1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài ôn môn Quy hoạch sử dụng đất ppt

8 718 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 74 KB

Nội dung

BÀI ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QHSDĐ Câu 1: QHSDĐ là gì? Các hoạt động chính của QHSDĐ? Nguyên tắc SDĐ bền vững? Trả lời * Khái niệm: - QHSDĐ là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp lý của nhà nước về tổ chức SDĐ bền vững, hợp lý có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất, tổ chức sử dụng lao động và tư liệu sản xuất khác liên quan đến đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. - QHSDĐ là bố trí sắp xếp lại đất đai theo các mục đích sử dụng khác nhau (ví dụ: phá rừng làm thủy điện, lấy đất nông nghiệp làm khu công nghiệp…) do đó người làm quy hoạch phải đảm bảo cân đối hài hòa. * Các hoạt động chính của QHSDĐ: + Thành lập các đơn vị SDĐ mới, hoàn thiện các đơn vị SDĐ đang có, khắc phục những bất hợp lý trong bố trí SDĐ. + Tổ chức các lãnh thổ bên trong các đơn vị SDĐ nông nghiệp (thâm canh, tăng vụ…). + Phát hiện các nguồn đất hoang đưa vào sử dụng trong nông lâm nghiệp. + Xác định và sửa đổi ranh giới các công trình, điểm dân cư lớn… + Xây dựng các biện pháp bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường. + Xây dựng tổng sơ đồ SDĐ toàn quốc cấp tỉnh, huyện, xã. * Nguyên tắc SDĐ bền vững: + Bền vững về mặt kinh tế: hiệu quả kinh tế cao và ổn định. + Bền vững về mặt xã hội: thu hút nhiều lao động. + Bền vững về mặt môi trường: bảo vệ đất và môi trường. Câu 2: Các tính chất của đất ? Trả lời Tính chất của đất bao gồm: tính chất không gian, tính chất thổ nhưỡng, thảm thực vật tự nhiên và thủy văn. a. Tính chất không gian : - Là cơ sở không gian thực hiện quá trình sản xuất ở các ngành. Trong SXNN đặc tính không gian quan trọng là : - Địa hình (quan trọng nhất) : ảnh hưởng tiểu khí hậu,chế độ nước , nhiệt độ, phân bố các loại đất,… do đó ảnh hưởng tổ chức SX, năng xuất lao động, hiệu quả sử dụng máy móc. TD : độ dốc tăng 0 1 chi phí nhiên liệu tăng 1,5%, hiệu quả sử dụng máy giảm 1%. - Hình dạng thửa đất : ảnh hưởng hiệu suất làm việc của máy kéo.TD : làm đất trên thửa ruộng tam giác chi phí sản xuất của máy tăng 2 – 2,5 lần so hình chữ nhật. - Diện tích thửa đất đủ lớn để đáp ứng yêu cầu SX. b. Tính chất thổ nhưỡng : Mỗi loại đất chỉ thích hợp với vài loại cây trồng do đó để tổ chức SDĐ hợp lý cần nghiên cứu các tính chất lý, hóa, sinh của đất để có biện pháp sử dụng và cải tạo thích hợp. c. Thảm thực vật tự nhiên ( rừng, đồng cỏ ) - Là yếu tố điều tiết tiểu khí hậu,chế độ nước, sông suối, nước ngầm… - Cải thiện thành phần khí O 2 , CO 2 , trong không khí qua quá trình quang hợp từ cây xanh. - Nguồn cung cấp lâm sản, nguồn gene, dược liệu, du lịch… - Có giá trị về mỹ quan, lịch sử, văn hóa. - Bố trí cây trồng dựa vào cây mọc hoang. d. Điều kiện thủy văn : Hệ thống sông suối, ao hồ, nước ngầm ảnh hưởng đến SX và đời sống. - Lợi : + Cung cấp nước SX và sinh hoạt. + Tạo cảnh quan đẹp, nuôi tôm cá. + Giúp Giao thông (Đặc biệt ĐBSCL nhiều sông gạch) - Hại : + Gây lũ lụt + Cản trở giao thong + Cản trở các yếu tố lãnh thổ và SDĐ Do đó bố trí các đơn vị sử dụng đất, các điểm dân cư, công trình giao thông… phải chú ý điều kiện thủy văn. Câu 3: Trình bày công tác điều tra nội nghiệp và ngoại nghiệp? Trả lời * Công tác điều tra nội nghiệp: Mục đích: cần tập hợp mọi thông tin cần thiết về Bản đồ, tài liệu pháp qui, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã…qua đó biết được thực trạng và tiềm lực của địa phương để phục vụ công tác quy hoạch. Các tài liệu đa dạng do đó cần tập hợp lại thành nhóm tài liệu: - Tài liệu bản đồ: thể hiện toàn bộ nội dung và kết quả công tác QH. QH cấp xã sử dụng bản đồ tỷ lệ 1/2000 – 1/1000. Xây dựng bản đồ QH thu gọn trong 1 -2 tờ A0 . Bản đồ nền lấy từ BĐ địa chính, BĐ địa hình… scan vẽ thành 3 bản. Đánh giá chất lượng bản đồ. - Các tài liệu pháp qui, tài liệu kinh tế xã hội: các văn bản liên quan QHĐĐ cấp xã, QH tỉnh, huyện, nông lâm trường, thị xã…; dự án phát triển ngành nghề…; Nghị quyết HĐND, báo cáo UBND xã, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của xã. - Các số liệu thống kê đất: thu thập tổng hợp đất đai toàn xã. - Các tài liệu khảo sát đã tiến hành trước đó: + Khảo sát thổ nhưỡng và xói mòn đất để đánh giá tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp. + Khảo sát thủy nông: dự án QH thủy nông. + Khảo sát giao thông: mạng lưới giao thông, kế hoạch xây dựng đường. - Điều kiện tự nhiên: + Vị trí của xã trên địa bàn huyện: đánh giá thuận lợi, khó khăn. + Khí hậu: lượng mưa, nhiệt độ, gió… + Địa hình: độ dốc, cao, thấp. + Thổ nhưỡng: loại đất, diện tích mỗi loại. + Hệ thực vật tự nhiên và cây trồng: diện tích, chất lượng, độ che phủ. + Thủy văn: hê thống sông, kênh rạch, ao hồ, nước ngầm… để tính khả năng tưới tiêu, chất lượng nước cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. + Khoáng sản: kim loại, nhiên liệu, đá cát xây dựng… - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Dân số: tổng dân số, cơ cấu dân số, tỷ lệt tăng dân số ( P + V ). + Phân công lao động theo ngành, lao động chính phụ, số ngày công lao động. + Cơ cấu dân tộc, phong tục tập quán + Cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản, thông tin, điện, dịch vụ, nhà ở, công trình công cộng… + Tình hình sản xuất kinh doanh các ngành nông lâm nghiệp. + Sản xuất nông hộ: thu nhập, tiêu dùng, khó khăn, thuận lợi. * Công tác điều tra ngoại nghiệp: Mục đích: bổ sung hoàn chỉnh những thông tin có được từ công tác nội nghiệp. Nội dung: - Chỉnh lý những thay đổi về ranh giới, hiện trạng SDĐ. - Khảo sát thực trạng hệ thống giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản. - Khảo sát chuyển mục đích sử dụng 1 số loại đất. - Dự kiến khu vực phát triển dân cư tương lai, bố trí công trình mới. Câu 4: Ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung công tác hoạch định ranh giới đất đai? Thẩm quyền giải quyết ranh giới hành chính. Trả Lời * Ý nghĩa và nguyên tắc: a. Ý nghĩa: Đường ranh giới có ý nghĩa quan trọng, là đường phân định phạm vi quyền lợi cà nghĩa vụ của chủ SDĐ. Yêu cầu ranh giới: - Bảo đảm SDĐ ổn định lâu dài. - Phải là đường rõ ràng, dễ nhận biết. - Ranh giới tạo ra phạm vi quản lý gọn :hình vuông, hình chữ nhật. b. Các nguyên tắc hoạch định ranh giới: - Tuân thủ PL và chính sách về đất đai, bảo vệ quyền SDĐ hợp pháp của chủ SDĐ, nghiêm cấm lấn chiếm đất. - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm toàn bộ quỹ đất của Nhà nước - Phải tạo ra phạm vi quản lý gọn, tập trung, có hình dạng phù hợp. - Giảm chi phí đầu tư XDCB, tận dụng công trình còn sử dụng được, cần điều chỉnh ranh giới để chúng có vị trí phù hợp, tiện sử dụng. c. Yêu cầu đối với ranh giới đất hợp lý: - Ranh giới cần bố trí phù hợp đường RG tự nhiên hay nhân tạo (song suối, đường giao thông, đai rừng), tránh chướng ngại về địa chất,địa hình (đỉnh núi, hồ lớn). - Nơi có địa hình bằng phẳng, trống trải: RG bố trí thẳng, góc ngoặt phải vuông, không chia cắt các thửa, nhất là đất NN. - Vùng đồi núi, địa hình phức tạp: Bố trí đường RG theo đường phân thủy, hợp thủy dọc hướng dòng chảy trên sườn dốc. * Nội dung: a. Vùng đất mới khai hoang: Chưa bố trí các yếu tố lãnh thổ.Tiềm năng khai thác đất đai còn rất lớn. Đưa dân cư mới đến có một số thuận lợi: bố trí đường RG dễ dàng, hợp lý, phạm vi quản lý đất đai hoàn chỉnh. b. Điều chỉnh đất đai hiện có 1 số trường hợp : - Đất nằm phân tán: 1 chủ sử dụng có nhiều thửa đất nằm biệt lập, gây trở ngại quản lý, tăng chi phí SX, XDCB do đó tăng giá thành sản phẩm. Sử dụng phương án : Xóa Rg chai lại vùng lãnh thổ - Đất nằm xen kẽ ( kiểu cài răng lược) : Chi phí SX và bảo vệ cao nên hiệu quả SX giảm. Sử dụng phương án : Thiết kế đường ranh giới mới. Kẻ AC Kẻ BE // AC ABEC là hình thang =>AED là ranh giới mới D B E A C - Lãnh thổ có dạng kéo dài: làm tăng khoảng cách đi lại, quản lý điều hành khó, sinh hoạt hằng ngày trở ngại. Sử dụng phương án: Thiết kế đường rang giới mới. - Ranh giới ở vị trí gây nguy cơ xói mòn(vùng đất dốc) : Bố trí ranh giới phù hợp theo đường phân thủy, hợp thủy. * Thẩm quyền giải quyết ranh giới hành chính. - Ranh giới Tỉnh do Quốc Hội quyết định - Ranh giới từ cấp Huyện trở xuống do Chính phủ quyết định. Câu 5: Xác đònh vò trí và nhu cầu đất khu dân cư mới? Những thuận lợi và hạn chế khi vào ở khu dân cư? Trả lời * Xác đònh vò trí: + Nằm ở trung tâm lãnh thổ + Đòa hình cao thoát nước tốt + Thuận tiện bố trí đường đến khu vực xung quanh + Có nguồn nước tốt cho sinh hoạt + Nền đất đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ bản, thích hợp trồng cây xanh, bảo đảm vệ sinh phòng dòch + Chọn trên vùng đất không phải đất nông nghiệp hay đất nông nghiệp xấu + Được dân đòa phương chấp nhận * Nhu cầu đất khu dân cư mới: P = P1 + P2 + P3 + P4 + P5 P1: Diện tích đất ở P2: Diện tích xây dựng các công trình công cộng P3: Diện tích xây dựng các công trình phục vụ sản xuất P4: Diện tích hệ thống giao thông,cấp thoát nước P5: Diện tích trồng cây xanh - P1 = Hm.D Hm: Số hộ phát sinh trong quy hoạch tương lai D: Đònh mức đất ở - P2 = Tính theo đònh mức từng công trình - P3 = 1/100 diện tích canh tác hoặc tính theo đònh mức - P4 = 0.1  0.15 (P1 + P2 + P3) - P5 = 0.1  0.12 (P1 + P2 + P3) * Thuận lợi và hạn chế khi vào ở khu dân cư: - Thuận lợi: + Từng bước đô thò hoá(dân cư tập trung sẽ trở thành chợthò trấnđô thò) + Sống tập trung, sốn trong khu dân cư thì hưởng thụ tiện ích ve vật chaatsvaf tinh thần tốt hơn. - Hạn chế: + Giá đất và nhà khu dân cư còn cao. + Cơ sở hạ tầng nói chung không đồng bộ + Mất cân đối trong việc thu chi Câu 6: Nội dung bố trí mặt bằng khu dân cư? Trả lời a. Bố trí các công trình kiến trúc: Các công trình công cộng ở trung tâm điểm dân cư, là bộ mặt của điểm dân cư, phải tạo quần thể kiến trúc hài hoà, đẹp, chọn kiểu nhà thích hợp. Trường học, trạm xá xa đường giao thông, hướng gió, dòng chảy. Khu nhà ở, chia các lô có diện tích đều nhau, có đường đi tới từng lô. b. Bố trí hệ thống đường: Hệ thống đường phục vụ xe, người đi lại, bảo đảm vận chuyển người, nông sản, nguyên vật liệu can thiết phục vụ sản xuất và đời sống do đó kết cấu mặt đường phải bảo đảm xe cơ giới nhỏ, xe thô sơ. Có 2 loại đường: - Đường chính: Có 1 làn xe cơ giới và 1 làn xe thô sơ ( từ 6  10m) - Đường phụ: Có 2 làn xe thô sơ ( từ 3  5m) * Các kiểu bố trí: - Kiểu ô bàn cờ - Kiểu hình rẻ quạt - Kiểu bố trò tự do - Kiểu bố trí hổn hợp c. Bố trí nời trồng cây xanh: Có vai trò quan trọng lọc không khí (bụi, khí độc, tiếng ồn…) điều tiết tiểu khí hậu, toạ cảnh quan neap, cung cấp sản phẩm gỗ, củi, trái…, tác dụng phòng hộ. Trồng nhiều loại: làm bóng mát quen đường, cảnh đẹp ở cơ quan, trường học, vườn hoa, trồng cây ăn trái ở khu nhà ở, vườn cây, tạo hành lang cây xanh ngăn khu nhà ở và nơi sản xuất, trồng cây phòng hộ như tre, phi lao… d. Bố trí hệ thống điện, cấp thoát nước: - Hệ thống điện: Điện phải đi trước một bước có ý nghóa phát triển vùng, giúp đa dạng hoá loại hình sản xuất nông thôn. Thiết kế công suất đáp ứng nhu cầu tương lai ít nhất 5  7 năm sau. Chú ý an toàn về điện, tận dụng các nguồn năng long khác như piogas, gió, thuỷ điện nhỏ, bức xạ mặt trời - Hệ thống thoát nước: tuỳ điều kiện cụ thể khả năng kinh tế chọn các phương pháp: đào giếng, khoan giếng, nước máy, nước mưa, nước sông hồ… - Hệ thống thoát nước tránh nhiễm bẩn nguồn nước ngọt, nước ngầm. Phải xử lý nước thải sinh hoạt, trại chăn nuôi, cơ sở chế biến trước khi đổ ra nguồn nước tự nhiên Câu 7: Ngun tắc và nội dung phân bố đất chun dùng. Tác động khu cơng nghiệp ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương? Trả lời * Ngun tắc phân bố đất chun dùng: - Ưu tiên cho mục đích nơng nghiệp: đất thích hợp cho mục đích nơng nghiệp phải dành cho nơng nghiệp. Chỉ lấy đất nơng nghiệp xấu và được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Phải đền bù cho chủ sử dụng đất bị thu hồi đất theo quy định. - Phải xây dựng biện pháp bảo vệ lớp đất màu ở tầng mặt dày 10 – 15cm. - Cần xác định những điều kiện hạnh chế đối với đất chun dùng. * Nội dung phân bố đất chun dùng: 1. Xác định nhu cầu đất chun dùng: thủ tục giao đất, cho th đất. - Đơn xin giao đất, cho th đất gởi UBND tỉnh. - Dự án đầu tư: trong đó thể hiện nhu cầu đất. Sở TN&MT thẩm định nhu cầu đất, xác minh thực địa, sau đó trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho th đất 2. Xác định vị trí: chia 2 nhóm cơng trình: - Nhóm có thể thay đổi vị trí: đa số các cơng trình cơng nghiệp, xây dựng cơ bản vị trí nếu thay đổi cũng ít ảnh hưởng tác dụng. - Nhóm cơng trình khó thay đổi vị trí: + Cơng trình dạng tuyến (đường sắt, đường ơ tơ…) trước đó đã chọn phương án tốt nhất đi qua xã nên khó thay đổi. + Cơng trình khai thác khống sản, cơng trình thủy điện. + Cơng trình di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. + Cơng trình an ninh quốc phòng ở những nơi quan trọng. 3. Tính đền bù thiệt hại: - Thiệt hại về đất: do thu hồi đất, đền bù bằng đất khác hay tiền bằng giá trị đất. - Thiệt hại đối với chủ sử dụng: bồi thường: + Giá trị nhà, cơng trình trên đất bị thu hồi, có tính khấu hao. + Chi phí vận chuyển, tháo dỡ đến nơi khác. + Bồi thường tồn bộ giá trị hoa màu = sản lượng 1 năm, theo giá nơng sản trung bình của địa phương, năng suất trung binh 3 năm gần nhất. + Cây lâu năm bồi thường = giá trị hiện có của vườn cây. + Các chi phí đầu tư chưa sử dụng hết (đào kinh, xây cống…). - Chính sách hỗ trợ: + Ổn định sản xuất và cuộc sống: 30kg gạo/người từ 6 => 24 tháng. + Lao động nơng nghiệp học nghề khác. 4. Các biện pháp bảo vệ lớp đất màu: lập kế hoạch cải tạo lớp đất mặt, chi phí do bên được giao đất. Sau khi sử dụng xong phải cải tạo lại bằng 1 trong 2 cách: - Lấy lớp đất mặt 10 -15 cm đem cải tạo đất nơng nghiệp nơi khác. - Đem đổ lớp đất mặt vào 1 góc, hết thời gian sử dụng đem trả lại. 5. Xác định những điều kiện hạn chế đối với việc sử dụng đất: - Phải đảm bảo công trình hoạt động không ảnh hưởng xấu tới môi trường, phải có biện pháp xử lý chất thải. - Phải bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. - Có biện pháp phục hồi những công trình của khu vực bị gián đoạn. - Các trường hợp cụ thể khác. * Tác động khu công nghiệp ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: - Thuận lợi: + Giúp phát triển kinh tế - xã hội địa phương. + Giải quyết việc làm. + Phát triển các dịch vụ phục vụ cho đời sống của công nhân. - Tác hại: + Ô nhiễm môi trường. + Lấy đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp ảnh hưởng tới việc sử dụng đất kế cận. Câu 8: Nêu các căn cứ dự báo nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp? Trả lời a. Nhu cầu sử dụng và tiêu dùng sản phẩm: - Dự báo mức tăng dân số tương lai: TD dân số 10000 người, sau quy hoạch 10 năm dân số là 11000 người. DTCT: 1000 ha. - Ước tính nhu cầu nông sản phẩm/ người (kg lúa): + Để giống: 60kg + Ăn 20*12: 240kg + Tiêu dùng: 500kg + Chế biến: 200kg + Xuất khẩu: 300kg Cộng: 1300kg = 1,3 tấn Sản lượng: 1,3 * 11000 = 14300 tấn DT gieo trồng: 14300/5 = 2860 ha DT cần: 2 vụ là 140 ha, 3 vụ là 860 ha. b. Khả năng về lao động, vốn, trang bị: - Cân đối lao động nông nghiệp: 1 lao động sản xuất nông thôn sản xuất hiệu quả từ 3 – 4 công/ 2 vụ/ năm. - Quy hoạch theo hướng tăng cường cơ giới hóa. - Vốn góp phần tích cực nâng cao năng lực sản xuất. c. Dự báo diện tích cây lâu năm: DTQH = Nhu cầu thị trường / Năng suất ưu tiên Thí dụ: 100 ha, NS: 10 tấn/ha => SL: 1000 tấn Nhu cầu thị trường: 1800 tấn, NSUT: 12 tấn /ha => DTQH = 1800/12 =150 ha d. Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản: căn cứ vào điều kiện tự nhiên, diện tích ao nuôi, nhu cầu thị trường, giống, điều kiện chăm sóc. e. Công thức dự báo đất nông nghiệp tương lai: Pqh = Pht + Pkh - Ptd Pqh: diện tích quy hoạch Pht: diện tích hiện trạng Pkh: diện tích khai hoang Ptd: diện tích trưng dụng Câu 9: Đánh giá hiệu quả quy hoạch, hạn chế quy hoạch? Trả lời * Đánh giá hiệu quả quy hoạch: a. Hiệu quả kinh tế: - Mức tăng tổng thu nhập từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dòch vụ. - Giá trò ngày công lao động - Tổng sản lượng long thực thực phẩm - Tăng độ màu mỡ của đất và khả năng bảo vệ đất - Thời hạn hoàn vốn nhanh ( >= 7 năm đã thu hồi vốn) b. Chỉ tiêu xã hội: - Giải quyết việc làm ổn đònh đời sống - Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần: xây dựng các công trình công cộng, văn hoá, giáo dục, TDTT, y tế, nhà ở, nếp sống văn minh, công bằng xã hội. c. Chỉ tiêu môi trường: - Xét vấn đề khái thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng, khoán sản), bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm để phát triển bền vững - Cải thiện môi trường sống ở nông thôn: chương trình nước sạch, vệ sinh, chống ô nhiễm môi trường - Sử dụng đất phải trên quan điểm sinh thái bền vững. Độ che phủ phải lớn hơn 35% ngưỡng an toàn sinh thái. * Hạn chế của quy hoạch: - Có nhiều quy hoạch chất lượng kém ( do năng lực kém, chú trọng mặt kó thuật hơn tính nhân văn…) - Có nhiều quy hoạch thực hiện chậm - Thiếu vốn đầu tư - Điều chỉnh quy hoạch vì lợi ích cục bộ - Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế . đích sử dụng 1 số loại đất. - Dự kiến khu vực phát triển dân cư tương lai, bố trí công trình mới. Câu 4: Ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung công tác hoạch định ranh giới đất đai? Thẩm quy n giải quy t. hiệu quả quy hoạch, hạn chế quy hoạch? Trả lời * Đánh giá hiệu quả quy hoạch: a. Hiệu quả kinh tế: - Mức tăng tổng thu nhập từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dòch vụ. - Giá trò ngày công lao. nghiệp. Chỉ lấy đất nơng nghiệp xấu và được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quy n. - Phải đền bù cho chủ sử dụng đất bị thu hồi đất theo quy định. - Phải xây dựng biện pháp bảo vệ lớp đất màu ở

Ngày đăng: 14/08/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w