Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
166,66 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH = = = *** = = = KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Tên bài dạy: CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Số tiết: 5 tiết Môn học: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Lớp: Giảng viên: Vũ Ngọc Vân Thời gian: 5 tiết ( 50 phút/tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BÀI DẠY - Kiến thức: Trang bị cho các học viên tài chính doanh nghiệp nắm được kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào bản chất, chức năng và công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp. Cụ thể: + Khái niệm TCDN + Khái niệm và nội dung quản trị TCDN + Các quyết định trong TCDN + Bản chất, chức năng và công tác tổ chức TCDN - Kỹ năng: Trang bị một số kỹ năng phân tích, thu thập và xử lý thông tin liên quan tới lĩnh vực tài chính doanh nghiệp cơ bản, từ đó tư vấn hoặc đưa ra các quyết định trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. 1 1 - Thái độ: Nhận thức vai trò cần thiết về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả và hợp lý trong doanh nghiệp, tích cực tham gia đóng góp ý kiến trên lớp và có ý thức đọc giáo trình cũng như các tài liệu tham khảo. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu kết hợp với phương pháp bài tập. III. CHUẨN BỊ CỦA GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN: 1) Chuẩn bị của giảng viên: - Giáo án, máy tính, máy-màn chiếu, phiếu học tập,… 2) Chuẩn bị của sinh viên: - Tài liệu, giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên), NXB Kinh tế quốc dân,2008. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1) Ổn định tổ chức: 2 phút 2) Nội dung bài giảng: Chương 1- Tổng quan về tài chính doanh nghiệp Đặt vấn đề (5 phút): Tài chính doanh nghiệp là một phân môn của ngành Tài chính. Vậy trước tiên hãy cùng nhắc lại khái niệm tài chính và Hệ thống Tài chính để có cái nhìn bao quát nhất. Bởi hoạt động tài chính doanh nghiệp vốn không thể tách rời các quan hệ trao đổi tồn tại giữa các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế trong hệ thống tài chính ( Nhắc lại môn Tài chính học). Việc đặt chúng trong một môi trường kinh tế nhất định sẽ giúp chúng ta xem xét TCDN một cách đầy đủ nhất. - Khái niệm “Tài chính”: là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. 2 2 - Khái niệm “Hệ thống tài chính”: là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đó. - Cấu trúc của hệ thống tài chính như sau: Các hoạt động kinh tế nói chung và tài chính nói riêng trong mỗi một nền kinh tế đều chịu sự chi phối bởi 3 nhóm chủ thể cơ bản là nhà nước, doanh nghiệp và hộ gia đình. Các nhóm chủ thể này sẽ thực hiện các hành vi kinh tế cũng như các hoạt động tài chính nhằm đạt tới mục tiêu của mình. Chính vì vậy mà mọi quan hệ tài chính trong hệ thống tài chính đều phải phục vụ việc đạt được các mục tiêu đó. Sự tác động qua lại giữa các quan hệ tài chính phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế này và trong nội bộ từng chủ thể kinh tế. Với ý nghĩa như vậy, hệ thống tài chính của một nền kinh tế thường được chia làm 3 khâu cơ bản, gắn với 3 nhóm chủ thể đó. Ba khâu tài chính cơ bản đó là tài chính công (mà trọng tâm là Ngân sách nhà nước), tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình. Ngoài ra, còn một khâu tài chính khác rất quan trọng, có vai trò kết nối 3 khâu tài chính cơ bản nói trên. Đó chính là Thị trường tài chính và các Trung gian tài chính. Mối liên hệ giữa các khâu tài chính này được biểu thị bằng sơ đồ sau: 3 3 Sau khi đã nắm bắt được TCDN là một chủ thể đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính. Ta đặt ra câu hỏi TCDN là gì? Quản lí TCDN là gì và vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp quan trọng như thế nào? => Để trả lời, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét trong chương học này. Nội dung: Hoạt động của giảng viên Hoạt động của trò Tiết 1: 1.1 Tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm DN và các loại hình doanh nghiệp - Khái niệm: Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam (2005): doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - Các loại hình doanh nghiệp theo luật DN của Việt Nam (2005): + Doanh nghiệp tư nhân: là DN chỉ có 1 chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn đối với Yêu cầu sinh viên lập bảng so sánh ưu, 4 4 tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp. * Đặc điểm: (1) DN tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; (2) mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân; (3) chủ DN tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả mọi hoạt động của DN. + Công ty hợp danh: là DN phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài ra có thể có thành viên góp vốn. * Đặc điểm: (1) các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; (2) thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn góp; (3) công ty hợp danh không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. + Công ty TNHH 1 thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức/ cá nhân làm chủ sở hữu. * Đặc điểm: (1) chủ sở hữu của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; (2) không được phép phát hành cổ phiếu. + Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng từ 2 đến không quá 50 thành viên. * Đặc điểm: (1) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp; (2) không được quyền phát hàng cổ phiếu. + Công ty cổ phần: là loại hình doanh nghiệp hình thành và tồn tại bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, cá nhân/tổ chức sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. nhược điểm của mỗi loại hình DN 5 5 * Đặc điểm: (1) các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình; (2) là loại hình doanh nghiệp duy nhất được quyền phát hành cổ phiếu. Tiết 2: 1.1.2 Tài chính doanh nghiệp - Khái niệm: TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập, phân phối, chuyển hóa hình thái và sử dụng quỹ tiền tệ phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của DN. - Các quan hệ TCDN chủ yếu bao gồm: + DN với nhà nước: là mối quan hệ phát sinh khi các DN thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, như: nộp thuế, phí và lệ phí vào ngân sách. + DN với thị trường tài chính: là mối quan hệ phát sinh thông qua việc DN tìm kiếm các nguồn tài trợ như: vay ngắn hạn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Và ngược lại, khi DN phải trả lãi vay, trả cổ tức, gửi tiền ngân hàng hoặc đầu tư chứng khoán. + DN với thị trường khác: là mối quan hệ phát sinh thông qua việc DN thực hiện thanh toán trên các thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động ( vốn là những thị trường có quan hệ mật thiết với DN). Từ đó, DN xác định được nhu cầu hàng hóa, dịch vụ, sau đó, hoạch định ngân sách, kế hoạch sản xuất + Mối quan hệ trong nội bộ DN : là mối quan hệ giữa bộ phận sản xuất-kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn; được thể hiện thông qua các chính sách của DN như: chính sách cổ tức, chính sách đầu tư, chính sách cơ cấu vốn. Yêu cầu lấy ví dụ minh họa cho mỗi quan hệ. Tiết 3: 1.2 Quản lý TCDN 6 6 1.2.1 Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính DN - Khái niệm: Quản lý TCDN chính là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính và tổ chức việc thực hiện những quyết định đó nhằm thực hiện được mục tiêu hoạt động của DN. - Mục tiêu của doanh nghiệp: DN tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau nhưng bao trùm nhất đối với các DN kinh doanh là: tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp. - Các quyết định chủ yếu của DN: Để tiến hành tiến hành sản xuất- kinh doanh, các nhà quản lý tài chính phải xử lý các quan hệ tài chính thông qua việc giải quyết các vấn đề cơ bản: + Đầu tư vào lĩnh vực nào, đầu tư dài hạn hay ngắn hạn? ( quyết định đầu tư) + Sử dụng nguồn nào để đầu tư ( quyết định tài trợ- nguồn vốn) + Kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được phân phối như thế nào?( quyết định phân phối lợi nhuận) Đây là 3 vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất. Nghiên cứu nội dung TCDN thực chất là nghiên cứu để giải quyết 3 vấn đề này. Nhiệm vụ của các nhà quản trị DN là phải lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn. Sau đó tìm mọi biện pháp tổ chức thực hiện các quyết định đó trên cơ sở không ngừng làm gia tăng giá trị của DN và khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. + Quyết định đầu tư: là quyết định quan trọng nhất vì nó tạo ra giá trị cho DN, gồm các vấn đề: đầu tư vào tài sản nào, mức độ bao nhiêu để đảm bảo tính cân đối và phù hợp - Vì sao mục tiêu của DN lại là tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu? Vì giá trị tài sản (hay chính là giá trị thị trường của DN) là kết quả cuối cùng, sau khi đã được xem xét tới yếu tố thời giá tiền tệ, cân nhắc đến yếu tố rủi ro trong kinh doanh, chính sách cổ tức và những yếu tố khác, có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. 7 7 giữa TSNH và TSDH. Quyết định đầu tư gắn với các khoản mục bên trái của BCĐKT. * Quyết định về việc đầu tư cho TSNH: quyết định tồn quỹ, tồn kho, chính sách bán chịu hàng hóa, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn. * Quyết định đầu tư cho TSDH: quyết định mua sắm tài sản cố định mới, thay thế tài sản cũ, quyết định đầu tư dự án, đầu tư tài chính dài hạn. * Quyết định cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn: quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, tài chính, điểm hòa vốn. * Quyết định quản trị tài sản dài hạn: là quyết định về quản lý TSCĐ ( lựa chọn phương pháp khấu hao và mức trích KH thích hợp, đổi mới trang thiết bị, chế độ bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ, mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính…) và quản trị các TSDH khác như đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư… * Quyết định quản trị TSNH: là quyết định về quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn. + Quyết định nguồn vốn: là quyết định sử dụng nguồn vốn nào trong số các nguồn vốn nhằm đảm bảo tính cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, giữa VCSH và nợ phải trả. Quyết định nguồn vốn gắn liền với phía bên phải của BCĐKT gồm: * Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn: vay ngắn hạn hay sử dụng tín dụng thương mại, vay ngắn hạn ngân hàng hay phát hành tín phiếu * Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn: sử dụng nợ dài hạn hay vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu của công ty, sử dụng vốn cổ phần thường hay vốn cổ phần ưu đãi 8 8 * Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và VCSH: lợi dụng đòn bẩy tài chính. + Quyết định phân chia cổ tức: Việc phân phối lợi nhuận sau thuế và trích lajao các quỹ của DN một cách hợp lý là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của DN. Quyết định phân phối lợi nhuận chính là chính sách cổ tức của công ty cổ phần, là sự lựa chọn giữa việc sử dụng LNST để chia cổ tức hay giữ lại để tái đầu tư. Quyết định này phảu đảm bảo có tác động tốt đến giá trị DN và thị giá cổ phiếu của DN. + Quyết định khác: là những quyết định liên quan đến HĐKD của DN như: quyết định phòng ngừa rủi ro, quyết định tiền lương, tiền thưởng => Kết luận: 3 loại quyết định trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhay và tác động trực tiếp đến việc tăng giá trị cho chủ sở hữu. Do đó, trước khi đưa ra quyết định quan trọng, nhà quản trị tài chính phải cân nhắc thận trọng các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài để tránh mắc những sai lầm gây tổn hại đến lợi ích của CSH. Tiết 4: 1.2.2 Vai trò quản lý TCDN - Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của DN - Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả - Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiết 5: 1.2.3 Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp (1) Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền: Dự án được chấp nhận khi lợi ích lớn hơn chi phí. Để so sánh lợi ích và chi phí cần phải đưa lợi ích và chi phí của dự án về một thời điểm, thường là thời điểm hiện tại, mới đảm bảo tính chính xác do tiền có giá trị theo 9 9 thời gian. (2) Nguyên tắc chi trả: DN cần đảm bảo một mức ngân quỹ tối thiểu để thực hiện chi trả. Việc đảm bảo khả năng thanh toán liên quan đến uy tín của DN, đồng thời giúp DN đề phòng những rủi ro trong thanh toán. (3) Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: Rủi ro và lợi nhuận là 2 yếu tố luôn song hành với doanh nghiệp, và tỷ lệ thuận với nhau: lợi nhuận cao thì rủi ro cao và ngược lại. Chính vì nhà quản trị phải cân nhắc mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận để đưa ra các quyết định đầu tư đem lại lợi nhuận cao cho DN. (4) Nguyên tắc sinh lợi: là nguyên tắc quan trọng đối với quản lý TCDN. Nhà quản trị cần đánh giá đúng khả năng sinh lời của dự án đầu tư, tìm kiếm những dự án có khả năng sinh lời cao, nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu. (5) Nguyên tắc thị trường có hiệu quả: Thị trường có hiệu quả là thị trường mà ở đó, giá trị của các tài sản bất kỳ đều phản ánh đầy đủ các thông tin một cách công khai, nghĩa là giá cả được xác định chính xác. Trong kinh doanh, mục tiêu của DN là tối đa hóa giá trị tài sản của DN tăng thị giá cổ phiếu của DN. Tại thị trường có hiệu quả, thị giá cổ phiếu phản ánh thông tin có sẵn và công khai của 1 DN. Nghĩa là để tăng giá cổ phiếu, DN cần nghiên cứu các tác động của quyết định đến giá cổ phiếu. (6) Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích cổ đông: Nhà quản lý tài chính phải hành động vì lợi ích của DN, lợi ích của các cổ đông. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào các chính sách khen thưởng, trợ cấp quản lý doanh nghiệp đối với họ ntn. 10 10 . 1- Tổng quan về tài chính doanh nghiệp Đặt vấn đề (5 phút): Tài chính doanh nghiệp là một phân môn của ngành Tài chính. Vậy trước tiên hãy cùng nhắc lại khái niệm tài chính và Hệ thống Tài chính. bị cho các học viên tài chính doanh nghiệp nắm được kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào bản chất, chức năng và công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp. Cụ thể: +. HẢI PHÒNG KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH = = = *** = = = KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Tên bài dạy: CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Số tiết: 5 tiết Môn học: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Lớp: Giảng viên: