Lậplạitrậttự 'chợ' liênngânhàng
Quan sát thực tế trên cho thấy, hiện tượng các ngânhàng hạn chế bán vốn
trên thị trường 2, quay sang mua các loại giấy tờ có giá của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước là điều rất hiếm từ trước tới nay, đến mức gây không ít
ngỡ ngàng đối với những ai quan tâm đến thị trường vốn.
Lãnh đạo một vụ của cơ quan thanh tra giám sát nói: “Trước đây, cứ có tiền
gửi là có vay thoải mái nhưng nay hoạt động này bị ràng buộc bởi nhiều điều
kiện nên hạn chế doanh số giao dịch trên thị trường liênngân hàng". Các
điều kiện vị này nhắc đến chẳng hạn như: Quy định nội bộ về quy trình
nghiệp vụ, quy trình quản lý rủi ro nhằm xác định mức độ tín nhiệm bên
vay; hạn mức vay; bên vay không nợ nần ai quá 10 ngày; cả hai bên không
trong quá trình bị Ngânhàng Nhà nước áp dụng các biện pháp hạn chế, đình
chỉ hoạt động đi vay, cho vay
Giải thích rõ hơn về lý do phải tinh lọc thị trường liênngân hàng, một lãnh
đạo cao cấp Ngânhàng Nhà nước nói: “Một sự thật khi thanh tra 9 ngân
hàng thương mại trong diện tái cấu trúc, Ngânhàng Nhà nước đã phát hiện
rất nhiều “đại gia” cho 9 đơn vị này vay vô tội vạ nhưng không rút vốn ra
được”.
Theo đó, những “đại gia” này cứ thấy ngânhàng yếu là cho vay vì yếu thì
cần tiền và sẵn sàng trả lãi suất cao. Mặt khác, họ cũng hy vọng mọi rủi ro sẽ
được Ngânhàng Nhà nước gánh chịu vì cơ quan này không dám để tổ chức
tín dụng đổ vỡ.
Thế nên, trong số 9 ngânhàng thương mại nói trên, có những ngânhàng bé
xíu, huy động trên thị trường một (dân cư và tổ chức kinh tế) chỉ vài nghìn
tỷ đồng nhưng tín dụng vượt quá mười mấy nghìn tỷ đồng, gần như tất cả
đều dựa vào vốn vay trên thị trường liênngân hàng.
Trong khi đó, chức năng thị trường liênngânhàng là điều vốn ngắn hạn để
giải quyết thanh khoản. Có nghĩa, nếu mất cân đối vốn một chút thì vay
nhanh trên liênngânhàng để bù đắp cho qua khỏi khó khăn chốc lát. Nhưng
thực tế, họ đã dùng nguồn này để đầu tư. Những thói quen, tập quán đó kéo
dài rất nhiều năm, rõ nhất là giai đoạn từ 2008 đến trước thời điểm 1/9/2012,
khi lạm phát bùng nổ, Ngânhàng Nhà nước phải thắt chặt tiền tệ.
Các“đại gia” lấy tiền ở đâu để cho vay? Không thể không nhắc tới một
nguồn trong dòng vốn đó chính là bán trước số vàng huy động của dân lấy
VND để kinh doanh. Một thực tế là không một hạng mục kinh doanh nào có
thể bù đắp thiệt hại khi mua vàng cao hơn 5 - 7 triệu đồng một lượng so với
lúc bán, nhất là số vàng bán ra quá lớn. Nhưng cũng nhờ vậy mà những ngân
hàng yếu kém chuyên “ăn đong” trên thị trường 2 đã dần lộ diện.
“Không thể để kinh doanh liênngânhàng cũng giống một gia đình đứt bữa
nhưng tối đến vẫn thấy nhóm lửa thổi cơm bằng gạo đi vay. Chẳng mấy ai
biết nồi cơm đó là của đi vay chứ không phải tự mình làm ra. Chúng tôi kiên
quyết chống lại tình trạng nợ đồng lần trên thị trường liênngânhàng lâu
nay”, vị quan chức nói trên nói
. Lập lại trật tự 'chợ' liên ngân hàng
Quan sát thực tế trên cho thấy, hiện tượng các ngân hàng hạn chế bán vốn
trên. hàng, một lãnh
đạo cao cấp Ngân hàng Nhà nước nói: “Một sự thật khi thanh tra 9 ngân
hàng thương mại trong diện tái cấu trúc, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện