1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI " MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC " pptx

32 2,9K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 549,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD- ĐT GIO LINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CỬA VIỆT    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC Người viết : Trần Thị Quýt Tổ : Một Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc” Cửa Việt , Tháng 4 năm 2010. MỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO 1 Mở đầu 3 I-/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II-/ MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 4 III-/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 IV-/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 Chương I 6 I-/ VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC 6 1. Vị trí của dạy đọc ở tiểu học 6 2. Nhiệm vụ của dạy đọc ở tiểu học 7 II-/ NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC 8 1. Cơ sở tâm lý, sinh lý của việc dạy đọc 8 2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy đọc 9 III-/ TỔ CHỨC DẠY ĐỌC THÀNH TIẾNG Ở TIỂU HỌC 11 1. Chuẩn bị cho việc đọc 11 2. Luyện đọc đúng 11 3. Luyện đọc nhanh 13 IV-/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1 13 V-/ VÀI NÉT VỀ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1 13 VI-/ NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH RÈN ĐỌC 14 Chương II 16 I-/ TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 16 1. Quan điểm của giáo viên về giờ tập đọc 16 2. Những phương pháp giáo viên thường sử dụng trong phần rèn đọc 16 3. Đối với học sinh 18 Chương III 19 1. Đọc mẫu: 19 2. Hướng dẫn đọc 19 Chương IV 26 I – Mục tiêu : 26 II - Đồ dùng dạy học : 26 III – Hoạt động dạy học chủ yếu: 26 KIỂM TRA LẤY KẾT QUẢ 30 Kết luận 31 Người thực hiện: Trần Thị Quýt Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt - 2 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc” TÊN ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC" Mở đầu    I-/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ, là sự nhận thức về thế giới cuộc sống con người và xã hội. Tác phẩm văn học dùng phương tiện ngôn từ để sáng tạo nên những hình tượng về cuộc sống con người, quê hương, xử sở và đem lại cho người đọc những rung cảm thực sự trong sáng. Trong nhà trường tiểu học ở Việt Nam đã coi Tiếng Việt là một môn học trung tâm, làm nền móng các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học đầu tiên. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - Lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh Người thực hiện: Trần Thị Quýt Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt - 3 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc” yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là ý do khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc. Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy tập đọc ở lớp 1. Đặc biệt là rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản mà còn phải đọc đúng văn bản được đọc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơn trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi. Những băn khoăn này chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc” II-/ MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Tập đọc là phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó là hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh. Dạy đọc giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh giúp cho các em thấy được đây chính là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ phát triển. Tập đọc góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các cách tư duy có hình ảnh. Đặc điểm của dạy tập đọc lớp 1 chính là ở chỗ :đây là bước chuyển tiếp từ dạy “học vần” sang dạy “tập đọc” (ở lớp 2). Giờ tập đọc ở lớp 1 vận dụng cả phương pháp học vần, cả phương pháp tập đọc. Yêu cầu của giờ tập đọc lớp 1 là củng cố hệ thống âm vần đã đọc (nhất là các vần khó) đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, trong câu, đoạn, bài. Bước đầu biết cách ngắt hơi ở các dấu câu, biết lên giọng và hạ giọng. Để làm tốt được những nhiệm vụ nêu trên, đề tài của tôi mục đích đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh đọc thông được văn bản và đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng nhằm nâng cao chất lượng của 1 giờ dạy tập đọc ở lớp 1. III-/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là thực trạng dạy đọc của lớp 1 ở trường tiểu học hiện nay nói chung và HS ở trường Tiểu học Thị trấn Cửa Việt nói riêng. IV-/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau : - Phương pháp thu nhận tài liệu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế; - Dạy thực nghiệm; Người thực hiện: Trần Thị Quýt Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt - 4 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc” - Trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp. Người thực hiện: Trần Thị Quýt Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt - 5 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc” Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I-/ VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC 1. Vị trí của dạy đọc ở tiểu học a. Khái niệm đọc: Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm 2 phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng như các ký hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Trên thực tế, nhiều khi người ta đã không hiểu khái niệm “đọc” một cách đầy đủ. Nhiều chỗ người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ âm còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đã không được chú ý đúng mức. b. Ý nghĩa của việc đọc Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây anh ta biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng tình cảm của người khác, đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ Người thực hiện: Trần Thị Quýt Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt - 6 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc” sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bủng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học, học nữa học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Vì những lý lẽ trên dạy đọc có ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người văn minh. Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc, việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 2. Nhiệm vụ của dạy đọc ở tiểu học Những điều vừa nêu trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này – hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Phân môn học vần cũng thực hiện nhiệm vụ dạy đọc nhưng mới dạy đọc ở mức độ sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã chữ âm. Việc thông hiểu văn bản chỉ đặt ra ở mức độ thấp và chưa có hình thức chuyển thẳng từ chữ sang nghĩa (đọc thầm). Như vậy, tập đọc với tư cách là một phân môn tiếng Việt tiếp tục những thành tựu dạy học mà học cần đạt được, nâng lên một mức đầy đủ hoàn chỉnh hơn. Tập đọc là một phân môn thực hành nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong 2 hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhiều khi khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào, nhờ đọc đúng mà Người thực hiện: Trần Thị Quýt Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt - 7 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc” hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào. Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành thói quen làm việc với văn bản, với sách cho học sinh. Nói cách khác thông qua việc dạy đọc phải giúp học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Ngoài ra việc đọc còn có những nhiệm vụ khác đó là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn hoá cho học sinh, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em. II-/ NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC 1. Cơ sở tâm lý, sinh lý của việc dạy đọc Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc, nắm bản chất của kỹ năng đọc. Đặc điểm tâm lý sinh lý của học sinh khi đọc hay cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy học. Như trên đã nói, đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào các hoạt động của cơ quan thị giác. Chúng ta đi vào phân tích đặc điểm của quá trình này. - Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện. Một mặt đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành nhưng dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Thứ hai đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì được đọc. - Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt hoạt động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc. Càng ngày những yếu tố này càng gần nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn. Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc, đó là điểm phân tích biết người mới biết đọc và người đọc thành thạo. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chính xác, càng biểu cảm bấy nhiêu. - Dễ dàng nhận thấy rằng thuật ngữ "đọc" được sử dụng trong nhiều nghĩa : theo nghĩa hẹp, việc hình thành kỹ năng đọc trùng với nắm kỹ thuật đọc (tức là việc chuyển dạng thức chữ viết của từ thành âm thanh), theo nghĩa rộng, Người thực hiện: Trần Thị Quýt Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt - 8 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc” đọc được hiểu là kỹ thuật đọc của những từ riêng lẻ mà cả câu, cả bài). ý nghĩa hai mặt của thuật ngữ đọc được ghi nhận trong các tài liệu tâm lý học và phương pháp dạy học. Từ đây chúng ta sẽ hiểu đọc với nghĩa thứ hai - đọc được xem như là một hoạt động lời nói trong đó có các thành tố: 1. Tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ 2. Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh, nghĩa là phát âm các từ theo từng chữ cái (đánh vần) hay là đọc thành từng tiếng tuỳ thuộc vào trình độ nắm kỹ thuật đọc. 3. Thông hiểu những gì được đọc (từ, cụm từ, câu, bài) kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện lâu dài. chia việc hình thành kỹ năng này ra làm 3 giai đoạn : phân tích tổng hợp (còn gọi là giai đoạn phát sinh, hình thành một cấu trúc chỉnh thể của hành động) và giai đoạn tự động hoá. Giai đoạn dạy học vần là sự phân tích các chữ cái và đọc từng tiếng theo các âm. Giai đoạn tổng hợp thì đọc thành cả từ trọn vẹn, trong đó có sự tiếp nhận từ bằng thị giác và phát âm hầu như trùng với nhận thức ý nghĩa. Tiếp theo sự thông hiểu ý nghĩa của "từ" trong cụm từ hoặc câu đi trước sự phát âm, tức là đọc được thực hiện trong sự đoán các nghĩa. Bước sang lớp 2, lớp 3 học sinh bắt đầu đọc tổng hợp. Trong những năm học cuối cấp, đọc càng ngày càng tự động hoá, nghĩa là người đọc ngày càng ít quan tâm đến chính quá trình đọc mà chú ý nhiều đến việc chiếm lĩnh văn hoá (bài khoá), nội dung của sự kiện, cấu trúc chủ đề, các phương tiện biểu đạt của nó. Thời gian gần đây, người ra đã chú trọng hơn đến những mối quan hệ quy định lẫn nhau của việc hình thành kỹ năng đọc và hình thành kỹ năng làm việc với văn bản. Nghĩa là đòi hỏi giáo viên tổ chức giờ học đọc sao cho việc phân tích nội dung của bài đọc đồng thời hướng dẫn đọc có ý thức bài đọc. Việc đọc như thế nhằm vào sự nhận thức. Chỉ xem là đứa trẻ biêt đọc khi nó đọc mà hiểu trương điều mình đọc. Đọc là hiểu nghĩa chữ viết. Nếu trẻ không hiểu được những từ ta đưa cho chúng đọc, chúng sẽ không có hứng thú học tập và không có khả năng thành công. Do đó hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ, hứng thú cho việc đọc. Để có giờ tập đọc đạt kết quả tốt người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh mình nắm được đặc điểm yêu cầu, bản chất kỹ năng cơ chế mục đích cần đạt được của tiết dạy tập đọc. Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp cho phù hợp. 2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy đọc Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học. Nó liên quan mật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học), vấn đề nghĩa của từ, của câu, đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học), vấn đề dấu câu, các kiểu Người thực hiện: Trần Thị Quýt Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt - 9 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc” câu… Phương pháp dạy học tập đọc phải dựa trên những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học, việt ngữ học về những vấn đề nói trên để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học. Bốn phẩm chất của đọc không thể tách rời những cơ sở ngôn ngữ học. Không coi trọng đúng mức những cơ sở này, việc dạy học sẽ mang tính tuỳ tiện và không đảm bảo hiệu quả dạy học. a. Vấn đề chính âm trong tiếng Việt Chính âm là các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ có giá trị và hiệu quả về mặt xã hội. Vấn đề chuẩn mực phát âm tiếng Việt đang là vấn đề thời sự, có nhiều ý kiến khác nhau. Nó liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như chuẩn hoá ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, mục đích của việc xây dựng chính âm. b. Vấn đề ngữ điệu của Tiếng Việt Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao hay hạ thấp giọng đọc, giọng nói. Ngữ điệu là một trong những thành phần của ngôn điệu. Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói, là yếu tố tham gia tạo thành lời nói. Mỗi ngôn ngữ có một ngữ điệu riêng. Ngữ điệu tiếng Việt, như các ngôn ngữ có thanh điệu khác, chủ yếu được biểu hiện ở sự lên giọng và xuống giọng (cao độ), sự nhấn giọng (cường độ), sự ngừng giọng (trường độ) và sự chuyển giọng (phối hợp cả trường độ và cường độ). Ngữ điệu là một hiện tượng phức tạp có thể tách ra thành các yếu tố cơ bản có quan hệ với nhau: chỗ nghỉ (ngưng giọng hay ngắt giọng) trọng âm, âm điệu, âm nhịp và âm sắc. Dạy đọc đúng ngữ điệu là dạy học sinh biết làm chủ những yếu tố này. c. Cơ sở lý thuyết cơ bản, phong cách học và văn học của dạy đọc Việc dạy đọc không thể dựa trên lý thuyết về văn bản những tiêu chuẩn để phân tích, đánh giá một văn bản (ở đây muốn nói đến những bài đọc ở tiểu học) nói chung cũng như lý thuyết để phân tích, đánh giá các tác phẩm văn chương nói riêng. Việc hình thành kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn bản tốt: tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mỹ, dựa trên những đặc điểm vè các kiểu ngôn ngữ, các phong cách chức năng, các thể loại văn bản, các đặc điểm về loại thể của tác phẩm văn chương dùng làm ngữ liệu đọc ở tiểu học. Ví dụ, cách đọc và khai thác để hiểu nội dung một bài thơ, một đoạn tả cảnh, một câu tục ngữ, một truyền thuyết, một bài sử, một bài có tính chất khoa học thưởng thức… là Người thực hiện: Trần Thị Quýt Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt - 10 - [...]... tin trong lúc đọc 2 Luyện đọc đúng a Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng Đọc Người thực hiện: Trần Thị Quýt - 11 - Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc đúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng. .. bài từ đó tìm ra cách đọc hay hơn Như vậy để học sinh đọc tốt môn tập đọc đặc biệt là vấn đề rèn đọc đúng cho học sinh lớp 1 chúng ta cần đảm bảo tốt các phương pháp và nguyên tắc trên Người thực hiện: Trần Thị Quýt - 15 - Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc Chương II THỰC TRẠNG DẠY HỌC Qua nhiều năm... nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc khác nhau Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài đọc cũng phải dựa trên những hiểu biết về đề tài, chủ đề, kết cấu nhân vật, quan hệ giữa nội dung và hình thức, các biện pháp thể hiện trong tác phẩm văn học, nhằm miêu tả, kể chuyện và biểu hiện các phương tiện và biện pháp tu từ… Việc luyện đọc cho học sinh phải... giọng, các em còn ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt giọng sinh lý) Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng phần lớn các em chỉ biết bắt chước cô một cách tự nhiên Người thực hiện: Trần Thị Quýt - 18 - Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc Chương III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP... không tập trung * Luyện đọc câu: - Học sinh theo dõi và trả Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK và lời bài đọc có 5 câu cho biết xem bài đọc này có mấy câu ? 5’ - - Giáo viên gọi 1 nhóm 5 em đọc nối tiếp - 1 nhóm 5 học sinh đọc nối Người thực hiện: Trần Thị Quýt - 27 - Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc ... Đối với học sinh lớp 1, các em bắt đầu chuyển từ giai đoạn học vần sang tập đọc vì vậy giờ tập đọc ở lớp 1 vận dụng cả phương pháp học vần, cả phương pháp tập đọc Yêu cầu của giờ tập đọc lớp 1 là củng cố hệ thống âm vần đã học (nhất là các vần khó), đọc đúng và trơn tiếng, đọc liền từ, đọc cụm từ và câu: tập ngắt nghỉ (hơi) đúng chỗ trong câu Hiểu các từ thông thường, hiểu được ý diễn đạt đã đọc (độ... Trần Thị Quýt - 19 - Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc thêm những từ ngữ khác mà học sinh trong lớp mình hay nhầm lẫn hoặc phát âm sai để cho các em luyện đọc Trong thực tế, hàng ngày lên lớp tôi vẫn thực hiện điều này Thí dụ: Bài “Hoa Ngọc Lan” Sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các từ sau “ Hoa... bài học 2 Bài mới: a Giới thiệu bài: Người thực hiện: Trần Thị Quýt - 16 - Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc - Giáo viên chép sẵn bài đọc lên bảng lớp - Giáo viên đọc mẫu, học sinh theo dõi b Hướng dẫn học sinh luyện đọc * Luyện đọc tiếng, từ Giáo viên kể chân những tiếng từ mà SKG yêu cầu → cá nhân học. .. khoảng 10 tiếng) Bên cạnh nhiệm vụ ôn vần cũ, học vần mới học sinh còn được phát triển vốn từ, tập nói câu đơn giản V-/ VÀI NÉT VỀ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1 - Cấu trúc chung: Phân môn tập đọc gồm 42 bài được bắt đầu từ tuần 5 của Người thực hiện: Trần Thị Quýt - 13 - Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc học. .. đọc đúng từ, câu sẽ giúp cho việc đọc đoạn, bài được trôi chảy, lưu loát hơn và học sinh nắm chắc được cách đọc đúng văn bản được học mà không phải tình trạng học vẹt Người thực hiện: Trần Thị Quýt - 24 - Trường tiểu học Thị Trấn Cửa Việt Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc Để tiết học nhẹ nhàng, không nhàm chán mà lại nhiều em được luyện . nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc Cửa Việt , Tháng 4 năm 2 010 . MỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO 1 Mở đầu. TIẾNG Ở TIỂU HỌC 11 1. Chuẩn bị cho việc đọc 11 2. Luyện đọc đúng 11 3. Luyện đọc nhanh 13 IV-/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1 13 V-/ VÀI NÉT VỀ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1 13 VI-/ NGUYÊN. tiểu học Thị Trấn Cửa Việt - 11 - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp Một trong các tiết tập đọc đúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính

Ngày đăng: 14/08/2014, 09:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w