1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giao dịch quân sự 1 docx

8 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 111,6 KB

Nội dung

CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤ Giới thiệu chung về nghĩa vụ CHƯƠNG I: GIAO DỊCH DÂN SỰ 1.Hợp đồng 2.Hành vi dân sự đơn phương CHƯƠNG II: SỰ KIỆN PHÁP LÝ 1.Trách nhiệm dân sự 2. Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp lý 3.Thực hiện công việc không có uỷ quyền 4.Nghĩa vụ do luật tạo ra trong những trường hợp đặc thù Hai nhóm căn cứ. Theo BLDS Ðiều 286, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ sau đây: 1 - Hợp đồng dân sự; 2 - Hành vi dân sự đơn phương; 3 - Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật; 4 - Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; 5 - Thực hiện công việc không có ủy quyền; 6 - Những căn cứ khác do pháp luật quy định. Suy cho cùng, tất cả các nghĩa vụ đều phát sinh từ luật. Thế nhưng, có thể nhận thấy rằng luật có xu hướng thừa nhận sự phát sinh của nghĩa vụ từ hai nguồn chính: 1 - Các giao dịch, tức là sự bày tỏ ý chí của chủ thể của quan hệ pháp luật nhằm tạo ra các hệ quả pháp lý; 2 - Các sự kiện pháp lý, tức là các sự việc dẫn đến sự ràng buộc chủ thể của quan hệ pháp luật vào một nghĩa vụ, độc lập với ý chí của chủ thể đó. Chương I TOP GIAO DỊCH DÂN SỰ Nhận định sơ bộ. Luật hiện hành ghi nhận hai loại giao dịch dân sự: hành vi dân sự đơn phương và hợp đồng (BLDS 130). Không phải hợp đồng nào cũng làm phát sinh nghĩa vụ: có những hợp đồng có tác dụng thay đổi, chấm dứt hoặc chuyển giao nghĩa vụ đã có sẵn. Ví dụ: thỏa thuận chấm dứt hợp đồng là một hợp đồng không làm phát sinh một nghĩa vụ nào; chuyển giao quyền yêu cầu là một hợp đồng có tác dụng chuyển quyền yêu cầu từ một chủ thể này sang một chủ thể khác chứ không tạo ra quyền yêu cầu mới. Trong luật la tinh, “hợp đồng” là sự thỏa thuận để làm phát sinh nghĩa vụ; còn sự thỏa thuận theo nghĩa tổng quát nhất, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc chuyển giao nghĩa vụ, gọi là “giao ước”. Trong các phân tích sau đây, “hợp đồng” được hiểu như là sự thỏa thuận làm phát sinh nghĩa vụ, tức là tương ứng với hợp đồng trong quan niệm la tinh. Cũng như vậy, không phải hành vi đơn phương nào cũng nhằm tạo ra nghĩa vụ: lập di chúc là một hành vi đơn phương có tác dụng chuyển giao tài sản của người lập di chúc cho người thừa kế theo di chúc hoặc người được di tặng chứ không tạo ra nghĩa vụ ràng buộc người lập di chúc; đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng là hành vi dân sự đơn phương có tác dụng chấm dứt một nghĩa vụ tồn tại trước đó. Nói chung, chỉ có cam kết đơn phương, tức là hành vi dân sự theo đó, một người chủ động cam kết thực hiện việc chuyển giao một quyền, làm hoặc không làm một việc, mới có khả năng làm phát sinh nghĩa vụ, ví dụ: hứa thưởng. Nghĩa vụ xác lập từ các cam kết đơn phương, dẫu sao, là vấn đề khá tế nhị trong luật Việt Nam hiện hành. Mục I. Hợp đồng TOP Lý thuyết chung về hợp đồng. Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa người và người liên quan đến tài sản trong một xã hội có tổ chức. Các quan hệ ấy không chỉ hình thành trong lĩnh vực dân sự mà cả trong các lĩnh vực thương mại, lao động, thậm chí trong lĩnh . VỤ Giới thiệu chung về nghĩa vụ CHƯƠNG I: GIAO DỊCH DÂN SỰ 1. Hợp đồng 2.Hành vi dân sự đơn phương CHƯƠNG II: SỰ KIỆN PHÁP LÝ 1. Trách nhiệm dân sự 2. Được lợi về tài sản không có căn cứ. hướng thừa nhận sự phát sinh của nghĩa vụ từ hai nguồn chính: 1 - Các giao dịch, tức là sự bày tỏ ý chí của chủ thể của quan hệ pháp luật nhằm tạo ra các hệ quả pháp lý; 2 - Các sự kiện pháp. loại giao dịch dân sự: hành vi dân sự đơn phương và hợp đồng (BLDS 13 0). Không phải hợp đồng nào cũng làm phát sinh nghĩa vụ: có những hợp đồng có tác dụng thay đổi, chấm dứt hoặc chuyển giao

Ngày đăng: 13/08/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w