Đề tài cải cách kinh tế Nhật và tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản – 2 ppsx

19 377 0
Đề tài cải cách kinh tế Nhật và tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản – 2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

20 quyết những vấn đề nảy sinh; và rất nhiều công ty kinh doanh chứng khoán đã được thành lập và đi vào hoạt động. Việc hợp nhất, các ngân hàng nhằm làm tăng sức mạnh tài chính và khả năng lợi nhuận đã được đẩy mạnh. Sự thâm nhập của các ngân hàng thương mại và ngân hàng uỷ thác vào kinh doanh bảo hiểm thông qua các chi nhánh cũng đã được thực hiện… Sau hơn 5 năm triển khai và thực hiện, cuộ c cải cách hệ thống tài chính Nhật Bản bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Cuộc cải cách này đã và đang dẫn tới những thay đổi cơ cấu sâu sắc ở Nhật Bản. Khu vực tài chính Nhật Bản đã trở nên có sức cạnh tranh hơn, sự thâm nhập của nước ngoài vào khu vực này cũng trở nênít khó khăn hơn, các thị trường vố n độc lập cũng đã được phát triển thêm một bước. Các cơ quan tài chính Nhật Bản đã hoàn toàn được tự do trong các hoạt động của mình và các phương tiện quản lý tài sản đã được cải thiện một cách có ý nghĩa, sự thâm nhập lẫn nhau về công việc kinh doanh của các ngân hàng, các công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm, cùng với xu hướng hợp nhất các loại cơ quan này đã được đẩy mạnh, các thị trườ ng vốn đã được phát triển thêm một bước, đặc biệt là mạng lưới thị trường thông qua hệ thông trao đổi thương mại điện tử và qua Internet; Sự liên doanh, liên kết với nước ngoài và sự thâm nhập của các công ty ài chính nước ngoài vào Nhật Bản đã được đẩy mạnh dưới các hình thức như: FDI, mua cổ phần, tham gia trực tiếp vào công việc quản lý của các công ty Nhật Bản và các thị trường chứ ng khoán ở Nhật Bản; Và chất lượng quản lý tín dụng của các cơ quan trong hệ thống tài chính Nhật Bản đã được cải thiện rất đáng kể (Hệ thống tài chính Nhật Bản: Những đăc trưng cơ bản và cuộc cải cách hiện nay; chủ biên Trần Quang Minh, Nxb KHXH, Hà Nội, 2003). II. NHỮNG CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP CẢI CÁCH TRONG TỪNG LĨNH VỰC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Mặc dù đã từng có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt là trong thời kỳ tăng trưởng ngoạn mục (1955 – 1973), hệ thống tài chính Nhật Bản mà trong đó các ngân hàng đóng vai trò trung tâm, kể từ cuối thập kỷ 80 đến nay đã bộc lộ rất nhiều những yếu kém và bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của đấ t nước. 21 Trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã phải thực hiện khá nhiều chính sách và biện pháp nhằm cơ cấu lại hệ thống tài chính thích ứng với những đòi hỏi của tình hình kinh tế trong nước và bối cảnh quốc tế mới. Tuy nhiên, những giải pháp tình thế được thực hiện trong những năm đầu thập kỷ 90 đã chứng tỏ r ằng đó không phải là những phương thuốc hữu hiệu đẻ chữa trị căn bệnh “khủng hoảng cơ cấu” kinh tế nói chung và hệ thống tài chính của Nhật Bản nói riêng. Chỉ khi chương trình “Big Bang” do Thủ tướng Hashimoto khởi sướng và được thực hiện kể từ tháng 11/1996, hệ thống tà chính Nhật Bản mới thực sự bước vào một cuộc cải cách sâu sắc và toàn diện. Đặc điểm nổi bật của hệ thống tài chính Nhật Bản là chủ yếu dựa vào ngân hàng nên trước hết chúng ta sẽ đi vào các chính sách, biện pháp để cải cách ngân hàng trung ương (NHTW) và ngân hàng thương mại (NHTM). 1. Các chính sách đối với NHTW và NHTM Hệ thống tài chính Nhật Bản, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, đã được ca ngợi có vai trò sống còn trong phát triển kinh tế của Nhật Bản trước những năm 1990. Rất nhiều ngân hàng Nhật Bản th ời kỳ đó là những ngân hàng lớn nhất trên thế giới: 9 trong số 10 ngân hàng hàng đầu thế giới xét về quy mô tài sản là những ngân hàng Nhật Bản. Các ngân hàng này có những quỹ tiền gửi khổng lồ, chi phí thấp và những đánh giá tín dụng cao nhất. Chính vì thế, Nhật Bản đã thay đổi hẳn trong những năm 1990 với những món nợ khó đòi khổng lồ của các ngân hàng, kinh tế triền miên trong vòng suy thoái, giảm phát liên tục trong nhữ ng năm gần đây. Vậy làm thế nào để có thể lập lại trật tự của hệ thống tài chính để ngân hàng có thể làm tốt vai trò trung gian tài chính của mình trong việc thu hút vốn nhàn rỗi và cung cấp vốn cho doanh nghiệp, thực sự đáp ứng những yêu cầu mới trong qua trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. Chương trình cải cách “Big Bang” đã đưa ra những chính sách và biện pháp tương đối toàn diện để đổi mớ i nguyên tắc hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức hệ thống ngân hàng Nhật Bản. a. Đối với NHTW 22 Như chúng ta đã biết, ngân hàng trung ương là một định chế quản lý nhà nước về tiền tệ – tín dụng. Nó nằm trong bộ máy quyền lực quốc gia. Song, tuỳ theo điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước, HNTW có thể độc lập hay trực thuộc Chính phủ. Chẳng hạn ở Mỹ và Đức, thực hiện thể chế NHTW độc lập với Chính phủ. Trong th ể chế này, Chính phủ không được can thiệp vào hoạt động của NHTW. Nhưng ở Nhật, Anh, Pháp và một số nước khác thực hiện thể chế NHTW trực thuộc Chính phủ, Chính phủ có ảnh hưởng quyết định đối với hoạt động của NHTW. Khác với tính chất quản lý nhà nước của các bộ, NHTW thực hiện việc quản lý nhà nước qua các nghiệp vụ kinh doanh có đem lại lợi nhuận. Song, vi ệc kinh doanh này chỉ là phương tiện nâng cao hiệu suất của công tác quản lý, chứ không phải là mục đích của hoạt động chính của NHTW. Mục đích hoạt động của NHTW là cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, điều hoà lưu thông tiền tệ và quản lý hệ thống ngân hàng, nhằm bảo đảm lưu thông tiền tệ ổn định, từ đó tạo diều kiện tăng trưởng kinh t ế, tăng việc làm và kiềm chế lạm phát. Với 3 chức năng cơ bản là: phát hành tiền tệ, ngân hàng của các ngân hàng và ngân hàng của nhà nước, NHTW đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế – xã hội như điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia. Ngân hàng trung ương Nhật Bản (DOJ) ra đời vào năm 1886 theo sáng kiến của Bộ trưở ng Tài chính Masayoshi Matsuka. Đây là một phần trong chương trình hiện đại hoá tài chính Nhật Bản của thời Minh Trị. Mục tiêu là để cải cách hệ thống tiền tệ, thiết lập một đồng tiền chung trong cả nước, tạo cơ sở cho tài chính quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng nói chung. Gần 60 năm sau Pháp lệnh BOJ được thay thế bằng một luật NHTW mới được thực hiện trong thời kỳ Chính phủ do giới quân sự lắm quyền vào năm 1942. Sự sửa đổi lần đó có thêm vào quyền hạn của NHTW trong chính sách tiền tệ, nhưng vẫn coi HNTW là một bộ phận của Bộ Tài Chính. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, BOJ hầu như không có sự thay đổi. Hai sáng kiến nhằm cải cách Luật NHTW – một lần vào cuối những năm 1950 và một lần nữa vào năm 1965 đều không đem lại kết quả . Vì lúc đó kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao nên các chính trị gia cũng 23 như công chúng thấy không quan tâm nhiều tới sự thay đổi Luật NHTW. Điều này mới chỉ được thực sự nghĩ tới khi nền kinh tế đã như một quả bóng căng phồng vào cuối những năm 1980 và khi bong bóng nổ thì những tiếng kêu cứu từ những tổ chức cho vay và của công chúng buộc Chính phủ phải có một vài hành động để thay đổi chính sách tiền tệ và hệ thống tài chính. Một u ỷ ban tư vấn riêng của Thủ tướng Hashimoto và báo cáo đầu tiên được công bốvào tháng 11 năm 1996. Sau đó quá trình sửa đổi luật bắt đầu được Uỷ ban Nghiên cứu hệ thống tài chính và Ban Cố vấn trong Bộ Tài chính tiến hành. Tháng 2 năm 1997 dự thảo luật được nội các chấp thuận và được 2 viện của Quốc hội thông qua vài tháng sau đó. Với tiêu đề “Tiến tới sự độc lập của BOJ” báo cáo của Uỷ ban Tư vấn đã tổng hợp ý kiến của các quan chức trong BOJ và Bộ Tài chính. Luật NHTW mới của Nhật Bản ghi rõ NHTW được độc lập trong chính sách tiền tệ và cụ thể hoá những vấn đề thuộc phạm vi của NHTW. Điều 1 của Luật đưa ra 2 mục tiêu của NHTW là quản lý tiền, ổn định giá cả, và đảm bảo cung cấp vốn cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, duy trì trật tự củ a hệ thống tài chính. Quy định này cho thấy NHTW là trung tâm của hệ thống thanh toán cũng như là tổ chức để duy trì “trật tự tài chính”. Điều 3 của Luật tuyên bố sẽ tôn trọng quyền tự quyết của NHTW bằng sự độc lập trong quá trình ra quyết định và công bố nội dung các quyết định. Luật cũng quy định chức năng và việc bổ nhiệm các chức vụ của NHTW. Ban trị sự của BOJ sẽ gồm: 1 thống đốc, 2 phó thống đốc, 6 thành viên được lựa chọn nằm trong Ban chính sách, 3 kiểm toán viên,6 giám đốc điều hành, và một số cố vấn. Thống đốc, 2 phó thống đốc, 6 thành viên được lựa chọn nằm trong Ban Chính sách, ban này do Nội các chỉ định với sự đồng ý của 2 viện trong Quốc hội sẽ được ra những quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ và về hệ th ống ngân hàng. Những kiểm toán viên cũng do Nội các bổ nhiệm, nhưng các giám đốc điều hành và các cố vấn thì do Bộ trưởng Tài chính bổ nhiệm theo sự giới thiệu của Ban Chính sách. Luật ghi rõ 6 thành viên được lựa chọn phải là chuyên gia kinh tế hoặc tài chính, hoặc những người có kiến thức uyên thâm về kinh tế – xã hội để tăng cường tính minh bạch và có thể hạn chế sự can thiệp của Bộ Tài chính. Như vậy luật mới đã lành mạnh hoá chức năng của Ban Chính sách tiền tệ, trong tổng số 9 người của ban thì 4 thành viên mới được 24 bổ nhiệm vào tháng 4 năm 1998 đều độc lập với Chính phủ. Trong Ban Chính sách tiền tệ, không một thành viên nào có quyền áp đặt quan điểm của riêng mình, mọi người đều có thể thẳng thắn nêu ý kiến. Bắt đầu từ tháng 1 năm 1998, BOJ đã thực hiện các cuộc họp định kỳ 1 hoặc 2 lần trong một tháng về chính sách tiền tệ, và sau 5 hoặc 6 tuần sẽ công bố công khai nội dung các cuộc họp. Đ ây có thể coi là một đột phá để đưa Nhật Bản tiến đến các tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, trong việc quản lý nhân sự BOJ đã bãi bỏ quy chế thăng chức tự động hàng năm, tăng cường hiệu quả nguồn nhân lực, áp dụng một cách then trọng hệ thống thăng chức dựa vào sự đóng góp của các cá nhân cho hoạt động của ngân hàng. Nh ư vậy vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức của BOJ đã có những thay đổi đáng kể theo hướng độc lập, tự quyết chứ không phải là tổ chức chỉ biết thực thi những mệnh lệnh của Bộ Tài chính như trước kia. Tuy nhiên, những thay đổi này vẫn chưa thể theo kịp các đồng sự phương Tây của họ. Có những phê phán cho rằng BOJ tuy đã được độ c lập trong thực thi chính sách tiền tệnhưng lại bị hạn chế trong việc quản lý tiền tệ. Khi nói về quan hệ với Chính phủ, Điều 4 của Luật mới lại ghi “tiền mặt và quản lý tiền tệ là một bộ phận trong chính sách kinh tế tổng thể, BOJ cần phải giữ quan hệ mật thiết với Chính phủ và trao đổi ý kiến đầy đủ, như vậy thì chính sách tiền tệ mới có sự hài hoà với chính sách kinh tế của Chính phủ”. Điều này có nghĩa là BOJ phải bàn bạc với Bộ Tài chính, và nó không giống với đồng sự của họ ở Đức hoặc ở Mỹ, các quan chức của NHTW ở 2 nước này không đựoc phép nhận xét công khai về chính sách tài chính ngay cả khi nó không phù hợp với sự lựa chọn trong chính sách tiền tệ. Điều 37 và 38 khi nói về trường hợp cho vay khẩn cấp thì l ại thiếu sự phân biệt giữa việc bảo vệ hệ thống thanh toán của BOJ với sự quan tâm của Chính phủ trong việcgiúp đỡ cho vay đối với các tổ chức. Với vai trò người cho vay cuối cùng, về nguyên tắc BOJ chỉ cho những ngân hàng có khả năng trả nợ được vay nhưng điều 37 của Luật lại ghi “khi các tổ chức tài chính thiếu vốn tạm thời ngoài dự đoán do những tai nạ n ngẫu nhiên mà không thanh toán được” thì BOJ có thể cho vay. Ngoài ra điều 38 còn nói Bộ Tài chính có thể yêu cầu BOJ cho vay trong những trường hợp khác như “khi thấy cần thiết phải duy trì hệ thống theo trật tự nếu thấy tình trạng kinh doanh và 25 tài sản của một số tổ chức tài chính có thể có vấn đề dẫn đến phá vỡ trật tự tài chính”. Điều đó không nói rõ là BOJ có thể từ chối những yêu cầu hoặc đưa ra điều kiện gì không. Với chức năng là ngân hàng của Chính phủ, NHTW luôn gặp phải những vấn đề khó sử trước đây. Chính phủ các nước đều đã có lúc gây áp lực với NHTW trong việc thay đổi chính sách lãi su ất để có những khoản vay với lãi suất thấp hơn cho những hoạt động của Chính phủ. Điều 34 nói BOJ có thể cho vay không cần thế chấp đối với Chính phủ, hoặc mua trái phiếu hoặc ghi nợ trong giới hạn của Luật Ngân sách mà Quốc hội dặt ra. Như vậy, việc áp dụng luật NHTW sửa đổi cho phép tạo lập môi trường pháp lý phù hợp với tiêu chwnr quốc tế về quy ền tự chủ, tính minh bạch và các nhân tố quan trọng khác của NHTW. Đây là những điều kiện cần thiết để chiếm được lòng tin của thi trường. Với Luật sửa đổi này phạm vi can thiệp của Chính phủ với BOJ đã bị thu hẹp, tuy nhiên BOJ cũng phải luôn duy trì mối quan hệ gần gũi và trao đổi quan diểm với Chính phủ một cách đầy đủ để đảm bảo chính sách của BOJ hài hoà v ới chính sách kinh tế của Chính phủ. Luật ngân hàng mới nhấn mạnh khái niệm “minh bạch” với quy định rằng BOJ sẽ thông báo ra công chúng nội dung các quyết định cũng như quá trình ra quyết địnhcó liên quan tới vấn đề quản lý tiền và ngoại hối. Có thể thấy cuộc cải cách đối với BOJ tương đối toàn diện vì không chỉ về cơ cấu luật pháp bên ngoài mà còn về cấu trúc và động lưc bên trong của nó, tạ o điều kiện để BOJ trở thành một ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đã được chứng minh trong thời gian 4 năm qua khi BOJ luôn kiên định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ của mình với việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt, can thiệp kịp thời vào thị trường ngoại hối. Chẳng hạn, trong thời gian qua khi đồng Yên lên giá quá mức, tạo điều kiện thuậ n lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản. Chỉ tính từ cuối tháng 5/ 2002 đến đầu tháng 7/2002, BOJ đã 7 lần tung đồng Yên ra để mua Đôla Mỹ và trong lần can thiệp thứ 6, BOJ đã yêu cầu Cục dự trữ Liên bang Mỹ và NHTW châu Âu giúp cho việc bán đồng Yên. Đây là lần đầu tiên BOJ có sự phối hợp với NHTW của các nước khác. b. Đối với các NHTM 26 NHTM là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng và có thể hiểu đó là một trung gian tài chính đi vay để cho vay. Có nhiều loại hình NHTM như NHTM công, NHTM tư, NHTM trong nước, NHTM nước ngoài, NHTM toàn quốc, NHTM địa phương, NHTM duy nhất hoặc NHTM mạng lưới, dựa trên tiêu thức doanh số người ta phân biệt NHTM nhỏ, NHTM lớn hoặc siêu lớn. NHTM có 3 chức năng: trước hết, NHTM hoạt động với tư cách là một trung gian tín dụng. Một mặt, thu hút các khoả n tiền nhàn rỗi trong xã hội bao gồm tiền của các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan nhà nước. Mặt khác, nó ding chính số tiền đã huy động được để cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội khi có nhu cầu bổ sung vốn. Thứ hai, NHTM là một trung gian thanh toán vì phần lớn các khoản chi trả về hàng hoá, dịch vụ của xã hội đều được thực hiện qua ngân hàng. Chức năng thứ 3 của NHTM là nguồn bổ sung ti ền. NHTM có thể bổ sung tiền bằng cách chuyển khoản hay các giấy tờ có giá trị để thay thế cho tiền mặt. Cùng với vai trò độc quyền phát hành giấy bạc NHTW, NHTM góp phần thoả mãn nhu cầu dùng tiền làm phương tiện giao dịchcủa toàn xã hội. Quá trình bổ sung tiền của NHTM dựa trên cơ sở tiền gửi của xã hội. Song, số tiền đó được nhân lên gấp bội khi ngân hàng cho vay thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoả n giữa các ngân hàng. Khả năng làm tăng tiền của NHTM phụ thuộc vào các yếu tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dôi dư và tỷ lệ giữa tiền lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi của xã hội ở hệ thống ngân hàng. Việc quản lý hoạt động của NHTM cần đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên đối v ới khách hàng, bảo đảm mức sinh lời cao, xử lý hài hoà mối quan hệ giữa yêu cầu bảo đảm khả năng thanh toán và mức sinh lời cao. Muốn vậy, NHTM phải sắp xếp tài sản Có theo trật tự lỏng của chúng để bố trí cơ cấu hợp lý các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đầu tư chứng khoán trung và dài hạn trong mối tương quan với các nguồn vốn tương ứng bên tài sản N ợ. Cho đến trước những năm1990, hệ thống ngân hàng Nhật Bản nói chung và các NHTM Nhật Bản nói riêng luôn hoạt động dưới chế độ bảo hộ của Chính phủ. Chính phủ đảm bảo lợi nhuận ổn định cho các ngân hàng dù ở mức thấp nhất. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để có được 27 nhiều tiền gửi cho đến những năm 1980 được xem là hết sức hợp lý vì có nhiều đơn xin vay vốn đầy hứa hẹn và một sự đảm bảo lợi nhuận nhất định bằng tiền những quy dịnh về lãi suất của Nhà nước.Tuy nhiên sự ổn định lãi suất ngân hàng và quản lý ngân hàng dần dần suy giảm do những thay đổi của môi trường kinh tế trong nước cũng như trên thế giới như: tự do hoá lãi suất, cạnh tranh lớn hơn trong thị trường vốn, đơn xin vay có nhiều hứa hẹn giảm do nền kinh tế đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Sự bảo hộ của Nhà nước cộng thêm với sự thay đổi trong môi trường tài chính toàn cầu đã làm cho phương thức quản lý của các NHTM Nhật Bản trở nên lạc hậu, kém hiệu quả. Sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng thì hệ thống ngân hàng Nhật Bản thực sự rơi vào khủng hoảng vì sự quản lý lỏng lẻo của ngân hàng trong việc cho vay tràn lan, không giám sát, không thẩm định chặt chẽ tài sản và tình hình kinh doanh của các công ty dẫn đén sự bùng nổ của các khoản nợ khó đòi. Tháng 3 năm 1997, BOJ cũng như Bộ Tài chính mới coi vấn đề nợ khó đòi của các ngân hàng là vấn đề cấp thiết. Để vực d ậy hệ thống ngân hàng, cuộc đại cải cách tài chính “Big Bang” đã đưa ra những giải pháp dài hạn cơ cấu lại các NHTM. So với các nước phát triển khác, các NHTM của Nhật Bản hiện tại khả năng sinh lời thấp, chất lượng tín dụng chưa cao, trình độ công nghệ và mô hình tổ chức quản lý còn chưa tốt. Vì vậy, để có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập thì cần phải có kế hoạch tổ ng thể cơ cấu lại NHTM, cụ thể là: Lành mạnh hoá tài chính và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM. Trước hết, phải xử lý triệt để nợ tồn đọng, làm sạch bảng tổng kết tài sản, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 5% tổng dư nợ theo tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc thành lập Ban Cơ cấu tài chính các NHTM và công ty mua bán, giải quyết nợ. Tăng vố n điều lệ cho các NHTM nhằm đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có theo tiêu chuẩn quốc tế. Cơ cấu lại mô hình tổ chức của NHTM, tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát để tăng chất lượng tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo quyền tự chủ của ngân hàng trong việc ra quyết định. Quản lý tín dụng theo hướng kinh doanh tín dụng theo nguyên tắc thị trường, giảm dần sự bảo hộ của nhà nước, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng các thiết chế quản lý rủi ro, giảm thiểu rủi ro và tăng năng lực tài chính. Đánh giá 28 đúng thực trạngtài chính của các NHTM đồng thời xây dựng chiến lược đào tạo và sử dụng nhân viên theo hướng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận. Như vậy mới có thể làm cho các NHTM của Nhật Bản đạt trình độ của các đối tác phương Tây. Ngoài ra, trong chương trình “Big Bang” còn đưa ra một loạt các cải cách như mở rộng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư và những ngườ i đi vay. Trong đó có các biện pháp như xoá bỏ hoàn toàn lệnh cấm đối với những dẫn xuất chứng khoán, giới thiệu tài khoản quản lý tài sản, cho phép các ngân hàng bán các tín thác đầu tư và bảo hiểm, tăng khả năng thanh toán tiền mặt của tài sản bằng việc sử dụng chứng khoán dựa vào tài sản, tự do hoá giao dịch vốn xuyên quốc gia và tiền gửi từ nước ngoài về. Luật Sửa đổ i về ngoại hối đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/4/1998. Với mục đích cứu trợ cho những ngân hàng yếu kém, cung với kế hoạch rót 13 nghìn tỷ Yên, Chính phủ còn đề nghị khoản tiền trị giá 50 nghìn tỷ Yên trái phiếu bảo đảm của Chính phủ vào tháng 2/1998, trong đó 17 nghìn tỷ Yên sẽ chuyển cho công ty bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản để thanh toán cho những người gửi tiề n tại các ngân hàng không có khả năng thanh toán cho những người gửi tiền tại các ngân hàng không có khả năng thanh toán. Cuối tháng 6/1998, Nhật Bản đưa ra sáng kiến thành lập ngân hàng cầu nối để giải quyết các vụ phá sản tài chính. Ngân hàng này sẽ kế thừa và quản lý hoạt động của các tổ chức tiền tệ phá sản, đảm bảo quyền lợi cho người gửi, thanh toán nợ lần, thực hiện các dự án đầu tư và cho vay đối với những khách hàng có khả năng thanh toán cao. Ngân hàng này sẽ duy trì hoạt động của tổ chức tiền tệ đó trong 2 năm kể từ khi phá sản. Sau 2 năm nó có thể chuyển thành ngân hàng quốc doanh mới. Chính phủ dự kiến dành 30 nghìn tỷ Yên từ ngân sách cho ngân hàng này làm vốn hoạt động, trong đó 17 nghìn tỷ Yên để bảo vệ người gửi và 13 nghìn tỷ Yên để cho vay và đầu tư. Ngoài ra, Chính phủ còn lập ra một quỹ trị giá 22 nghìn tỷ Yên và một cơ quan kiểm soát tài chính nhằm tăng cường thanh tra, kiểm tra nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Cuối tháng 9/1998 Nhật Bản đã thông qua Luật Khôi phục hệ thống ngân hàng Nhật Bản và thành lập một uỷ ban khôi phục tài chính. Các ngân 29 hàng thua lỗ quá nhiều thì cuộc phá sản theo Luật phá sản. Chính phủ sẽ mua lại cổ phiếu của những ngân hàng bị phá sản hoặc chuyển thành những ngân hàng cầu nối cho đến khi khu vực tư nhân mua lại, cho phép ngân hàng mua lại ngân hàng phá sản hoặc Chính phủ sẽ tạm thời quốc hữu hoá. Ngày 12/10/1998, 8 luật liên quan đến các ngân hàng bị phá sản đã được phê chuẩn, theo đó, Chính phủ có thể bơm tiền vào một số ngân hàng vớ i một số điều kiện nhất định nếu như tỷ lệ vốn trên tài sản có cao hơn 4%, Chính phủ sẽ mua cổ phiếu ưu đãi, nếu nằm trong khoảng 2 đến 4% thì Chính phủ có thể mua cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi nhưng các giám đốc của ngân hàng phải từ chức, số chi nhánh sẽ phải giảm và các cơ sở của nó ở nước ngoài s ẽ phải đóng cửa, nếu thấp hơn 2% thì ngân hàng sẽ tạm thời bị quốc hữu hoá, sau đó, phải ngừng hoạt động, sáp nhập với các ngân hàng khác hoặc cắt giảm mạnh quy mô hoạt động của mình. Tất cả những ngân hàng muốn bơm tiền từ nguồn công quỹ đều phải cải thiện mức thu nhập trên cổ phần đóng góp thông qua các biện pháp tái cơ cấu, loạ i bỏ những tài sản không cần thiết và tăng cường các tài khoản cho vay đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách và các ngân hàng không lặp lại tình trạng cho vay tràn lan như trước kia, Chính phủ buộc các ngân hàng phải giải trình cụ thể các kế hoạch cải cách tài chính và cải thiện cách thức cho vay. Quá trình công khai hoá thông tin và cơ cấu lại các khoản nợ chắc chắn sẽ khiến các ngân hàng và các công ty tài chính bị thiệt hại nặng nề nhất. Bởi vì việc công nhận thiệt hại ở các khoản nợ khó đòi và tính lỗ vào doanh thu sẽ không đủ riêu chuẩn cung cấp những khoản tín dụng mới. Sự trục trặc của các ngân hàng sẽ làm tăng những khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ vì hoạt động tài chính của hầu hết các doanh nghiệp là dựa vào các ngân hàng. Do số lượ ng các doanh nghiệp này chiếm tới 6,47 triệu trong tổng số 6,53 triệu doanh nghiệp, chiếm 51,4% thị phần sản xuất công nghiệp, 61,4% bán sỉ và 76,8% bán lẻ, sử dụng tới 80% lực lượng lao động nên Nhật Bản đã tiến hành sửa đổi luật doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giúp giảm thiểu tác động trái chiều của những cải cách ngân hàng nêu trên (Nguyễn Minh Phong – Trịnh Thanh Huyền, Cải cách hệ thống tài chính Nh ật Bản những năm cuối thập kỷ 90 và bài học cho Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội). [...]... Thực tế chỉ ra rằng thuế là một vấn đề nhạy cảm và tác động nhanh tới hoạt động kinh tế Nhằm làm sống động nền kinh tế sau 2 năm suy thoái nặng nề 1997 – 1998, và để kích thích tiêu dùng và đầu tư, Chính phủ Nhật Bản đã tập trung vào việc cải cách thuế, coi đó là một phần trong cải cách cơ cấu của Nhật Bản Trong năm tài chính 1999, Chính phủ đã thực hiện chương trình cắt giảm thuế thường xuyên và thuế... triển kinh tế của thế kỷ XXI cũng như sự hiệu quả và minh bạch hơn III NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ NHẬT BẢN CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC CẢI CÁCH 36 Trước tình hình suy thoái kinh tế kéo dài, đặc biệt là vấn đề tài chính và ngân sách khó khăn, chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng cường các biện pháp chính sách cải cách nhằm đem lại sự ổn định hơn cho khu vực tài chính bằng cách tăng cường các biện pháp chính sách cải cách. .. khẩu hiệu “Không có tăng trưởng nếu không có cải cách Nhằm lấy lại sức sống cho nền kinh tế Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản cho rằng cần phải tiến hành tất cả những biện phápchính sách có thể Hiện nay, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh cải cách cơ cấu thông qua 4 trụ cột chính là: cải cách hệ thống tài chính, cải cách thuế, cải cách sự can thiệp của Chính phủ, cải cách cơ cấu chi tiêu của Chính phủ, nhằm đẩy... hồi nền kinh tế Nhật Bản Tính toán đầy đủ đến những đặc trưng và khả năng của mỗi cá nhân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Thực hiện cải cách thuế kết hợp với cải cách chi tiêu của Chính phủ Thực hiện cải cách thuế phù hợp với cải cách hệ thống đảm bảo xã hội Thực hiện cải cách thuế kết hợp với giảm sự can thiệp của Chính phủ và cải cách tài chính ở các đia phương Chia sẻ gánh nặng một cách công... sách và biện pháp cải cách trong lĩnh vực kinh tế hiện nay 1 Cải cách hệ thống tài chính Đây được coi là lĩnh vực nóng bổng và kho khăn nhất của các cuộc cải cách hiện nay Trong lĩnh vực này, Chính phủ Nhật Bản chủ trương: Cần phải giải quyết ngay vấn đề nợ khó đòi của các ngân hàng chủ yếu nhằm lấy lại lòng tin cho hệ thống tài chính Nhật Bản và sự quản lý tài chính cũng như tạo ra một thị trường tài. .. 0,10 1, 62 1, 62 1,50 1,37 1,50 1,37 1,37 2, 50 2, 30 2, 20 2, 20 2, 10 1,85 1,75 3,10 3,00 2, 20 2, 80 2, 80 2, 60 2, 60 (Nguồn: Financial and economic statistic monthly, June 20 02, No.39, p.4) Cho đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện chương trình “Big Bang”, BOJ vẫn không thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ của mình với việc duy trì lãi suất thấp và tăng cơ số tiền 4 Các chính sách về thuế, thu chi ngân sách và bảo... cho kinh tế Nhật Bản có sự chuyển biến tích cực khi mức tăng trưởng đạt 0,5% năm 1999 so với mức tăng – 1,9% năm 1998 Đến tháng 8 /20 00 NHTW Nhật Bản lại ra thông báo xoá bỏ chính sách lãi suất bằng 0 (xem bảng: Mức lãi suất của Nhật Bản 1994 – 20 02) Nhưng tình trạng trì trệ trong nền kinh tế sau đó đã cho thấy sự xoá bỏ chính sách này là chưa đúng lúc NHTW lại thông qua chính sách lãi suất bằng 0 vào... sách, Nhật Bản trái lại thâm hụt ngân sáchkhông ngừng tăng Hai nhân tố chính khiến thâm hụt ngân sách tăng là sử dụng qua mức chính sách tài chính để kích thích phát triển kinh tế và sự cách biệt giữa lợi ích và chi phí Về chi tiêu ngân sách: Trong năm tài chính 20 01, Nhật Bản vẫn duy trì chính sách tăng chi tiêu để kích thích nền kinh tế Trong tháng 11 /20 02, chỉ chưa đến 1 tuần, Chính phủ đã phê chuẩn2... loại lãi suất 1996 1997 1998 1999 20 00 20 01 20 02 32 Lãi suất tiền gửi 0,10 0,10 0,10 0,05 0.10 0, 02 0,08 không kỳ hạn Lãi suất có kỳ hạn từ 3 0,475 0,474 0,5 32 0 ,22 1 0,179 0,087 0.035 đến 6 tháng Lãi suất tiết kiệm bưu 0 ,25 0 .25 0,15 0,08 0, 12 0, 02 0,01 điện không kỳ hạn Lãi suất bưu điện kỳ 0,80 0,45 0 ,25 0 ,20 0 ,20 0,07 0,07 hạn 3 năm trở nên Lãi suất trái phiếu 2, 75 1,99 0,97 1,83 1,66 1,31 1,40... những 30 hoạt động kinh doanh đa dạng hơn và tiến tới có một hệ thống NHTM có khả năng cạnh tranh cao trong bối cảnh chungcủa toàn cầu hoá tài chính 2 Các chính sách cải cách Bộ Tài chính Đối với Nhật Bản, Bộ Tài chính là nơi thể hiện rõ nhất những đặc điểm và sắc thái của Nhà nước tham gia vào đời sống kinh tế của đất nước Sức mạnh của Bộ Tài chính lớn đến mức chính sách của Bộ Tài chính là chính . ngắn hạn 1, 62 1, 62 1,50 1,37 1,50 1,37 1,37 Lãi suất cho vay dài hạn 2, 50 2, 30 2, 20 2, 20 2, 10 1,85 1,75 Lãi suất cho hộ gia đình vay mua nhà 3,10 3,00 2, 20 2, 80 2, 80 2, 60 2, 60 (Nguồn:. tăng – 1,9% năm 1998. Đến tháng 8 /20 00 NHTW Nhật Bản lại ra thông báo xoá bỏ chính sách lãi suất bằng 0 (xem bảng: Mức lãi suất của Nhật Bản 1994 – 20 02) . Nhưng tình trạng trì trệ trong nền kinh. chuyển quan trọng để kéo nền kinh tế ra khỏi tình trạng giảm phát. Mức lãi suất của Nhật Bản 1994 – 20 02 (%/ năm) Các loại lãi suất 1996 1997 1998 1999 20 00 20 01 20 02 33 Lãi suất tiền gửi

Ngày đăng: 13/08/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan