trung đoàn 165 được tăng cường Tiểu đoàn 11

bố trí ở các huyên Chợ Rã, Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn

Trên Mặt trận đường số 4, Trung đoàn 74 để lại Tiểu đoàn 73 cơ động, còn lại 6đại đội được bố trí ở các huyện Nguyên Bình, Sóc Giang, Hòa An, Quảng Nguyên, PhụcHòa, Đông Khê Trung đoàn 11 để lại Tiểu đoàn 374 làm nhiệm vụ cơ động, hai tiểuđoàn còn lại phân thành 6 đại đội về hoạt động ở các huyện Thất Khê, Na Sầm, ĐồngĐăng, Điềm He, Lộc Bình và Đồng Mỏ Với tổng số khoảng 20 tiểu đoàn bộ binh vàpháo binh tập trung triển khai lực lượng, hình thành các mặt trận trên ba hướng chiếndịch, không những ta tránh được chỗ mạnh của địch mà còn từng bước vô hiệu hóa, trướchết là hướng Tây (Sông Lô-đường số 2), tiến tới bẻ gãy từng gọng kìm, phá thế hợp vâytiến công Việt Bắc bằng hai gọng kìm của địch

Nhận rõ chỗ yếu chí mạng của Pháp là vấn đề bảo đảm hậu cần, Bộ Tổng chỉ huychủ trương “Đánh mạnh ở Mặt trận Sông Lô và đường 4, phá giao thông vận tải tiếp tếcủa địch, kết hợp chặt việc phát động nhân dân làm vườn không nhà trống, triệt nguồntiếp tế tại chỗ của địch”

a) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận sông Lô-Chiêm Hóa

Mặt trận sông Lô-Chiêm Hóa do Trần Tử Bình và Tạ Xuân Thu chỉ đạo Có nhiệm

vụ đánh quân thủy, bộ vận động, ngăn chặn tăng viện tiếp tế, tiến tới bẻ gãy gọng kìmcủa địch phía tây Pháo binh thực hiện nghi binh, cơ động linh hoạt, bố trí sát bờ sông

Ngày 10 tháng 10 năm 1947, trên sông Hồng đoạn từ Hà Nội đến Sơn Tây xuấthiện một đoàn tàu chiến 35 chiếc ngược dòng sông, trên trời máy bay quan sát yểm hộ.Đoàn tàu chiến ấy là binh đoàn Commuynan theo đường thủy tiến lên bao vây khu căn cứđịa Việt Bắc về phía tây

Trang 15

16 giờ ngày 12-10-1947, tốp tàu chiến đầu tiên của quân Pháp đi vào khu vựcBình Ca Tổ Badôca của tiểu đội trưởng Trần Chất do trung đội trưởng Vũ Phương chỉhuy nổ súng Đây là tàu đổ bộ loại nhỏ dài 11 mét; trọng tải 15 tấn, chở được một trungđội, được trang bị một pháo 20mm Tàu địch nghiêng ngả bốc cháy, đó là chiếc tàu địchđầu tiên bị bắn chìm trên sông Lô (sau này Tuyên Quang đã trục vớt chiếc tàu đắm, cácchiến lợi phẩm thu được hiện còn trưng bày tại Bảo tàng Tuyên Quang) Ngày 13 tháng

10, khi địch đổ bộ lên bến Bình Ca, chúng lọt vào trận địa phục kích của ta Quân ta giậtbom mìn, đồng loạt nổ súng, ném lựu đạn tiêu diệt 20 tên địch, đánh lui cuộc đổ bộ củaquân Pháp vào Bình Ca

Đồng chí Song Hào khi ấy là chính ủy Khu 10 đã viết trong hồi ký: “Chiến thắngBình Ca đã báo hiệu một sự chuyển biến mới về tình hình chiến cuộc Quân Pháp khôngcòn có thể bình yên vô sự tiến vào Khu 10 như vào đất không người nữa”

Chiến thắng Bình Ca còn có ý nghĩa bảo vệ cửa ngõ phía tây của An toàn khu(ATK) nơi Bác Hồ và Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo kháng chiến

“Trận Bình Ca, Tiểu đoàn 42 đã đánh lui một trận đổ bộ của giặc, xung phongcướp súng, bắn chìm pháo thuyền, ghi một chiến công đầu tiên, mở đầu cho những chiến

công rực rỡ khác trên sông Lô” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

Trưa ngày 23-10, hai tàu vận tải địch chở đầy quân ngược sông Lô lọt vào trận địacủa trung đội 175 sơn pháo cơ động đặt ở bờ sông làng Khoan Bộ Trung đội trưởngNông Văn Cờ chỉ huy trung đội bắn bảy viên đạn nổ trên không vào phía tàu địch Tuytàu địch chưa bị chìm, nhưng cách đánh gần của pháo binh ta trong trận Khoan Bộ bướcđầu đã có kết quả

Trưa ngày 24-10-1947, một đoàn tàu Pháp năm chiếc từ Tuyên Quang xuống đếnĐoan Hùng lọt vào trận địa phục kích của Trung đội pháo binh Xuân Canh (Trung độiPháo đài Xuân Canh-Hà Nội 12-1946) và Trung đội Lục tỉnh Khi tàu chiến Pháp đổ bộlên bờ sông thì bị bộ đội Việt Minh phục kích bằng vũ khí hạng nặng (như sơn pháo,Bazoka ), bị bắn chìm tại chỗ hai chiếc, toàn bộ quân Pháp trên tàu chết đuối; bắn hỏngnặng hai chiếc khác Chiếc còn lại quay đầu về Tuyên Quang Sau trận này, tuyến đườngsông Lô bị cắt 10 ngày, Pháp phải thả dù tiếp tế cho Tuyên Quang và Chiêm Hoá Báo

Trang 16

chí Pháp gọi đây là “Thảm hoạ Đoan Hùng” Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp gửi điện choKhu 10 biểu dương chiến công xuất sắc của Pháo binh sông Lô và ra lệnh đưa pháo lênđánh địch trên sông Gâm, bức địch rút khỏi Chiêm Hóa.

Đồng chí Doãn Tuế nhận nhiệm vụ do đồng chí Vũ Hiển đưa trung đội sơn pháovừa chiến thắng ở Đoan Hùng lên bố trí phục kích gần ngã ba sông Gâm-sông Lô, nơidòng sông hẹp, nước sâu chảy xiết, hai bờ rậm rạp cỏ lau Trận đánh mang tên là trậnKhe Lau Ngày 10-11-1947, với 10 viên đạn pháo, ta đã bắn đắm 4 trong số 5 tàu địch,thu được rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó có 2 khẩu lựu pháo 105

Các trận đánh thắng giòn giã của Pháo binh sông Lô bắn chìm bắn hỏng nặng tàuchiến, tàu vận tải của địch đã góp phần quyết định bẻ gãy gọng kìm phía tây của cuộchành binh của địch lên Việt Bắc

b) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận Đường số 4

Mặt trận Đường số 4 do Võ Nguyên Giáp trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Quân dân ta

đã phục kích chặn đánh địch ở đèo Bông Lau ngày 30-10-1947, đánh trúng đoàn xe cơgiới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của chúng Đường số 4 trở thành

“con đường chết”, địch ở vào thế bị động

Trận phục kích địch ở Bản Sao-đèo Bông Lau, do Tiểu đoàn 249, Trung đoàn 28Lạng Sơn và các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích tiến hành ngày 30-10-1947

là trận phục kích đầu tiên trên Đường số 4, góp phần đánh bại cuộc tiến công của quânđội Pháp lên Việt Bắc trong Thu-Đông 1947 Ban chỉ huy tiểu đoàn đã nghiên cứu kỹ địahình, chọn trận địa phục kích ở đoạn Bản Sao–đèo Bông Lau (dài khoảng 2km), địa hìnhhiểm trở, đường độc đạo

Lực lượng tham gia trận đánh được chia thành 5 bộ phận Bộ phận chính gồm Đạiđội 184 và Đại đội 185, được tăng cường một tiểu đội công binh đánh mìn, một khẩu ba-dô-ca, hai khẩu trung liên, bố trí ở đông bắc điểm cao 420 trên dãy Khau Gia, có nhiệm

vụ tiêu diệt lực lượng chủ yếu của địch trong khu vực tác chiến Đại đội 186 được tăngcường một khẩu trung liên, bố trí ở đông đường số 4, tây điểm cao 480, đối diện với bộphận chính, có nhiệm vụ sẵn sàng tiêu diệt địch nếu chúng chạy xuống khe suối Bộ phận

Trang 17

chặn đầu, gồm một trung đội bộ đội địa phương Thất Khê, được tăng cường một khẩutrung liên, bố trí ở sườn tây điểm cao 420, có nhiệm vụ tiêu diệt bộ phận địch đi đầu,chặn đứng đội hình xe của địch không cho chúng chạy thoát về Thất Khê và chặn đánhquân tiếp viện từ Thất Khê lên Bộ phận khóa đuôi gồm một trung đội bộ đội địa phươngThất Khê, bố trí ở sườn đông-nam điểm cao 459 trên bình độ 200, có nhiệm vụ tiêu diệtđịch ở cuối trận địa, chặn không cho địch chạy về Đông Khê, chặn đánh quân tiếp viện từĐông Khê xuống Về hỏa lực, ta bố trí đại liên ở sườn tây nam điểm cao 480, cách vị tríchỉ huy của tiểu đoàn 20m; cối 60mm đặt ở sườn bắc điểm cao 420, có nhiệm vụ tiêu diệtđịch trong khu vực trận địa chính và chi viện cho các hướng khác khi có lệnh Đến 5 giờsáng ngày 30-10-1947, các lực lượng và vũ khí đã sẵn sàng.

Lúc 17 giờ, đoàn xe 33 chiếc của quân đội Pháp vận chuyển binh lính, vũ khí trang

bị từ Cao Bằng về Lạng Sơn đã lọt vào trận địa phục kích Khoảng cách giữa các xe từ 7đến 8 mét; chỉ huy tiểu đoàn phát lệnh chiến đấu Bị đánh bất ngờ, cả đoàn xe địch bị dồnlại, lính trên xe nhảy xuống đường, xô nhau chạy tán loạn, một số chui vào gầm xe đểtránh đạn Cùng lúc đó, đại liên, trung liên, cối 60mm của ta từ hai bên sườn núi bắn dồndập vào đội hình địch

Trận đánh thắng lợi, đạt hiệu suất chiến đấu cao Ta tiêu diệt gọn một đoàn xe cơgiới của địch, phá hủy 27 xe, diệt 94 tên, bắt sống 101 tên, thu 600 chiếc dù và toàn bộ vũkhí trang bị

Kinh nghiệm đánh hai trận Sông Lô và Bông Lau nhanh chóng được phổ biến trêntoàn chiến trường Việt Bắc, mở đầu cho hàng loạt trận phục kích lớn sau này Bộ Tổngchỉ huy quyết định tặng danh hiệu “Tiểu đoàn Bông Lau” cho tiểu đoàn 374

c) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận Đường số 3

Ở mặt trận Đường số 3, lúc đầu ta có phần bị bất ngờ về chiến thuật của địch, nên

gặp một số tổn thất, nhưng khi địch vừa nhảy dù, bộ đội và dân quân du kích đã đổ rađánh địch Đoàn cảnh vệ Bắc Cạn, đại đội độc lập huyện Bạch Thông, dân quân du kíchThanh Mai, Yên Đĩnh, Cao Hoà, tự vệ chiến đấu các công binh xưởng C4, C6 toả đi chặn

Ngày đăng: 14/08/2014, 13:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Bộ giáo dục và đào tạo, Lịch sử 12 ban Nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2008 Khác
2) Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập III), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010 Khác
3) Nguyễn Phúc Luân, Ngoại giao Việt Nam từ Việt Bắc đến Hiệp định Geneva, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2004 Khác
4) Phan Ngọc Liên(Chủ biên), Hướng dẫn ôn tập Lịch sử câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 2007 Khác
5) Trịnh Tiến Thuận, Đề cương lịch sử Việt Nam Khác
6) Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2001. TRANG WEB Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w