Dùng thuốc ở phụ nữ mang thai Từ khi có thảm họa do dùng thuốc thalidomid đối với phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc ở đối tượng này trở nên hết sức thận trọng. Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh gắn liền với nhau về mặt sinh lý và rau thai không phải là hàng rào ngăn cản. Trừ các thuốc phân tử lớn (như insulin, héparin), còn các thuốc khác mà bà mẹ sử dụng đều đi qua rau thai và có ảnh hưởng tức thời hay lâu dài tới thai nhi. Tác động của thuốc đối với sự phát triển của thai nhi trong tử cung: - Trước khi thai bám vào cơ thể mẹ (hoàn thành sau 12 ngày thụ thai), thuốc không gây hậu quả gì đáng kể cho thai nhi. - Thời gian ở dạng phôi: có nguy cơ dị dạng lớn (13-56 ngày sau khi thụ thai). - Từ tháng thứ 2 đến khi sinh có sự phát triển và trưởng thành nhiều cơ quan ở thai nhi (hệ thần kinh trung ương, bộ phận sinh dục, thận ) có các biến dạng tiếp theo do thuốc: + Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi (toàn phần hay một phần cơ thể). + Bất thường về chức năng tạm thời hay vĩnh viễn. Các thuốc ít gây tác dụng phụ khi bà mẹ có thai Các hormon: khả năng nam hóa thai nhi chỉ là cá biệt (như khi bà mẹ dùng dẫn chất của testosteron). Các vaccin: dùng vaccin là cần thiết cho bà mẹ mang thai để phòng tránh bệnh lây nhiễm. Dùng vaccin cho bà mẹ trước hay khi bắt đầu có thai thường không gây hậu quả trong quá trình mang thai. Thuốc gây hậu quả rõ rệt cho người mẹ mang thai cuối kỳ Thuốc chữa tăng huyết áp cho người mẹ (chống chỉ định dùng thuốc đối kháng calci). Thuốc chữa bệnh dị ứng cho người mẹ (dùng thuốc chẹn beta gây nguy cơ cho cả mẹ lẫn con). Sau đây là các thuốc có nguy cơ gây quái thai: Một số thuốc chữa bệnh ngoài da cho bà mẹ như thuốc isotretinoin gây dị dạng cho thai nhi ở hệ thần kinh trung ương, tai ngoài và tim). Thuốc điều trị bệnh mạn tính như các thuốc chữa động kinh natri valproat, carbamazepin gây biến dạng ở ống thần kinh cho 1-2% thai nhi. Các thuốc chống đông tụ (như warfarin) gây hội chứng cho thai nhi ở 4-6% trường hợp như dị dạng mặt (xương mũi), giảm sản ở đốt tay chân, vôi hóa xương Thời gian có nguy cơ: các tuần 6-9 tuần, có thể đến tuần 12 sau khi bà mẹ mất kinh. Thuốc gây dị dạng ở não có 2% trường hợp khi thai ở quý thứ 2 và/hoặc quý thứ 3. Thuốc chống viêm không steroid: gây thiểu năng thận vĩnh viễn (do gây độc tính cho thận ở thai nhi, gây nguy cơ xuất huyết). Chống chỉ định khi bà mẹ có thai đã 6 tháng. Thuốc kháng lao gây cảm ứng tới men như rifampycin gây hội chứng băng huyết sớm khi bà mẹ trở dạ và/hay trong 24 giờ đầu tiên khi trẻ sinh ra vì thiếu hụt vitamin K. Các thuốc chống co giật gây cảm ứng tới men (như phenobarbital, carbamazepin, primidon) gây bất thường cho sự cân bằng photphocalci do thiếu vitamin D. Các thuốc chống co giật, không gây cảm ứng tới men gan (như acid valpric) gây nguy cơ giảm tiểu cầu, giảm tập kết tiểu cầu, fibrinogen và các yếu tố gây đông tụ. Thuốc hướng tâm thần như: an thần kinh (phenothiazin), chống liệt rung (kết hợp với trihexyphenidyl), chống trầm cảm (imipramin), các benzodiazepin. Các thuốc trên gây nhiều biến chứng: tim đập nhanh, bí đái, rối loạn hô hấp Thuốc chẹn beta (như propanolol) gây giảm đường huyết, đôi khi suy tim cấp. Tóm lại, phụ nữ đang chữa bệnh muốn có con cần hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa và có biện pháp xử lý khi bà mẹ mang thai dùng thuốc để không gây nguy cơ cho thai nhi và trẻ sơ sinh. . Dùng thuốc ở phụ nữ mang thai Từ khi có thảm họa do dùng thuốc thalidomid đối với phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc ở đối tượng này trở nên hết sức thận trọng. Phụ nữ mang thai và. bắt đầu có thai thường không gây hậu quả trong quá trình mang thai. Thuốc gây hậu quả rõ rệt cho người mẹ mang thai cuối kỳ Thuốc chữa tăng huyết áp cho người mẹ (chống chỉ định dùng thuốc đối. calci). Thuốc chữa bệnh dị ứng cho người mẹ (dùng thuốc chẹn beta gây nguy cơ cho cả mẹ lẫn con). Sau đây là các thuốc có nguy cơ gây quái thai: Một số thuốc chữa bệnh ngoài da cho bà mẹ như thuốc