Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
3,34 MB
Nội dung
Chủ đề thảo luận: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM I. Tổng quan về Thị trường liên Ngân hàng ở Việt Nam Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là nơi các NH hoặc các TCTD vay mượn nhau khoản dự trữ dư thừa nhằm bù đắp nhu cầu ngân quỹ tạm thời cho các nghĩa vụ tài chính thường xuyên. 1. Sự ra đời Ngày 7/10/1992, thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam ra đời theo Chỉ thị số 07/CT-NH1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau. a. Thị trường nội tệ liên Ngân hàng - Thành lập và đi vào hoạt động từ 1993 dưới hình thức thị trường tập trung có tổ chức qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và gắn liền với các trung tâm thanh toán bù trừ (Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội) theo Quyết định số 114/QĐ-NH14 ngày 21/6/1993 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng và Quyết định số 190/QĐ-NH14 ngày 06/10/1993 về việc bổ sung, sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng. - Thành viên: các TCTD giao dịch vốn và đi vay mượn lẫn nhau thông qua NHNN Từ 2001 đến nay, TT nội tệ liên NH được chính thức tự do, toàn bộ các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa các thành viên, NHNN chỉ thực hiện can thiệp vào cung cầu vốn và nhu cầu thanh khoản thông qua thị trường mở. b. Thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng - Thành lập và đi vào hoạt động từ 1994 - Thành viên: các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối 2. Môi trường pháp lý cho hoạt động của TT liên NH ngày càng được cải thiện - Chỉ thị số 07/CT-NH1 của Thống đốc NHNN cho phép các TCTD thực hiện cho vay và đi vay lẫn nhau - Quyết định số 114/QĐ-MD14 ngày 21/6/1993 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của TT liên NH - QĐ số 190/QĐ-NH14 ngày 6/10/1993 bổ sung sửa quy chế và hoạt động về TT liên NH - QĐ số 189/QĐ-NH14 ngày 6/10/1993 ban hành bảo lãnh vay vốn trên TT liên NH - QĐ số 1310/2001/QĐ-NHNN ban hành vay vốn của các TCTD 3. Thành viên tham gia - Ngân hàng thương mại nhà nước - Ngân hàng thương mại cổ phần - Các tổ chức tín dụng khác - Ngân hàng Nhà nước việt nam - Nhà môi giới: là các chi nhánh của NHTM Lúc đầu số lượng thành viên tham gia rất hạn chế. Đến nay số lượng tăng lên đáng kể. Trong đó, các ngân hàng thương mại Nhà nước là những thành viên có khả năng chi phối trên cả giác độ huy động và cho vay vốn do có lợi thế về khả năng tài chính và uy tín. Tuy nhiên, vị thế này đã có xu hướng thay đổi khi các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng liên doanh, chi nhánh nước ngoài tham gia tích cực hơn vào thị trường. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài trở thành người cho vay vốn đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước. Ngoài ra, một số các công ty tài chính, các quỹ tín dụng do những đặc thù về hoạt động kinh doanh và những hạn chế về quy mô, khả năng tài chính nên sự tham gia trên thị trường liên ngân hàng còn rất khiêm tốn. 4. Hàng hóa Quyền sử dụng các khoản ngân quỹ dư thừa tạm thời ( vốn khả dụng của các TCTD) và các Giấy tờ có giá. *Giữa NHNN với các tổ chức tín dụng: - Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá: Các giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định trong từng thời kỳ - Thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng: Điều kiện thấu chi và cho vay qua đêm: Các ngân hàng là thành viên trực tiếp của hệ thống TTLNH, có tài sản cầm cố, có giấy đề nghị tham gia thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong TTLNH. - Cho vay bằng cầm cố giấy tờ có giá * Giữa các TCTD: - Vay cho cho vay giữa các TCTD - Mua bán GTCG: các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam sẽ được phép mua, bán các loại giấy tờ có giá như: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng phát hành… với điều kiện thời hạn còn lại của giấy tờ ít nhất bằng thời hạn mua, bán. 5. Thời hạn của các giao dịch Trong thời gian gần đây đã được áp dụng khá linh hoạt. Trước đây, thời hạn giao dịch thường là dài, chủ yếu từ 3 đến 6 tháng, đến nay thời hạn giao dịch có thể là qua đêm, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng v.v… 6. Hình thức giao dịch: khá phong phú Các Ngân hàng thỏa thuận phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suất cũng như điều kiện bảo đảm tiền vay dựa trên mức độ tín nhiệm và có sự tham gia tích cực của NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đến nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức tín chấp, bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay; thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện quan hệ vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau. * Giữa các TCTD có 2 hình thức giao dịch: - Mở TK tiền gửi lẫn nhau và giao dịch qua điện thoại, fax, mạng vi tính về điều khoản của món vay và thực hiện chuyển tiền - Hoạt động mua bán lẫn nhau tại trung tâm thanh toán bù trừ của NHNN * Giữa các TCTD, NHNN và TCTD khác thực hiện mua bán vốn cũng dựa trên 2 hình thức: - Cho vay (tái cấp vốn) - Cho vay theo bộ hồ sơ khách hàng 7. Doanh số giao dịch thị trường liên ngân hàng Nhìn chung từ năm 2002 đến nay, theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng thì doanh số giao dịch tăng khoảng 20% mỗi năm. Ví dụ gần đây nhất: Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong tuần từ 5 - 11/3/2011đạt xấp xỉ 114.722 tỷ VND và 3.426 triệu USD, bình quân đạt khoảng 22.944 tỷ VND và 685 triệu USD/ngày. Các giao dịch VND tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần), đặc biệt là giao dịch qua đêm, với tổng doanh số giao dịch 2 kỳ hạn này chiếm 74,7% tổng doanh số. Giao dịch bằng USD qua đêm đạt 2.462 triệu USD, tương đương 72% tổng doanh số. Tỷ trọng của doanh số giao dịch qua đêm bằng VND và USD theo đó đã có tuần tăng đột biến, khi trong thời gian qua phổ biến chỉ xoay quanh 50% tổng doanh số. 8. Giá cả giao dịch trên TT liên NH Trước đây thiết lập trên cơ sở bình quân hóa LS chào của các NHTM do NHNN lựa chọn, tức chủ yếu do NH thỏa thuận Từ 16/5/2008 áp dụng cơ chế LS theo LS cơ bản của NHNN II. Thực trạng thị trường tiền tệ liên Ngân hàng ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay 1. Lãi suất liên ngân hàng a. Năm 2008 Tháng 1 Ngày tháng Qua đêm 1 tuần 2 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 2/1 6,52 7,36 6,96 7,44 8,3 7,69 8,88 3/1 6,27 7,42 6,72 7,84 9,15 8,17 9,67 4/1 7 7,46 7,5 8,27 8,89 8,07 9,38 7/1 6,9 7,38 7,09 7,51 9,65 7,85 9,41 8/1 6,84 7,34 7,38 7,96 8,87 7,04 9,2 9/1 7,21 8,03 7,36 7,82 9,38 7,96 9,01 11/1 7,76 8,03 7,94 8,24 8,34 7,89 8,66 14/1 8,2 8,64 8,21 8,3 8,28 7,69 8,52 15/1 7,86 8,65 8,23 8,35 8,61 7.87 8,62 16/1 8,17 8,51 8,47 8,31 8,37 7.85 9,21 17/1 8,09 8,89 8,81 7,97 8,24 7,86 9 18/1 8,02 8,56 8,48 8,24 8,2 7.94 9,2 21/1 8,76 9,12 8,88 7,71 8,44 8,04 8,83 22/1 9,45 9,3 8,83 8,32 8,27 7,58 9,1 23/1 8,91 9,62 8,98 8,37 7,95 7,71 8,94 24/1 9,11 9,53 8,97 8,03 8,07 7.79 8,35 25/1 8,82 9,26 7,98 8,05 8,09 7,87 8,51 28/1 9,58 9,6 8,94 8,24 7,83 8 8,38 30/1 14,87 11,3 11,56 7,03 7,91 8,09 9,28 Bình quân 8,33 8,64 8,28 8 8,47 7,68 8,96 Nếu như lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng ngày đầu năm 2008 chỉ là 6,52%, thì con số này tăng liên tục theo cầu vốn của các NHTM do nhu cầu rút tiền trong dân cư và vay vốn của doanh nghiệp dịp tết tăng cao. Thị trường bất động sản trong tình trạng sốt nóng và giá vàng vẫn ở mức cao cũng gây áp lực căng thẳng cho cầu vốn. Kỷ lục lãi suất qua đêm 17% trong năm 2007 bị đánh đổ và được ghi nhận thời điểm cuối tháng 1-2008, lãi suất thị trường liên ngân hàng đã lên tới 27%/năm. Tình trạng căng thẳng về tiền đồng trên thị trường đang ở mức rất cao, khi nhiều ngân hàng cần tiền để đảm bảo thanh khoản, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (chẳng hạn như việc mua 20.300 tỉ tín phiếu bắt buộc vào ngày 17/3/2008), với khách hàng Tuy nhiên, ngay cả ở mức lãi suất kỷ lục 43%, nhiều ngân hàng nhỏ phải chấp nhận nhưng cũng không vay được vốn để cải thiện khả năng thanh khoản, bởi nguồn cho vay hạn chế. Cũng chính từ nguồn cho vay hạn chế đã nảy sinh tình trạng đầu cơ, tích trữ và khiến cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không ngừng tăng cao. Tình hình căng thẳng của lãi suất qua đêm khiến các ngân hàng không thể mượn vốn qua thị trường liên ngân hàng vì chênh lệch cao hơn đến 10%/năm so với lãi suất đầu ra của ngân hàng. Tiền đồng khan hiếm, các NHTM buộc phải tăng lãi suất và chỉ trong vòng tuần đầu của năm Mậu Tý có đến hàng chục ngân hàng nâng lãi suất huy động tiết kiệm lên mức xấp xỉ 10%/năm. Từ số liệu trên nhận thấy lãi suất qua đêm có xu hướng tăng từ đầu năm, và chênh lệch giữa lãi suất qua đêm và lãi suất kỳ hạn là không nhiều. Tháng 2 Lãi suất qua đêm tăng mạnh từ đầu tháng đến giưã tháng ( từ 14.16% đến 21.28%) sau đó giảm nhẹ đến 20% vào ngày 19/02 rồi giảm mạnh đến 7.66% . Các loại lãi suất kỳ hạn cũng có xu hướng tăng rồi lại giảm mạnh. Trước tiên thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VND khan hiếm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay tăng lãi suất huy động vốn nội tệ mà không có người cho vay. Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bám đuổi nhau. Các ngân hang chạy đua tăng LS. Lãi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên tới 10% thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay chỉ có 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi suất bình thường. Ngày 22/2/2008 NHNN phải bơm thêm 6.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho một số NHTM trúng thầu, với lãi suất tới 13%/năm của kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15%/năm của ngày 21/2/2008. Tính tổng cộng chỉ trong 1 tuần, NHNN phải bơm ra tới 39.000 tỷ đồng, mức hỗ trợ thanh khoản chưa từng có trong lịch sử can thiệp của NHNN từ trước đến nay, bằng trên 50% so với mức 61.133 tỷ đồng mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn của cả năm 2007 Tháng3: Lãi suất qua đêm có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh vào cuối tháng, các loại lãi suất kỳ hạn biến động nhỏ. Ngày 28/3 LS lien NH kỳ hạn 1 tuần đã vọt lên 21- 22%/năm, tăng 2-3%/năm so với cuối tuần trước. Kỳ hạn 1 tháng LS có lúc lên đến 23%/năm Tháng 4 Nhìn chung LS có xu hướng tăng, trong đó LS qua đêm tăng mạnh nhất (từ 4,89% đến 19,47%), bình quân LS kỳ hạn 1 tuần khá cao (13,52%) mặt bằng LS kỳ hạn 12 tháng thấp hơn các kỳ hạn khác Trước ngày thỏa thuận mới về trần LS huy động 1 tuần, LS trên thị trường liên NH qua đêm mới từ 5-7%, kỳ hạn 1 tuần từ 7-7,5%, kỳ hạn 1 tháng cao nhất cũng chỉ 10%/năm. Nhưng đến 2/4- ngày đầu tiên thực hiện thỏa thuận mới về trần LS- LS trên thị trường liên NH qua đêm đã vọt lên 12%/năm, ngày hôm sau (3/4) lên 15%/năm , cao gấp đôi, gấp ba trước đó. Nguyên nhân có thể do nhiều NHTM, nhất là NHTMCP, đặc biệt là cac NHTMCP mới chuyển từ NH nông thôn lên NH đô thị, vẫn thiếu tính thanh khoản. Trong khi đó về phía cung, những NH dư VKD (chủ yếu là các NHTM nhà nước và có một vài NHTMCP lớn) đã không sẵn sàng cho vay trên TT liên NH do bản thân các NH này dư VKD chỉ mang tính tạm thời, họ vẫn phải có sự phòng vệ cần thiết, nhất là các NHTM nhà nước còn phải chuyển số dư tiền gửi của Kho Bạc Nhà nước về NHNN Tháng 5 [...]... xu hướng giảm trong tuần qua nhưng lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng vẫn ở những mức khá cao Lãi suất bình quân kỳ hạn 2 tuần và 3 tháng tăng nhẹ (0,15% và 0,02%/năm Lãi suất bình quân qua đêm tuần qua ở mức 10,69%/năm, giảm 0,02%/năm so với kỳ trước; lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại đều từ 11,20%/năm trở lên, trong đó lãi suất bình quân các kỳ hạn 1 tuần, 1 tháng, 3... 12%/năm (không tính lãi suất không kỳ hạn) Lãi suất bình quân qua đêm tuần qua ở mức 10,71%/năm, tăng 0,66%/năm so với kỳ trước; lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại đều từ 11,30%/năm trở lên Riêng lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tuần là 11,66%/năm (đây là kỳ hạn có doanh số phát sinh lớn nhất); lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng là 12%/năm So với tuần trước đó, lãi suất giao dịch bình quân bằng USD tuần... các ngân hàng trong cùng ngày Kỳ hạn một tháng tại các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay chỉ ở mức từ 8,1% đến 8,4%/năm Tháng 10: 13/10 Lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng tuần qua có xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn Lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng có mức giảm thấp nhất 0,06%/năm, lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại đều có mức giảm dưới 0,5%/năm Lãi suất. .. Tháng 12: 21/12 Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng tuần qua có xu hướng tăng so với tuần trước Cụ thể, mức lãi suất bình quân của tất cả các kỳ hạn đã tăng lên mức trên 10%/năm Mức dao động của các kỳ hạn từ 0,24% đến 1,08%/năm, trong đó lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng có mức tăng lớn nhất Lãi suất cho vay thấp nhất là 5,00%/năm; lãi suất cho vay... đổi; lãi suất kỳ hạn 1 tuần tăng nhẹ (0,08%/năm); lãi suất các kỳ hạn còn lại giảm nhẹ so với lãi suất bình quân tuần trước Lãi suất bình quân cao nhất là 1,41%/năm, lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động từ 0,56% đến 1,20%/năm Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt xấp xỉ 86.589 tỷ VND và 2.052 triệu USD, bình quân đạt khoảng 14.431 tỷ VND/ngày và 342 triệu USD/ngày Đến 23/3: Lãi suất. .. 1,14 1,31 - - Tháng 8: 15/8 Lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng tuần này có xu hướng tăng khá cao ở tất cả các kỳ hạn Riêng lãi suất bình quân qua đêm tăng tới 1,39%, lên mức 7,2%/năm Lãi suất của các kỳ hạn dao động trong khoảng từ 8,28%/năm đến 9,50%/năm Đối với các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng USD, lãi suất bình quân các kỳ hạn 2 tuần, 1 tháng... tiền tệ liên ngân hàng có xu hướng tăng ở hầu hết các kỳ hạn Báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo số liệu báo cáo nhanh của các tổ chức tín dụng đến ngày 7/4/2009, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng có xu hướng tăng ở hầu hết các kỳ hạn (qua đêm, 1 tuần, 2 tuần và 12 tháng); ngoại trừ lãi suất bình quân kỳ hạn 3 tháng không đổi, lãi suất bình quân các... NHNN, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng có xu hướng giảm nhẹ so với mức lãi suất bình quân tuần trước Tuy nhiên, mức giảm của các kỳ hạn không đáng kể (từ 0,01% đến 0,78%/năm) và lãi suất bình quân vẫn ở mức khá cao (từ 10,69%/năm trở lên) Riêng lãi suất bình quân kỳ hạn 2 tuần và 3 tháng tăng nhẹ (0,15% và 0,02%/năm) Lãi. .. bình quân đối với các kỳ hạn còn lại đều tăng đến trên 11,25%/năm; riêng lãi suất các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng đều ở mức 11,67% trở lên Trái ngược với diễn biến lãi suất VND, tuần qua, bình quân lãi suất giao dịch bằng USD trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm so với tuần trước Mức giảm của các kỳ hạn từ 0,1% đến 1,43%/năm Riêng lãi suất bình quân kỳ hạn 2 tuần tăng nhẹ Lãi suất bình quân. .. hạn 12 tháng) Lãi suất bình quân qua đêm là 6,46%/năm, lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động trong khoảng từ 7,2%/năm đến 9%/năm Trong khi đó, lãi suất giao dịch bình quân bằng USD tiếp tục có xu hướng giảm ở hầu hết các kỳ hạn, ngoại trừ lãi suất bình quân kỳ hạn 3 tháng tăng (0,74%/năm) so với tuần trước đó Lãi suất giao dịch bình quân bằng USD cao nhất là 2,13%/năm (kỳ hạn 3 tháng), lãi suất các kỳ . TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM I. Tổng quan về Thị trường liên Ngân hàng ở Việt Nam Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là nơi các. khiến cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không ngừng tăng cao. Tình hình căng thẳng của lãi suất qua đêm khiến các ngân hàng không thể mượn vốn qua thị trường liên ngân hàng vì chênh. 10%/năm so với lãi suất đầu ra của ngân hàng. Tiền đồng khan hiếm, các NHTM buộc phải tăng lãi suất và chỉ trong vòng tuần đầu của năm Mậu Tý có đến hàng chục ngân hàng nâng lãi suất huy động