1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG lí THUYẾT THI GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN TỈNH

7 4,3K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG LÍ THUYẾT THI GVG TỈNH THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN SỐ 1014 SGDĐT-GDTH V/V HD LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG TH NGÀY 26/9/2011. (Liên hệ với đơn vị trường học) Như chúng ta đã biết, lúc sinh thời bác Hồ của chúng ta mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian quan tâm tới việc GD thế hệ trẻ, trong đó có GD lao động. Điều đó được thể hiện ngay trong 5 điều Bác dạy Thiếu niên nhi đồng “…học tập tốt , lao động tốt…” Việc tổ chức GDLĐ trong nhà trường góp phần làm cho các em yêu lao động, yêu thành quả lao động. Trên cơ sở đó, các em có ý thức bảo vệ thành quả lao động của mình một cách hiệu quả. Từ đó việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện mới thuận lợi và bền vững. Đồng thời góp phần giáo dục kĩ năng sống, giáo dục các em trở thành con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Thông qua lao động GD h/s ý thức, tinh thần thái độ lao động, tính tổ chức, tính tập thể, kĩ năng lao động,… Thực tế trong những năm học trước đây, một số đơn vị trường học đã dùng tiền để thuê người LĐ làm thay việc cho h/s ở trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức cũng như kĩ năng sống cho h/s. Năm học 2011-2012 có HD số 1014/SGD ĐT-GDTH một cách cụ thể, chi tiết từng việc, từng nội dung phải tiến hành cho từng khối lớp. Tôi thấy đây là sự chỉ đạo sáng suốt, đúng, sát và kịp thời của lãnh đạo Sở và Phòng GDTH. * Ở trường chúng tôi đã thực hiện như sau : - Ngay từ khi nhận được công văn HD, nhà trường đã xác định rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tổ chức GD LĐ cho h/s trong nhà trường. Vì thế BGH nhà trường đã triển khai nội dung của Thông tư HD tới toàn thể CBCNV và h/s trong trường và cũng chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức LĐ ở trường cho tập thể GV và h/s. - Nhà trường lập kế hoạch lao động theo năm, tháng, tuần; lên lịch lao động cụ thể : thời gian-nội dung công việc-dụng cụ lao động cho từng khối, lớp một cách rõ ràng. (Thực ra ở trường chúng tôi đã thực hiện tổ chức giáo dục LĐ cho h/s từ nhiều năm nay và thấy rất hiệu quả. Song từ khi có TTHD, nhà trường đã chú trọng hơn, tổ chức bài bản hơn.) - Chiều thứ sáu hàng tuần, vào lúc 16h, toàn trường lao động tổng dọn VS trong trường và xung quanh ngoài tường rào bao quanh trường, dưới sự chỉ đạo của BGH và HD trực tiếp của GVCN- Tổ hành chính. + Lớp 1-2 : Các em lau chùi bàn ghế, cửa sổ lớp học, sắp xếp lại chăn chiếu, mùng mền của lớp. + Lớp 3 : Quét rác, nhặt rác trong sân trường. + Lớp 4 : Tổng dọn VS, làm cỏ khu vực bồn hoa và sân cỏ. + Lớp 5 : Tổng dọn VS phía ngoài bờ tường xung quanh trường, cổng trường. + Các lớp 3-4-5 : mỗi lớp cử một tổ (1nhóm) dọn VS trong lớp của mình. - Trước khi LĐ, h/s toàn trường tập trung – giáo dục ý thức, tinh thần, thái độ LĐ cho h/s; kiểm tra dụng cụ LĐ, HD kĩ năng LĐ. Trong khi LĐ, BGH nhà trường đi kiểm tra. Cuối buổi lao động, BGH nhà trường nghiệm thu kết quả. Sau buổi lao động, tập trung h/s theo khối lớp đánh giá LĐ, tuyên dương một số h/s tích cực, lớp làm tốt. - Từ nhiều năm nay, nhà trường đã phân công khu vực LĐ VS thường xuyên hằng ngày cho từng lớp như : quét dọn VS lớp học, VS khu vực sân, cổng trường, chăm sóc bồn hoa cây cảnh (nhổ cỏ, nhặt rác, tưới cây,…) vào các buổi sáng sớm trước giờ học và cuối buổi học. - Việc LĐ hằng ngày được TPT Đội, đội Cờ đỏ và GV trực tuần theo dõi, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và tính vào điểm thi đua của GV, HS, lớp. (Việc LĐVS hằng ngày được đưa vào một trong những tiêu chí thi đua của GV, lớp, h/s.) - Ngoài ra, mỗi lớp có một thùng giấy vụn, một sọt rác; ở mỗi khu nhà có một thùng rác cỡ lớn để gom rác. Qua nhiều năm thực hiện, chúng tôi thấy các em rất hăng hái tham gia LĐVS, tích cực bảo vệ, chăm sóc cây cảnh, không xả rác bừa bãi, giữ gìn VS trường lớp. Vì thế mà sân trường, khuôn viên nhà trường luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt và khi về GĐ các em cũng hăng hái giúp bố mẹ công việc gia đình, áp dụng LĐVS dược học ở trường vào việc LĐVS ở nhà, khu dân cư. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC (Liên hệ với đơn vị trường học) Công văn số 5842/BGD ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT Căn cứ kết quả các đợt rà soát, đánh giá định kì về chương trình, SGK của các môn học, hoạt động GDPT và đề xuất của các SGD, sau khi chỉnh sửa qua tiếp thu góp ý của các tập thể và cá nhân, Bộ GD ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của các nhà trường. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với h/s, các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để GV, h/s dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. * Ở trường chúng tôi đã tổ chức như sau: Ngay từ khi nhận được Công văn hướng dẫn, nhà trường đã tổ chức họp chuyên môn để triển khai tới toàn thể GV. Sau đó nhà trường giao cho các tổ họp bàn bạc thống nhất những nội dung điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là đối với những bài điều chỉnh về nội dung (thay, sửa nội dung). Tổ 5 chúng tôi đã họp(20/9), bàn bạc và đi đến thống nhất những nội dung điều chỉnh giảm tải theo công văn và thống nhất sử dụng thời gian dư ở những bài giảm bớt bằng một số tiết thay thế, cụ thể là : - Bài Kể chuyện ở tiết 6, tuần 6 được thay bằng bài Kể chuyện đã đọc đã nghe; - Bài Luyện từ và câu tiết 12, tuần 6 được thay thế bằng bài Luyện tập về từ đồng âm; - Bài Kể chuyện tiết 9, tuần 9 được thay bằng bài Kể chuyện đã đọc đã nghe; - Bài Tập đọc tiết 22, tuần 11 được thay bằng bài Luyện đọc các bài tuần 8, 9, 11; - Bài Tập làm văn tiết 22, tuần 11 sửa nội dung : Viết đơn xin phép nghỉ học; - Bài Tập làm văn tiết 32, tuần 16 được thay bằng bài Luyện tập tả người; - Bài Tập làm văn tiết 39, tuần 20 sửa nội dung : Tả một bạn đang ngồi học; - Bài Luyện từ và câu tiết 45, tuần 23 được thay bằng bài Luyện tập về câu ghép; - Bài Đạo đức tiết 28 và 29, tuần 28 và 29 được thay bằng bài Tìm hiểu truyền thống nhà trường; - Bài Tập đọc tiết 59, tuần 30 được thay bằng bài Luyện đọc và học thuộc lòng các bài tuần 27và 29; - Bài Luyện từ và câu tiết 67 tuần 34 được thay bằng bài Ôn tập các dấu câu. Sau khi tổ thống nhất, nhà trường duyệt, Tổ đã tiến hành thực hiện từ 21/9/2011. CÔNG VĂN SỐ 871 SGDĐT-GDTH (24/8/2011) V/V Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 cấp Tiểu học (Liên hệ với đơn vị trường học) Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ trọng tâm và trưng của trường học là việc dạy và học. Để việc dạy và học đạt hiệu quả cao, đáp ứng với yêu cầu từng thời kì phát triển của xã hội, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng kế hoạch phù hợp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Để giúp cho các nhà trường xây dựng kế hoạch năm học phù hợp, sát, đúng với tình hình thực tế và đạt hiệu quả, từ BGD đến SGD, PGD đã có những Chỉ thị, công văn hướng dẫn cụ thể gửi tới các trường. Ngày 12/8/2011, BGD đã ra Chỉ Thị số 3398/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012. Ngày 19/8/2011, BGD có công văn số 5516/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011-2012 về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ NG&CBQLCSGD. Ngày 24/8/2011, SGD đã có Công văn số 871 SGD ĐT-GDTH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 cấp Tiểu học. * Ở trường chúng tôi đã thực hiện như sau : - Ngoài việc học tập chính trị nghiệp vụ hè, học tập nhiệm vụ năm học do Phòng GD tổ chức, nhà trường đã tổ chức họp chuyên môn triển khai nhiệm vụ năm học và yêu cầu các tổ, các đoàn thể, cá nhân căn cứ vào nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của trường, lớp, xây dựng kế hoạch năm học. - Các tổ họp xây dựng kế hoạch của tổ trên cơ sở kế hoạch của từng cá nhân, căn cứ vào nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của trường, lớp. - Nhà trường xây dựng kế hoạch trên cơ sở kế hoạch của các tổ, căn cứ vào nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của trường. - Kế hoạch năm học của nhà trường còn được xây dựng thành Nghị quyết qua Hội nghị cán bộ công chức đầu năm. BÁO CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GDPT CẤP TH (BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TẾ 5 NĂM ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CẤP TIỂU HỌC) - Phải có sự thống nhất cao từ Trung ương tới cơ sở trường học; tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân; trước hết là trong ngành GD. - Từng cán bộ quản lí GD, GV xác định rõ mục tiêu đổi mới, yêu cầu nội dung, phương pháp dạy học. - Biến chủ trương đổi mới thành tự học, tự đổi mới của từng cán bộ quản lí và GV; tạo được động lực từ trong mỗi con người. - Chủ động trong kế hoạch triển khai; kiên định tư tưởng lập trường; bình tĩnh sáng suốt, có chỉ đạo chính xác dễ hiểu phù hợp thực tế khách quan; không hoang mang chạy theo dư luận; lắng nghe có chọn lọc dư luận; kịp thời điều chỉnh công khai, rõ ràng những nội dung chưa phù hợp. - Dành khoản kinh phí đủ từ đầu tới cuổi, tránh “đầu voi, đuôi chuột”. - Quá trình thực hiện phải có đánh giá định kì một cách cụ thể, rút kinh nghiệm chỉ đạo và thực hiện theo từng năm, tiến tới tổng kết 10 năm xứng với tầm vóc; để lại dấu ấn tốt trong xã hội, giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục và mỗi h/s. CH : Từ bài học 5 năm thay sách, đ/c đã và đang làm gì để phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại như trong báo cáo đã nêu? Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại như đã nêu trong báo cáo, bản thân tôi đã và đang thực hiện những việc sau: - Xác định lập trường tư tưởng: Bản thân luôn xác định lập trường tư tưởng vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp, xác định rõ vai trò trách nhiệm của người GV trong thời kì mới, xác định rõ mục tiêu yêu cầu, phương pháp và nội dung đổi mới. - Tu dưỡng phẩm chất đạo đức: + Không ngừng tự học, tự rèn, tu dưỡng phẩm chất đạo đức để lại ấn tượng tốt đẹp trong h/s và phụ huynh, xứng đáng là tấm gương sáng cho h/s noi theo. + Chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. + Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của ngành, của trường. + Luôn học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tích cực tham gia cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Xây dựng môi trường học tập thân thiện”. + Luôn có tinh thần đoàn kết với mọi người, xây dựng được mối quan hệ mật thiết với đồng nghiệp, giữ gìn đoàn kết nội bộ, gần gũi với nhân dân, không có biểu hiện xa rời quần chúng. + Luôn trung thực, có trách nhiệm cao với công việc được giao. - Về chuyên môn nghiệp vụ : + Tích cực tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn. + Chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn; soạn giảng đầy đủ, đúng chương trình, có bổ sung phù hợp với đối tượng học sinh; đảm bảo khối lượng, chất lượng công việc và ngày giờ công. + Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên dự giờ thăm lớp, tổ chức và dạy chuyên đề, làm và sử dụng đồ dùng có hiệu quả; thường xuyên tham khảo sách báo, Internet, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới - lấy học sinh làm trung tâm. Giảng dạy được nhiều tiết sử dụng giáo án điện tử. + Trong giảng dạy, luôn hướng về sự tiếp thu của h/s, phối hợp nhiều hình thức hoạt động gây hứng thú cho h/s, phân bố thời gian hợp lí, đưa ra câu hỏi gợi mở ngắn gọn, h/s dễ trả lời. (VD: câu hỏi tìm nội dung bài, ko hỏi h/s: em hãy nêu đại ý(nội dung) của bài, mà có thể hỏi: qua tìm hiểu nội dung bài, em hãy cho biết bài văn(thơ) ca ngợi ai? ca ngợi điều gì hay tả cái gì? qua đó tác giả muốn nói lên điều gì?). Tổ chức h/s làm việc tích cực, chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức; khai thác tốt kênh hình, kênh chữ trong SGK. Trong giờ học luôn quan tâm tới mọi đối tượng h/s, ưu tiên gọi h/s yếu trả lời câu hỏi dễ và có những câu hỏi khó dành cho h/s giỏi; kết hợp lồng ghép giáo dục đạo đức, GD kĩ năng sống, GDVSCN, GDVSMT, BVMT qua từng nội dung bài học. Luôn xác định rõ kiến thức trọng tâm của bài học để xoáy, chốt kiến thức từng phần cũng như cả bài học. + Làm tốt nhiệm vụ tổ khối trưởng, góp phần đưa tổ 5 dẫn đầu trong mọi lĩnh vực. + Trong công tác chỉ đạo của tổ chuyên môn, tôi luôn có kế hoạch cụ thể, thường xuyên đôn đốc, động viên các thành viên trong tổ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, tiên phong trong mọi phong trào. + Nhiệt tình, tâm huyết, có sáng tạo trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết quả học sinh giỏi luôn đạt giải cao trong các kì thi. Viết sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào thực tế giảng dạy và dự thi cấp huyện đạt giải A. - Về công tác chủ nhiệm lớp : Có kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng tuần, từng tháng, từng kì và cả năm học. Thường xuyên có mối liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh để phối hợp giáo dục các em. Liên hệ tốt với BGH để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời cho các hoạt động của lớp. Xây dựng được môi trường học tập thân thiện. Đánh giá đúng chất lượng học sinh. Thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu theo quy định. Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh trong học tập cũng như tham gia các hoạt động. * Một số hoạt động khác : - Tích cực tham gia học tập các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị xã hội. - Thường xuyên soạn thảo và bổ sung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi; chương trình ôn tập kiến thức cơ bản. - Bản thân luôn học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các lĩnh vực khác, như: soạn giáo án điện tử, lập được trang Website riêng, truy cập Internet, viết bài gửi Tạp chí, … và đã có nhiều bài được đăng trên Tạp chí Thế giới trong ta, Tạp chí Toán tuổi thơ. - Tham gia tích cực trong các phong trào của nhà trường cũng như của ngành như : văn nghệ, thể thao,… . ĐỀ CƯƠNG LÍ THUYẾT THI GVG TỈNH THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN SỐ 1014 SGDĐT-GDTH V/V HD LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG. 12/8/2011, BGD đã ra Chỉ Thị số 3398/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012. Ngày 19/8/2011, BGD. từng năm, tiến tới tổng kết 10 năm xứng với tầm vóc; để lại dấu ấn tốt trong xã hội, giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục và mỗi h/s. CH : Từ bài học 5 năm thay sách, đ/c đã và đang làm gì để phát

Ngày đăng: 13/08/2014, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w