1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực tế về công tác quản lý các khoản phải thu tại công ty may mặc việt tiến

18 2,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 189 KB

Nội dung

Bài thảo luận - Môn quản trị tài chính Nhóm 2 – Lớp K6HQ1C LỜI MỞ ĐẦU Hầu hết mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phát sinh các khoản phải thu. Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có giá trị các khoản phải thu khác nhau. Độ lớn khoản phải thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ thu hồi nợ cũ, tốc độ tạo ra nợ mới và sự tác động của các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp như chu kỳ suy thoái của nền kinh tế, khủng hoảng tiền tệ. Doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố mà mình có thể kiểm soát được nhằm tác động tới độ lớn và chất lượng của khoản phải thu. Hiện nay, khoản phải thu là yếu tố quan trọng để tạo nên uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác của mình và trở thành sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý các khoản phải thu luôn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phải có biện pháp để quản lý các khoản phải thu một cách hiệu quả. Nhưng thực tế việc thực hiện quản lý các khoản phải thu của các doanh nghiệp hiện nay là như thế nào? Có mang lại hiệu quả hay không? Để trả lời các câu hỏi đó chúng em đã thực hiện đề tài: “ Thực tế về công tác quản lý các khoản phải thu tại công ty may mặc Việt Tiến” Công ty may mặc Việt tiến là một công ty rất có uy tín trên thị trường, công ty chuyên kinh doanh các loại quần áo chất lượng cao. Công tác quản lý các khoản phải thu được công ty hết sức quan tâm. Nội dung đề tài của chúng em bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái luận về công tác quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các khoản phải thu tại công ty may mặc Việt tiến. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các khoản phải thu. 1 Bài thảo luận - Môn quản trị tài chính Nhóm 2 – Lớp K6HQ1C CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1, Tổng quan về quản lý khoản phải thu 1.1.1, Khái niệm các khoản phải thu Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán. Các khoản phải thu được ghi nhận như là tài sản của công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai. Các khoản phải thu dài hạn (chỉ đáo hạn sau một khoản thời gian tương đối dài) sẽ được ghi nhận là tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Hầu hết các khoản phải thu ngắn hạn được coi như là một phần của tài sản vãng lai của công ty. 1.1.2, Nội dung công tác quản lý các khoản phải thu 1.1.2.1, Chính sách tín dụng Bán chịu hàng hóa là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng cho các khách hàng của mình (tín dụng thương mại) và là nguyên nhân phát sinh của các khoản phải thu. Độ lớn và rủi ro của các khoản phải thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chính sách tín dụng là một nhân tố quan trọng. Chính sách tín dụng của doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc kiểm soát các biến số sau: - Tiêu chuẩn tín dụng: Nguyên tắc chỉ đạo là phải xác định được tiêu chuẩn tín dụng tức là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế tín dụng có thể chấp nhận được của các khách hàng mua chịu. - Chiết khấu thanh toán: Là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn. - Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng): Là quy định về độ dài thời gian của các khoản tín dụng. 2 Bài thảo luận - Môn quản trị tài chính Nhóm 2 – Lớp K6HQ1C - Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định về cách thức thu tiền như thu 1 lần hay nhiều lần, hay trả góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tín dụng quá hạn. 1.1.2.2, Chính sách bán hàng Số nợ phải thu của doanh nghiệp tăng hoặc giảm trong kỳ còn phụ thuộc vào phương thức tiêu thụ áp dụng tại doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương thức bán lẻ là chủ yếu thì số nợ phải thu của doanh nghiệp sẽ thấp do hàng bán được thu tiền ngay; ngược lại, phải thu sẽ cao nếu doanh nghiệp áp dụng phương thức bán buôn là chủ yếu do đặc trưng của phương thức này là thanh toán chậm. Hoặc nếu chính sách tín dụng bán hàng khác nhau thì số nợ phải thu cũng khác nhau. Chúng ta cần chú ý tới lượng hàng tiêu thụ để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp. 1.1.2.3, Theo dõi các khoản phải thu Tổng nợ phải thu có thể phân loại theo các tiêu thức sau: TT Nhóm nợ Xếp loại Các dấu hiệu đặc trưng Các biện pháp kiểm soát nợ 1 Nợ đủ tiêu chuẩn A Khách nợ là những DN vững chắc về tài chính, về tổ chức, uy tín và thương hiệu. Sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ thông thường, duy trì mối quan hệ tốt với khách nợ. 2 Nợ cần chú ý B Khách nợ là những DN có tình hình tài chính khá tốt, khách nợ truyền thống, có độ tin cậy. Sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ thông thường. 3 Nợ dưới tiêu chuẩn C Khách nợ là những DN có tình hình tài chính không ổn định, hiện tại có khó khăn nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện. Theo dõi chăt chẽ để thu nợ, có giải pháp đặc biệt phù hợp với từng món nợ. 4 Nợ quá hạn khó đòi D Khách nợ là những DN có tình hình tài chính xấu, không có triển vọng rõ ràng hoặc khách nợ cố ý không thanh toán nợ. Áp dụng các biện pháp đặc biệt, theo dõi chặt chẽ, tận dụng cơ hội thu nợ. 5 Nợ không thể thu hồi được E Khách nợ là những DN phá sản hoặc chuẩn bị phá sản không có khả năng trả nợ hoặc không tồn tại. Nợ thuộc nhóm này phải xóa sổ, không làm phát sinh thêm chi phí kiểm soát nợ. Xác định chi phí tổn thất trong kinh doanh. Để quản lý các khoản phải thu, nhà quản lý phải biết cách theo dõi các khoản phải thu, trên cơ sở đó có thể thay đổi chính sách tín dụng thương mại kịp thời. Thông thường người ta dựa vào các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau: * Kỳ thu tiền bình quân (The average collection period – ACP) 3 Bài thảo luận - Môn quản trị tài chính Nhóm 2 – Lớp K6HQ1C Kỳ thu tiền bình quân = 360 = Số dư bình quân KPT Số vòng quay KPT Doanh thu trong kỳ Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp cần mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Dựa vào kỳ thu tiền bính quân, có thể nhận ra chính sách tín dụng thương mại của doanh nghịêp. Chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1+1/3) kỳ hạn thanh toán. Còn nếu phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn được hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1+1/3) dố ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu. Do vậy, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán và lợi nhuận không tăng thì cũng có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. Khi đó nhà quản lý cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời. * Phân tích “tuổi” của các khoản phải thu Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu tức là khoảng thời gian có thể thu được tiền của các khoản phải thu để phân tích. Xác định tuổi của các khoản phải thu cho phép đánh giá 1 cách chi tiết hơn quy mô và độ dài thời gian tương ứng của các khoản phải thu đó tại thời điểm nhất định. Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp quản lý và chính sách thu tiền thích hợp. * Xác định số dư khoản phải thu Phương pháp này đo lường quy mô doanh số bán chịu chưa thu được tiền tại thời điểm cuối các tháng do kết quả bán hàng của tháng và của các tháng trước đó. 1.1.2.4, Rủi ro của các khoản phải thu Hầu hết các công ty đều phát sinh khoản phải thu với các mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể tới mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không có bán hàng trả chậm thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hoá quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng, có nguy cơ phát sinh chi phí cho các khoản phải thu khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Các doanh nghiệp cũng cần chú ý, chính sách tín dụng 4 Bài thảo luận - Môn quản trị tài chính Nhóm 2 – Lớp K6HQ1C thương mại phải thường xuyên thay đổi theo tình hình của thị trường, do đó, các nhà quản lý cần chú ý xem, nếu khi nới lỏng chính sách tín dụng thương mại sẽ làm tăng lợi nhuận nhưng lợi nhuận này có đủ bù đắp được chi phí vào các khoản phải thu hay không? Hoặc ngược lại, nếu thắt chặt chính sách tín dụng thương mại thì các chi phí cho các khoản phải thu tiết kiệm được có đủ để bù đắp cho lợi nhuận giảm hay không? Trên thực tế, quản trị khoản phải thu phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề phức tạp, do vậy, các nhà quản lý cần thận trọng trong việc đánh đổi giữa cơ hội có lợi nhuận tăng thêm nhờ chính sách tín dụng thương mại và rủi ro xuất phát từ các khoản phải thu là chi phí quản lý và thu hồi nợ khó đòi. 1.1.3, Hiệu quả quản lý khoản phải thu Đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu là một vấn đề then chốt trong các doanh nghiêp. Nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, việc doanh nghiệp phân tích hiệu quả quản lý các khoản phải thu sẽ đánh gía được chất lượng trong quản lý, xây dựng chính sách bán hàng, chính sách tín dụng thương mại, uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng từ đó có thể vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các khoản phải thu. Đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu được thông qua các chỉ tiêu sau: - Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu và hiệu quả càng cao thì chỉ tiêu này càng nhỏ. Kỳ thu tiền bình quân = 360 = Số dư bình quân KPT Số vòng quay KPT Doanh thu trong kỳ - Vòng quay khoản phải thu trong kỳ Vòng quay khoản phải thu trong kỳ = Doanh thu trong kỳ Các khoản phải thu bình quân Trong đó các khoản phải thu bình quân là bình quân số học của các khoản phải thu ở đầu kỳ và cuối kỳ. Vòng quay các khoản phải thu cho biết trung bình 1 năm khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. - So sánh với khoản phải trả của doanh nghiệp Trên bảng cân đối kế toán, khoản phải trả được gọi là một khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp phải trả toàn bộ số nợ ngắn hạn này cho chủ nợ khi đến hạn. Khoản phải trả chủ yếu bao gồm 2 khoản mục chính là phải trả nhà cung cấp và người mua trả tiền trước. Nhìn vào khoản phải trả , chúng ta có thể nhận thấy 5 Bài thảo luận - Môn quản trị tài chính Nhóm 2 – Lớp K6HQ1C doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của đối tác là bao nhiêu? Việc so sánh giữa khoản phải thu và khoản phải trả sẽ cho biết là doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn, để từ đó các nhà quản lý sẽ có những thay đổi về chính sách bán hàng, nguyên vật liệu chính sách tín dụng thương mại nhằm phù hợp với điều kiện mới. 1.2, Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý các khoản phải thu 1.2.1, Nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan là các nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và do đó tác động đến việc sử dụng vốn lưu động như thế nào cho phù hợp để thích nghi với sự biến đổi của môi trường xung quanh. Chúng là những nhân tố mà bản thân doanh nghiệp không thể kiểm soát được. * Các nhân tố về môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là một tập hợp bao gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, biến động cung cầu hàng hóa, mức độ cạnh tranh trên thị trường…Môi trường kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình, ngược lại chúng gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp. * Các nhân tố về môi trường tự nhiên: Đó là các nhân tố về khí hậu, vị trí địa lý, địa hình Các nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến quyết định chớnh sỏch bỏn hàng của doanh nghiệp. Chúng tác động đến việc doanh nghiệp lựa chọn vị trí,cách thức bán hàng phù hợp với yêu cầu của người mua và nhằm khuyến khích người tiêu dùng. * Các nhân tố về môi trường văn hóa xã hội: Đây là những nhân tố luôn bao quanh doanh nghiệp và nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Dân số thể hiện quy mô nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu, từ đó khi cung cấp dịch vụ thông tin di động doanh nghiệp có thể dự đoán được dung lượng thị trường mà doanh nghiệp có thể đạt đến. - Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập của dân cư quyết định đến lượng tiền mà người tiêu dùng sẽ dùng cho dịch vụ thông tin di động, mức độ sử dụng thường xuyên, yêu cầu về chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng… - Ngoài ra các nhân tố như: trình độ văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, xu hướng phân bố dân cư…ảnh hưởng đến thói quen, tập tính tiêu dùng của các tầng lớp dân cư và từ đó tác động đến nhu cầu và cơ cấu chi tiêu của khách hàng. 6 Bài thảo luận - Môn quản trị tài chính Nhóm 2 – Lớp K6HQ1C * Các chính sách vĩ mô của Nhà nước : Các chủ trương chính sách về đầu tư của Đảng và nhà nước đối với ngành bưu chính viễn thông sẽ quyết định tới quy mô đầu tư phát triển mạng lưới của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin di động. 1.2.2, Nhân tố chủ quan Các nhân tố chủ quan là những nhân tố nằm ở chính bản thân của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh theo hướng có lợi nhất cho mình. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp chủ yếu ở việc doanh nghiệp có nắm bắt và kiểm soát được các nhân tố chủ quan hay không. Những nhân tố đó là: * Trình độ nguồn nhân lực: đây là một trong những nguồn vốn qúy nhất của doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến sự thành bại trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, năng suất lao động và từ đó tác động đến hiệu quả quản lý khoản phải thu. Còn với cán bộ lãnh đạo và quản lý, việc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh, phương pháp quản lý, mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm trên thương trường của họ. * Trình độ khoa học công nghệ: việc áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí, nâng cao được năng suất lao động, chất lượng dịch vụ từ đó tăng hiệu suất quản lý. * Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng( trụ sở làm việc, các trung tâm, chi nhánh, hệ thống đại lý…) được bố trí hợp lý khoa học sẽ giúp doanh nghiệp quản lý có hiệu quả hơn các khoản phải thu, thu có hiệu quả hơn các khoản nợ từ khách hàng… CHƯƠNG 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY MAY MẶC VIỆT TIẾN 7 Bài thảo luận - Môn quản trị tài chính Nhóm 2 – Lớp K6HQ1C 2.1, Khái quát về công ty may Việt Tiến 2.1.1, Quá trình hình thành và phát triển - Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến - Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION - Tên viết tắt : VTEC . - Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - Điện thoại : 84-8-38640800 (22 lines) - Fax : 84-8-38645085-38654867 - Email : vtec@hcm.vnn.vn - Website: http://www.viettien.com.vn Tiền thân của Việt Tiến là một xí nghiệp may tư nhân có tên gọi là “Thái Bình Dương kĩ nghệ Công ty” (Pacific Enterprise), với 8 cổ đông góp vốn, do ông Sâm Bảo Tài, một doanh nhân người Hoa, làm giám đốc. Khi đó xí nghiệp chỉ có 65 máy may và khoảng 100 công nhân. Sau năm 1975, xí nghiệp được quốc hữu hóa và giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) quản lí. Tháng 5/1977, xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp may Việt Tiến. Cùng với sự phát triển chung của cả nước và ngành dệt may, Xí nghiệp được đổi thành Công ty rồi Tổng Công ty nhưng cái tên Việt Tiến với hàm ý “Việt Nam tiến lên” vẫn được giữ lại theo tâm nguyện của cả tập thể những người lao động nơi đây. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, dưới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV, Tổng công ty may Việt Tiến hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm 06 xí nghiệp, 22 công ty con và công ty liên kết, với tổng số CBCNV là 22.000 người. Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đã trở thành doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Doanh số ngày càng tăng, thị phần ngày càng được mở rộng. Uy tín của thương hiệu Việt Tiến đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Tại thị trường nội địa: Việt Tiến hiện có trên 1380 cửa hàng, đại lý phân bổ đều khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tại thị trường xuất khẩu: Việt Tiến hiện đang giao dịch với trên 50 khách hàng thuộc các nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha….), Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indone- sia….), Châu Úc…vv. Cơ cấu thị trường như sau: Nhật Bản: 31 %, EU: 27%, Mỹ: 27% và các nước khác: 15%. Với ưu thế nổi bật về kinh nghiệm thiết kế, sản xuất các sản phẩm thời trang & vị thế dẫn đầu ngành hàng thời trang công sở tại Việt Nam từ hơn 30 năm qua, Việt Tiến kết hợp thế mạnh về năng lực thiết 8 Bài thảo luận - Môn quản trị tài chính Nhóm 2 – Lớp K6HQ1C kế và bí quyết gia công các sản phẩm cao cấp quốc tế cùng với trình độ công nghệ hiện đại bậc nhất Việt Nam và ngang tầm với khu vực để định hướng phát triển nhiều thương hiệu phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Năm 2010, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty trong hơn 30 năm qua, Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đã vinh dự được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Tập thể Anh Hùng Lao Động, Huân chương Lao Động hạng Nhất, Nhì, Huân chương Độc Lập hạng Ba…., đạt danh hiệu” Doanh Nghiệp Tiêu Biểu Nhất Ngành Dệt May Việt Nam” 6 năm liền, được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” 13 năm liền, danh hiệu “Sao Vàng Đất Việt” 6 năm liền, là 1 trong 30 doanh nghiệp nằm trong chương trình thương hiệu quốc gia 2008, đạt danh hiệu doanh nghiệp văn hóa UNESCO…cùng rất nhiều giải thưởng cao quý khác. Đó là những phần thưởng cao quý cho một doanh nghiệp đã chủ động tích cực vươn lên dẫn đầu ngành dệt may Việt Nam và hội nhập quốc tế. 2.1.2, Cơ cấu tổ chức 9 Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Giám đốc điều hành Bài thảo luận - Môn quản trị tài chính Nhóm 2 – Lớp K6HQ1C 2.1.3, Đặc điểm sản phẩm Hiện tại Việt Tiến có 6 thương hiệu, được đầu tư xây dựng chuyên nghiệp, cụ thể: + Thương hiệu Viettien: Là thời trang nam công sở, lịch sự, nghiêm túc, chỉnh chu. Đối tượng sử dụng chính là nam giới, tuổi từ 25 đến 55. Sản phẩm chính của thương hiệu này bao gồm: Áo sơ mi, quần tây, quần kaki, caravatte… + Thương hiệu Manhattan: là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách Mỹ dành cho doanh nhân, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những người thành đạt, sành điệu … dòng sản phẩm bao gồm: Sơmi, quần âu, veston, caravatte, áo thun. Đây là thương hiệu được Việt Tiến mua bản quyền của tập đoàn Perry Ellis International - Mỹ để sản xuất và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. + Thương hiệu San Sciaro: Là thương hiệu thời trang nam cao cấp mang phong cách Ý. Đối tượng sử dụng là những người thành đạt, có địa vị xã hội là doanh nhân, nhà quản lý. Sản phẩm thương hiệu này bao gồm: Áo sơ mi, quần tây, veston, áo thun …., với nguyên liệu đặc biệt cao cấp, được nhập từ các nước có nền công nghiệp dệt tiên tiến như: Nhật, Ý, Đức, Ấn Độ… + Thương hiệu T_up: là thương hiệu thời trang nữ lịch sự, hiện đại và tinh tế. Đối tượng sử dụng là nữ giới tuổi từ 27 đến 45, sử dụng trong môi trường công sở, dạo phố, mua sắm, dạ hội… Dòng sản phẩm bao gồm: Đầm, váy, veston, quần áo thời trang các loại … + Thương hiệu Việt Long: Là thương hiệu thời trang nam dành cho những người lao động bình dân ở 2 khu vực thành thị và nông thôn. Dòng sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần kaki, quần jeans, áo thun, quần thể thao, jacket … + Viettien Smart Casual: thừa hưởng thuộc tính lịch lãm, chỉnh chu của Viettien nhưng bổ sung thêm thuộc tính thoải mái & tiện dụng cho người mặc, dễ hòa nhập mọi hoàn 10 Các công ty liên kết Các công ty liên doanh với nước ngoài Các công ty con XN trực thuộc và hợp tác kd Khối phòng ban tổng công ty [...]... 2.2, Thực trạng quản lý các khoản phải thu tại công ty may mặc Việt Tiến 2.2.1, Tình hình quản lý các khoản phải thu tại công ty Việt Tiến Việc xem xét các khoản phải thu ngày 31/12/2010 sẽ cho ta một cái nhìn tổng quan về hiệu quả công tác quản lý các khoản phải thu Đây là khoản mục quan trọng, nó chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản và nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của công ty Việt Tiến. .. các cửa hàng, các đại lý được nâng cao, các cửa hàng được mở rộng đã làm tăng số lượng khách hàng mua sản phẩm của công ty, hoạt động thu hồi nợ đạt hiệu quả cao…Nhờ vậy mà tỷ lệ thu hồi các khoản nợ là khá cao CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY MAY MẶC VIỆT TIẾN 3.2, Quản lý các khoản phải thu khách hàng Trong năm 2010, về cuối năm các khoản phải thu của khách... để thu hồi các khoản nợ nhanh hơn so với năm 2009 là 13 ngày Điều này cho ta thấy chất lượng công tác thoi dõi thu hồi nợ của công ty là rất tốt Công ty đã thu hồi các khoản nợ một cách nhanh chóng góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty 2.2.2.2, Công tác thu nợ của công ty Trong việc quản lý các khoản phải thu, là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị vốn lưu động, công ty đã... sách thu hồi nợ của các khoản phải thu khác của công ty rất hiệu quả cần phải phát huy triệt 13 Bài thảo luận - Môn quản trị tài chính Nhóm 2 – Lớp K6HQ1C để Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khoản phải thu của công ty giảm so với đầu năm về mặt tổng giá trị các khoản phải thu 2.2.1.4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi Khoản trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi của công ty. .. giảm 2.2.2, Hiệu quả quản lý các khoản phải thu tại công ty Việt Tiến 2.2.2.1, Đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu tại công ty Việt Tiến Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý các khoản phải thu, chúng ta xem xét tốc độ thu hồi nợ của công ty Việt Tiến qua một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Doanh thu Các KPT bình quân Vòng quay các KPT Kỳ thu tiền bình quân Đơn vị Đồng Đồng Vòng Ngày Năm 2009 1.928.113.726.977... khoản phải thu Khoản trích lập dự phòng tài chính của công ty rất nhỏ chứng tỏ công ty có chính sách thu hồi nợ rất tốt, các khoản nợ đọng không đáng kể 2.2.1.1 Thực trạng các khoản phải thu khách hàng Các khoản phải thu khách hàng chủ yếu là khoản phải thu nợ từ khách hàng ( khách hàng mua buôn với số lượng hàng lớn) Vì vậy việc quản lý và thu hồi nợ là rất quan trọng do công ty là một công ty lớn... giảm Các khoản nợ phải thu khó đòi của công ty không nhiều Tình hình thu hồi công nợ của công ty rất tốt Các khách hàng lớn mua buôn với khối lượng hàng lớn số tiền nợ nhiều nhưng công ty đã có những chính sách tín dụng, tài chính hợp lý khuyến khích khách hàng trả nợ sớm để được hưởng chiết khấu nên các khoản nợ của công ty có chiều hướng giảm 2.2.2, Hiệu quả quản lý các khoản phải thu tại công ty Việt. .. Vào cuối năm 2010 giá trị khoản phải thu là 167.430.208.054 đồng giảm so với đầu năm 2010 là 24.441.717.900 đồng Sự giảm giá trị tổng các khoản phải thu chủ yếu là do các khoản phải thu khác giảm Còn khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán vẫn tăng trong cơ cấu khoản phải thu Trong cơ cấu khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu khách hàng Vì công ty là một thương hiệu lớn... công ty tổ chức tổng kết công tác quản lý tài chính của công ty và từng đơn vị thành viên qua đó tiếp thu ý kiến, nhận xét, đánh giá việc thực hiện của các đơn vị phòng ban để rút kinh nghiệm chung - Công ty cần tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác quản lý tài chính của công ty Nâng cao mức độ chuyên nghiệp trong công tác quản. .. người mua buôn tăng lên Đòi hỏi công ty cần có chính sách quản lý khách hàng cũng như chính sách tín dụng hợp lý để tăng cường thu hồi nợ từ khách hàng 2.2.1.2 Tình hình quản lý các khoản trả trước cho người bán Các khoản trả trước cho người bán cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị các khoản phải thu Nó chiếm 8 - 9% tổng giá trị các khoản phải thu Do công ty cần đầu tư trang thiết bị máy . không? Để trả lời các câu hỏi đó chúng em đã thực hiện đề tài: “ Thực tế về công tác quản lý các khoản phải thu tại công ty may mặc Việt Tiến Công ty may mặc Việt tiến là một công ty rất có uy. luận về công tác quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các khoản phải thu tại công ty may mặc Việt tiến. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản. doanh nghiệp quản lý có hiệu quả hơn các khoản phải thu, thu có hiệu quả hơn các khoản nợ từ khách hàng… CHƯƠNG 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY MAY MẶC VIỆT TIẾN 7 Bài

Ngày đăng: 13/08/2014, 18:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w