Tài liệu Công dân hệ thống: sứ mạng lãnh đạo cho kỷ nguyên mới (Phần 1) docx

4 413 0
Tài liệu Công dân hệ thống: sứ mạng lãnh đạo cho kỷ nguyên mới (Phần 1) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công dân hệ thống: sứ mạng lãnh đạo cho kỷ nguyên mới (Phần 1) Peter Sense - giảng viên lâu năm tại Học viện Kỹ thuật Masachusetts đồng thời là Chủ tịch sáng lập của Hội đồng Nghiên cứu Tổ chức trả lời câu hỏi “Liệu những nguyên tắc cơ bản cho lãnh đạo có giữ nguyên và chúng ta chỉ trả lời trước một thế giới khác, hay tất cả nguyên tắc đang thay đổi" trong bài viết "Công dân hệ thống: sứ mạng lãnh đạo cho kỷ nguyên mới" trên tạp chí Leader to leader. Trong suốt lịch sử loài người, các xã hội tồn tại lâu dài đều nhận thức rằng nền kinh tế của họ đều không thể lành mạnh hơn các hệ thống mà họ phụ thuộc vào - hệ thống tự nhiên và xã hội rộng lớn hơn. Sử gia Jared Diamond, trong cuốn “Sự đổ vỡ: Các xã hội chọn thất bại hay thành công như thế nào”, đã chỉ ra có bao nhiêu nền văn hóa từng phát triển rực rỡ và đã đi vào lãng quên với một tốc độ đáng ngạc nhiên vì không để ý tới sự thật này. Nhưng ngày nay có một sự khác biệt lớn. Những xã hội mà tương lai còn chưa biết đang phát triển trở thành một xã hội toàn cầu. Nói chuyện tại buổi lễ kỷ niệm 50 năm Nhật Bản gia nhập hệ thống tiền tệ Bretton Woods sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Phó Chủ tịch World Bank Đông Nam Á Mieko Nishimizu đã chỉ ra sự phụ thuộc chưa từng có của chúng ta đã xuất hiện như thế nào: "Tương lai có vẻ xa lạ với chúng ta. Nó khác biệt với quá khứ chủ yếu ở khía cạnh bản thân trái đất là đơn vị thích hợp với việc cơ cấu và đo lường tương lai. Các vấn đề khác biệt hình thành nên tương lai về cơ bản đều là những vấn đề toàn cầu. Chúng ta phụ thuộc vào mạng lưới không thể tách biệt được của sự đồng nhất: đồng nhất hệ sinh thái, đồng nhất tự do hóa hơn nữa thông tin, ý tưởng, con người, vốn, hàng hóa và dịch vụ; và đồng nhất hòa bình và an ninh. Thật ra, chúng ta bị trói buộc vào một sợi dây định mệnh duy nhất trên hành tinh trái đất. Các chính sách và hành động cố gắng chia rẽ một dân tộc khỏi sợi dây này sẽ không tránh khỏi thất bại". Là cá nhân và tổ chức, chúng ta chưa bao giờ lo lắng về việc làm thế nào các quyết định hàng ngày của chúng ta, giống như việc tạo ra hay mua bán các sản phẩm và sử dụng năng lượng, lại ảnh hưởng đến con người và các hệ sinh thái rộng lớn hơn cách chúng ta hàng nghìn dặm, thậm chí trên mặt kia của quả địa cầu. Đây là thông điệp thực của “toàn cầu hóa”, và nó chính là một thông điệp xa lạ đối với tất cả chúng ta. Chúng ta chưa bao giờ ở hoàn cảnh như vậy. Các xã hội tỉnh giấc Các xã hội và chính phủ của chúng trên trái đất đang thức tỉnh trước sự thật rằng tăng trưởng công nghiệp như chúng ta từng biết đang gặp phải các giới hạn xã hội và môi trường, với cái giá phải trả đang ngày càng khó tảng lờ hơn. Ví dụ, CO2 trong bầu khí quyển đang nhiều hơn 30% so với 400 000 năm trước và tỉ lệ khí thải CO2, với tốc độ ngày càng tăng, đang gấp khoảng từ bốn đến năm lần tỉ lệ CO2 bị tách ra khỏi bầu khí quyển, (theo số liệu 9/2005 của tạp chí Scientific American). Điều này có nghĩa là, để cân bằng CO2 trong bầu khí quyển sẽ cần phải cắt giảm lượng khí thải tới 75% hoặc nhiều hơn thế, hơn rất nhiều nghị định thư Kyoto hay bất kì một kế hoạch nào khác kêu gọi. Trong khi các nhà môi trường đang lên tiếng cảnh báo về những ảnh hưởng có thể có của CO2 lên khí hậu toàn cầu trong dài hạn, chi phí nhân lực và kinh tế đang khiến các chính phủ và các công ty bảo hiểm khó tảng lờ trong việc đối mặt với hậu quả của việc bất ổn định khí hậu và các căn bệnh nhiệt đới lan Tác giả Peter Sense rộng. Hay hãy xem một sự thật đơn giản đang ủng hộ cho phong cách sống Mỹ. Chúng ta đang tạo ra hơn một tấn rác thải mỗi người mỗi ngày. Liên hệ chặt chẽ với lượng rác thải đó là dấu ấn hóa học của các ngành sản xuất và lượng chất độc hại thải ra để tạo ra các sản phẩm tiêu dùng. Giống như ảnh hưởng của CO2, những chi phí này bắt đầu xuất hiện trong việc tái xử lý rác thải và căn bệnh ung thư cho những người trung niên, những thứ không hề có chỉ hai thập kỷ trước, và cho sức khỏe của cả cộng đồng. Khi mọi người đã nhận thức được những cái giá này, những nguồn lực sẽ được phân phối lại cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Ví dụ, Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã bắt đầu yêu cầu những nhà sản xuất xe gắn máy phải thu hồi sản phẩm để tái chế hoặc tái sản xuất vào cuối vòng đời của sản phẩm. Các quy định tương tự của EU hiện cũng đã có hiệu lực đối với các mặt hàng điện tử tiêu dùng. EU cũng bắt đầu phân loại một cách hệ thống các nguồn rác thải sản phẩm độc hại, bắt đầu với kim loại nặng như thủy ngân, catmi, và crom hóa trị sáu. Những quy định này là một phần trong những bước đi lịch sử theo hướng tạo ra chuẩn mực “mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất”. Tương tự, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thường xuyên nói về ý tưởng này với khái niệm “kinh tế quay vòng”, một nền kinh tế làm việc giống như hệ thống tự nhiên, nơi mà không có “rác thải” và các chất luôn chuyển động theo một vòng tuần hoàn. Nói tóm lại, cho dù là bất ổn định khí hậu, chất thải độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe hay là gì, những chi phí “dôi ra” cho các doanh nghiệp đang bắt đầu xuất hiện trong các báo cáo lợi nhuận của các nhà bảo hiểm, nhà cung cấp trang thiết bị y tế và các nhà sản xuất các sản phẩm và cung ứng dịch vụ. Kỷ nguyên tư nhân hóa lợi nhuận và xã hội hóa chi phí xã hội và môi trường đang dần kết thúc. Những chi phí này đang tăng lên và chúng không còn được coi là vấn đề của một cá nhân tại một thời điểm xác định trong tương lai. Tương lai đang là ngay bây giờ. Nhà bảo hiểm, người tiêu dùng và nhà đầu tư Nực cười thay, những người nắm giữ doanh nghiệp, những người đứng đầu trong việc đối phó với chi phí môi trường, lại là những nhà bảo hiểm bảo thủ truyền thống vì họ đang phải trả hóa đơn ngày càng nhiều. Viết trên tạp chí Fortune tháng 1/2006, Eugene Linden cho rằng “các lãnh đạo doanh nghiệp có thể cũng nhanh chóng cảm nhận được sức nóng” khi nói về việc thay đổi khí hậu. Năm 2004, Hãng Bảo hiểm Thụy Sĩ, một nhà khổng lồ tài chính với 29 tỉ đôla vốn, đã gửi một bản câu hỏi tới các công ty đã mua bảo hiểm cho giám đốc và nhân viên (D&O), yêu cầu họ đưa ra các chiến lược công ty để đối phó với thay đổi khí hậu. Bảo hiểm D&O bảo vệ các giám đốc và ban quản trị khỏi chi phí luật pháp do hành động của công ty. Nếu Bảo hiểm Thụy Sĩ quyết định rằng một công ty không coi trọng đến các vụ kiện liên quan tới khí hậu, công ty có thể nói, như lời của Christopher Walker (người đứng đầu đơn vị Các giải pháp cho rủi ro khí gas nhà kính của Bảo hiểm Thụy Sĩ), “Vì bạn không nghĩ rằng thay đổi khí hậu là một vấn đề, và bạn đang đặt được tài sản của các nhà đầu tư của bạn vào điều đó, chúng tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không ngại nếu chúng tôi bỏ các vụ kiện liên quan đến khí hậu ra khỏi bảo hiểm D&O”. Khách hàng đang ngày càng nhận thức được mất cân bằng xã hội và môi trường. Ví dụ, ngày càng nhiều khách hàng đang nhận thức rằng các thuật ngữ về thương mại toàn cầu thường ủng hộ những người giàu. Bản báo cáo của Oxfam về “những luật lệ gian lận và tiêu chuẩn kép” của thương mại toàn cầu đã góp phần tạo ra phong trào “thương mại công bằng” ở châu Âu. Ngày càng nhiều doanh nghiệp theo dõi cẩn thận phong trào này và coi như là một chỉ số cho sự thay đổi các giá trị khách hàng. Ngày nay, cà phê “thương mại công bằng”, từng được coi là sản phẩm dành cho các khách hàng giàu có, đang tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực kinh doanh cà phê của Mỹ và châu Âu. Các nhà đầu tư đang nhìn thấy rủi ro trong các chiến lược hiện nay và bắt đầu coi đó là lực thay đổi. Ngày nay, hơn 10% (so với gần như 0% khoảng một thập kỷ trước) vốn cổ phần tại Mỹ đi qua một “màn hình” xã hội hay môi trường. Một nhóm các nhà đầu tư có ảnh hưởng nhỏ nhưng ngày càng tăng lên đang duy trì những suy nghĩ này. Tôi biết được điều này từ chủ tịch của một trong các quỹ hưu trí lớn nhất thế giới bốn năm trước khi, trong một cuộc họp riêng, ông ta đã chia sẻ 10 tiêu chuẩn quản lý vốn đầu tư của mình, mỗi tiêu chí đều coi khía cạnh trách nhiệm xã hội hay môi trường là chỉ số tốt nhất của “quản lý tốt và vốn quay về trong dài hạn”. Phong trào trách nhiệm xã hội của công ty hiện nay (CSR) có vẻ là bước đầu tiên trong những thay đổi quan trọng phía trước, được truyền động lực bởi một sự thật đơn giản: như Frank Dixon, cựu giám đốc nghiên cứu của một công ty tư vấn đầu tư lớn, đã nhận xét “Các hệ thống kinh tế và chính trị hiện nay đã bắt buộc các công ty phải vô trách nhiệm và không bền vững vì không buộc họ phải chịu trách nhiệm về các ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội”. Doanh nghiệp không thể tự đi một mình Ngày càng nhiều các công ty toàn cầu đang coi những thay đổi lịch sử này mang tính chiến lược. Mùa thu năm 2005, CEO Lee Scott của Wal Mart đã cam kết công ty sẽ đạt mức rác thải bằng 0 trong dài hạn, 100% năng lượng tái sinh và sử dụng các sản phẩm bền vững môi trường. Sáu tháng trước đó, CEO của General Electrics đã tuyên bố công ty sẽ đầu tư vào một loạt các sản phẩm bền vững môi trường. Bằng những hành động này, GE và Wal-Mart đã gia nhập vào nhóm các lãnh đạo công nghiệp theo đuổi những cơ hội chiến lược liên quan đến bền vững môi trường trong nhiều năm qua. Trong suốt một thập kỷ, Unilever, một trong những công ty sản suất hàng tiêu dùng lớn nhất trên thế giới, đã có ba quyết định chiến lược: nông nghiệp, thủy sản và nước bền vững môi trường. Vào cuối những năm 1990, công ty này bắt đầu làm việc hướng tới quy trình chứng nhận toàn cầu cho các sản phẩm thủy sản bền vững, thành lập Ủy ban Quản lý Thủy sản độc lập. BP và CEO của họ, John Browne, đã khuyến khích ngành công nghiệp dầu nhìn nhận thay đổi khí hậu toàn cầu một cách nghiêm túc, bắt đầu với bài nói chuyện lịch sử của Browne tại Stanford năm 1997, bài diễn văn đầu tiên của một CEO công ty dầu lửa về chủ đề này. Tuy vậy, ngay cả công ty giàu tiềm lực nhất cũng chỉ đạt được giới hạn nhất định nếu làm một mình. Mục tiêu của những công ty này, như Dixon nói, “không thể đạt được nếu thiếu sự thay đổi trên diện rộng trong các lĩnh vực bao gồm chuỗi cung, quy tắc và nhận thức của khách hàng”. Mọi doanh nghiệp ngồi lại trong các hệ thống thương mại lớn hơn nhiều, và chính các hệ thống này mới phải thay đổi, chứ không chỉ các chính sách và hoạt động của từng công ty đơn lẻ. Vai trò quan trọng của các tổ chức hàng đầu như GE, Wal-Mart, Unilever và BP là thúc đẩy sự phát triển của một cộng đồng rộng lớn hơn và như Dixon nói “đi tiên phong cùng với các tổ chức khác để đạt được sự thay đổi hệ thống”. Và các đối tác trong những cộng đồng rộng lớn hơn này không chỉ là các công ty mà còn là các NGO và các tổ chức chính phủ nữa. Có rất ít tiền lệ cho mối quan hệ đối tác này. Nhưng cũng có rất ít tiền lệ cho những thách thức mà chúng ta hiện đang phải đối phó. Ví dụ, năm 2002, Unilever, Oxfam và Kellogg Foundation đã bắt đầu các cuộc đối thoại về những thách thức của việc thay đổi hệ thống nông nghiệp toàn cầu. Cho dù nhận thức của công chúng tại các nước giàu còn hạn chế, hệ thống thực phầm toàn cầu đang bị coi là nguyên nhân chính gây ra nghèo đói, mất ổn định xã hội và chính trị trên thế giới hiện nay. Giá của các sản phẩm nông nghiệp đã giảm 30% cho tới 90% trong vòng 50 năm qua, khiến cho các nước giàu dễ dàng mua được thực phẩm và đồng thời khiến các nước nghèo sản xuất nông sản giảm thu nhập. Năm 2002, một bản báo cáo của Oxfam đã cho thấy giá cà phê giảm xuống đã tạo ra “cuộc khủng hoảng cho 25 triệu nhà sản xuất cà phê trên thế giới” như thế nào, nhiều người trong số họ “giờ đây phải bán hạt cà phê rẻ hơn cả chi phí sản xuất”. Các nước giàu tiêu 500 tỉ đôla/năm để trợ cấp, bảo vệ những người nông dân của họ chống lại sự rớt giá, một điều không tưởng đối với các nước nghèo. Chỉ bằng cách tập hợp đủ những tổ chức quan trọng trong hệ thống và khiến họ làm việc cùng nhau mới có thể tạo ra sự thay đổi. Ngày nay, Phòng thí nghiệm Thực phẩm Bền vững bao gồm hơn 50 doanh nghiệp lớn, NGO, và các tổ chức chính phủ làm việc cùng nhau để “mang các thực phẩm bền vững vào dòng chảy kinh tế”. Trong khi còn một chặng đường rất dài, một mạng lưới đa dạng và đặc biệt của những tổ chức cam kết đã được phát triển – và một loạt các sáng kiến thể đã được áp dụng. Ví dụ, một “liên minh doanh nghiệp vì nông nghiệp bền vững” đang làm việc cùng nhau để mọi tổ chức quan trọng – bao gồm cả khách hàng - đều thấy được tổng phân phối lợi nhuận trong chuỗi cung thực phẩm. Hãy tưởng tượng bạn đến một cửa hàng thực phẩm và thấy hai rổ rau xanh, một rổ đắt hơn 30%. Trên mỗi rổ là một bức tranh cho thấy tiền đi vào đâu trong chuỗi cung, cùng với đánh giá (được thực hiện bởi một tổ chức độc lập) về mức độ cung cấp thu nhập cho tất cả mọi người tham gia, bao gồm cả người nông dân. Bạn sẽ mua rổ rau nào? Peter Sense Theo Leader to leader Hoàng Anh (dịch) (Còn nữa) Peter Sense là giảng viên lâu năm tại Học viện Kỹ thuật Masachusetts (MIT) và là chủ tịch sáng lập của Hội đồng Nghiên cứu Tổ chức. Ông là tác giả của cuốn “Nguyên tắc thứ năm: Nghệ thuật và thực hành của Nghiên cứu tổ chức” (phần lớn bài báo này dựa vào cuốn sách này), đồng tác giả của ba công trình nghiên cứu khác, gần đây nhất là đồng tác giả của cuốn “Hiện tại: một khám phá về sự thay đổi sâu rộng trong con người, tổ chức và xã hội”. Ông đi giảng dạy trên khắp thế giới về sự phi tập trung hóa vai trò của lãnh đạo trong các tổ chức để thúc đẩy khả năng của tất cả mọi người cùng làm việc hướng tới hệ thống con người bền vững hơn. . Công dân hệ thống: sứ mạng lãnh đạo cho kỷ nguyên mới (Phần 1) Peter Sense - giảng viên lâu năm tại Học viện. nguyên tắc đang thay đổi" trong bài viết " ;Công dân hệ thống: sứ mạng lãnh đạo cho kỷ nguyên mới& quot; trên tạp chí Leader to leader. Trong suốt

Ngày đăng: 20/12/2013, 17:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan