Bé "tè" dầm, làm thế nào đây? - Đêm! Đang say ngủ, bé bỗng giật mình òa lên khóc, cả nhà thức giấc. Thì ra bé đái dầm ướt hết chăn, đệm, bé lạnh và ướt sũng. Phụ huynh thường lo lắng và tìm cách điều trị chứng tiểu dầm của con. Đây là một hiện tượng phổ biến và tự nhiên vì thiếu sự kiểm soát của bàng quang. Thế nào là tiểu dầm trong đêm? Tiểu ướt giường trong giấc ngủ đêm còn được gọi là tiểu dầm là một hiện tượng rất bình thường và hay xảy ra ở trẻ đến 6 - 7 tuổi , đặc biệt ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Phụ huynh không nên lo lắng quá đáng vì bàng quang chưa thể kiểm soát ở tuổi này. Thông thường trẻ sẽ ngưng tiểu dầm lúc 7 tuổi . Trẻ tiểu dầm mỗi đêm được gọi là tiểu dầm tiên phát. Còn đối với trẻ đã hết tiểu dầm và mới bắt đầu tiểu dầm trở lại độ 6 tháng nay được gọi là tiểu dầm thứ phát. Tè dầm trong đêm là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Đâu là nguyên nhân của tiểu dầm? Chưa ai biết chính xác nguyên nhân của tiểu dầm, tuy nhiên có nhiều yếu tố góp phần vào chứng này. Bàng quang của trẻ có thể nhỏ, dây thần kinh bàng quang được trưởng thành dần dần, kích thích tố chống lợi tiểu được tiết ít hơn, biến cố gây căng thẳng thần kinh, ngưng thở lúc ngủ có thể do viêm amidan hoặc viêm VA, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu đường loại 1, khó đi tiểu và bệnh sử gia đình có tiểu dầm. Khi nào cần cho trẻ đi khám bệnh? Đa số trẻ sẽ ngưng tiểu dầm khi lớn lên. Cần khám bác sĩ khi trẻ tiếp tục tiểu dầm sau 6 - 7 tuổi, hoặc bị tiểu dầm thứ phát, hoặc cảm thấy đau khi đi tiểu, nước tiểu màu hồng. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử tiểu dầm của gia đình và tìm hiểu cách ăn uống của trẻ, cũng như những sự thay đổi trong cuộc sống có thể gây căng thẳng cho trẻ. Sau khi khám trẻ, bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm nước tiểu để xem trẻ có bị nhiễm trùng hoặc tiểu đường chẳng hạn. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang để khảo sát tình trạng của thận và bàng quang. Nếu kết quả khám thể chất bình thường, thì trẻ sẽ được giới thiệu đến chuyên viên tâm lý để trẻ cũng như gia đình được trấn an và tìm cách hóa giải những lo âu, căng thẳng trong cuộc sống của trẻ. Phụ huynh nên làm gì để giúp trẻ? Gia đình nên có thái độ kiên nhẫn, yêu thương đối với trẻ thay vì phê bình, chỉ trích trẻ. Đa số trẻ sẽ tự hết tiểu dầm khi lớn lên. Không nên khuyến khích trẻ uống nước trước giờ ngủ, nhắc trẻ đi tiểu trước khi lên giường. Những thói quen này có thể giúp trẻ bớt dần chứng tiểu dầm. Gia đình luôn kiên nhân và yêu thương giúp trẻ vượt qua những khó khăn đầu đời. Trong ngày, trẻ cũng được khuyến khích trì hoãn việc đi tiểu để giúp cho bàng quang giữ thêm nước tiểu trong đêm. Nếu sau 7 tuổi mà trẻ vẫn còn tiểu dầm, thì nên dùng chuông báo động gần trẻ đế đánh thức trẻ đi tiểu. Trẻ cần được huấn luyện để chỉnh giờ chuông báo động trước khi ngủ trở lại. Tóm lại, với một ít kiên nhẫn và hợp tác của phụ huynh và trẻ, vấn đề tiểu dầm có thể được giải quyết dễ dàng. Ngưng uống nước 1 giờ trước khi ngủ, để trẻ tự làm vệ sinh cá nhân và giường ngủ khi có tiểu dầm. Thay vì nhạo cười trẻ, phụ huynh nên khen ngợi những cố gắng của trẻ để không tiểu dầm. Tránh những yếu tố gây căng thẳng và lo âu như áp lực học tập, xa vắng cha mẹ hoặc sợ bóng tối, tạo môi trường an toàn và thư giãn cho trẻ. Điều này sẽ góp phần giải quyết hữu hiệu chứng tiểu dầm ở trẻ em. . Bé "tè" dầm, làm thế nào đây? - Đêm! Đang say ngủ, bé bỗng giật mình òa lên khóc, cả nhà thức giấc. Thì ra bé đái dầm ướt hết chăn, đệm, bé lạnh và ướt sũng dầm của con. Đây là một hiện tượng phổ biến và tự nhiên vì thiếu sự kiểm soát của bàng quang. Thế nào là tiểu dầm trong đêm? Tiểu ướt giường trong giấc ngủ đêm còn được gọi là tiểu dầm là một. toàn bình thường. Đâu là nguyên nhân của tiểu dầm? Chưa ai biết chính xác nguyên nhân của tiểu dầm, tuy nhiên có nhiều yếu tố góp phần vào chứng này. Bàng quang của trẻ có thể nhỏ, dây thần