1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Kinh hoàng hội chứng Munchausen! pdf

5 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 144,37 KB

Nội dung

Kinh hoàng hội chứng Munchausen! Y học hiện đã và đang ghi nhận sự xuất hiện ngày càng nhiều những dạng bệnh lý phức tạp và khó lý giải. Một trong số đó là tình trạng tâm lý kỳ quái và đáng lo ngại đặc biệt ở các nước phương Tây: Các bà mẹ tự tay giết chết những đứa con mình rứt ruột đẻ ra. Hành động giết hại con cái hàng loạt khi còn nhỏ của không ít bà mẹ này đã trở thành một hội chứng và khiến dư luận phẫn nộ phải lên tiếng. Những người mẹ tàn ác không thể dung tha Kathleen Folbigg, 38 tuổi, hiện đang thụ án tại một nhà tù của thành phố Sydney, Australia với tội danh giết hại bốn đứa con nhỏ của mình. 10 năm trước, người phụ nữ này từng là tâm điểm của các phương tiện truyền thông phương Tây và gây chấn động dư luận bởi hành động dã man tàn ác của mình. Được gán cho cái tên ghê ghớm "người mẹ giết con hàng loạt xấu xa nhất nước Australia", Kathleen Folbigg bị tuyên phạt tất cả 18 năm tù giam về tội cố sát và ngộ sát cả bốn đứa con của mình. Điều đáng chú ý hơn, Kathleen Folbigg không phải là tội phạm đầu tiên và duy nhất phải lãnh án vì tội danh tày trời này. Cô ta chỉ là một trong số những bà mẹ thuộc danh sách đen "những bà mẹ giết hại con cái hàng loạt nổi tiếng nhất ở phương Tây". Khi Maribeth Tinning, một phụ nữ 36 tuổi, Kathleen Folbigg - bà mẹ bị buộc tội giết chết 4 con đẻ. người thành phố New York, Mỹ hạ sinh cô con gái thứ tám vào một ngày mùa thu năm 1985, hàng xóm đã to nhỏ với nhau, liệu không biết số phận đứa trẻ này sẽ ra sao. Bởi vì trước đó, bảy đứa con của Maribeth Tinning đều qua đời một cách bí hiểm từng đứa một và khiến dư luận thành phố phải quan tâm. Xen lẫn thời điểm các lần sinh nở của Maribeth Tinning và cảnh chị ta tiễn đưa từng đứa con đến chôn cất là những cuộc nghiên cứu của các nhà tội phạm học, bệnh lý học về cái chết bí hiểm của đám con của Maribeth Tinning. Cuối cùng, kết luận cũng được đưa ra: có thể bọn trẻ con xấu số hoặc bị chết do mang trong người một gen di truyền được gọi là gen chết chóc hoặc là nạn nhân của hội chứng trẻ sơ sinh chết bất đắc kỳ tử (SIDS). Bí mật về cái chết của đám con nhà Maribeth Tinning chỉ được làm sáng tỏ khi cảnh sát phát hiện đứa con thứ tám, mới 4 tháng tuổi, được sinh vào tháng 9/1985, bị chính mẹ mình giết chết bằng cách ấn một chiếc gối vào mặt cho đến khi tắc thở. Bị buộc tội cố sát chính con ruột, Maribeth Tinning thú nhận chính bà ta đã ra tay giết hại tám đứa con của mình trong thời gian từ năm 1972 đến năm 1985. Ngoài Kathleen Folbig và Maribeth Tinning, trong danh sách đen này còn có Andrea Yates (giết cả năm đứa con trong bồn tắm vào tháng 4/2001 tại bang Texas, Mỹ), Marie Noe (làm chết ngạt sáu đứa con từ năm 1970 đến năm 1992 tại thành phố Philadelphia, Mỹ), Susan Smith (buộc chặt hai con trai nhỏ vào ghế ngồi rồi cho xe lao xuống một hồ nước ở bang Arizona của Mỹ vào tháng 7/2002) Báo động hội chứng Munchausen Theo đánh giá của nhà tâm lý tội phạm người Australia, Judy Wright, những trường hợp giết hại con cái hàng loạt như Kathleen Folbigg, Maribeth Tinning hiện đang có dấu hiệu gia tăng ở phương Tây. Là một nữ cố vấn về tâm lý tội phạm, làm việc tại Viện an toàn cộng đồng ở thành phố Melbourne, Australia, bà Judy Wright đã bỏ ra 5 năm để nghiên cứu, điều tra về trường hợp giết hại con cái của các bà mẹ kể từ khi xảy ra vụ Kathleen Folbigg giết hại đứa con trai mới sinh của mình vào tháng 10/1999. Theo điều tra của Judy Wright, từ 1993 đến 2003, chỉ tính riêng tại bang Victoria của quốc gia này đã có 74 trường hợp trẻ nhỏ bị chính mẹ ruột giết hại. Thế nhưng không hiểu vì lý do nào đó mà hầu hết các cuộc điều tra của cảnh sát đều kết luận đó chỉ là những nạn nhân của hội chứng SIDS (là hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ con từ sơ sinh đến dưới 7 tuổi). Bà Wright nhận định, cảnh sát đã quá chủ quan khi cho rằng một người mẹ không thể nào ra tay giết hại chính đứa con mà mình đã rứt ruột sinh ra, nhất là đối với những hành vi giết con cái có chủ ý. Bà Wright cho biết: "chúng tôi đã cố tìm hiểu xem những bà mẹ nhẫn tâm giết hại con cái của mình có bệnh hoạn gì không, nhưng phần lớn đều bình thường, nhiều người còn tỏ ra không ăn năn về tội lỗi của mình. Có thể họ đều mắc phải hội chứng Munchausen". Bà Wright còn cho biết thêm: "Đây là biến thể của một hội chứng nguy hiểm từng tồn tại rất phổ biến ở một số bậc cha mẹ. Họ luôn tự nghĩ ra, tạo ra căn bệnh giả ở con cái mình để gây sự chú ý, luôn cho rằng con mình đang bị ốm hoặc thậm chí đang mắc một căn bệnh nan y nào đó và đem con đi khám ở khắp các bệnh viện mặc dù sự thật con họ chẳng có bệnh tật gì nghiêm trọng cả. Điều này lâu nay vẫn là một thành thách thức với các bác sĩ tài ba cũng như toàn bộ hệ thống y tế. Nhưng, không ai thật sự hiểu được là làm thế nào và tại sao mà những biểu hiện của hội chứng này lại tiến triển đến mức kinh khủng đến như vậy. Munchausen vẫn còn là một bí mật y học đáng sợ". Trong cuộc điều tra và nghiên cứu của mình, bà Judy Wright phát hiện trong số 74 trẻ em bị mẹ giết hại có đến 2/3 thuộc các gia đình có từ ba đến bốn con trở lên. Vậy mà phần lớn các bà mẹ phạm tội chỉ được nhận những mức án quá nhẹ vì nhiều lý do như bị tác động tâm lý, bị tâm thần Thế nhưng không phải bất cứ người mẹ giết hại con cái nào cũng mắc phải hội chứng Munchausen. Bản điều tra nghiên cứu của Judy Wright về phạm nhân giết hại hàng loạt con trẻ của các bà mẹ ở Australia đã khiến dư luận phải quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng, cảnh sát cần phải tổ chức điều tra, kiểm tra thật chính xác để xác định sự thật về từng trường hợp bất đắc kỳ tử của trẻ em, mà trước đây thường được kết luận là nạn nhân hội chứng SIDS. Bà Karen Pussey, Giám đốc điều hành Tổ chức phi chính phủ chuyên giúp đỡ các gia đình có con cái chết về hội chứng SIDS có tên gọi "SIDS và con trẻ" tuyên bố rằng tổ chức của mình sẽ phối hợp với cảnh sát để tìm ra nguyên nhân chính xác từng trường hợp chết bất đắc kỳ tử của trẻ em khi được người mẹ khai báo. Nhiều người còn yêu cầu phải cách ly ngay các bà mẹ mắc phải hội chứng Munchausen với con cái nhằm tránh trường hợp xấu có thể xảy ra đối với bọn trẻ. . Kinh hoàng hội chứng Munchausen! Y học hiện đã và đang ghi nhận sự xuất hiện ngày càng nhiều những dạng. mà hầu hết các cuộc điều tra của cảnh sát đều kết luận đó chỉ là những nạn nhân của hội chứng SIDS (là hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ con từ sơ sinh đến dưới 7 tuổi). Bà Wright nhận định, cảnh. năn về tội lỗi của mình. Có thể họ đều mắc phải hội chứng Munchausen". Bà Wright còn cho biết thêm: "Đây là biến thể của một hội chứng nguy hiểm từng tồn tại rất phổ biến ở một

Ngày đăng: 13/08/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w