Bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm khoảng từ 2-3% các bà mẹ mang thai. Trong số đó, khoảng 90% những trường hợp là bệnh ĐTĐ thai kỳ. ĐTĐ thai kỳ thường không có những triệu chứng rõ ràng, có bạn khi mang thai khát nước, hoặc đi tiểu tiện nhiều, tình cờ đi khám mới phát hiện ra. Các biến chứng có thể gặp Trước khi sử dụng liệu pháp insulin, các biến chứng của bệnh ĐTĐ cho cả mẹ và thai nhi rất cao. Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng, ở phụ nữ mang thai bị ĐTĐ vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như: tiền sản giật, bệnh ĐTĐ ketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên, đa ối, nguy cơ phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong. Phụ nữ mang thai cần được tầm soát đái tháo đường Bà mẹ mang thai bị ĐTĐ cũng có thể gây biến chứng cho thai: sảy thai; thai chết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh vào khoảng 2 - 5% (thấp hơn đáng kể khoảng 65% trước khi điều trị bằng insulin); dị tật bẩm sinh, có thể chiếm tới 50% gây ra tử vong chu sinh; bất thường sự tăng trưởng thai nhi trong tử cung; biến chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết (ĐH), hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubine máu. Khi người mẹ bị bệnh ĐTĐ trong kỳ mang thai có các nguy cơ: gia tăng nguy cơ thai to; gia tăng nguy cơ tiền sản giật; tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếu không kiểm soát ĐH được; dị tật thai nhi thường không tăng lên. Bác sĩ sẽ chẩn đoán như thế nào? Nếu như bạn không có tiền sử ĐTĐ thì việc tầm soát bệnh ĐTĐ thai kỳ thường được thực hiện từ 24 – 28 tuần tuổi thai, bằng cách xét nghiệm máu chỉ số ĐH (glycemia) và HBA1C. Thời gian này sẽ có khả năng xác định bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ hay không và sẽ giúp BS đánh giá và can thiệp để giảm bớt hậu quả có khả năng bất lợi của chứng rối loạn này. ĐH lúc đói cao hơn 126mg/dl trong cả 2 hay nhiều test được thực hiện vào những ngày khác nhau có thể cho thấy bệnh nhân bị ĐTĐ, nếu giá trị đo được nằm trong khoảng 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9mmol/) thì được chẩn đoán là “rối loạn ĐH lúc đói”(Impaired fasting glucose). Test chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose: sau xét nghiệm ĐH lúc đói, bạn sẽ được uống 75g glucose (100g cho bệnh nhân mang thai). Mẫu máu sẽ được lấy tiếp sau một khoảng thời gian nhất định (1h, 2h, 3h) để đo lượng ĐH. Để kết quả chính xác, trong buổi sáng hôm xét nghiệm, bạn không nên ăn hay uống gì khác. Test dung nạp glucose uống có thể dẫn đến một trong các chẩn đoán sau: - Đáp ứng bình thường: một người được xem là đáp ứng bình thường khi mức glucose 2 giờ (sau khi uống 75g glucose) dưới 140mg/dl và tất cả các giá trị giữa 0 và 2 giờ dưới 200mg/dl. - Rối loạn dung nạp glucose: một người bị rối loạn dung nạp glucose khi ĐH lúc đói dưới 126mg/dl và mức ĐH 2 giờ nằm giữa 140 và 199mg/dl. - Một bệnh nhân bị ĐTĐ khi mức ĐH đo được trong những ngày khác nhau đều cao. - ĐTĐ thai kì: một bệnh nhân bị ĐTĐ thai kỳ khi có 2 triệu chứng bất kỳ trong số những triệu chứng sau: ĐH đói hơn 95mg/dl, ĐH 1 giờ hơn 180mg/dl, ĐH 2 giờ hơn 155mg/dl, ĐH 3 giờ hơn 140mg/dl. Bác sĩ sẽ xử lý như thế nào? Trước khi thụ thai: nếu như bạn bị ĐTĐ trước khi mang thai, bạn nên trình bày với BS đang điều trị nội khoa cho mình ý kiến sẽ dự định có thai, để BS sẽ có hướng điều trị và chế độ theo dõi thích hợp. Trong kỳ mang thai: các BS sẽ theo dõi định kỳ: ĐH, HbA1C, đánh giá chức năng tim, gan, thận, mắt… kiểm tra alpha fetoprotein (AFP) huyết thanh mẹ ở tuần thứ 15 - 20 để đánh giá các nguy cơ bất thường về ống thần kinh của thai; siêu âm định kỳ giúp đánh giá các dị tật thai nhi nếu có và sự phát triển của thai. Thời điểm sinh: khi thai của bạn đủ 38 tuần, BS có thể chỉ định sinh con theo hình thức sinh chỉ huy hoặc sinh thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố (tình trạng sức khỏe của mẹ, kiểm soát ĐH của mẹ và tình trạng sức khỏe của thai) mà BS sản khoa sẽ tư vấn cho bạn chọn lựa. Trong quá trình chuyển dạ: BS sẽ thường xuyên theo dõi ĐH của bạn để đảm bảo ĐH ở mức 4 - 7 mmol/l, nếu cần, BS có thể chỉ định truyền insulin theo đường tĩnh mạch để duy trì ĐH ổn định. Sau khi vừa sinh xong, BS sẽ theo dõi ĐH của bạn liền để chỉ định liều phù hợp, do tăng nguy cơ hạ ĐH sau sinh, đặc biệt nếu có cho con bú. (nên bạn có thể ăn trước hoặc trong khi cho con bú). Theo dõi sau sinh: nếu như bạn bị chứng ĐTĐ thai kỳ, cần được kiểm tra thường xuyên và theo dõi bệnh ĐTĐ (có thể hết sau khi sinh hoặc không). Nếu bạn bị ĐTĐ thai kỳ, bạn có nhiều khả năng bị tái phát ở thai kỳ tiếp trong tương lai. Theo thời gian, bạn cũng có nhiều khả năng tiến triển bệnh ĐTĐ - thường là ĐTĐ týp 2. Tuy nhiên, nếu như bạn chọn lối sống lành mạnh như: ăn thức ăn lành mạnh và tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 trong tương lai. Bạn sẽ được BS tư vấn về dinh dưỡng sau khi chẩn đoán và được đặt trên một chế độ ăn uống thích hợp. Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng là: đạt được mức bình thường của ĐH; ngăn chặn nhiễm toan ceton; cung cấp đầy đủ năng lượng để tăng cân hợp lý; giúp cho thai nhi phát triển bình thường. Các yếu tố chính để xem xét khi tạo ra một chế độ dinh dưỡng cho bạn là số lượng calo, lượng carbohydrate, và phân phối calorie. Chế độ ăn uống và tập thể dục nên được điều chỉnh từ từ để đạt được mức ĐH bình thường của bạn. Thuốc sẽ được bác sĩ sử dụng như thế nào? Nếu ĐH của bạn không thể duy trì được bởi biện pháp dinh dưỡng, thì các BS bắt đầu sử dụng thuốc. Có hai lựa chọn ở những bệnh nhân mang thai có nhu cầu điều trị nhằm kiểm soát ĐH: insulin (và một số chất tương tự insulin), và các chất làm hạ ĐH dưới dạng uống được sử dụng. Insulin có nhiều loại: như loại tác dụng nhanh, tác dụng bán chậm, loại insulin pha trộn hoặc tác dụng kéo dài. Liều lượng và loại insulin được sử dụng được tính toán dựa trên các bất thường cụ thể của ĐH trong quá trình theo dõi mà BS sẽ chọn phác đồ thích hợp cho bạn. Các thuốc Tolbutamide hoặc chlorpropamide dùng để điều trị ĐTĐ không được khuyến khích ở phụ nữ bị chứng ĐTĐ thai kỳ, bởi vì các thuốc này đi qua nhau thai và có thể gây tăng insulin bào thai (hyperinsulinemia), có thể dẫn đến hạ ĐH sơ sinh, thai to. Hiện nay, Hiệp hội ĐTĐ của Mỹ không xác nhận việc sử dụng các thuốc làm hạ ĐH dạng uống khi mang thai và liệu pháp như vậy đã không được sự chấp thuận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ để điều trị chứng ĐTĐ thai kỳ. Nhưng hiện nay có glyburide: thuốc hạ ĐH dưới dạng uống, đang được dùng để điều trị ĐTĐ thai kỳ và đang trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, theo các báo cáo cần có những nghiên cứu hơn nữa về thuốc này. Nhờ vào sự tiến bộ trong Y học, việc theo dõi và chăm sóc các bà mẹ mang thai bị ĐTĐ nay đã tốt hơn và việc phát hiện ra những sản phụ bị ĐTĐ thai kỳ để có chế độ chăm sóc theo dõi, can thiệp cũng tốt hơn. Điều này có được là nhờ sự phối hợp giữa các BS chuyên khoa nội tiết, dinh dưỡng, sản khoa, và ngay cả với BS nhi khoa, làm cho cuộc sống hay quá trình mang thai của bạn trở nên không quá căng thẳng . Bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm khoảng từ 2-3% các bà mẹ mang thai. Trong số đó, khoảng 90% những trường hợp là bệnh ĐTĐ thai kỳ. ĐTĐ thai kỳ. phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong. Phụ nữ mang thai cần được tầm soát đái tháo đường Bà mẹ mang thai bị ĐTĐ cũng có thể gây biến chứng cho thai: sảy thai; thai chết. nguy cơ biến chứng, ở phụ nữ mang thai bị ĐTĐ vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như: tiền sản giật, bệnh ĐTĐ ketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng