1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Người giữ “xương sống”của ngân hàng ppt

5 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 99,11 KB

Nội dung

Người giữ “xương sống”của ngân hàng Tài chính-ngân hàng là ngành dịch vụ được đánh giá có sự mở rộng và phát triển nhanh cùng với sự chuyển động của nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của ngân hàng phải vận hành thông suốt, an toàn và ổn định. Và đứng sau một hệ thống tốt không thể thiếu vai trò của một CIO có năng lực. CIO, trưởng phòng CNTT, giám đốc trung tâm thông tin, giám đốc trung tâm điện toán – có thể ở mỗi doanh nghiệp ngân hàng, tài chính có một cách gọi khác nhau, nhưng tựu trung lại, CIO có thể xem là giám đốc chuyên phụ trách những vấn đề liên quan đến CNTT trong ngành này. Nhà quản lý chiếc “xương sống” của ngân hàng Khi nói về vai trò của một CIO trong ngành tài chính hiện nay, ông Nguyễn Bình Phương, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á, ví von: “Hệ thống CNTT có thể xem là chiếc “xương sống” trong sự vận hành của một ngân hàng, từ đó có thể hiểu vai trò và trách nhiệm của CIO là như thế nào”. Đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng chính là mục tiêu “sống còn” của mọi ngân hàng, ông Phương nói, và nhận định rằng khách hàng hiện tại đều muốn mọi tương tác với hoạt động ngân hàng đều phải nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Ví dụ, hiện nay có không ít doanh nghiệp muốn mở tài khoản vay trực tuyến với số tiền tối đa có thể lên đến 5 tỷ đồng, qua Internet Banking nhằm tiết kiệm thời gian vì không còn chuyện khách hàng phải đi tới đi lui để giao dịch theo phương thức cũ. Khi đó, trách nhiệm của CIO cũng nặng nề hơn vì hoạt động điện toán liên quan mật thiết với số tiền trong tài khoản của khách hàng, nếu hệ thống trục trặc thì ngân hàng rất dễ mất tính thanh khoản. Ngân hàng phát triển càng rộng thì sự phụ thuộc vào công nghệ càng lớn. Mô tả công việc của CIO tại các ngân hàng, ông Phương nói rằng ngoài việc quản lý hệ thống CNTT và bảo đảm cho hệ thống này luôn vận hành an toàn, thông suốt, ổn định thì họ còn phải nghiên cứu, phối hợp với các phòng ban khác trong việc lập báo cáo quản trị, xây dựng các chiến lược phát triển và lập ngân sách hoạt động cả năm cho các hoạt động liên quan đến CNTT. CIO còn thường xuyên phải “lấn sân” sang các bộ phận khác như kinh doanh, quản trị, khách hàng… Một CIO trong lĩnh vực này, ông Thái Nguyễn Hoàng Nhã, Giám đốc Trung tâm điện toán của Ngân hàng Đông Á, nói rằng công việc của những người như ông không đơn thuần chỉ là quản lý bộ phận kỹ thuật hỗ trợ phía sau mà còn tham gia vào khâu kinh doanh ở bộ phận giao dịch với khách hàng và thậm chí việc điều hành doanh nghiệp. Và nhà quản lý “lớn mà không lớn” Mặc dù có tầm ảnh hưởng khá rộng trong bộ máy ngân hàng, nhưng hiện nay nhiều CIO lại có vai trò khá thụ động. Sự thụ động này có thể là từ chính bản thân CIO. Theo ông Nhã, hầu hết CIO tại các ngân hàng hiện nay đều xuất phát từ lĩnh vực CNTT và kỹ thuật, nên khi bước vào môi trường ngân hàng, trước những yêu cầu về nắm vững nghiệp vụ lẫn kiến thức quản trị để có thể làm việc thông suốt với các bộ phận khác, thậm chí phải tham gia vào công tác điều hành và quản trị, sau một thời gian dài làm việc, một số CIO không đáp ứng được và đã rời vị trí. Ông Nhã kể trước đây, có một thời gian dài một số ngân hàng không quan tâm đến việc phân mảng và phân loại đối tượng khách hàng. Khi đó, CIO giúp đưa ra các báo cáo quản trị thông minh (business intelligence) giúp bộ phận kinh doanh nắm bắt đối tượng khách hàng, biết được tình hình thanh khoản của ngân hàng để từ đó giúp giám đốc điều hành (CEO) điều hành công việc có hiệu quả hơn. “Nếu CIO không có kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng, về quản trị thì không thể nào làm được công việc này”, ông nói. Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến khả năng thể hiện của các CIO là tầm nhìn và sự đánh giá của CEO về vai trò của CIO, để từ đó tạo điều kiện, phân quyền cho họ, giúp họ phát huy năng lực trong bộ máy ngân hàng. “Việc CEO đánh giá đúng khả năng của CIO là rất quan trọng”, ông Phương nói và dẫn chứng từ chính câu chuyện của bản thân khi đảm nhiệm vị trí CIO. Tháng 9-2006, Nguyễn Bình Phương, khi ấy mới 26 tuổi, được tuyển dụng vào vị trí trợ lý Tổng giám đốc Ngân hàng HDBank. Sau khi nghiên cứu và đánh giá dự án hệ thống ngân hàng lõi (core banking) trị giá lên đến 10 triệu đô-la Mỹ đang được triển khai tại ngân hàng có nhiều khả năng không thành công, Phương đã gõ cửa phòng tổng giám đốc và trình bày ý kiến của mình về khả năng thất bại của dự án nếu tiếp tục đi theo kế hoạch cũ, đồng thời ngỏ ý muốn đảm nhận dự án. Vị tổng giám đốc khi ấy đã hoài nghi và yêu cầu người trợ lý mới của mình trình bày nhiều lần về kế hoạch mới để rồi cuối cùng, sau nhiều ngày suy nghĩ, đã giao cho Phương cùng một ê-kíp đảm nhận dự án. Sau 10 tháng triển khai, dự án đi vào hoạt động và được đánh giá là một trong những hệ thống ngân hàng lõi được triển khai nhanh tại Việt Nam vào thời điểm đó, khi mà các dự án tương tự phải mất đến hai năm. Với thành công của dự án, Nguyễn Bình Phương đã được chọn là một trong bốn CIO tiêu biểu của Việt Nam tham dự diễn đàn CIO ASEAN do học viện INSEAD (Pháp) đặt tại Singapore kết hợp với tập đoàn IBM của Mỹ tổ chức. . Người giữ “xương sống”của ngân hàng Tài chính -ngân hàng là ngành dịch vụ được đánh giá có sự. chiếc “xương sống” của ngân hàng Khi nói về vai trò của một CIO trong ngành tài chính hiện nay, ông Nguyễn Bình Phương, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương

Ngày đăng: 26/01/2014, 02:20

w