Những điều chưa biết về hội chứng adua pdf

6 219 0
Những điều chưa biết về hội chứng adua pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những điều chưa biết về hội chứng adua Nhiều chị em đi siêu thị, thấy bạn bè vơ hàng, cũng bỏ đồ vào giỏ, dù tiền bạc không rủng rỉnh và cũng chẳng có nhu cầu. Họ thuộc nhóm người “ăn theo nói leo”, hay các nhà tâm lý gọi là “Hiệu ứng theo đám đông”. Ảnh: Corbis.com Vì sao trong giới trẻ có hiện tượng đua xe với một số lượng lớn người tham gia, mặc dù ban đầu chỉ do một nhóm nhỏ khởi xướng? Vì sao có phong trào yêu rầm rộ ở trường này, lớp nọ? Tại sao có hội chứng dùng mỹ phẩm Hàn Quốc, có hội chứng “yêu” ca sĩ nọ, cầu thủ bóng đá kia? Tất cả các hiện tượng đó đều được giải thích là: “Hiệu ứng theo đám đông”. Trong cuộc sống có rất nhiều người sống và ứng xử theo số đông. Thấy mọi người ăn mặc thế nào, họ cũng cố bắt chước cho giống, mặc dù có thể trong lòng không thích thú lắm. Trong các cuộc họp cần biểu quyết một vấn đề gì, có những người không giơ tay một cách mạnh dạn mà chỉ tự tin khi thấy số đông cùng ý kiến. Hiện tượng một cá nhân do áp lực của số đông mà suy nghĩ và hành động có xu hướng đi tới chỗ nhất trí với số đông, trong tâm lý học gọi là: “Hiệu ứng theo đám đông”. Có nhà tâm lý học đã làm một thí nghiệm sau: Ông yêu cầu 30 người uống nước lọc rồi phát biểu xem nước có vị gì. Trong số người tham gia, ông nói trước với 20 người rằng, sau khi uống, cứ nói “nước có vị ngọt như pha đường”. Kết quả, sau khi uống nước đun sôi để nguội, có 26 người khẳng định nước có vị ngọt. Ngoài 20 người đã được “gài sẵn”, còn 6 người thấy không ngọt cũng nói ngọt. Đây là hiệu ứng tâm lý theo đám đông. Theo một nghiên cứu của Đại học Leeds (Anh), con người khi ở trong đám đông có hành vi không khác biệt mấy so với đàn cừu hay chim di trú. Họ khẳng định 95% số người trong đám đông có khuynh hướng hành động theo một nhóm thiểu số chỉ chiếm khoảng 5% mà không hề suy nghĩ. Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã cho những người tham gia thử nghiệm đi lại vô định trong một gian phòng rộng. Một số người trong nhóm được dặn trước đã di chuyển một cách dứt khoát hơn. Cuối cùng, tất cả mọi người tự nhiên đi theo những người này tuy không được phép liên lạc với nhau. Đa số những người được hỏi đều cho biết, họ không hề ý thức rằng mình đã bị chỉ huy. Các thử nghiệm khác đã được thực hiện ở nhiều nhóm khác nhau và chứng minh đám đông càng nhiều người thì càng dễ gây ảnh hưởng. Nghiên cứu trên có thể giúp tìm hiểu về hành vi đám đông và đưa ra những chiến lược về sơ tán trong trường hợp xảy ra thảm họa. Lý do nào khiến người ta làm theo đám đông và đó có phải là cách khôn ngoan? Sở dĩ có hiện tượng tâm lý theo đám đông là vì mọi người đều tin rằng, phán đoán của nhiều người chính xác hơn phán đoán của mình, vì vậy tin theo số đông tốt hơn. Lý do thứ hai dẫn đến hiện tượng này là do sức ép của tập thể. Người ta ai cũng muốn được số đông chấp nhận, muốn mọi người cùng quan điểm, không ai muốn tách mình cô lập, dễ bị chê trách, dị nghị, do đó theo số đông là cách ứng xử khôn ngoan nhất. Lý do cuối cùng chính là do bản thân mình không có chính kiến. Điều này đúng nhất với những người còn thiếu kinh nghiệm, hiểu biết hạn chế. Khi con người không sáng suốt, chưa rõ thực hư ra sao, đành cầu viện xung quanh, bắt chước hành vi của mọi người để khỏi lộ ra là mình kém cỏi, không biết gì. Hiện tượng “ăn theo nói leo” được những người bán hàng tận dụng triệt để. Khi có một vài khách vào, chủ hàng cho một đám “cò mồi” ra giả vờ túm vào món hàng khách thật đang xem, khen lấy khen để, bảo là “hàng xịn thật”, rồi trả giá cao ngất trời. Người mua hàng thiếu kinh nghiệm sẽ bị đám đông ám thị, trở nên thiếu sáng suốt và quyết định mua vì thấy nhiều người khen tốt. Trong công tác tuyên truyền, vận động, người ta cũng hay dùng hiệu ứng đám đông để gây sức ép với một “nhóm thiểu số” nào đó. Người ta hay nói: “Cả làng làm rồi đấy, nhà anh có làm thì làm”, hay “cơ quan ai cũng làm điều này rồi, còn anh làm không thì tùy". Nhìn chung, người càng học cao, hiểu rộng, có ý chí quyết đoán thì càng ít bị ảnh hưởng bởi số đông. Con người càng ít hiểu biết, càng dễ a dua, chạy theo số đông. Chỉ có những người không ngại bị trù dập, thành kiến, dị nghị mới dám xả thân vì chính kiến của mình, bảo vệ lẽ phải theo tinh thần khoa học. Chẳng hạn, vì kiên quyết không theo số đông cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ, bảo vệ chân lý mặt trời là trung tâm mà Bruno bị thiêu trên giàn lửa. Galilei vì bảo vệ sự đúng đắn của học thuyết Copecnic mà bị ra toà, đành phải đọc lời sám hối, song sau đó, ông vẫn ngửa mặt lên trời mà than: “Nhưng dù sao trái đất vẫn quay”. . Những điều chưa biết về hội chứng adua Nhiều chị em đi siêu thị, thấy bạn bè vơ hàng, cũng bỏ đồ vào giỏ, dù. khởi xướng? Vì sao có phong trào yêu rầm rộ ở trường này, lớp nọ? Tại sao có hội chứng dùng mỹ phẩm Hàn Quốc, có hội chứng “yêu” ca sĩ nọ, cầu thủ bóng đá kia? Tất cả các hiện tượng đó đều được. nhiều nhóm khác nhau và chứng minh đám đông càng nhiều người thì càng dễ gây ảnh hưởng. Nghiên cứu trên có thể giúp tìm hiểu về hành vi đám đông và đưa ra những chiến lược về sơ tán trong trường

Ngày đăng: 09/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan