1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VĂN HÓA VÀ Ý THỨC GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI pdf

9 670 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 167,03 KB

Nội dung

VĂN HÓA VÀ Ý THỨC GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI Trần Phú Huệ Quang Ngành Văn hóa học ở Việt Nam về phương diện lý luận còn chưa đủ mạnh, rất cần tham khảo thành tựu lý luận của các nước trên thế giới. Bài viết này thuộc loại tổng thuật trên cơ sở tham khảo công trình Văn hóa giá trị luận của Tư Mã Vân Kiệt (Trung Quốc). Công trình này chủ yếu quan tâm đến mối quan hệ giữa văn hóa và con người, từ mối quan hệ nội tại mở rộng đến các vấn đề xung đột văn hóa và sự lựa chọn giá trị, truyền bá văn hóa và phán đoán giá trị, v.v Hiện nay, đã có rất nhiều công trình xoáy vào hệ giá trị của văn hóa, chúng tôi mong muốn được tiếp tục các nghiên cứu của người đi trước, tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa đến con người, lý giải những vấn đề về con người từ góc độ văn hóa, khẳng định vai trò của văn hóa trong quá trình hình thành bản chất và ý thức giá trị của con người. Nhân đọc được công trình trên, sẽ phân tích tập trung vào một vấn đề trong số nhiều vấn đề của công trình, đó là mối quan hệ nội tại giữa văn hóa và bản chất con người, giữa văn hóa và ý thức giá trị của con người, đóng góp một phần nhỏ vào mảng lý luận trong nội dung của Hội thảo về Hệ giá trị văn hóa truyền thống và sự chuyển đổi hệ giá trị trong đổi mới và hội nhập. Vấn đề được đặt ra là bản chất của con người là gì để có thể phân biệt con người với các loài động vật khác; Con người thể hiện bản chất của mình như thế nào; Và cơ sở của sự xuất hiện ý thức giá trị của con người là gì? Thật ra, tất cả những vấn đề trên đã được quan tâm lý giải từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là từ triết học. Nay chúng tôi thấy được một quan điểm khác xuất phát từ góc nhìn văn hóa, chủ yếu có một số ý chính như sau: 1. Văn hóa - cội nguồn của bản chất con người Trong lịch sử phát triển của loài người, ở tầm vĩ mô con người đã có những hiểu biết về hệ mặt trời, hệ ngân hà, và thậm chí phạm vi rộng hơn cả hệ ngân hà. Ở tầm vi mô, con người có những hiểu biết đến các hạt nguyên tử và thậm chí nhỏ hơn nguyên tử, nhưng lại không thể lý giải một cách chính xác vấn đề “con người”, sự nhận thức về chính mình là không phải dễ dàng. Một số triết gia, như Aristotle khái quát khái niệm “con người” từ góc nhìn một thực thể, lý luận “con người là động vật xã hội” hay “con người là động vật chính trị”. Tuy nhiên, không phải đơn giản xác định “loài” cho con người trước, sau đó thêm vào thuộc tính cho nó, mà xem con người là “thực thể thứ hai”. “Thực thể thứ hai” này là một loài trừu tượng, chung nhất của con người cá thể. Từ góc nhìn hiện thực quan hệ xã hội, C. Mark khái niệm “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Enghen chú ý lịch sử phát triển của loài người, nhấn mạnh “lao động” là tiêu chí phân biệt con người với các động vật khác. Nhà sinh vật học Darwin nghiên cứu quá trình tiến hóa của loài người, nhận định bản chất của con người và các động vật khác là một, tức là bản năng sinh tồn. Dưới góc nhìn tâm lý học, bản chất của con người được lý giải từ phương diện tình và lý. Thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử xác định bản chất của con người là “thiện”. Quan điểm của Tuân Tử hoàn toàn ngược lại, cho rằng bản chất của con người là “ác”, đề ra thuyết “tính ác”. Theo Socrates, con người là “vật tồn tại” mang lý tính. Lại có những đúc kết về bản chất con người qua nghiên cứu kết cấu và chức năng của con người. Di truyền học, giải phẩu học, xã hội học, v.v. rất nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên quan tâm đến kết cấu (kết cấu tình cảm, kết cấu nhận thức, ) và chức năng thích ứng, cải tạo trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, để đưa ra lý giải về bản chất của con người – đó là ý thức. Từ góc nhìn tôn giáo, tín ngưỡng, Plato và một số triết gia khác ở phương Tây cho rằng tôn giáo tín ngưỡng là tiêu chí phân biệt con người với các loài động vật khác. Tín đồ Thiên Chúa giáo lại khẳng định bản chất của con người là ý chí của Thượng đế. Từ góc nhìn luân lý đạo đức, Khổng Tử đưa ra phạm trù “nhân” và xem chữ “hiếu” là tiêu chí phân biệt con người với các loài chó ngựa. Mạnh Tử tiếp tục hoàn thiện hành vi đạo đức “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, để quy phạm mô hình bản chất “chuẩn” cho con người. Luân lý, đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng, v.v. đều là sản phẩm sáng tạo mang giá trị của con người, bản thân chúng đều là một bộ phận thuộc các thành tố văn hóa. Từng thành tố một chưa đủ tư cách là tiêu chí chân chính cuối cùng để chỉ ra bản chất của con người, chỉ ra điểm khác biệt giữa con người với động vật khác. Lý tính, cảm tính (thiện, ác, yêu, ghét, v.v.) tuy là những biểu hiện của bản chất con người, nhưng chúng đều chỉ tồn tại trong môi trường văn hóa xã hội của con người. Kết quả của những nghiên cứu kết cấu và chức năng của con người, tuy chỉ ra được bản chất của con người là ý thức, nhưng cũng chưa chỉ ra được điểm căn bản phân biệt con người với các động vật khác, chúng ta biết trong động vật cấp cao cũng tồn tại ý thức cấp thấp. Lao động mà Enghen đề cập không phải là lao động thể lực mang tính lập lại, mà là lao động mang tính sáng tạo. Lao động thể lực có thể thúc đẩy sự tiến hóa của thể chất, sự phát triển của tứ chi, nó không thể sáng tạo ra tri thức và văn hóa, không thể nâng cao trí lực của con người và làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Chỉ có lao động mang tính sáng tạo mới có thể tạo ra tri thức và văn hóa, mới có thể phát triển trí lực của con người, mới làm cho con người càng hoàn thiện hơn. Quan hệ xã hội mà C. Mark đề cập cũng không phải là quan hệ đơn giản mà là quan hệ văn hóa. Các loài động vật khác cũng có lao động và cũng tồn tại mối quan hệ trong cộng đồng. Bất kỳ quan hệ xã hội nào nằm ngoài ý nghĩa văn hóa thì không thể xác định được bản chất của con người. Hoạt động của con người là hành vi có ý thức, sự phát sinh ý thức đó luôn trong điều kiện nằm trong môi trường văn hóa. Nằm ngoài môi trường văn hóa, con người sẽ không biết nên hành động thế nào. Cho dù nghiên cứu bản chất của con người từ phương diện nào, yếu tố văn hóa luôn hiển hiện. Quá trình con người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời cũng là quá trình con người tạo ra bản chất của chính mình. Sau khi văn hóa được con người sáng tạo ra, ngược lại, toàn bộ ý thức giá trị của con người đều bắt nguồn từ văn hóa. Văn hóa có thể nói là thứ điển hình nhất phân biệt con người và các loài động vật khác. Tư Mã Vân Kiệt khái quát “con người là động vật văn hóa” [Tư Mã Vân Kiệt 1992: 40]. 1. Sáng tạo văn hóa và sự thể hiện bản chất của con người Con người và văn hóa là đồng thời xuất hiện. Con người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời văn hóa giúp hình thành bản chất và đặc trưng của con người, từ đó tiến vào phạm trù con người. Làm thế nào mà văn hóa tách được con người ra khỏi thế giới động vật? Con người và văn hóa trải qua quá trình hoạt động sáng tạo lâu dài. Giải phẩu học hiện đại cho biết, tổ chức não là cơ sở vật chất chủ yếu của cơ chế tâm sinh lý của con người. Cấu tạo và chức năng của nó về đại thể tương đồng với kết cấu não của loài động vật cao cấp - vượn. Như vậy cơ chế tâm sinh lý cũng tương đồng. Một số hoạt động đơn giản (ký ức, liên tưởng, ) của người và động vật đều có. Cho thấy, khi con người còn là vượn thời tiền sử, cơ chế tâm sinh lý hoàn toàn mang tính động vật, cuộc sống hoàn toàn thuộc về giới tự nhiên. Quá trình sáng tạo văn hóa cũng là quá trình thể hiện bản chất của con người. Con người thời xã hội mông muội biết dùng gỗ và đồ đá, tức bắt đầu sáng tạo ra văn hóa, đã biểu thị bản chất và đặc trưng khác với động vật; sau đó biết dùng lửa, phát minh và sử dụng cung tên, cho thấy trí lực và bản lĩnh đặc thù của con người; đến thời kỳ dã man, biết làm đồ gốm, thuần dưỡng động vật và trồng trọt, lúc này các loài động thực vật đã nằm dưới sự nô dịch của con người, con người đã ở vị trí đứng đầu vạn vật; cuối thời dã man, biết chế tạo đồ sắt, ứng dụng dụng cụ lửa và phát minh văn tự, tự thúc đẩy mình đến thời đại văn minh, hoàn toàn thể hiện tài năng và bản lĩnh của con người. Văn hóa do con người sáng tạo ngày càng phong phú, thì khoảng cách giữa con người và động vật ngày càng xa. Sáng tạo văn hóa tạo nên một thế giới đặc thù có chức năng và giá trị đối với con người, chức năng và giá trị đặc thù tồn tại trong văn hóa tác động lên cơ chế tâm sinh lý của con người, hình thành kết cấu tâm lý văn hóa và sinh ra quan niệm giá trị. Như vậy, hoạt động trong thế giới văn hóa do chính mình tạo ra, cơ chế tâm lý mang tính động vật thuần túy được cải biến và phát triển thành cơ chế tâm sinh lý của con người, đó là kết cấu tâm lý văn hóa. Hay nói cách khác, kết cấu tâm lý văn hóa là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa cơ chế tâm sinh lý và văn hóa. Con người sở dĩ trở thành con người là do có kết cấu tâm lý văn hóa này. Nó làm cho con người có ý thức khu biệt với động vật, từ đó tiếp tục sáng tạo và tích lũy văn hóa mới. 1. Sáng tạo văn hóa và sự phát sinh ý thức giá trị của con người Con người tạo ra văn hóa, nhưng lại nói ý thức giá trị của con người bắt nguồn từ văn hóa, điều này có mâu thuẫn không? Con người có thể tích lũy kinh nghiệm, tiếp nhận giáo dục, có tình cảm, sở trường, thái độ bình luận, v.v. nói chung là ý thức giá trị, khác với ý thức thuần túy (bản năng) của động vật. Lý giải về phương diện vật chất, con người có được ý thức này là do kết cấu đặc biệt của vỏ não làm cho con người phát triển cơ chế tâm sinh lý. Tuy nhiên, không thể bỏ qua vai trò của văn hóa trong việc hình thành ý thức giá trị của con người. Tư Mã Vân Kiệt cho rằng, thế giới văn hóa có tính chất bản thể luận của kinh nghiệm cá nhân. Ông hình dung văn hóa như một “siêu cơ thể”, “siêu cơ thể” này chứa kinh nghiệm, nhưng nó không mang tính chất tồn hay vong như cơ thể bình thường. Một người lúc rời khỏi cơ thể người mẹ cũng là lúc nhập vào một “cơ thể” văn hóa. Kinh nghiệm của “cơ thể” văn hóa đương nhiên có trước kinh nghiệm của người đó. Trước khi con người cá nhân tích lũy được kinh nghiệm, họ phải tiếp nhận các giá trị và ý nghĩa của cơ thể văn hóa này, sau đó mới có thể hình thành tâm lý giá trị và quan niệm giá trị của riêng họ. Ông kết luận “văn hóa có tính chất bản nguyên hay bản thể tiên nghiệm của ý thức giá trị của con người” [Tư Mã Vân Kiệt 1992: 41]. Đặc biệt, văn hóa có chứa thành tố giá trị tinh thần căn bản, đó là “quan niệm hình nhi thượng” của các dân tộc. Đó là các quan điểm về vũ trụ và nhân sinh, như “Đạo”, “âm dương ngũ hành”, v.v Các quan điểm này có thể khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau, nhưng giá trị của chúng đều liên quan đến sự sinh tồn của con người, giúp cho đời sống con người được an định và tinh thần được ủy thác. Không thể phủ nhận sự chi phối của quan niệm hình nhi thượng đối với ý thức giá trị của con người. Như vậy văn hóa là do con người sáng tạo, là tiêu chí phân biệt bản chất của con người với các động vật khác, đồng thời nó cấu thành nên ý thức giá trị của con người. Cách thức xây dựng ý thức giá trị như thế nào? Như đã trình bày ở phần hai, có sự tác động qua lại giữa văn hóa và cơ chế tâm sinh lý. Thứ nhất, văn hóa và giới tự nhiên đều có giá trị, đều có thể làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nhưng văn hóa và giới tự nhiên khác nhau ở chỗ giới tự nhiên là thế giới vốn có, giá trị của nó không do con người tạo ra, còn văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người, là hình thức tồn tại của lao động mang tính sáng tạo, nó chứa sức lao động, sức sáng tạo, tinh thần và ý chí của con người, giá trị của nó do con người tạo ra. Sau khi văn hóa được tạo ra, con người sống trong môi trường văn hóa, chịu sự tác động của văn hóa. Sự tác động của văn hóa đến con người không giống như sự tác động của giới tự nhiên lên động vật. Sự tác động của văn hóa đối với con người là một quá trình chức năng giá trị của văn hóa tác động lên cơ chế tâm sinh lý của con người. Văn hóa cho cơ chế tâm sinh lý của con người các loại ý tượng, quan niệm, lý niệm, v.v., từ đó hình thành quan niệm giá trị và ý thức giá trị của con người. Thứ hai, văn hóa và tự nhiên đều cần sự lý giải. Việc lý giải tự nhiên khác với việc lý giải văn hóa. Việc lý giải tự nhiên là việc tìm hiểu quy luật tự nhiên, cách vận dụng tự nhiên. Văn hóa là hình thức đặc thù do con người sáng tạo, việc lý giải văn hóa phải từ phương diện ý nghĩa và giá trị sáng tạo của con người. Cần hiểu nhu cầu, mục đích, động cơ sáng tạo của con người, mới lý giải được giá trị của nó. Văn hóa là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm của con người qua các thế hệ. Nó tồn tại như một di sản xã hội. Khi sinh ra, mặc nhiên con người phải hiểu hệ giá trị bao trùm mình. Tóm lại, con người luôn phải lý giải và hiểu nền văn hóa của mình. Trong quá trình tác động giữa văn hóa và cơ chế tâm sinh lý của con người, phát triển năng lực suy tư giá trị của con người. Đó là hoạt động suy nghĩ đối với giá trị được thỏa mãn. Các loài động vật khác không có được năng lực này. Chúng ăn uống no đủ rồi ngủ, không biết suy nghĩ về đối tượng làm thỏa mãn chúng, không khẳng định được giá trị của đối tượng, không có được thái độ bình phẩm và đương nhiên không có được ý thức giá trị. Trước khi văn hóa ra đời, cơ chế tâm lý động vật của loài vượn (tổ tiên loài người) thời tiền sử cũng không mang lại năng lực này. Từ sau khi có văn hóa, sự tác động qua lại giữa văn hóa với cơ chế tâm sinh lý của con người trước hết làm phát sinh việc cảm thụ giá trị, sau đó làm phát triển năng lực suy tư giá trị, làm cho con người có được suy nghĩ về giá trị đã thỏa mãn nhu cầu của họ. Nhận thức của người nguyên thủy đối với việc nuôi dưỡng gia súc, đầu tiên họ có thể có được cách nghĩ là nuôi những con vật mà chưa đánh chết hoặc còn nhỏ, đó là giai đoạn cảm thụ giá trị. Sau đó qua một thời gian dài tích lũy kinh nghiệm, con người mới nhận thức được giá trị của việc nuôi gia súc đối với sự sinh tồn của họ. Lúc đó, cách nghĩ mới biến thành một loại thỏa mãn tâm lý văn hóa. Như khi người nguyên thủy chế tạo ra công cụ, như dao đá, rìu đá, cung tên, và khi vây bắt được một động vật, những gì mà họ cảm thụ chỉ là ý nghĩa và giá trị của dao đá, rìu đá, cung tên cụ thể, tức là có giá trị trong việc săn bắt động vật của họ, nhưng chưa thể nhận thức được giá trị và ý nghĩa phổ biến của văn hóa cung tên, văn hóa đồ đá này. Do vậy, khi họ chia nhau động vật săn bắt được, cái cảm thụ phát sinh lúc đó chỉ là tâm lý giá trị khoái cảm, chứ không thể sinh ra được quan niệm giá trị của văn hóa cung tên, văn hóa đồ đá một cách rõ ràng. Giá trị trừu tượng là hình thức tư duy mà con người phát triển đến một giai đoạn nhất định mới xuất hiện. Và chỉ khi năng lực suy tư của con người phát triển đến giai đoạn trừu tượng được giá trị, trong cơ chế tâm sinh lý của anh ta mới có thể xuất hiện quan niệm giá trị. Tóm lại, tư tưởng chính của Tư Mã Vân Kiệt là văn hóa là nguồn gốc của bản chất con người, tham gia trực tiếp vào quá trình thể hiện bản chất con người, còn làm cho con người có được năng lực tư duy giá trị và phán đoán giá trị, có được năng lực khẳng định giá trị và ý nghĩa của thế giới đối tượng đối với sự tồn tại bản thân. Những kết luận của ông là kết quả của quá trình nghiên cứu, hấp thu nhận thức luận và giá trị luận của triết học hiện đại phương Tây, và tri thức của một số ngành khoa học như Nhân học, Xã hội học, Sử học, Tâm lý học, v.v Theo chúng tôi là có cơ sở. Hệ giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra và con người đương nhiên là chủ nhân của sản phẩm sáng tạo của mình. Ngược lại, nền văn hóa nhân loại như là một tổng hệ giá trị lớn, nó bao trùm lên các cá nhân, các thời đại, các nền văn hóa dân tộc. Từng nền văn hóa dân tộc như là từng hệ giá trị con. Từng hệ giá trị văn hóa dân tộc hình thành diện mạo xã hội của dân tộc, quyết định sự phát triển và diễn biến của lịch sử dân tộc, hình thành nhân cách cơ bản của dân tộc, hay nói cụ thể hơn, hình thành tư duy và ý thức của con người. . Sáng tạo văn hóa và sự phát sinh ý thức giá trị của con người Con người tạo ra văn hóa, nhưng lại nói ý thức giá trị của con người bắt nguồn từ văn hóa, điều này có mâu thuẫn không? Con người. và ý chí của con người, giá trị của nó do con người tạo ra. Sau khi văn hóa được tạo ra, con người sống trong môi trường văn hóa, chịu sự tác động của văn hóa. Sự tác động của văn hóa đến con. của con người. Văn hóa cho cơ chế tâm sinh lý của con người các loại ý tượng, quan niệm, lý niệm, v.v., từ đó hình thành quan niệm giá trị và ý thức giá trị của con người. Thứ hai, văn hóa và

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w