trong chứng thư khai sinh, trong những trường hợp mà luật không cấm. Ðặc biệt, họ và tên thật phải được sử dụng trong các giấy tờ giao dịch với cơ quan Nhà nước. Song, nguyên tắc sử dụng họ và tên thật, được thiết lập như trên, không cứng nhắc. Tục lệ Việt Nam thừa nhận rằng người phụ nữ có chồng sẽ mang họ và tên chồng trong quan hệ với người ngoài gia đình. Tục lệ này có nguồn gốc trong chế độ phụ quyền áp dụng đối với gia đình Việt Nam cổ xưa: người cha trong gia đình là người duy nhất có quyền đại diện cho gia đình trước người thứ ba. Tục lệ hiện đại không còn coi việc người vợ mang tên chồng như là một nghĩa vụ, nhưng tiếp tục thừa nhận quyền của người vợ sử dụng tên chồng trong các giao dịch xác lập với người ngoài gia đình. Có trường hợp người vợ mang tên chồng cả khi tham gia vào các hoạt động chính trị hoặc các hoạt động của bộ máy Nhà nước, chứ không chỉ khi xác lập các giao dịch dân sự hoặc thương mại. Mặt khác, có những nhân vật được xã hội nhận biết nhờ bí danh, bút danh, biệt danh nhiều hơn nhờ họ và tên thật. Trong trường hợp này, luật cho phép cá nhân sử dụng bí danh, bút danh, biệt danh khi thực hiện các hoạt động trong những lĩnh vực mà do những hoạt động trong lĩnh vực đó, đương sự trở nên nổi tiếng dưới bí danh, bút danh, biệt danh của mình. Ví dụ: nhà hoạt động chính trị, khi giữ một chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước, có thể ký bí danh, bút danh, biệt danh của mình trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính. 2. Ðặt họ Nguyên tắc lấy họ cha. Cá nhân, khi sinh ra, được mang họ cha. Trong một số cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam có thể tồn tại tục lệ cho con lấy họ mẹ. Bởi vậy, BLDS Ðiều 55 khoản 1 quy định rằng “họ của trẻ sơ sinh là họ của người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán ”. Dẫu sao, tục lệ lấy họ mẹ không phổ biến; điều đó có nghĩa rằng tục lệ lấy họ cha mang tính nguyên tắc. Nguyên tắc lấy họ cha không được xếp vào nhóm các quy phạm của luật mệnh lệnh trong luật thực định. Cha và mẹ có thể thỏa thuận cho con mang họ mẹ (Ðiều 55 khoản 1). Từ câu chữ của luật viết, có thể tin rằng, một khi có cha hoặc mẹ, thì con chỉ có thể mang họ của một trong hai người: cha, mẹ không thể cho con mang một họ thứ ba nào khác. Do nguyên tắc lấy họ cha mà: 1 - Tất cả các con cùng cha đều có cùng một họ; 2- Họ được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi những người có giới tính nam: con gái cũng mang họ cha, nhưng không thể chuyển giao họ đó cho con trai của mình, nếu không có thỏa thuận khác giữa cha và mẹ. Ðặt họ cho trẻ bị bỏ rơi. Luật viết hiện hành không có quy định về việc đặt họ cho trẻ bị bỏ rơi. Trong trường hợp có người nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, thì theo quy định của luật, họ và tên của người nhận nuôi được ghi vào các ô dành cho cha, mẹ trong giấy khai sinh (Nghị định số ngày Ðiều 21 đoạn chót). Ðiều đó cho phép nghĩ rằng trẻ bị bỏ rơi trong trường hợp này sẽ mang họ của người cha nuôi (nếu có đủ cha, mẹ nuôi hoặc chỉ có cha nuôi) hoặc họ của mẹ nuôi (nếu chỉ có mẹ). Nhưng trong trường hợp không có ai nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, thì cơ quan hộ tịch vẫn phải đăng ký khai sinh: hẳn khi đó chính cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng cùng với cơ quan hộ tịch phải chọn cho trẻ bị bỏ rơi một họ, theo tập quán của nơi đăng ký khai sinh2[2]. Thông thường, họ được lựa chọn trong trường hợp này là họ được mang bởi đa số hoặc nhiều cư dân trong vùng nơi phát hiện đứa trẻ hoặc bơi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ. 2[2] Trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở Pháp, họ trong trường hợp này sẽ được lựa chọn giữa các từ được dùng để đặt tên. 3. Ðặt tên Tên ở Việt Nam đi sau họ và được sử dụng để xưng hô, cả trong quan hệ xã giao hoặc gia đình, bè bạn, và cả theo nghĩa nghiêm trang lẫn theo nghĩa thân mật3[3]. Nguyên tắc tự do đặt tên. Khác với họ (được đặt theo họ cha, họ mẹ hoặc theo quyết định của cơ quan hộ tịch, trong trường hợp khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi và không có người nhận nuôi), tên 3[3] Ở phương Tây, tên dùng để xưng hô thân mật; còn họ dùng để xưng hô theo nghi thức, theo phép lịch sự hoặc trong các quan hệ xã giao. Có kiến cho rằng người Việt Nam dùng tên cả trong xưng hô trang trọng, bởi vì tên Việt Nam rất đa dạng và có tác dụng phân biệt được cá nhân, trong khi họ lại không được đa dạng lắm. Ý kiến này không tỏ ra thuyết phục, bởi Trung Quốc cũng có nhiều tên và không có nhiều họ như ở Việt Nam, nhưng người Trung Quốc lại có thói quen dùng họ để xưng hô trang trọng như người phưong Tây. Trong tập quán giao tiếp hiện đại ở Việt Nam, việc xưng hô trang trọng đang dần dần được đặc trưng bằng việc xướng cả họ và tên. . của luật mệnh lệnh trong luật thực định. Cha và mẹ có thể thỏa thuận cho con mang họ mẹ (Ðiều 55 khoản 1). Từ câu chữ của luật viết, có thể tin rằng, một khi có cha hoặc mẹ, thì con chỉ có thể. lựa chọn trong trường hợp này là họ được mang bởi đa số hoặc nhiều cư dân trong vùng nơi phát hiện đứa trẻ hoặc bơi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ. 2[2] Trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở. 3[ 3] Ở phương Tây, tên dùng để xưng hô thân mật; còn họ dùng để xưng hô theo nghi thức, theo phép lịch sự hoặc trong các quan hệ xã giao. Có kiến cho rằng người Việt Nam dùng tên cả trong