Các phương pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ:

Một phần của tài liệu tổng quan về tài chính doanh nghiệp (Trang 29 - 31)

Muốn quản lý , sử dụng HTK dự trữ hiệu quả, trước hết cần phải xác định mức tồn kho dự trữ

hợp lý, nhằm đảm bảo cho HĐSXKD diễn ra liên tục, đồng thời giảm mức thấp nhất chi phí dự

trữ HTK.

Các phương pháp xác định mức tồn kho dự trữ tối ưu:

+ Phương pháp chi phí tối thiểu ( phương pháp EOQ): mang tính định lượng. Đòi hỏi phải dự

báo chính xác nhu cầu sử dụng các loại vật tư, hàng hóa trong kỳ (thường là 1 năm), số lần đặt hàng và khối lượng mỗi lần đặt hàng.

PP giả định :

+ Số lượng vật tư, hàng hóa mỗi lần cung cấp bằng nhau

+ Nhu cầu sử dụng đều đặn trong năm. => Quy mô kinh doanh không đổi.

=> Phát sinh 2 chi phí: (1) CP lưu kho (CP tồn trữ): là CP phát sinh ban đầu khi hàng hóa nhập vào kho. VD: chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm, chi phí khấu hao của TSCĐ liên quan đến kho bãi dự trữ, chi phí lãi vay... (2) CP đặt hàng (CP giao dịch): là chi phí phát sinh trước CP lưu kho. VD: chi phí hội họp, tiếp khách...

- Gọi Q là số lượng hàng hóa mỗi lần đặt hàng. C1 là CP lưu kho của 1 đơn vị hàng hóa:

=> (1) Tổng chi phí tồn trữ = C1 × Q/2 ( vẽ đồ thị giải thích tại sao là Q/2) - Gọi C2 là chi phí 1 lần đặt hàng.

- Gọi D là tổng lượng hàng hóa DN đặt trong năm

=> (2) Tổng chi phí đặt hàng = C2 ×D/Q

=> (3) Tổng chi phí tồn kho = (1) + (2) = C1 × Q/2 + C2 ×D/Q CP tồn kho nhỏ nhất khi (3)’ = 0. Giải phương trình ta được:

Mức dự trữ tồn kho tối ưu (lượng hàng vật tư hàng hóa tối ưu cho mỗi lần cung cấp) là:

Q = Q* = √[2(D×C2) /C1]

Q*: mức dự trữ tồn kho tối ưu

D: số lượng vật tư cung cấp trong kỳ theo hợp đồng C1: chi phí lưu kho/ 1 đơn vị tồn kho dự trữ

C2: chi phí mỗi lần thực hiện hợp đồng

Số lần đặt hàng: Lc = D/ Q* Số ngày cách nhau giữa 2 lần đặt hàng: Nc = 360/ Lc

*** Trên thực tế: DN thường dự trữ thêm một lượng HTK nhất định (Qdb- mức dự trữ bảo hiểm vật tư hàng hóa) nên lượng HTK trung bình dự trữ là

Qtb = Q*/2 + Qdb

Điểm đặt hàng mới:

Qđh = Số lượng vật tư sử dụng 1 ngày ×Độ dài thời gian giao hàng + Lượng dự trữ an toàn

+ Phương pháp tồn kho bằng không ( phương pháp kịp thời “just in time”): là tối thiểu hóa

lượng hàng tồn kho và thời gian lưu giữ HTK nhưng vẫn đảm bảo được HĐSXKD của DN diễn ra liên tục và bình thường.

Ưu điểm: không chỉ tiết kiệm chi phí cho DN mà tiết kiệm chi phí cho cả nền kinh tế.

Tiết 14:

3.1.2.2 Quản lý nợ phải thu

- Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô khoản phải thu: + Khối lượng sản phẩm hàng hóa bán chịu cho khách hàng. + Sự thay đổi của thời vụ doanh thu

+ Giới hạn của lượng vốn phải thu hồi

+ Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tổng quan về tài chính doanh nghiệp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w