BệnhĐáitháođườnglàgì? Làm sao phát hiện sớm I. Bệnh tiểu đườnglàgì? - Bệnh tiểu đường ngày nay được gọi đúng tên làBệnhĐáiTháo Đường. Chẩn đoán bệnh này dựa vào xét nghiệm lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Hoàn toàn không dựa vào lượng đường trong nước tiểu. - Ở người không có bệnhđáitháođường thì lượng đường trong máu luôn luôn ở mức bình thường bất kể là đói hay no. Đường huyết khi đói từ 70-100mg% là bình thường. - Khi bạn bị Đáitháo đường, cơ thể đã mất khả năng tự điều chỉnh, do đó ngay cả khi nhịn đói lượng đường trong máu của bạn cũng tăng và càng tăng cao hơn nữa sau các bữa ăn. Do cơ thể đã bị thiếu chất Insulin, hoặc chất Insulin của bạn họat động quá kém cỏi. - Insulin là một nội tiết tố được tuyến tụy tiết ra (dân gian gọi làLá Mía). Chất Insulin này rất quan trọng, nó giúp cho các tế bào trong cơ thể của bạn rút lượng đường có dư trong máu vào bên trong tế bào, để tạo năng lượng cho các tế bào hoạt động. - Khi cơ thể bạn thiếu chất Insulin hoặc Insulin hoạt động quá kém, toàn bộ lượng đường có dư trong máu sẽ không vào được bên trong các tế bào, do đó đường cứ tiếp tục tăng dần trong máu, còn tế bào thì bị "đói đường". Kết cục, các tế bào không có đủ năng lương đế hoạt động ( vì "tế bào nhịn đói đường", cho nên một số bạn cảm giác rất thèm ngọt khi lượng đường trong máu tăng cao). - Đáitháođườnglà một bệnh mãn tính không lây, nhưng đang ngày một gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới như là một đại dịch. Nguyên nhân là do cuộc sống có quá nhiều stress, lại ít vận động, ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng dẫn đến tăng cân, béo phì. - Quan trọng là nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng rất nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mù mắt, loét chân cắt cụt chân, suy thận mãn phải lọc thận nhân tạo… - Hiện nay, các bác sĩ trên toàn thế giới cũng chỉ mới giúp bạn kiểm soát bệnhĐáitháođuờng mà không thể điều trị tiệt căn được. Do đó bệnh của bạn cần được theo dõi và điều trị cho đến cuối đời. - Mục tiêu của việc điều trị bệnhĐáitháođường hiện nay là làm sao kiểm soát được đường huyết và phòng ngừa được các biến chứng mãn tính nguy hiểm do bệnhđáitháođường gây ra. - Bạn cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các mục tiêu điều trị cụ thể (ví dụ: đường huyết, HbA1c, mỡ trong máu và huyết áp) để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnhđáitháođường một cách tốt nhất II. Làm sao để phát hiện sớm bệnhđáitháo đường? 1. Trường hợp có triệu chứng điển hình của tăng đường huyết: nên đến bệnh viện khám ngay nếu thấy 2. Trường hợp không có bất kỳ triệu chứng khả nghi nêu trên. Khi bạn ≥ 45 tuổi, nên tầm soát đường huyết lúc đói,. Nếu kết quả bình thường, bạn nên thử lại sau 1- 3 năm. 3. Trong trường hợp bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao bị đáitháo đường, bạn nên kiểm tra đường huyết lúc đói bắt đầu ở lứa tuổi trẻ hơn và thường xuyên hơn ( 3 - 6 tháng hoặc mỗi năm, tùy trường hợp) 4. Vậy ai thuộc diện có nguy cơ cao bị đáitháo đường? - Quá cân hoặc mập phì (BMI ≥ 23), đặc biệt là mập phì vùng bụng (vòng eo > 80cm ở phụ nữ, hoặc > 90cm ở đàn ông). - Có người thân trực hệ bị đáitháo đường. - Đã từng sinh con ≥ 4kg, hoặc đã được chẩn đoán Đáitháođường Thai Kỳ. - Tăng huyết áp. - Rối loạn chuyển hóa Lipid máu. - Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết đói (đường huyết đói từ 100-125mg/dL). 5. Khi nào bạn được chẩn đóan bệnh đáitháo đường? - Khi bạn có 2 lần thử nghiệm đường huyết buổi sáng nhịn đói ≥ 126mg/dL (hoặc ≥ 7 mmol/l) - Hoặc khi bạn có các triệu chứng: khát, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân. Kèm theo với kết quả thử đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (hoặc 11 mmol/l) III. Phân loại bệnh đáitháođường Phân loại bệnh đáitháođường Type 1 (loại 1) Type 2 (loại 2) đáitháođường thai kỳ Thường gặp ở trẻ em và người trẻ Thường gặp ở những người trên 40 tuổi Khởi phát trong thai kỳ Tuổi khởi phát (Tuy nhiên cả loại 1 và loại 2 đều có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Ngày càng nhiều trẻ em béo phì mắc bệnh đáitháođường loại 2) Cách Đột ngột Âm thầm, Suốt thời khởi phát (khát, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh) khó nhận biết. Do đó, nên đi tầm soát đuờng trong máu định kỳ. gian mang thai. Căn nguyên gợi ý Tự miễn Nhiễm siêu vi Yếu tố gene (gia đình có người bị đáitháo đường). Ít vân động, quá cân hoặc béo phì. Quá nhiều stress… Gia đình có người bị đáitháođường Phương Tiết chế và vận động. Tiết chế và vận động Tiết chế và vận động pháp điều trị Bắt buột phải dùng Insulin để sống. Thuốc viên hạ đường huyết Có lúc cần dùng đến Insulin Tiêm Insulin nếu tiết chế không đủ giúp ổn định đường huyết Tỉ lệ Khoảng 10% (Trong 100 người mắc bệnhĐáitháo đường, có khoảng 10 người thuộc type 1) Khoảng 90% (Trong 100 người mắc bệnh Đáitháo đường, có khoảng 90 người thuộc type 2) BS TRƯƠNG DẠ UYÊN Khoa Nội Tiết - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn . Bệnh Đái tháo đường là gì? Làm sao phát hiện sớm I. Bệnh tiểu đường là gì? - Bệnh tiểu đường ngày nay được gọi đúng tên là Bệnh Đái Tháo Đường. . điều trị bệnh Đái tháo đường hiện nay là làm sao kiểm soát được đường huyết và phòng ngừa được các biến chứng mãn tính nguy hiểm do bệnh đái tháo đường gây