1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình nghiệp vụ thuế_6 pdf

32 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 490,66 KB

Nội dung

http://www.ebook.edu.vn 162 Hàng năm, tổ chức thu phí, lệ phí phải lập dự toán thu, chi gửi: cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp (đối với tổ chức thu là Uỷ ban nhân dân các cấp phải gửi cơ quan tài chính, cơ quan thuế cấp trên), Kho bạc Nhà nớc nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí để kiểm soát chi và phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí, lệ phí cha chi trong năm đợc phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định. Tiền thu phí, lệ phí phải nộp vào Kho bạc Nhà nớc. Nếu phí, lệ phí do cơ quan thuế quản lý thu thì đối tợng nộp phí, lệ phí trực tiếp nộp tiền vào ngân sách nhà nớc qua Kho bạc Nhà nớc ở địa phơng nơi thu theo hớng dẫn của cơ quan thuế. Trờng hợp Kho bạc Nhà nớc cha tổ chức thu tiền phí, lệ phí trực tiếp từ đối tợng nộp thì cơ quan thuế thu tiền phí, lệ phí thay và cuối ngày phải làm thủ tục nộp hết số tiền phí, lệ phí đã thu trong ngày vào Ngân sách Nhà nớc. Nếu phí, lệ phí do các cơ quan nhà nớc, tổ chức khác (ngoài cơ quan thuế) thu thì cơ quan nhà nớc, tổ chức thu phí, lệ phí đợc mở tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí tại Kho bạc Nhà nớc nơi thu để theo dõi, quản lý tiền phí, lệ phí. Đối với phí, lệ phí do cơ quan nhà nớc hoặc tổ chức đợc uỷ quyền thu ở nớc ngoài phải nộp vào quỹ tạm giữ Ngân sách Nhà nớc theo hớng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý quỹ tạm giữ ngân sách nhà nớc tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nớc ngoài. Về cơ bản việc miễn giảm phí, lệ phí là không đặt ra, tuy nhiên trong một số trờng hợp việc miễn, giảm phí, lệ phí đợc xem xét, cụ thể ở một số loại phí, lệ phí sau: lệ phí trớc bạ; phí sử dụng cầu, đờng bộ, đò, phà; học phí; viện phí; thuỷ lợi phí Đối với các khoản thu khác: Thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền thuê đất do cơ quan thuế tổ chức thu. Đối tợng nộp phải kê khai với cơ quan thuế, dựa vào tờ khai và các giấy tờ có liên quan, cơ quan thuế xác minh tờ khai, hớng dẫn các đối tợng nộp kê khai, tính số phải nộp, thông báo cho đối tợng nộp. Khi nhận đợc thông báo, đối tợng nộp phải có nghĩa vụ nộp tiền vào kho bạc theo thông báo, trong một số trờng hợp đối tợng nộp không thể nộp trực tiếp vào kho bạc thì cán bộ thu sẽ thu trực tiếp của đối tợng nộp, sau đó, định kỳ cán bộ thu nộp tiền vào Kho bạc Nhà nớc. Đối với các khoản thu liên quan đến đất đối tợng nộp phải một lần theo thông báo của cơ quan thuế đúng hạn, nếu nộp chậm thì bị phạt 0,1% ngày. http://www.ebook.edu.vn 163 Chơng 11 Tổ chức bộ máy v quy trình quản lý thu thuế 1. Tổ chức bộ máy thu thuế 1.1. Một số vấn đề chung về tổ chức bộ máy thu thuế 1.1.1. Khái niệm tổ chức bộ máy thu thuế Nhà nớc ban hành các luật thuế để huy động một bộ phận thu nhập quốc dân vào ngân sách nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nớc, qua đó Nhà nớc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Các luật thuế chỉ là cơ sở pháp lý để huy động một phần thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào tay Nhà nớc, muốn đa các luật thuế vào đời sống xã hội phải thông qua bộ máy thu thuế để tổ chức thực thi các luật thuế. Bộ máy thu thuế là tổng thể các cơ quan hành chính có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác đợc quy định để tổ chức thực thi các luật thuế. 1.1.2. Yêu cầu của bộ máy thu thuế Trong mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội cần phải có một bộ máy thu thuế phù hợp, song nhìn chung, bộ máy thu thuế cần đạt đợc ba yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, bộ máy thu thuế phải phù hợp với tổ chức bộ máy Nhà nớc. Bộ máy thu thuế là một bộ phận của bộ máy quản lý Nhà nớc, nó không tồn tại riêng biệt mà tồn tại trong mối quan hệ với các cơ quan Nhà nớc khác. Do vậy, bộ máy thu thuế phải phù hợp với tổ chức bộ máy Nhà nớc nói chung để đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, điều hành và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Nhà nớc. Yêu cầu này đòi hỏi tổ chức bộ máy thu thuế phải tơng thích với tổ chức bộ máy Nhà nớc ở các cấp chính quyền và tơng thích với tổ chức bộ máy các cơ quan hành pháp có liên quan. Thứ hai, bộ máy thu thuế phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nớc trong mỗi giai đoạn lịch sử. Các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ với bộ máy thu thuế là các thành viên của xã hội với trình độ nhận thức nhất định, chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế xã hội nhất định. Do đó, bộ máy thu thuế phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội để có thể thực hiện tốt nhất chức năng của nó. Thứ ba, bộ máy thu thuế phải đảm bảo tính hiệu quả. Tính hiệu quả là yêu cầu cơ bản của quản lý nói chung. Hiệu quả của bộ máy thu thuế đợc thể hiện trên bốn tiêu thức sau: (1) cơ cấu bộ máy và biên chế gọn nhẹ; (2) khối lợng công việc đảm nhiệm lớn; (3) khả năng khai thác tốt nguồn thu và hoàn thành dự toán thu; (4) tiết kiệm chi phí hành thu. Bộ máy thu thuế có hiệu quả cao khi có cơ cấu tổ chức hợp lý, không chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ; sử dụng ít nhân lực mà vẫn hoàn thành khối lợng công việc lớn với chất lợng quản lý cao; khai thác tốt mọi nguồn thu, hoàn thành dự toán thu với chi phí hành thu tiết kiệm nhất. 1.1.3. Nội dung cơ bản của tổ chức bộ máy thu thuế http://www.ebook.edu.vn 164 Tổ chức bộ máy thu thuế gồm ba nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, xây dựng cơ cấu tổ chức các cơ quan trong bộ máy thu thuế. Đây là nội dung xây dựng kết cấu hợp lý các cơ quan theo hệ thống từ trung ơng đến cơ sở, hình thành bộ khung cho toàn bộ guồng máy. Mỗi cơ quan thuế lại xây dựng các bộ phận, mỗi bộ phận thực hiện một số nghiệp vụ quản lý theo trình tự khoa học. Nội dung này đợc coi là cốt lõi, là bộ xơng của bộ máy thu thuế. Thứ hai, xây dựng hệ thống các quy định, quy trình quản lý về nghiệp vụ và về quan hệ giữa các cơ quan, các bộ phận trong toàn bộ máy. Nội dung này bao gồm những quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng bộ phận trong bộ máy thu thuế; quy định mối quan hệ giữa các cơ quan, các bộ phận trọng hệ thống tổ chức bộ máy thu thuế. Trên cơ sở đó, tạo lập nội dung hoạt động, mục tiêu hoạt động và cơ chế hoạt động của bộ máy thu thuế để bộ máy thu thuế vận hành đợc thông suốt. Nội dung này rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động của cả bộ máy thu thuế. Thứ ba, xây dựng lực lợng cán bộ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của bộ máy thu thuế. Cán bộ luôn là một nội dung cơ bản của mọi bộ máy quản lý. Trong tổ chức bộ máy thu thuế, cán bộ vừa là lực lợng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của bộ máy thu thuế vừa là ngời tiếp xúc thực tế với đời sống xã hội, triển khai các nội dung của luật thuế, nhận biết và giải quyết các vấn đề đối với các đối tợng nộp thuế. Do vậy, xây dựng bộ máy thu thuế cần quan tâm xây dựng một lực lợng cán bộ thuế có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, thông thạo nghiệp vụ tơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ ngành thuế. 1.1.4. Chức năng của bộ máy thu thuế Bộ máy thu thuế gồm có ba chức năng chính sau: Thứ nhất, chức năng tham mu. Bộ máy thu thuế có chức năng nghiên cứu dự thảo nội dung các văn bản hớng dẫn thực hiện các sắc thuế để Bộ Tài chính ban hành; tổ chức phổ biến các luật thuế đã đợc thông qua ra phạm vi toàn quốc. Chức năng này rất quan trọng, nó góp phần hình thành hệ thống văn bản pháp quy hoàn chỉnh về thuế nhằm đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc động viên nguồn thu cho Nhà nớc. Thứ hai , chức năng hành thu. Theo chức năng này, bộ máy thu thuế tổ chức điều hành quá trình động viên một phần thu nhập quốc dân vào ngân sách Nhà nớc. Đây là chức năng cơ bản chi phối toàn bộ quá trình tổ chức, xây dựng bộ máy cũng nh điều hành mọi hoạt động của bộ máy từ những tác nghiệp cụ thể đến liên kết các bộ phận trong toàn bộ máy để khai thác tối đa các nguồn thu và đa các luật thuế vào cuộc sống. Thứ ba, chức năng kiểm tra, giám sát. Bộ máy thu thuế thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát trên hai nội dung chính: (1) kiểm tra, giám sát đối tợng nộp thuế và cán bộ tổ chức thực thi các luật thuế; đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chống gian lận, trốn lậu thuế; (2) kiểm tra tính hợp lý của nội dung các luật thuế khi triển khai vào đời sống xã hội để hoàn thiện các luật thuế. http://www.ebook.edu.vn 165 1.1.5. Các nhân tố ảnh hởng đến tổ chức bộ máy thu thuế Tổ chức bộ máy thu thuế chịu ảnh hởng bởi năm nhân tố cơ bản sau: Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế. Nguồn thu của thuế chính là từ kết quả của hoạt động kinh tế. Bởi vậy, quy mô nền kinh tế, cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trởng kinh tế ảnh hởng đến cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động của bộ máy thu thuế. Nếu cơ cấu kinh tế đơn giản, quy mô nền kinh tế nhỏ, phạm vi diễn ra các hoạt động kinh tế hẹp thì bộ máy thu thuế chỉ cần gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu. Trong trờng hợp cơ cấu kinh tế phức tạp với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần kinh tế làm phát sinh nhiều nguồn thu đa dạng với phạm vi diễn ra các hoạt động kinh tế rộng thì đòi hỏi bộ máy thu thuế phải lớn hơn với cơ cấu tổ chức tơng thích thì mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu. Thứ hai, tổ chức bộ máy nhà nớc. Bộ máy thu thuế là bộ máy chuyên môn nghiệp vụ giúp nhà nớc quản lý điều hành quá trình thực thi các luật thuế, cho nên đơng nhiên phải chịu sự chi phối của tổ chức bộ máy nhà nớc, đặc biệt là việc phân cấp quyền lực của bộ máy nhà nớc. Nhân tố này ảnh hởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức các cơ quan trong bộ máy thu thuế và mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy thu thuế. Thứ ba, quan điểm sử dụng thuế của nhà nớc. Thuế là một công cụ của nhà nớc trong việc điều tiết và tái phân phối thu nhập quốc dân nên thuế nói chung và bộ máy thu thuế nói riêng phải vận động theo quan điểm sử dụng thuế của nhà nớc. Nhân tố này ảnh hởng đến nội dung hoạt động cũng nh những tác nghiệp của bộ máy thu thuế. Thứ t, trình độ dân trí, phong tục tập quán. Đối tợng nộp thuế là những con ngời cụ thể trong xã hội, do đó họ chịu sự chi phối của các yếu tố xã hội, trong đó, các yếu tố có tác động lớn đến bộ máy thu thuế là trình độ dân trí và phong tục tập quán, bởi vì các nhân tố này ảnh hởng lớn đến mức độ hiểu biết về trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế; tác động đến ý thức nộp thuế tự giác hay không tự giác, đến khả năng tự tính thuế của đối tợng nộp thuế. Nhân tố này ảnh hởng đến cơ cấu tổ chức từng bộ phận và những tác nghiệp cụ thể của bộ máy thu thuế. Thứ năm, trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý. Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã thực sự trở thành một lực lợng sản xuất trực tiếp. Việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật có tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động và hiệu suất công tác. Các thao tác nghiệp vụ của bộ máy thu thuế cần rất nhiều sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin có ảnh hởng rất lớn đến quy trình quản lý của cơ quan thuế. Nhân tố này ảnh hởng trực tiếp đến cơ cấu bộ máy, quy trình quản lý và lực lợng cán bộ của bộ máy thu thuế. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hởng đến bộ máy thu thuế cho thấy, khi thiết kế mô hình bộ máy thu thuế cũng nh khi hoàn thiện nó cần phân tích, đánh giá các ảnh hởng và xu hớng vận động của từng nhân tố để xây dựng bộ máy phù hợp với điều kiện lịch sử hiện tại, đồng thời có khả năng thích ứng nhất định với những thay đổi của điều kiện lịch sử trong tơng lai để bộ máy thu thuế giữ đợc sự ổn định tơng đối cần thiết. http://www.ebook.edu.vn 166 1.1.6. Sự hình thành bộ máy thu thuế ở Việt Nam Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Những năm đầu sau Cách mạng, nguồn thu chủ yếu là động viên, quyên góp nên bộ máy thu thuế cha đợc thành lập. Năm 1951, Nhà nớc ban hành 7 sắc thuế áp dụng thống nhất trong cả nớc. Để thực hiện nhiệm vụ thu thuế, Nhà nớc thành lập bộ máy thu thuế với tên gọi Nha thuế vụ. Tổ chức Nha thuế vụ bao gồm Nha thuế vụ Trung ơng, Nha thuế vụ tỉnh và phòng thuế vụ huyện. Năm 1954, miền Bắc bớc vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội, tình hình kinh tế xã hội thay đổi cơ bản, quan điểm kinh tế và quan điểm sử dụng thuế thay đổi, Nhà nớc bãi bỏ Nha thuế vụ và tổ chức bộ máy thu thuế thành 3 bộ phận: + Bộ phận thu quốc doanh thực hiện quản lý thu thuế phát sinh từ khu vực kinh tế quốc doanh nằm trong phòng quản lý quốc doanh của cơ quan Tài chính. + Bộ phận thu thuế công thơng nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế công thơng nghiệp đối với kinh tế tập thể, cá thể kinh doanh công thơng nghiệp. Bộ phận này thuộc phòng quản lý công thơng nghiệp tập thể, cá thể của cơ quan Tài chính. + Bộ phận thu thuế nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ thu thuế nông nghiệp hợp tác xã và cá thể. Bộ phận này nằm trong phòng quản lý nông lâm nghiệp của cơ quan Tài chính. Riêng nhiệm vụ thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan thực hiện. Tổng cục Hải quan đợc thành lập theo cơ cấu ngành dọc, bao gồm: Tổng cục Hải quan ở trung ơng; cục hải quan các tỉnh, thành phố; chi cục hải quan ở các cửa khẩu (đờng biển, đờng sông, đờng bộ, hàng không và bu điện). Nh vậy, trong giai đoạn này, nớc ta không có bộ máy thu thuế thống nhất, ba bộ phận hoạt động độc lập với nhau, chịu sự quản lý của cơ quan Tài chính các cấp. Về lĩnh vực thuế, ngoài Hải quan chịu trách nhiệm quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, chỉ có hai bộ phận thực hiện quản lý và tổ chức thu thuế đối với khu vực kinh tế tập thể và cá thể. Trong giai đoạn này, đội ngũ cán bộ thuế vừa thiếu về số lợng vừa yếu về năng lực chuyên môn. Đại bộ phận cán bộ thuế là bộ đội chuyển ngành qua các lớp đào tạo sơ cấp hoặc không qua đào tạo. Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI xác định đờng lối đổi mới trong phát triển kinh tế, đặt nền móng cho quá trình đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế Việt Nam theo hớng kinh tế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh ấy, Nhà nớc xác định quan điểm lấy thuế làm nguồn thu chủ yếu của Nhà nớc và coi thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nớc. Trên cơ sở đó, hệ thống thuế mới đã đợc nghiên cứu và ban hành thống nhất đối với tất cả các thành phần kinh tế. Để phù hợp với tình hình mới của đất nớc, cần phải tổ chức lại bộ máy thu thuế thống nhất trong cả nớc. Ngày 07/8/1990, Hội đồng Bộ trởng ban hành Nghị định số 281/ HĐBT thành lập bộ máy thu thuế Nhà nớc trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 21/8/1991, Bộ Tài chính ra Quyết định số 316TC/QĐ/TCCB thành lập Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính làm nhiệm vụ quản lý thu thuế nội địa. Việc quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu vẫn do Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện. http://www.ebook.edu.vn 167 Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để đảm bảo thống nhất cao trong công tác xây dựng chính sách và quản lý thu thuế, ngày /10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2002/NĐ- CP thay thế Nghị định số 16/CP ngày 7/3/1994 quy định lại chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Theo đó, Tổng cục Hải quan là một cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Nh vậy, hiện nay bộ máy thu thuế nội địa và thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu đều thống nhất trong sự quản lý của Bộ Tài chính. 1.2. Tổ chức bộ máy thu thuế nội địa 1.2.1. Nguyên tắc tổ chức Tổng cục Thuế Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm quản lý thu thuế nội địa. Tổng cục Thuế là một tổ chức thống nhất từ Trung ơng đến cơ sở. Tính thống nhất trong tổ chức bộ máy thu thuế của Tổng cục Thuế biểu hiện qua các giác độ sau: Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nớc đều đợc quản lý thống nhất bởi Tổng cục Thuế. Thứ hai, các nghiệp vụ quản lý thu thuế và thu khác đợc chỉ đạo và tổ chức thống nhất trong toàn ngành Thuế. Thứ ba, việc quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí hoạt động đợc thực hiện thống nhất trong toàn ngành Thuế. Kinh phí hoạt động của hệ thống thu thuế Nhà nớc do ngân sách Trung ơng đài thọ và đợc tổng hợp vào dự toán thu của Bộ Tài chính. Trong công tác tổ chức bộ máy của Tổng cục Thuế phải thực hiện nguyên tắc song trùng lãnh đạo, vừa chịu sự lãnh đạo theo ngành dọc của Bộ Tài chính từ Trung ơng xuống địa phơng, vừa chịu sự lãnh đạo của chính quyền địa phơng đồng cấp. Cụ thể là: + Bộ trởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trớc Chính phủ về công tác thu thuế trong phạm vi cả nớc thông qua hệ thống thu thuế Nhà nớc. + Trong phạm vi quyền hạn do luật định, chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác thu thuế trên địa bàn; căn cứ vào thẩm quyền quy định trong các luật thuế, đợc ra quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết định miễn thuế, giảm thuế, xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế theo tờ trình của cơ quan thuế; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cơ quan thu thuế trong việc thi hành các quy định của Nhà nớc về thuế và thu khác; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan phối hợp với cơ quan thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ thu thuế trên địa bàn. + Việc bổ nhiệm các cán bộ lãnh đạo cấp trởng cơ quan thu thuế địa phơng cần có sự thoả thuận của UBND cùng cấp. Việc đề bạt cán bộ lãnh đạo từ trởng, phó phòng trở lên ở các cục thuế và chi cục thuế phải có sự tham gia ý kiến của chính quyền địa phơng cùng cấp. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng cục Thuế Cơ cấu tổ chức Tổng cục Thuế đợc thiết kế theo mô hình chiều dọc (xem Phụ lục số 3). ở Trung ơng là Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính với bộ máy giúp việc là các ban chức năng phân theo nhiệm vụ tổ chức và đối tợng quản lý: Ban Pháp chế Chính sách, Ban Dự toán thu thuế, Ban Quản lý doanh http://www.ebook.edu.vn 168 nghiệp nhà nớc, Ban Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài, Ban Quản lý doanh nghiệp khác, Ban Quản lý thuế thu nhập cá nhân, Ban Quản lý thuế tài sản và thu khác, Ban Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên truyền và hỗ trợ đối tợng nộp thuế, Ban Thanh tra, Ban Tổ chức cán bộ, Ban Tài vụ Quản trị, Văn phòng Tổng cục Thuế. ở các tỉnh, thành phố là các cục thuế tỉnh, thành phố với các chi cục thuế quận huyện trực thuộc và các phòng chức năng đảm nhận các công việc chuyên môn trong quản lý thu thuế và các phòng trực tiếp quản lý đối tợng nộp thuế. ở các quận, huyện là các chi cục thuế quận, huyện với các tổ chuyên môn trong quản lý thu thuế và các tổ, đội trực tiếp quản lý đối tợng nộp thuế. 1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong Tổng cục Thuế 1.2.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thuế Tổng cục thuế là bộ máy cao nhất trong hệ thống thu thuế nội địa của Nhà nớc, có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau: (1) Soạn thảo các văn bản pháp quy về thuế và thu khác để Bộ Tài chính ban hành hoặc trình các cơ quan chức năng ban hành; xây dựng và ban hành các văn bản hớng dẫn thi hành các văn bản về thuế và thu khác của cấp trên. Tổng cục Thuế cũng đợc quyền tự ban hành theo sự uỷ quyền của Bộ Tài chính các văn bản về nghiệp vụ quản lý và thu khác. (2) Xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch thu thuế và thu khác trong phạm vi cả nớc. (3) Tổ chức công tác thông tin báo cáo, thống kê, phân tích tình hình và kết quả thu thuế phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên. (4) Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu và ấn chỉ của toàn bộ hệ thống thu thuế theo đúng các quy định của Nhà nớc và phân cấp của Bộ trởng Bộ Tài chính. Tổ chức công tác thi đua, tuyên truyền, bồi dỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thuế trong cả n ớc. (5) Tổ chức công tác thanh tra các quy định về thuế và thu khác trong nội bộ ngành Thuế và đối với các đối tợng nộp thuế; xử lý các vi phạm hành chính về thuế theo luật định. (6) Đợc quyền yêu cầu các bộ, ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh cung cấp các tài liệu, số liệu, các bản kế hoạch kinh tế xã hội có liên quan đến việc lập kế hoạch và quản lý thu thuế và thu khác. 1.2.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cục thuế tỉnh, thành phố Cục thuế tỉnh, thành phố có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau: (1) Tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn. (2) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu thuế trên địa bàn; hớng dẫn, chỉ đạo các chi cục thuế trong việc tổ chức quản lý thu thuế. (3) Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế nh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tợng nộp thuế; công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết miễn, giảm, hoàn thuế trên địa bàn theo luật định. http://www.ebook.edu.vn 169 (4) Quyết định xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế theo quy định của pháp luật. (5) Tổ chức công tác thông tin báo cáo, kế toán, thống kê thuế, quản lý ấn chỉ thuế. (6) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ trong cục thuế; tổ chức đào tạo, bồi dỡng cán bộ và quản lý đội ngũ công chức theo quy định của Nhà nớc; quản lý kinh phí và tài sản của cục thuế. (7) Đợc quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân nộp thuế, các tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức và cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nớc. (8) Đợc quyền ấn định số thuế phải nộp, thực hiện các biện pháp cỡng chế thi hành pháp luật thuế theo quy định của pháp luật; đợc quyền thông báo trên các phơng tiện thông tin đại chúng đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật thuế. 1.2.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục thuế Chi cục thuế quận, huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau: (1) Tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn. (2) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu thuế trên địa bàn chi cục quản lý. (3) Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế nh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tợng nộp thuế; công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết miễn, giảm thuế trên địa bàn theo luật định. (4) Quyết định xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế theo quy định của pháp luật. (5) Tổ chức công tác thông tin báo cáo, kế toán, thống kê thuế, quản lý ấn chỉ thuế. (6) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ trong chi cục thuế; quản lý kinh phí và tài sản của chi cục thuế. (7) Đợc quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân nộp thuế, các tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức và cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nớc. (8) Đợc quyền ấn định số thuế phải nộp, thực hiện các biện pháp cỡng chế thi hành pháp luật thuế theo thẩm quyền; đợc quyền thông báo trên các phơng tiện thông tin đại chúng đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế. Bộ máy giúp việc của Tổng cục Thuế, các cục thuế và chi cục thuế cũng đợc quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn; trong đó, một mặt phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận; mặt khác quy định rõ nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế. http://www.ebook.edu.vn 170 1.3. Tổ chức bộ máy thu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 1.3.1. Nguyên tắc tổ chức Tổng cục Hải quan Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Cùng với nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới quốc gia; chống buôn lậu và gian lận thơng mại; Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Nguyên tắc tổ chức của Tổng cục Hải quan là tập trung, thống nhất. Tổng cục trởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm trớc Bộ trởng Bộ Tài chính về công tác kiểm tra, giám sát hải quan; chống buôn lậu và gian lận thơng mại; thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tổng cục trởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Cơ cấu tổ chức Tổng cục Hải quan đợc tổ chức theo mô hình dọc (Xem Phụ lục số 4). ở Trung ơng là Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính. Bộ máy giúp việc cho Tổng cục Trởng Tổng cục Hải quan gồm có: Vụ Giám sát quản lý về hải quan; Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Thanh tra; Văn phòng; Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan. ở các tỉnh, thành phố là cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng. ở các cửa khẩu là chi cục Hải quan cửa khẩu. Ngoài ra, trực thuộc cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh còn có các đội kiểm soát hải quan và các đơn vị tơng đơng. 1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc Tổng cục Hải quan 1.3.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Hải quan (1) Chỉ đạo toàn ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mợn đờng Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; chỉ đạo, hớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các khoản thu khác theo quy định của Chính phủ. (2) Trình Bộ trởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngành hải quan; chiến lợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hải quan và tổ chức thực hiện sau khi đợc phê duyệt. (3) Kiến nghị với các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền về các chủ trơng, biện pháp quản lý nhà nớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. (4) Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật. (5) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo, thực hiện chế độ tiền lơng và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nớc thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục; tổ chức công tác đào tạo, bồi dỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và quản http://www.ebook.edu.vn 171 lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trởng Bộ Tài chính. (6) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về hải quan; tổ chức chỉ đạo và thực hiện thống kê nhà nớc về hải quan; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. 1.3.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cục Hải quan tỉnh, thành phố (1) Tổ chức, giám sát, quản lý về hải quan. (2) Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, lệ phí hải quan và thu khác theo đúng quy trình nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan quy định. (3) Tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, ngăn ngừa, thu giữ, khởi tố, điều tra các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thuộc địa bàn phụ trách theo quy định của pháp luật. (4) Nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục Hải quan cửa khẩu (5) Thực hiện các quy trình và thủ tục giấy tờ, kiểm tra hàng hoá, giám sát, quản lý về hải quan đối với hàng hoá, hành lý, phơng tiện vận tải, ngoại hối, tiền Việt Nam xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu. (6) Làm thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hoá tại các kho bãi chứa hàng hoá xuất, nhập khẩu và đối với hàng hoá của thuyền viên, của hành khách, của tàu thuyền xuất, nhập cảnh khi đi về hoặc trao đổi, mua bán với nhau giữa tàu, thuyền xuất, nhập cảnh với các tổ chức kinh doanh xuất, nhập khẩu. (7) Thực hiện thu nộp đầy đủ, kịp thời thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. (8) Thực hiện các biện pháp kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa, chống hoạt động buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối hoặc tiền Việt Nam qua cửa khẩu. 1.3.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội kiểm soát hải quan tỉnh (1) Nắm đối tợng hoạt động buôn lậu trên địa bàn, xây dựng kế hoạch, phơng án đấu tranh chống buôn lậu. (2) Tổ chức tuần tra, kiểm soát, phục kích để phát hiện các ổ nhóm, đờng dây buôn lậu; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và trực tiếp đấu tranh, xử lý các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới. 2. tổ chức Quy trình quản lý thu thuế 2.1. Quy trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp Quy trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp đợc thực hiện theo quyết định số 1209/TCT/QĐ/TCCB ngày 29/7/2004 của Tổng cục Thuế. Nội dung cụ thể nh sau: 2.1.1. Đối tợng áp dụng quy trình Đối tợng áp dụng quy trình này bao gồm: [...]... đóng mã số thuế của doanh nghiệp cho phòng TH XLDL/tổ XLDL để bộ phận này thực hiện đóng mã số thuế của doanh nghiệp trên chơng trình đăng ký thuế trên máy tính (6) Thông báo doanh nghiệp đóng mã số thuế: phòng TH - XLDL/tổ XLDL gửi thông báo đóng mã số thuế cho doanh nghiệp và gửi danh sách doanh nghiệp đóng mã số thuế cho phòng TT HT để phòng này thông báo công khai doanh nghiệp đã đóng mã số thuế... báo địa phơng Đối với doanh nghiệp không còn tồn tại (1) Phát hiện, xác minh doanh nghiệp không còn tồn tại: phòng/đội QLDN có trách nhiệm phát hiện doanh nghiệp ngừng kê khai, nộp thuế và tiến hành xác minh tình trạng không còn tồn tại của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp còn tồn tại nhng đã ngừng hoạt động thì đôn đốc doanh nghiệp làm thủ tục đóng mã số thuế Nếu doanh nghiệp không còn tại trụ sở đã... định số thuế đợc miễn, giảm và lập hồ sơ trình xét miễn, giảm thuế: Đối với doanh nghiệp do cục thuế quản lý: - Phòng QLDN thực hiện phân tích hồ sơ để: + Xác định số thuế đợc miễn, giảm cho doanh nghiệp + Phân loại hồ sơ thuộc diện đợc miễn, giảm và hồ sơ cần kiểm tra tại doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp thuộc diện đợc miễn, giảm theo quy định thì lập tờ trình trình lãnh đạo cục duyệt, ký gửi hồ sơ miễn,... các doanh nghiệp có hành vi vi phạm đăng ký thuế Trên cơ sở thực tế kiểm tra hàng tháng đối chiếu với danh sách doanh nghiệp đã đăng ký thuế để phát hiện doanh nghiệp có kinh doanh nhng cha đăng ký thuế, doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhng cha đăng ký thuế, doanh nghiệp có thay đổi thông tin cha kê khai; in Thông báo đôn đốc kê khai đăng ký thuế để chuyển phòng/tổ hành chính gửi doanh nghiệp; xem... pháp khấu trừ 2.1.2 Nội dung quy trình Quy trình mô tả trình tự các bớc công việc và trách nhiệm thực hiện các bớc công việc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp (trừ cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối tợng nộp thuế và thanh tra, kiểm tra): đăng ký thuế, xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế, quản lý thu nợ thuế, xét hoàn thuế, quyết toán thuế, miễn, giảm thuế 2.1.2.1 Quy trình đăng ký thuế a Đăng ký, cấp... nghiệp mới đăng ký cho các phòng quản lý doanh nghiệp cục thuế hoặc đội quản lý doanh nghiệp chi cục thuế (phòng/đội QLDN) trên cơ sở phân cấp quản lý doanh nghiệp Thời gian tối đa để thực hiện các công việc trên là 3 ngày, không kể thời gian xử lý tại Tổng cục Thuế Phân cấp quản lý doanh nghiệp: Căn cứ vào nguyên tắc tiêu thức do Tổng cục Thuế quy định, cục thuế quy định tiêu thức phân cấp doanh nghiệp. .. tại doanh nghiệp để bàn, thống nhất với phòng/tổ thanh tra lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp đã có trong kế hoạch thanh tra của phòng/tổ thanh tra thì phòng/tổ thanh tra thực hiện thanh tra Đối với những doanh nghiệp cha có trong kế hoạch thanh tra của phòng/tổ thanh tra thì phòng/đội QLDN lập kế hoạch kiểm tra báo cáo quyết toán thuế tại doanh nghiệp trình lãnh... quan chuẩn bị trình lãnh đạo cục quyết định Trả kết quả đăng ký thuế cho doanh nghiệp: theo đúng phiếu hẹn, phòng hành chính hoặc chi cục thuế trả Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Thông báo mã số thuế, bán sổ hoá đơn (nếu có) cho doanh nghiệp; ghi sổ, và yêu cầu doanh nghiệp ký nhận Giấy chứng nhận, Thông báo đồng thời thông báo cho doanh nghiệp biết cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp Quản lý... các trờng hợp doanh nghiệp không tồn tại nhng còn nợ thuế Quá 15 ngày kể từ ngày thông báo doanh nghiệp không còn tồn tại, nếu không nhận đợc phản hồi từ phía doanh nghiệp, phòng/đội QLDN thực hiện phân loại, phân tích nợ đọng của doanh nghiệp này và đề xuất giải pháp xử lý Đối với trờng hợp vi phạm nghiêm trọng, phải lập hồ sơ đề nghị cơ quan pháp luật xử lý c Xác minh trụ sở doanh nghiệp kinh doanh... doanh http://www.ebook.edu.vn 174 Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, trong quá trình xét hồ sơ đăng ký thuế thì cục thuế phải thực hiện xác minh địa điểm trụ sở đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp để giải quyết đơn đề nghị mua hoá đơn của doanh nghiệp Việc xác minh đợc thực hiện theo những bớc sau: (1) Phòng TH XLDL thông báo tên, địa chỉ của doanh nghiệp mới thành lập ngay khi nhận đợc hồ sơ đăng . pháp luật thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn. (2) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu thuế trên địa bàn chi cục quản lý. (3) Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế nh. vụ hỗ trợ đối tợng nộp thuế và thanh tra, kiểm tra): đăng ký thuế, xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế, quản lý thu nợ thuế, xét hoàn thuế, quyết toán thuế, miễn, giảm thuế. 2.1.2.1. Quy trình. mã số thuế của doanh nghiệp trên chơng trình đăng ký thuế trên máy tính. (6) Thông báo doanh nghiệp đóng mã số thuế: phòng TH - XLDL/tổ XLDL gửi thông báo đóng mã số thuế cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 14/08/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN