vấn đề gia tăng dân số cơ học ppt

21 3.3K 24
vấn đề gia tăng dân số cơ học ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I . VÀI NÉT VỀ GIA TĂNG CƠ GIỚI 1. Khái niệm 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình di dân 3. Các đặc trưng của vấn đề di cư 4. Các hình thức di dân II. CÁC ĐẠI LƯỢNG CỦA GIA TĂNG CƠ GIỚI: 1. Tỉ suất nhập cư 2. Vấn đề xuất cư 3. Mối quan hệ giữa tỉ suất nhập cư, tỉ suất xuất cư - Tỉ suất gia tăng cơ giới 4. Tổng số người di cư 5. Biến động cơ học 6. Tỉ suất di cư tổng cộng III . CÁC LUỒNG DI CƯ TRÊN THẾ GIỚI 1. Từ thời xa xưa đến hết TK XX 2. Hiện nay a. Giữa các nước phát triển b. Giữa các nước đang phát triển và phát triển c. Giữa các nước đang phát triển IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA TĂNG TỰ NHIÊN VÀ GIA TĂNG CƠ GIỚI 1 I . VÀI NÉT VỀ GIA TĂNG CƠ GIỚI: 1, Khái niệm: Sự biến động dân số không chỉ do quá trình gia tăng tự nhiên liên quan trực tiếp đến quá trình sinh ra và mất đi của con người, mà còn do tác động của gia tăng cơ giới gắn với sự thay đổi dân số theo không gian lãnh thổ. Theo Liên Hợp Quốc: Gia tăng cơ giới là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm tạo nên một nơi cư trú mới trong một thời gian nhất định. Có hai bộ phận cấu thành của một quá trình di dân là nhập cư và xuất cư. 2, Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình di dân: Di dân là một hiện tượng xã hội, nó diễn ra trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Không một quốc gia nào trên thế giới trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình lại không xảy ra hiện tượng chuyển động của dân cư (di cư) với những quy mô và cường độ khác nhau. Di cư diễn ra hầu như không hoặc chịu tác đông rất ít bởi các yếu tố như độ lớn của quốc gia, số dân đông hay ít, lịch sử hình thành quốc gia… Di dân cũng không mấy phụ thuộc vào trình độ phát triển mọi mặt của quốc gia như cho rằng di dân chỉ xảy ra ở các quốc gia chậm phát triển, còn các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn thì không diễn ra quá trình di dân. Di dân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, các nguyên nhân này tác động không giống nhau trong quá trình di dân ở các quốc gia, khu vực, lãnh thổ và kết quả do chúng mang lại cũng khác nhau. 2 1. Các điều kiện tự nhiên như: địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước… Các điều kiện kinh tế - xã hội như: chính sách dân số, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, điều kiện việc làm, điều kiện sinh hoạt, thu nhập, các môi trường xã hội khác… Các điều kiện chính trị như: Hiện nay trên thế giới, tình hình chính trị - xã hội ở rất nhiều quốc gia và khu vực hết sức phức tạp. Tình trạng khủng bố, xung đột sắc tộc, mâu thuẫn dân tộc, bất ổn chính trị, nghèo đói, chiến tranh… xảy ra thường xuyên với phạm vi và cường độ ngày càng nhiều hơn. Vì vậy số người phải di chuyển đến nơi ở mới vì lí do này ngày càng nhiều hơn. Tình hình tiêu biểu nhất hiện nay là xung đột, bất ổn chính trị ở Libi đã khiến cho hàng chục ngàn người dân trong nước cũng như lực lượng lao động ở nước này đã phải di chuyển đến nước khác hoặc trở về quê hương. Hay tình hình chính trị căng thẳng ở Ai Cập và Thái Lan, mâu thuẫn dân tộc ở Secbia… Các yếu tố trên ở mỗi vùng sẽ tạo nên lực hút (các điều kiện thuận lợi) hay lực đẩy (những trở ngại hay hạn chế của điều kiện sống) dẫn đến sự chuyển đến hay ra đi của dân cư. Lí thuyết lực hút và lực đẩy đã đưa ra quy luật chung của quá trình di dân là: dân cư sẽ chuyển từ nơi có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao hơn, từ vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn đến vùng thuận lợi hơn; quá trình di dân ngày càng mạnh theo sự phát triển ngày càng cao của kinh tế, KHKT…, từ vùng có chính trị bất ổn đến nơi ổn định hơn. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác liên quan đến vấn đề tình cảm, hôn nhân… 3 Khi nghiên cứu quá trình di dân, cần quan tâm nhiều đến các nguyên nhân xã hội và coi đây là những tác nhân chủ yếu của quá trình di dân. Hay nói cách khác: nguyên nhân chính dẫn đến quá trình di dân là những biến động xã hội, nó tác động đến những khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư đó. 3, Các đặc trưng của vấn đề di cư: Về mặt giới tính: nam có khả năng di cư nhiều hơn nữ vì nam có sức khỏe hơn và ít bị chi phối về yếu tố gia đình. Về độ tuổi: từ 15 – 45 tuổi có khả năng di cư nhiều nhất vì có sức khỏe, năng lực, trình độ tốt nhất để di chuyển; dưới 15 tuổi không có khả năng di chuyển; trên 45 tuổi đã ổn định cuộc sống nên ngại di chuyển. Về nghề nghiệp: những người có nghề kĩ thuật có khả năng di chuyển cao hơn các nghề khác do đặc thù công việc: xây dựng, giao thông… Về trình độ lao động: những người có trình độ lao động cao khả năng di cư lớn, họ sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm tốt và thu nhập cao hơn so với những người có trình độ hạn chế. 4, Các hình thức di dân: Có nhiều cách thức để phân loại các hình thức di dân tùy thuộc vào mục đích di dân, phạm vi di dân, mô hình di dân và cách thức tiến hành; - Theo nguyên nhân di dân: + Di dân vì lí do kinh tế 4 + Di dân vì chiến tranh + Di dân do thiên tai + Di dân do chính trị - Theo hành vi di dân: + Di dân tự phát + Di dân tự nguyện + Di dân bắt buộc - Theo hình thức tổ chức: + Di dân có tổ chức + Di dân không có tổ chức (di dân tự do, di dân bất hợp pháp) - Theo ranh giới hành chính lãnh thổ + Di dân quốc tế + Di dân nội địa - Theo hướng di dân: + Di dân nông thôn – nông thôn + Di dân nông thôn – thành thị + Di dân thành thị - thành thị 5 + Di dân thành thị - nông thôn II . CÁC ĐẠI LƯỢNG CỦA GIA TĂNG CƠ GIỚI: 1. TỈ SUẤT NHẬP CƯ:  Khái niệm: Là tương quan giữa số người nhập cư đến 1 vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.  Công thức: IR = I/P ×1000 (đơn vị tính:%0) I: số người nhập cư đến vùng nhập cư trong năm P: số dân trung bình của vùng trong năm IR: tỉ suất nhập cư Công thức này cho chúng ta biết quy mô dân số thế giới, quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay vấn đề nhập cư trên thế giới là một bài toán khó đang đi tìm lời giải. Các quốc gia tiếp nhận người nhập cư phải giải quyết mâu thuẫn: các quốc gia này cần người nhập cư để giải quyết nhu cầu về nhân lực cho sự phát triển kinh tế, đồng thời phải có chính sách bài bản về quản lý và hội nhập người nhập cư hợp pháp và đấu tranh chống nạn nhập cư bất hợp pháp. Trong các lý do giải thích hiện tượng nhập cư, yếu tố kinh tế bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng hàng đầu, hầu hết người nhập cư đều đến từ các nước nghèo. Họ vẫn sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có cuộc sống tốt hơn và có tiền tiết kiệm gửi về nhà. 6 Esanvando một quốc gia Trung Mỹ hiện có khoảng 2,5 triệu người đang cư trú ở Mỹ. Năm 2007 lượng kiều hối mà người dân nước này gửi về gần 3,7 tỉ USD, chiếm 18,1% GDP và 92,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Goatemala là 1 quốc gia Trung Mỹ khác hiện có khoảng 1,2 triệu người đang cư trú ở nước ngoài, trong đó 90% ở Mỹ và 60% trong số đó là bất hợp pháp. Lượng kiều hối gửi về nước năm 2007 là 4,22 tỷ USD là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 2 sau xuất khẩu. Mêxico cũng thu được 20 tỉ USD kiều hối trong năm 2007 góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh cải thiện kinh tế gia đình và đất nước, người nhập cư cũng góp phần thỏa mãn nhu cầu về nhân lực ở nước sở tại đặc biệt ở các nước dân số giảm và già hóa. Viện nghiên cứu kinh tế Đức cho biết, nếu dân số vẫn giảm theo tình trạng này thì đến năm 2050 dân số Đức chỉ còn 76 triệu người (so với 80 triệu người hiện nay). Bên cạnh đó đến năm 2050 dân số Đức trên 80 tuổi là 11 – 12 triệu người dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng buộc chính phủ phải có chính sách nhập cư hiệu quả. Nga cũng chung tình trạng với Đức, dự kiến 45 năm nữa dân số Nga sẽ giảm 22% dẫn đến mất hơn 40% lực lượng lao động gây khó khăn cho kinh tế. 2. VẤN ĐỀ XUẤT CƯ: Tỉ suất xuất cư:  Khái niệm: Tỉ suất xuất cư là tương quan giữa số người xuất cư ra khỏi một vùng lãnh thổ trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. 7  Công thức tính: ER = ×1000 (đơn vị tính: %o) ER: tỉ suất xuất cư O: số người xuất cư ra khỏi vùng trong năm P: dân số trung bình của vùng trong năm Tỉ suất xuất cư cũng cho chúng ta thấy được quy mô dân số, quốc gia và vùng lãnh thổ. Tỉ suất xuất cư lớn thuộc về các nước đang phát triển và kém phát triển. Họ đi sang các nước khác để làm việc tăng thu nhập cho gia đình, phần lớn họ đều là nông thôn. Trong nội bộ từng nước, như Việt Nam người xuất cư chủ yếu từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm hoặc từ các tỉnh nghèo ở miền Trung đi xây dựng vùng kinh tế mới, đi làm công nhân ở miền Nam. Xuất cư và nhập cư là 2 mặt của quá trình di cư, có xuất cư ắt sẽ có nhập cư, chúng luôn tồn tại song song với nhau, hay còn gọi quá trình di cư là chuyển cư. 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ SUẤT NHẬP CƯ VÀ TỶ XUẤT XUẤT CƯ – TỶ SUẤT GIA TĂNG CƠ GIỚI:  Khái niệm: Tỷ suất gia tăng cơ giới là đại lượng biểu hiện mối quan hệ giữa tỷ suất xuất cư và tỷ xuất nhập cư, trung bình thế giới ở mức 30%o  Công thức tính: 8 NMR = IR – OR (đơn vị: %o) NMR: gia tăng cơ giới IR: tỷ suất nhập cư OR: tỷ suất xuất cư NMR = × 1000 ( đơn vị: %o) NMR: tỷ suất tăng cơ giới I: số người nhập cư O: số người xuất cư P: dân số trung bình năm - Tỷ suất gia tăng cơ giới có 3 trường hợp: • Tỷ suất GTCG = 0: tỷ suất xuất cư = tỷ xuất nhập cư, quy mô dân số ổn định. • Tỷ suất GTCG > 0: tỷ suất nhập cư > tỷ suất xuất cư, quy mô dân số tăng. • Tỷ suất GTCG < 0: tỷ suất nhập cư < tỷ suất xuất cư, quy mô dân số giảm. Công thức này thể hiện rõ nhất quy mô dân số dân số thế giới, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Quy mô đó có thể lớn hoặc nhỏ tùy thuộc và lượng người xuất cư và nhập cư. 4. TỔNG SỐ NGƯỜI DI CƯ: - Công thức: tổng số người di cư = số người nhập cư + số người xuất cư. Đơn vị: người, ngàn người, triệu người. Thế giới có khoảng 200 triệu lao động di cư, năm 2010 Liên Hiệp Quốc vừa ra báo cáo kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động bảo vệ quyền của 200 triệu lao động di cư trên khắp thế giới. Báo cáo nêu rõ phần lớn những đối tượng này đang phải chịu đựng các hình thức bảo hành về thể chất và tinh thần, bị quấy rối tình dục, giam cầm và cưỡng bức. 9 Theo công bố của diễn đàn lao động di cư ASEAN lần 3 được tổ chức 2 ngày 19 và 20/7/2010 ở Hà Nội, khối ASEAN có khoảng 15 triệu lao động di cư. Theo văn phòng Tổ Chức lao động quốc tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, lao động di cư trong ASEAN khoảng 5,9 triệu người. 5. BIẾN ĐỘNG CƠ HỌC: - Công thức: biến động cơ học = số người nhập cư – số người xuất cư - Biến động cơ học có 3 trường hợp: • BĐCH = 0: số người nhập cư = số người xuất cư, dân số ổn định • BĐCH > 0: số người nhập cư > số người xuất cư, quy mô dân số tăng. • BĐCH < 0: số người nhập cư < số người xuất cư, quy mô dân số giảm. Phần lớn các nước đang phát triển và kém phát triển có biến động cơ học âm do lượng người xuất cư rất lớn trong khi nhập cư rất ít. Vd: Việt Nam. Philippin, Indonexia… Các nước phát triển có nền kinh tế phát triển mạnh hoặc có các ngành thu hút nhiều lao động có biến động cơ học dương vì số người nhập cư rất lớn. Vd: các nước vùng vịnh, các nước thuộc EU, Mỹ… 6. TỈ SUẤT DI CƯ TỔNG CỘNG: Tỷ suất di cư tổng cộng = ×1000 (đơn vị %o) Hoặc Tỉ suất di cư tổng cộng = × 1000 (đv %o) 10 [...]... gia tăng dân số phụ thuộc vào cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học Mặc dù tỉ suất gia tăng dân số bao gồm hai bộ phận cấu thành song động lực phát triển dân số chính là gia tăng tự nhiên Gia tăng tự nhiên là động lực chính để thay đổi dân số thế giới là động lực duy nhất thay đổi quy mô dân số thế giới, các giá trị của gia tăng tự nhiên có thể chia thành 3 trường hợp: - GTTN > 0: quy mô dân số tăng. .. phần phân bố lại dân cư thế giới hợp lí hơn IV MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA TĂNG TỰ NHIÊN VÀ GIA TĂNG CƠ GIỚI: Tỷ suất gia tăng dân số là sự so sánh dân số giữa 2 thời kì bao gồm cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới Đây là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của 1 quốc gia, 1 vùng lãnh thổ Trên phạm vi toàn thế giới tỷ suất gia tăng dân số chủ yếu phụ thuộc vào gia tăng tự nhiên... nhập cư cao, gia tăng tự nhiên thấp thì gia tăng cơ giới là động lực chính thay đổi quy mô kết cấu dân số lãnh thổ đó Đối với các nước có gia tăng tự nhiên cao tỷ lệ người nhập cư thấp thì gia tăng tự nhiên là động lực gia tăng dân số chính Như vậy, gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới là cơ sở để xác định quy mô dân số của các quốc gia, khu vực, châu lục cũng như toàn thế giới Quy mô dân số là chỉ tiêu... - GTTN > 0: quy mô dân số tăng GTTN < 0: quy mô dân số giảm GTTN = 0: quy mô dân số không đổi Hiện nay gia tăng tự nhiên trên thế giới có xu hướng giảm năm 2005 là 1,5% đến năm 2009 là 1,2% Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới là động lực thay đổi dân số thế giới cả về chất ( cấu trúc dân số) và về lượng (quy mô dân số) tạo nên đại lượng gia tăng dân số Công thức: • Tỷ suất GTDS = tỷ suất GTTN + tỷ... tổng số người di cư, biến động cơ học, tỷ suất di cư tổng cộng thể hiện tính biến động dân số tăng hay giảm dựa trên sự tương quan giữa tỷ lệ người nhập cư và xuất cư Xét quy mô trên toàn thế giới: gia tăng cơ giới không có ý nghĩa làm thay đổi quy mô cũng như kết câu dân số, sự thay đổi quy mô và kết cấu phụ thuộc vào gia tăng tự nhiên Xét quy mô dân số các châu lục, khu vực hoặc lãnh thổ, gia tăng cơ. .. giới góp phần thay đổi quy mô, cấu trúc dân số của châu lục, khu vực, lãnh thổ hoặc quốc gia, những quốc gia nhập cư cao, tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp Gia tăng cơ giới là động lực chính làm thay đổi quy mô dân số lãnh thổ đó Gia tăng cơ giới làm thay đổi phân bố dân cư, sự di chuyển làm cho phân bố dân cư ngày càng hợp lý hơn, góp phần quan trọng làm giảm gia tăng tự nhiên, chậm quá trình sinh sản…... động lực gia tăng dân số đó là tỷ lệ sinh, tử, tỷ lệ người nhập, xuất cư 19 • Cho biết số lượng người ở các thời điểm khác nhau: Thời điểm T1 – dân số P1 Thời điểm T2 – dân số P2 Tỷ lệ GTDS= × 100 ( đơn vị: %) (2) Công thức (2) không cho biết động lực gia tăng dân số mà chỉ cho biết số lượng người thay đổi ở các thời điểm khác nhau GTCG = GTDS – GTTN GTTN = GTDS – GTCG Xét trên quy mô quốc gia thì nước... bàn sinh sống và những nhu cầu khác của cuộc sống Cho đến nay, những nhu cầu đó về cơ bản vẫn không thay đổi nhưng các cuộc di dân đã có sự thay đổi về chất và mục đích của các cuộc di dân Hiện nay, di dân là một vấn đề nhạy cảm còn nhiều bất cập trên phạm vi toàn cầu vì vậy cần có sự hợp tác của các quốc gia, khu vực, châu lục cũng như các tổ chức phi chính phủ khác để giải quyết các vấn đề nảy sinh... phát triển chủ yếu do yêu cầu công việc như học tập,nghiên cứu khoa học, ngoại giao, làm việc trong các tổ chức phi chính phủ và việc làm Di dân giữa các nước phát triển diễn ra theo 2 hướng chính: từ các nước châu Âu sang khu vực Bắc Mĩ, di dân theo hướng này phần lớn là những người có trình độ cao như các nhà khoa học và sinh viên học tập, các hoạt động ngoại giao hay làm việc trong các tổ chức phi chính... Philipin ước tính có khoảng 8,2 triệu người Philipin ra nước ngoài, chiếm 25% dân số trong độ tuổi lao động và 9% dân số cả nước Khoảng 2/3 trong số này đến từ vùng nông thôn và gần ½ trong số họ có bằng đại học Indonexia là 17 4,3 triệu người (2007) sang Malaixia, Trung Đông và Đài Loan Lao động xuất khẩu của Việt Nam cũng không ngừng tăng từ 36000 (2006) lên 75000 (2009) và năm 2010 khoảng 85000 chủ yếu . tỷ suất gia tăng dân số phụ thuộc vào cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Mặc dù tỉ suất gia tăng dân số bao gồm hai bộ phận cấu thành song động lực phát triển dân số chính là gia tăng tự. lại dân cư thế giới hợp lí hơn. IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA TĂNG TỰ NHIÊN VÀ GIA TĂNG CƠ GIỚI: Tỷ suất gia tăng dân số là sự so sánh dân số giữa 2 thời kì bao gồm cả gia tăng tự nhiên và gia tăng. 1,2%. Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới là động lực thay đổi dân số thế giới cả về chất ( cấu trúc dân số) và về lượng (quy mô dân số) tạo nên đại lượng gia tăng dân số. Công thức: • Tỷ suất

Ngày đăng: 13/08/2014, 11:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan