1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VĂN HÓA HỌC NGHỆ THUẬT NHƯ MỘT CHUYÊN NGÀNH CỦA VĂN HÓA HỌC pot

14 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 200,78 KB

Nội dung

VĂN HÓA HỌC: CULTUROLOGY VÀ CULTURAL STUDIES Mikhail Epstein Người dịch: TS. Nguyễn Văn Hiệu Bài đã đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật - 2007 LTS: Trong khoa học văn hóa, hiện có hai thuật ngữ tiếng Anh đều có thể dịch ra tiếng Việt là văn hóa học. Đó là culturology và cultural studies. Tuy vậy, hai thuật ngữ này gắn với hai truyền thống nghiên cứu văn hóa khác nhau. Đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có công trình bàn về sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu một phần trong cuốn Transcultural Experiments: Russian and American Models of Creative Communication (New York: St. Martin’s Press, 1999) của Mikhail Epstein (sinh năm 1950) - nhà nghiên cứu văn hóa và văn học Nga, hiện là giáo sư về Lý luận văn hóa và văn học Nga tại Trường Đại học Emory, Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ. Nhan đề do người dịch đặt. Bối cảnh lịch sử Văn hóa học (culturolory) là một chuyên ngành của nền khoa học nhân văn Nga, có nền móng từ những công trình của Nikolai Danilevski (1822-1885) và Pavel Florensky (1882-1937), phát triển đến đỉnh cao trong những thập niên 1960- 1980 với những công trình của Mikhail Bakhtin (1895-1975), Aleksei Losev (1893-1988), Yuri Lotman (1922-1993), Vladimir Bibler (1918-?), Georgy Gachev (1929-?), và Sergei Averintsev (1937-?). Văn hóa học nghiên cứu tính đa dạng của các nền văn hóa, những phương thức tương tác và những chức năng của chúng với tư cách là một siêu ngành (metadiscipline) trong khoa học nhân văn. Mục đích của ngành học này là bao quát và liên kết sự đa dạng của những hiện tượng văn hóa vốn được triết học, sử học, xã hội học, phê bình văn học và phê bình nghệ thuật… nghiên cứu một cách biệt lập. Cơ sở triết học của văn hóa học có thể được tìm thấy trong truyền thống tri thức của Đức, đặc biệt là những quan điểm của Goeth, Herder, Windelband, Simmel, Spengler về văn hóa với tư cách là một hệ thống thống nhất hữu cơ (1). Theo quan điểm này, văn hóa bao gồm các kiểu loại của hoạt động nhận thức và sáng tạo, gồm cả chính trị, kinh tế, nghệ thuật, văn học, triết học, và tôn giáo - tín ngưỡng. Tất cả các lĩnh vực này tìm thấy những cội nguồn của chúng trong trực giác khởi thủy - hiện tượng nổi bật của một nền văn hóa - và hiện tượng này biến đổi từ những sự hình thành tộc người có tính lịch sử cụ thể. Ở Nga, khái niệm về tính hữu cơ của văn hóa có sớm nhất trong công trình của Nikolai Danilevsky, triết gia Slavơ cuối thế kỷ XIX - người trước Oswald Spengler nửa thế kỷ. Nikolai Danilevsky đã nêu ra một số loại hình lịch sử - văn hóa (cultural-historical types), bao gồm cả “loại hình châu Âu” và “loại hình Slavơ”. Theo Danilevsky, văn hóa là khái niệm rất rộng, bao gồm 4 loại hoạt động: tín ngưỡng, chính trị, kinh tế - xã hội, và các hoạt động văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp (nghệ thuật, khoa học, và công nghệ) (2). Những đề tài văn hóa học được thảo luận rộng rãi trong triết học tôn giáo ở Nga trước cách mạng, nơi Nikolai Berdiaev, Dmitry Merezhkovsky và Paven Florensky nghiên cứu văn hóa với tư cách là một bình diện bổ sung (complementary aspect) của nghi thức tôn giáo (cult), coi đó như một sự đáp lại một cách sáng tạo và tự do của con người đối với hành động sáng tạo của Thượng đế. Theo Berdiaev, “trong đời sống xã hội, tính ưu việt của tinh thần thuộc về văn hóa. Những mục tiêu của xã hội được hoàn thiện trong văn hóa chứ không phải trong chính trị và kinh tế”(3). Khái niệm văn hóa trở thành khái niệm trung tâm đối với nhiều nhà tư tưởng ở nước Nga thời hậu Stalin như một sự lựa chọn để thay thế khái niệm xã hội nổi trội trong lý luận Marxist. Khi xã hội bị phân ra thành những giai cấp và những đảng phái, mỗi thế lực chiến đấu vì sức mạnh và uy quyền, văn hóa có tiềm lực để liên kết con người và giúp vượt qua những phân chia xã hội, quốc gia và lịch sử. Từ quan điểm văn hóa học, văn hóa có thể được xác định như một sự cộng cảm có tính biểu trưng: Một công trình nghệ thuật hoặc một triết thuyết mới nào được đưa vào hệ thống văn hóa đều làm thay đổi nghĩa của tất cả các thành tố khác, và bằng con đường này, không chỉ quá khứ tác động đến hiện tại mà hiện tại còn có ảnh hưởng lớn đối với quá khứ. Mô hình lịch sử với tư cách là một vectơ theo một hướng duy nhất (unidirectional vector) thống trị lâu dài trong trạng thái tinh thần Soviet, đã được thử thách bởi khái niệm văn hóa với tư cách là một thể liên tục đa chiều kích (multidimensional continuum), trên đó những thời đại không phải là những bước kế tiếp (successive steps) trong tiến trình của nhân loại mà là cùng tồn tại ngang bằng và có ý nghĩa đối với nhau. Một thử thách lớn đối với chủ nghĩa Marx trong thập niên 1960 còn đến từ chủ nghĩa cấu trúc với phương pháp luận cho rằng khái niệm văn hóa có vị trí hàng đầu trong khoa học nhân văn. Mặc dù cả chủ nghĩa cấu trúc và văn hóa học có ý thức đối lập với chủ nghĩa Marx chính thống (orthodox Marxism), giữa chúng có sự khác nhau rất rõ về phương pháp luận. Công cuộc của chủ nghĩa cấu trúc về căn bản là mang tính khoa học, nó cố gắng giới thiệu chuẩn mực của toán học và khoa học tự nhiên vào mục tiêu nghiên cứu con người, trong khi văn hóa học, chịu ảnh hưởng bởi những người theo thuyết Kant mới (neo Kantian) và truyền thống chú giải học, lại nhấn mạnh rằng khó thể nắm bắt đặc trưng của các hiện tượng văn hóa bằng những phân tích và tính toán cặn kẽ. Theo những đại diện chính của các nhà văn hóa học theo hướng này, như Bakhtin và Averintsev, tính bất khả của khoa học nhân văn trong việc đạt tới sự chính xác nghiêm ngặt là thuận lợi hơn là phương hại. Vì đối tượng đích thực của khoa học nhân văn là ý chí tự do và hoạt động tinh thần - những hoạt động vượt khỏi xác định toán học hoặc căn cứ vào khoa học tự nhiên - khoa học nhân văn đã xây dựng được những phạm trù riêng một cách chính xác và có cách tiếp cận khoa học đối với văn hóa như một hệ thống của những mã thông tin (informational codes). Vì vậy, văn hóa học nảy sinh ở Liên bang Nga (USSR) như một loại lực lượng thứ ba trong sự tranh luận về phương pháp luận giữa chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cấu trúc: Văn hóa học từ bỏ những thành kiến xã hội và ý thức hệ trong cách tiếp cận văn hóa, đồng thời cố gắng vượt qua những thành kiến khoa học và công nghệ - một dạng của giản hóa luận (reductionism). Sự hình thành của văn hóa học với tư cách là một ngành chuyên biệt xuất hiện vào cuối thập niên 1960, khi có cảnh báo về sự cứng nhắc của chủ nghĩa cấu trúc cũng như khi xuất hiện của những công trình mới của Bakhtin và những công trình đầu tiên của Averintsev - những công trình hàm chứa tính chất luận chiến đối với chủ nghĩa duy lý kỹ thuật (technological rationalism). Trong những ghi chép vào những năm 1970-1971, Bakhtin kiên trì luận điểm cho rằng “nghiên cứu văn hóa (hoặc một vài lĩnh vực của nó) phải ở cấp độ hệ thống, và ở cấp độ cao hơn là tính thống nhất hữu cơ (organic unity): hệ thống mở, vận động, không phân giải (unresolved), không xác định trước, có khả năng chết đi và tái sinh, tự thấu vượt qua những giới hạn riêng (4). Sự tiến triển của văn hóa học thời kỳ hậu chủ nghĩa Stalin đã chứng tỏ được sự hợp lý của nó, đối với cả những truyền thống có tính quốc gia của thuyết phổ quát (universalism) lẫn với những mô hình đa nguyên, tự do của tư duy. Trong văn hóa học, “văn hóa” được xem như một khái niệm có tính miêu tả hơn là khái niệm có tính quy phạm, bản thân thuật ngữ được dùng cả ở số ít lẫn số nhiều. Văn hóa (culture) với tư cách là một chỉnh thể của những lĩnh vực hoạt động, bao hàm tính đa dạng của các nền văn hóa (cultures) với tư cách là đa dân tộc và đa kiểu loại lịch sử, mỗi kiểu loại có nguyên tắc hình thành riêng, không thể giản hóa. Trong khi văn hóa học quan tâm đến văn hóa với tư cách là cái toàn thể (a whole), nó cũng đồng thời thừa nhận tính đa dạng của “những cái toàn thể” (wholes) và tạm phân biệt giữa chúng bằng thuật ngữ giá trị. Vì vậy, phương pháp luận của nghiên cứu văn hóa học cần thiết phải liên kết hai qui trình. Trước hết, nó xác định những cơ sở chung của những ngành học riêng biệt để vượt qua tính đặc thù của bất kỳ lĩnh vực chuyên biệt nào. Mikhail Bakhtin chẳng hạn, trong những suy ngẫm về nghiên cứu văn học, luôn cho rằng “văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa và không thể hiểu nó bên ngoài bối cảnh của văn hóa tổng thể của một thời đại cụ thể… Tập trung vào phạm vi hẹp là xa lạ với những truyền thống học thuật tốt nhất của chúng ta… Trong sự nhiệt tình đối với sự xác định giới hạn, chúng ta đã lờ đi những vấn đề về mối quan hệ liên tục và phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực đa dạng của văn hóa…, và chúng ta đã không tính rằng đời sống năng động và mạnh mẽ của văn hóa diễn ra ngay trên những đường biên của những lĩnh vực riêng của nó chứ không phải ở những nơi tập trung những đặc trưng riêng của từng lĩnh vực”(5). Qui trình thứ hai là giả định việc xác định các hiện tượng văn hóa trong tính đặc thù dân tộc và lịch sử của chúng. Nếu trong một nền văn hóa những lĩnh vực chuyên biệt và đa dạng được liên kết bởi một trực giác chung, thì tính cá biệt của trực giác này giúp phân biệt nền văn hóa này với những nền văn hóa khác trên cấp độ toàn cầu. Bình diện này của văn hóa học được phát triển xuyên suốt với Aleksei Losev trong những nghiên cứu sâu rộng của ông về mỹ học cổ điển, xác định rằng tính cổ xưa (antiquity), với tư cách là một hiện tượng văn hóa, giữ được tính đặc thù của nó trên tất cả các cấp độ phân tích, lý giải. Phân tích những lý thuyết trừu tượng nhất về phép biện chứng của sự đồng nhất và khác biệt của trường phái Plato và phái tân Plato, Losev chỉ ra rằng đằng sau những sự trừu tượng này, và “thẩm sâu trong toàn bộ tính cổ xưa…, tồn tại một trực giác đầy sức mạnh và không thể chối bỏ được về một cơ chế phổ quát, hoặc một trực giác của toàn bộ hiện thực với tư cách là một cơ thể sống”(6). Theo Losev, mục đích chính của nghiên cứu văn hóa học là nhận thức được tính đặc thù của một hiện tượng sẵn có như là một bộ mặt có ý nghĩa của tồn tại” (vyrazitel’nyi lik bytiia). “Trong sự khám phá một sự kiện văn hóa cổ xưa có tính cổ điển, tôi không đợi đến khi tôi nhận ra ở nó một phẩm chất giúp phân biệt nó với những gì không phải cổ điển… “Phong cách” và “thế giới quan” (style and worldview) phải được thống nhất bằng mọi phương tiện; chúng phải chiếu ứng lẫn nhau”(7). Hai bình diện của văn hóa học, “đa dạng” và “thống nhất”, là không thể chia tách, nhưng chắc chắn là tầm quan trọng của từng bình diện có thể khác nhau trong những công trình của một nhà nghiên cứu. Văn hóa học Nga, được hình thành từ thập niên 1960, đã có những đề xuất lớn, sinh động dành cho mỗi bình diện theo nguyên tắc của Bakhtin và Losev. Cả hai đã đặt cơ sở cho phương pháp luận này trong những công trình viết rất sớm từ thập niên 1920. Trong khi Bakhtin nhấn mạnh đến bản chất đối thoại (dialogic nature) của một nền văn hóa trong những khác biệt nội tại và ngoại biên của nó, thì Losev lại thiên về lý thuyết hóa tính đồng nhất của văn hóa như một biểu thị đa diện của một trực giác căn bản, nguyên sơ (8). Culturology và cultural studies Cách tốt nhất để giới thiệu văn hóa học Nga với một độc giả Mỹ là so sánh nó từng điểm một với những gì được biết đến trong thế giới nói tiếng Anh với tư cách là “cultural studies”(9). Chúng tôi chọn tham khảo trong Introducing Cultural Studies, trong đó, Ziauddin Sardar và Borin Van Loon đã tóm tắt rất rõ ràng những xu hướng tiêu biểu của cultural studies. Năm định nghĩa về cultural studies cũng bộc lộ những tương đồng và đối lập với culturology. 1. “Cultural studies hướng đến việc xác định vấn đề trọng tâm trong phạm vi của những thực tiễn văn hóa và mối quan hệ của chúng với quyền lực. Mục tiêu kiên định của nó là vạch ra những mối quan hệ quyền lực và xác định bằng cách nào những mối quan hệ này ảnh hưởng và định hình những thực tiễn văn hóa”(10). Culturology hướng đến việc xác định văn hóa với tư cách là nơi những thực tiễn tồn tại, khả thể, và nó, với tư cách là một tổng thể (whole), giải phóng con người khỏi những điều kiện tự nhiên và những phụ thuộc vào tự nhiên, gồm cả sự phụ thuộc của kẻ yếu vào kẻ mạnh - đó mới chính là mối quan hệ của quyền lực. Văn hóa là tất cả những gì được sáng tạo bởi con người và, đến lượt nó, những thứ này làm cho con người khác với bản chất tự nhiên cố hữu của họ. Bằng việc đưa ra một chiều kích tượng trưng đối với những mối quan hệ quyền lực, văn hóa điều chỉnh những mối quan hệ này nhờ vào việc giải phóng những thông lệ của những biểu thị, làm xa lạ và dần dà xóa bỏ những nguồn gốc sinh học (chủng tộc, giới tính). Những thực tiễn văn hóa không thể bị biến thành những mối quan hệ quyền lực và không nên xem chúng chỉ được định hình và quyết định bởi những quan hệ đó: Giản hóa luận như vậy chỉ hợp với nền văn hóa chính trị chuyên chế với tư cách là công cụ của quyền lực. 2. “Cultural studies không chỉ đơn thuần nghiên cứu văn hóa như thể văn hóa là một thực thể riêng biệt, tách rời với bối cảnh chính trị - xã hội. Mục tiêu của ngành này là hiểu văn hóa trong toàn bộ những dạng thức phức tạp của nó và phân tích bối cảnh chính trị - xã hội trong đó nó bộc lộ tự thân”. Văn hóa tồn tại trong bối cảnh chính trị và xã hội, nhưng bối cảnh này tự nó chỉ là một diện mạo có tính bộ phận của văn hóa và nó không thể lấn át cái toàn thể. Tất cả những chiều kích đa tầng của văn hóa - những công trình nghệ thuật, triết học, những nghi thức và thực hành tín ngưỡng, những giá trị đạo đức, những mối quan hệ cá nhân, những thực tiễn trao đổi có tính biểu tượng và giao tiếp hàng ngày - ngăn chặn việc con người bị coi là con vật chính trị (political animals). Nhiệm vụ của văn hóa học là chỉ ra văn hóa như một hệ thống mở (open totality), xuyên vượt qua bất kỳ những cấu tạo đơn lẻ nào, gồm cả chính trị. Văn hóa học là sự nhận thức tự thân của văn hóa (the self awareness of culture); sứ mệnh của nó không phải là thống trị văn hóa thông qua thể chế quyền lực, như chính trị từng làm, mà là ý thức tự trị của nó. 3. “Văn hóa trong cultural studies luôn luôn thực hiện hai chức năng: nó vừa là đối tượng của nghiên cứu, vừa là nơi định vị của hoạt động và phê bình chính trị. Cultural studies hướng đến cả hai, vừa là một công trình trí tuệ, vừa là công trình thực dụng”. Culturology chia sẻ hai chức năng này với cultural studies, nhưng nó xác định văn hóa không phải như nơi định vị của hoạt động và phê bình chính trị mà là nơi phi định vị thường trực của những thực tiễn chính trị thông qua viễn cảnh của những bối cảnh tượng trưng vốn có của chúng. Một thực hành tín ngưỡng hay một tác phẩm nghệ thuật được giải mã (decode) không phải chỉ để hé lộ một thông điệp chính trị được mã hóa (encrypt). Những phương án giải mã những hiện tượng chính trị như là những mã huyền thoại hoặc thẩm mỹ hẳn vẫn thích đáng. Ngay cả những hoạt động của một đảng phái nhỏ cũng có thể được xem xét qua những lăng kính của văn hóa học như độ khúc xạ (refraction) hoặc những lời diễn giải (paraphrase) những mã nghi lễ, những trò chơi ngôn từ, những tác phẩm văn chương tự sự, hoặc những cổ mẫu tâm lý. Culturology không cho phép bất kỳ mã đơn nhất hoặc nguyên tắc đơn nhất nào có đặc quyền vượt trội những cái khác và trở thành những nền tảng phổ quát của sự diễn giải. Culturology không phải là một “công trình thực dụng” đi cùng với những mô hình khác của những hoạt động văn hóa; đúng hơn, nó là một ý thức “siêu thực dụng” (metapragmatic), phê phán chủ nghĩa thực dụng hẹp hòi, phê phán những người theo chủ nghĩa chính trị biệt lập (isolationist) và/hoặc những đòi hỏi có tính bá chủ của bất kỳ những sự diễn thuyết hoặc hành động cá biệt nào. 4. “Cultural studies cố gắng vạch rõ và điều hòa sự phân rẽ tri thức để vượt qua sự phân hóa giữa những dạng thức ngầm ẩn (tri thức thuộc về trực giác dựa trên những nền văn hóa địa phương) và những dạng thức khách quan (cũng gọi là phổ quát) của tri thức. Nó cho rằng có sự đồng nhất chung (common identity) và một quyền lợi chung (common interest) giữa người biết và cái được biết, giữa người quan sát và cái được quan sát”. Trong nỗ lực vượt qua sự phân chia của tri thức và những tách biệt từ sự chuyên môn hóa cao độ, culturology rất gần với cultural studies. Culturology cố gắng tiếp cận văn hóa bằng những thuật ngữ riêng của nó và cố gắng để tạo lập một ngôn ngữ chỉnh thể luận (holistic language) để tránh sa vào chính trị luận, khoa học luận, thẩm mỹ luận, đạo đức luận, hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ phương diện đơn lẻ nào của văn hóa. Đó là lý do tại sao culturology tránh nhấn mạnh đến mặt chính trị của văn hóa - điều nổi trội trong cultural studies. Nếu các chuyên gia khác làm việc trong những ngành hoặc lĩnh vực riêng cứ kéo dài một cách vô thức những quy tắc và cấm kỵ, thì một nhà văn hóa học (culturologist) sẽ làm cho văn hóa riêng của anh ta thành đối tượng của sự xác định và nhờ đó mà vượt qua được những hạn chế, vượt qua cái hữu hạn của nó. 5. “Cultural studies quan tâm đến sự đánh giá đạo đức của xã hội hiện đại và quan tâm đến những phạm vi cơ bản của hoạt động chính trị. Truyền thống của cultural studies không phải là tri thức tự do về giá trị mà là một ngành can dự vào sự tái cấu trúc xã hội thông qua sự phê bình chính trị. Vì vậy, cultural studies hướng đến mục đích hiểu và thay đổi những cấu trúc ưu trội có ở khắp nơi, trừ những xã hội tư bản công nghiệp”. Văn hóa học Nga nảy sinh trong một xã hội xã hội chủ nghĩa, đầy tính chính trị hóa và tính rao truyền đạo đức. Nó tìm kiếm những phương án cơ bản nhất để không rơi vào sự ràng buộc chính trị hoặc những lời nỉ non đạo đức cho phù hợp với mã hệ tư tưởng đang thịnh hành nhằm vượt qua những mã đã được thiết lập, gồm cả mã đạo đức và chính trị (như “chủ nghĩa tập thể”, “chủ nghĩa duy vật”, “vai trò lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân”, “tính ưu việt của lao động chân tay”). Văn hóa được xem xét không phải như một công cụ của chính trị (mà theo quan điểm chính trị, văn hóa thực sự bị xem là nằm dưới chủ nghĩa xã hội) mà như một chân trời tự do, từ những giới hạn của một nền văn hóa vươn tới những nền văn hóa khác. Đối với culturology, khoa học đã thực hiện một cuộc đào thoát khỏi chính trị; nghệ thuật thoát khỏi khoa học; tín ngưỡng - tôn giáo thoát khỏi nghệ thuật; triết học thoát khỏi tôn giáo; và cuối cùng, văn hóa vượt thoát tất cả những gì kể trên, năng lực của con người giải thoát chính họ khỏi những sự giam hãm của những biểu tượng và quy luật tự nhiên. Cả cultural studies lẫn culturology đều đặt mục tiêu vượt qua giới hạn tri thức tự do giá trị thuần túy. Vì cultural studies tập trung vào những dạng thức văn hóa có tính đầu cơ chính trị, hoặc cả với những dạng quyền lực trá hình về văn hóa, tính mục đích của ngành này về cơ bản là rơi vào tình trạng khủng hoảng và giải cấu trúc. Đây là đặc điểm chung của khoa học xã hội nhân văn phương Tây hậu hiện đại, trong đó giải cấu trúc trở thành phương pháp luận cơ bản của nghiên cứu văn hóa. Culturology, trái lại, đặt trọng tâm vào những tiềm năng cấu trúc của văn hóa và hướng đến việc mở rộng và tăng cấp những ý nghĩa của mỗi biểu trưng văn hóa vượt xa ý nghĩa thực dụng tầm thường. Giải cấu trúc, ít ra trong dạng thông thường của chủ nghĩa cấu trúc hậu hiện đại có tính chất học thuật, hầu như được hiểu là “sự tháo gỡ” (the undoing), “sự phân ly” (decomposing) và “sự khuấy động” (desedimenting) của cấu trúc, dù theo ý của Jacques Derrida, nó “không phải là hoạt động tiêu cực. Đúng hơn đó là sự phá hủy, nó cũng cần thiết để hiểu bằng cách nào một “tổng thể” (ensemble) được tạo thành và để cuối cùng tái cấu trúc nó. Tuy nhiên, dạng phủ định xuất hiện và tồn tại dai dẳng không thể xóa bỏ… Đó là lý do tại sao từ này, ít ra theo nghĩa riêng của nó, chưa bao giờ vừa ý tôi”(11). Culturology là nghệ thuật của sự giải cấu trúc tích cực một cách dứt khoát, nó mở ra những khả năng lựa chọn và những khoảng tự do bên trong cũng như bên ngoài những thực tiễn văn hóa bất kỳ (12). [...]... cách mạng của nó trong hệ thống của văn hóa chính thống Xô viết Nhưng culturology không phải là một dạng của chủ nghĩa chống đối chính trị Nó không phê phán một nền văn hóa chính trị nhân danh một nền chính trị tiến bộ và tích cực hơn Đúng hơn là từ quan điểm văn hóa là một cái toàn thể, culturology phê phán chính trị, xem chính trị như một dạng của hô hào, như một mối quan hệ của quyền lực, như một chủ... hội Mục đích chính của văn hóa học Nga (Russian culturology) là giải chính trị hóa văn hóa, là cứu văn hóa từ bối cảnh thực dụng hẹp hòi, nơi nó bị coi như một công cụ của quyền lực Văn hóa đã được thăm dò như là nguồn tài nguyên cuối cùng của tự do và sáng tạo của nhân loại, vượt qua những giới hạn xã hội và những quyết định luận lịch sử Cái nào trong hai nhánh của “khoa học văn hóa (cultural science)... 70 năm? Cách tiếp cận văn hóa học đối với văn hóa như là một tổng thể, vừa có thể lại vừa không thể vượt qua tổng thể đó, đã phản bác một cách thành công những cách tiếp cận chính trị, đạo đức, khoa học theo hướng hạ thấp văn hóa xuống thành một trong những bộ phận hợp thành của chính văn hóa Đó là lý do tại sao culturology trở thành một trong những ngành chính của khoa học nhân văn ở Nga thời hậu Xô... hóa (cultural science) sẽ có tiềm lực hơn trong tương lai? Thoạt nhìn, sự đổ vỡ của Chủ nghĩa Marx Xô viết đã xóa bỏ bối cảnh chuyên chế trong đó văn hóa học Nga xuất hiện Nhưng phải chăng chính sự sụp đổ của chế độ chuyên chế đã dẫn đến cuộc tranh luận đầy thiện ý về cách tiếp cận văn hóa học đối với văn hóa như là một siêu hệ thống (metasystem) và nó tiếp tục tồn tại và vượt qua những bối cảnh chính... thế nào để vượt qua một thực tiễn văn hóa hoặc một lý thuyết có sẵn để sử dụng khả năng biểu trưng phong phú vô tận của văn hóa, những mã hóa đa tầng và giải mã từng hiện tượng của nhân loại Cultural studies và culturology phát triển gần như đồng thời khi có những yêu cầu về lý thuyết đối với những nền văn hóa tương ứng Tên gọi “cultural studies” xuất hiện từ Trung tâm nghiên cứu văn hóa đương đại (Contemporary... đậm của chủ nghĩa Marx Khoảng đầu thập niên 1970, chủ nghĩa Marx hầu như mất sức chiến đấu về phương diện chính trị ở phương Tây và rút vào mặt trận văn hóa bình yên hơn để cố gắng biến văn hóa thành một đấu trường chính trị (political arena) Cultural studies xuất hiện và phát triển, trong bản chất, như là những nghiên cứu có tính chính trị về văn hóa và thử nghiệm vào việc chuyển đổi xã hội Văn hóa. .. (Contemporary Cultural Studies) ở Trường đại học Birmingham thành lập năm 1964 Năm 1972 trung tâm này ấn hành ấn phẩm đầu tiên Working papers in Cultural Studies với mục đích “đưa nghiên cứu văn hóa lên bản đồ của tri thức” Xác định thời điểm xuất hiện của văn hóa học Nga có phần khó hơn Nó gồm cả Yuri Lotman và những tác phẩm của trường phái ông về ký hiệu học văn hóa (cultural semiotics) (giữa thập niên... đại học, những khoa thuộc văn hóa học đã thay chỗ cho những khoa trước đây có trách nhiệm đối với việc giám sát chính trị và được tận dụng trong tất cả các ngành học khác _ 1 Thuật ngữ culturology (Đức: kulturologie) có lẽ được Wilhelm Ostwald, nhà văn hóa học nổi tiếng và là người đoạt giải Nobel năm 1915, đưa ra đầu tiên trong công trình The System of the Science Về lịch sử vắn tắt của thuật. .. chuyển đổi xã hội Văn hóa xuất hiện đánh dấu một lĩnh vực mở và khả dụng hơn cho việc thử nghiệm chủ nghĩa xã hội, hơn là kinh tế học hoặc chính trị học thực dụng Ở Nga tình cảnh hoàn toàn đối lập: Trong nhiều năm, nền văn hóa chính thống hoàn toàn bị chính trị hóa, bị hạ xuống hàng chức năng hệ tư tưởng và tuyên truyền Chủ nghĩa Marx Xô viết áp đặt văn hóa như là “thượng tầng kiến trúc thứ cấp” (secondary... Derrida Reader: Between the Blinds, ed Peggy Kamuf (New York: Columbia Univerity Press, 1991), 272 11 Xem thêm “the methodology of potentiation as “positive deconstruction” trong chương The Permanence of Newness 12 Mối quan hệ giữa văn hóa học (culturology) và xuyên văn hóa (transculture) được viết kỹ hơn trong chương “Culture - Culturology - Transculture”, Mikhail Eptein, After the Future: The Paradox . sự đa dạng của những hiện tượng văn hóa vốn được triết học, sử học, xã hội học, phê bình văn học và phê bình nghệ thuật nghiên cứu một cách biệt lập. Cơ sở triết học của văn hóa học có thể. của văn hóa học Nga (Russian culturology) là giải chính trị hóa văn hóa, là cứu văn hóa từ bối cảnh thực dụng hẹp hòi, nơi nó bị coi như một công cụ của quyền lực. Văn hóa đã được thăm dò như. Nhiệm vụ của văn hóa học là chỉ ra văn hóa như một hệ thống mở (open totality), xuyên vượt qua bất kỳ những cấu tạo đơn lẻ nào, gồm cả chính trị. Văn hóa học là sự nhận thức tự thân của văn hóa

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w