1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Bài thi phân biệt các hình thức tín dụng docx

10 2,4K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 140 KB

Nội dung

Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH-HẢI QUAN ¯ Đề bài: Phân biệt các hình thức tín dụng: cho vay nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước, tín dụng quốc tế Lớp: C7A4a GV: Nguyễn Phương Nam Nhóm: Đàm Thanh Sang Lê Phương Mai Nguyễn Thị ThanhTrang Nguyễn Võ Thu Phúc Trần Thị Thanh Thúy Tp HCM, ngày 07 tháng 03 năm 2010 1 Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam I/ Những vấn đề chung về tín dụng: 1/Sự xuất hiện của vấn đề tín dụng: Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái xã hội. Kể từ khi ý thức phân công lao động xã hội hình thành, năng suất lao động gia tăng trao đổi hàng hoá phát triển thì bắt đầu xuất hiện sản phẩm dư thừa và phân hoá giai cấp trong xã hội. Sự phân hoá giai cấp tất yếu dẫn đến tình trạng xuất hiện một số cá nhân trong xã hội phải sống trong điều kiện thiếu thốn những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, một số khác ở trong trạng thái dư thừa. Khi ấy giữa hai nhóm này, một bên sẽ phát sinh nhu cầu nhưng không đủ khả năng để đáp ứng, một bên thừa vật chất chưa có khả năng sử dụng. Hai đối tượng này đã thoả thuận với nhau để thiết lập nên mối quan hệ vay mượn, quan hệ tín dụng hình thành từ đó. Tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá. 2/Khái niệm: - Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người đi vay được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thoả thuận, thời gian và lợi tức phải trả. - Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữư sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi được một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. 3/ Đặc điểm của tín dụng: Quan hệ tín dụng đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế -xã hội. Dù ở bất cứ phương thức sản xuất nào thì đối tượng vay mượn đều là hàng hoá hay tiền tệ, tín dụng có những đặc điểm sau: - Quyền sở hữu và quyền sử dụng tài chính không đồng nhất với nhau - Chỉ thay dổi quyền sử dụng vốn tín dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng - Thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay, người sở hữư vốn tín dụng được nhận một phần lợi tức tín dụng. 4/Vai trò của tín dụng: Tín dụng thể hiện vai trò rất tích cực đối với các mặt trong đời sống kinh tế xã hội. - Thứ nhất là tín dụng thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. • Vai trò này đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng diễn ra bình thường, tiếp tục và hiệu quả. Tín dụng hút vốn của những 2 Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thừa vốn hoặc tạm thời nhàn rỗi. Đồng thời tín dụng cung ứng kịp thời cho những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang cần vốn. • Với chức năng tập trung những nguốn vốn nhãn rổi trong xã hội, tín dụng đã trực tiếp giảm lượng tiền mặt tồn đọng trong lưư thông. Do đó trong điều kiện nền kinh tế lạm phát thì tín dụng được xem như là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát • Tín dụng góp phần không nhỏ trong việc ổn định tiền tệ, tạo điều kiện ổn định giá cả, là tiền đề quan trọng để sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của tín dụng càng tăng lên trong việc giải quyết các nghiệp vụ kinh tế - xã hội - Thứ hai là tín dụng thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Một trong những nguyên tắc của ngân hàng là cho vay có hoàn trả và có lãi, do vậy doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng phải tính đến khả năng hoàn trả vốn tín dụng thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến sử dụng vốn hợp lý để nâng cao hiệu quả, nâng cao mức sinh lợi. - Thứ ba là tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Tín dụng góp phần thúc đẩy việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia về khoa học, ngoại giao, xã hội, chính trị, thương mại quốc tế. Do vậy tín dụng quốc tế có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển, thúc đẩy sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực và giữa các nước ở các châu lục khác nhau. II/ Các hình thức tín dụng: Chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu và phân biệt các hình thức tín dụng sau đây: cho vay nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng và tín dụng quốc tế. 1/ Tín dụng cho vay nặng lãi: - Hình thức tín dụng này ra đời trong điều kiện trình độ sản xuất xã hội còn ở mức thấp kém, sản xuất còn phụ thuộc và điều kiện thiên nhiên. Khi các rủi ro xuất hiện thì sẽ đẩy con người vào những hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn và để đáp ứng những nhu cầu cần thiết để tồn tại trong xã hội thì họ phải chọn việc vay nợ. Người đi vay chủ yếu là nông dân, thợ thủ công và người cho vay là các địa chủ, quan lại, những người có thế lực trong xã hội lúc bấy giờ. 3 Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam - Tín dụng được thể hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật – hàng hoá. Việc cho vay thu lãi rất là cao, lãi suất có thể là 200%/năm hoặc 300%/năm, với mức lãi suất cao như thế này thì này hầu như người đi vay không thể trả được nợ. Sở dĩ mức lãi suất cao vì trong giai đoạn này quan hệ tín dụng chưa phát triển, đời sống còn người còn rất lạc hậu thì mức cầu tín dụng lớn hơn rất nhiều lần so với mức cung tín dụng và nhu cầu đi vay thường là rất cấp bách và không thể trì hoãn được. Với mức cho vay nặng lãi này thì không mang lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn làm gia tăng sự phân biệt giàu nghèo, giữa các giai cấp với nhau. Để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế - xã hội thì một hình thức tín dụng khác đã ra đời đó là tín dụng thương mại. 2/ Tín dụng thương mại: - Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng trong đó các nhà sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá trên cơ sở quen biếttín nhiệm lẫn nhau. - Sự có mặt của hình thức tín dụng thương mại bắt nguồn từ tính tất yếu khách quan của quá trình sản xuất. Qúa trình sản xuất và luân chuyển vốn của các doanh nghiêp thường không giống nhau do đó dẫn đến hiện tượng: trong cùng một thời điểm sẽ có một số nhà doanh nghiệp đang sẵn có một lượng hàng hoá cần bán, một số nhà doanh nghiệp lại cần mua số hàng hoá ấy, nhưng do chưa tiêu thụ được hàng hoá nên không đủ tiền mặt để thanh toán ngay. Trong thường hợp này trên cơ sở quen biết tín nhiệm lẫn nhau, họ có thể thoả thuận một quan hệ vay mượn dẫn đến người bán có thể bán lượng hàng hoá của mình để giảm bớt chi phí về bảo quản, ngược lại người mua mặc dù chưa đủ tiền nhưng cũng có thể có được hàng hoá đưa vào chu kỳ sản xuất mới. - Cơ sở pháp lý xác định của tín dụng thương mại là giấy nhận nợ, được gọi là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là thương phiếu. Đây là dạng đặc biệt của khế ước dân sự xác định trái quyền của người bán và nghĩa vụ thanh toán nợ của người mua khi món nợ đó đến hạn. - Đối tượng của tín dụng thương mại là cho vay dưới dạng hàng hoá, hàng hoá là lượng hàng đã nằm ở giai đoạn cuối của chu kỳ sản xuất và phải được chuyển hoá thành tiền. Mặc dù tín dụng thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nhưng cũng có những mặt hạn chế mà không thể khắc phục được như phạm vi, đối tượng, quy mô phục vụ luôn bị giới hạn…Vì vậy đòi hỏi phải có loại hình tín dụng khác có thể phuc vụ cho nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế - xã hội. 4 Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam 3/ Tín dụng ngân hàng: - Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế quốc dân. Sự xuất hiện của tín dụng ngân hàng chính là điểm son trong lịch sử phát triển của các loại hình tín dụng nói chung. - Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà vốn trong các chủ thể của nền kinh tế xã hội được thể hiện qua hai nghiệp vụ là huy động vốn và cho vay: • Nghiệp vụ huy động vốn: Ngân hàng huy động và tập trung được các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhãn rỗi của các doanh nghiệp,các tầng lớp dân cư trên quy mô toàn xã hội đầu tư cho các ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn xã hội. • Nghiệp vụ cho vay: Trên cơ sở vốn tiền tệ được huy động, ngân hàng phải thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả cao nhất để phát triển sản xuất, lưư thông hàng hoá . - Ngân hàng sử dụng nhiều phương thức cho vay phù hợp về thời gian, lãi suất để đáp ứng kịp thời vốn cố định, vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doangh nghiệp, của các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền tệ và bút tệ. Có công cụ lưu thông riêng là kỳ phiếu ngân hàng do ngân hàng phát hành dựa trên quan hệ tín dụng của ngân hàng với doanh nghiệp, nhà nước và dân cư.Kỳ phiếu ngân hàng là một loại chứng khoán có giá của ngân hàng hay là giấy nhận nợ của ngân hàng được lưu thông không kỳ hạn trên thị trường. Giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ với nhau: hoạt động của tín dụng thương mại sẽ tạo cơ sở để cung cấp tín dụng ngân hàng còn tín dụng ngân hàng lại tạo điều kiện cho tín dụng thương mại phát triển. 4/ Tín dụng nhà nước: - Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế dưới hình thức chính phủ là người đi vay bằng việc phát hành công trái để huy động vốn của dân và các tổ chức xã hội khác trong xã hội hoặc Chính phủ là người cho vay để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định. - Nhu cầu tín dụng nhà nước hình thành từ mâu thuẫn gay gắt giữa thu và chi NSNN.Tín dụng nhà nước phản ảnh sự dịch chuyển tạm thời nguồn vốn nhàn rỗi hoặc vốn đầu tư từ phía công chúng, từ các tổ chức kinh tế - xã hội vào NSNN và sự dịch chuyển tạm thời từ nguồn vốn NSNN huy động 5 Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam được sang các chủ thể cho phép vay nợ từ các chương trình, dự án do nhà nước hoạch định. - Nhà nước vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay vừa thực hiện vai trò chủ thể cho vay. Việc huy động vốn và sử dụng vốn thường có sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên tắc tín dụng với các chính sách tài chính của nhà nước. Vì lợi ích chung của toàn xã hội, Nhà nước có thể dùng quyền lực chính trị để áp đặt mối quan hệ tín dụng cần thiết với các chủ thể tín dụng khác để cân đối NSNN hoặc tập trung vốn để thực hiện các lợi ích chung của toàn xã hội. Phạm vi huy động vốn của tín dụng nhà nước rất rộng,vừa huy động trong nước và ngoài nước.Hình thức và phương thức huy động vốn rất là đa dạng và phong phú. - Tín dụng nhà nước nhằm mục đích: • Thoã mãn những nhu cầu chi tiêu của NSNN trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng. Tín dụng nhà nước bù đắp những khoản chi cho đầu tư phát triển kinh tế, tăng thêm nguồn lực tài chính cho nhà nước để thực thi các chính sách vĩ mô của nhà nước. • Là công cụ để nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành kinh tế mũi nhọn và các vùng kinh tế kém phát triển. • Là công cụ tài chính quan trọng để nhà nước quản lý điều hành vĩ mô nền kinh tế. • Nhà nước huy động vốn bằng việc phát hành tín phiếu, trái phiếu để thu hút tiền mặt trong lưu thông nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường là cơ sở để phát triển thị trường tài chính. • 5/ Tín dụng quốc tế: - Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân Hiểu theo nghĩa rộng tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước, không phụ thuộc khối lượng nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn, có lãi hay không có lãi, đầu tư trực tiếp hay gián tiếp,tuy nhiên phải có sự bù đắp hay trả lại. - Những quan hệ cho vay và đi vay giữa các chính phủ, các tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc gia và quốc tế, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu . thuộc các nước khác nhau; là một trong các hoạt động ngoại thương, hợp tác quốc tế, đầu tư ra nước ngoài, có liên quan mật thiết với thanh toán quốc tế. Có thể phân chia thành ba loại hình: 6 Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam • Khoản vay của chính phủ: chính phủ một nước cho chính phủ nước khác vay có tính chất ưu đãi, thông thường có tính chất viện trợ song phương. • Tín dụng thương mại quốc tế: người đi vay nhận vay ngân hàng nước ngoài trên thị trường tài chính quốc tế theo điều kiện thương mại. Có thể phân thành hai loại: a) Khoản vay thương mại song phương, tức là hai ngân hàng các nước khác nhau cùng nhau kí hiệp định tín dụng, sau đó cho vay b) Khoản vay của tập đoàn ngân hàng, tức là một hay vài ngân hàng đứng đầu nhiều ngân hàng khác tham gia thành một tập đoàn ngân hàng cho người đi vay nào đó một khoản vay; loại tín dụng này, nói chung, kim ngạch tương đối lớn, thời hạn tương đối dài, là hình thức tín dụng tương đối phổ biến trên thế giới. Tín dụng của tập đoàn ngân hàng lại có thể chia thành tín dụng trực tiếp hay gián tiếp. • Tín dụng của tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vv. Xuất phát từ các đặc điểm khác nhau, TDQT có thể có các hình thức: tín dụng bằng tiền (ngoại tệ) và tín dụng bằng hàng hoá; tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn; tín dụng có lãi và tín dụng không trả lãi; tín dụng ưu đãi và tín dụng thông thường. TDQT là công cụ chủ yếu của các nước tư bản phát triển để xuất khẩu tư bản. So sánh Tín dụng cho Tín dụng Tín dụng Tín dụng Tín dụng 7 Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam vay nặng lãi thương mại ngân hàng nhà nước quốc tế Khái niệm Là việc cho vay thu lãi rất cao, lãi suất có thể là 200%/năm hoặc 300%/năm Là quan hệ tín dụng trong đó các nhà sx- kd được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa trên cơ sở quen biếttín nhiệm lẫn nhau Là quan hệ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế quốc dân Là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế dưới hình thức chính phủ là người đi vay bằng việc phát hành công trái để huy động vốn của dân và các tổ chức xã hội khác trong xã hội hoặc Chính phủ là người cho vay để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định. là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân Sự ra đời Ra đời trong điều kiện trình độ sản xuất xã hội còn ở mức thấp kém, sản xuất còn Bắt nguồn từ tính tất yếu khách quan của quá trình sản xuất. Vì tín dụng thương mại vẫn còn những mặt hạn chế nên Hình thành từ mâu thuẫn gay gắt giữa thu và chi NSNN Để mở rộng hơn nữa các mối quan hệ với các nước trên thế giới 8 Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam phụ thuộc và điều kiện thiên nhiên TDNH ra đời để phục vụ nhu vầu ngày càng phát triển cua xã hội Tác dụng TDCVNL chỉ làm tăng sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhưng chưa nhiều Thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà vốn trong các chủ thể của nền kinh tế xã hội được thể hiện qua hai nghiệp vụ là huy động vốn và cho vay Phản ảnh sự dịch chuyển tạm thời nguồn vốn nhàn rỗi hoặc vốn đầu tư từ phía công chúng, từ các tổ chức kinh tế - xã hội vào NSNN và sự dịch chuyển tạm thời từ nguồn vốn NSNN huy động được sang các chủ thể cho phép vay nợ từ các chương trình, dự án do nhà nước hoạch định. Thúc đẩy mối quan hệ với các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.TDQT là công cụ chủ yếu của các nước tư bản phát triển để xuất khẩu tư bản Đối tượng Người đi vay chủ yếu là nông dân, thợ thủ công và Các nhà sản xuất kinh doanh và giữa họ Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Quan hệ tín dụng giữa nhà nước với Quan hệ giữa các nước được thực hiện 9 Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam người cho vay là các địa chủ, quan lại, những người có thế lực trong xã hội có sự tin cậy lẫn nhau trong công việc các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân 10 . TÀI CHÍNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH-HẢI QUAN ¯ Đề bài: Phân biệt các hình thức tín dụng: cho vay nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín. khu vực và giữa các nước ở các châu lục khác nhau. II/ Các hình thức tín dụng: Chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu và phân biệt các hình thức tín dụng sau đây:

Ngày đăng: 12/12/2013, 11:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thành từ   mâu thuẫn   gay gắt   giữa thu   và   chi NSNN - Tài liệu Bài thi phân biệt các hình thức tín dụng docx
Hình th ành từ mâu thuẫn gay gắt giữa thu và chi NSNN (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w