1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nguồn nhân lực 2 docx

4 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 84,5 KB

Nội dung

III. Các nhân tố và điều kiện nâng cao năng suất lao động Năng suất lao động chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố làm tăng, có nhân tố làm giảm năng suất lao động. Ngoài các nhân tố kinh tế xã hội, nó còn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tất cả các nhân tố có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới năng suât lao động. Trong một tổ chức cá nhân có thể chia các nhân tố ảnh hưởng ra nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài. Nhân tố bên trong bao gồm trình độ trang thiết bị kỹ thuật của doanh nghiệp, hiệu quả của sự thay đổi công nghệ, trang bị năng lượng cho lao động, tổ chức lao động và sản xuất, sự tác động của hệ thống kích thích lao động, đào tạo cán bộ và nâng cao trình độ lành nghề, hoàn thiện cơ cấu cán bộ… Các nhân tố bên ngoài bao gồm sự thay đổi mẫu mã sản phẩm và chi phí lao động liên quan đến nó theo đơn đặt hàng của nhà nước hay cung cầu trên thị trường; mức độ hiệp tác giữa các tổ chức, điều kiện tự nhiên… Theo nội dung và bản chất của năng suất lao động, tất cả các nhân tố đựơc chia theo 3 nhóm cơ bản: Nhân tố vật chất kỹ thuật được gắn chặt với trình độ phát triển của kỹ thuật và công nghệ, hoàn thiện công cụ và tư liệu lao động. Nhân tố tổ chức sản xuất, tổ chức và quản lý nguồn nhân lực, bao gồm yếu tố kinh tế xã hội gắn liền với cơ cấu lao động, trình độ lành nghề, điều kiện lao động, chế độ sở hữu, cường độ lao động, hiệu quả kích thích lao động và sự quan tâm tới kết quả sản xuất cuối cùng, tức là tất cả liên quan con người và quan hệ của con người với lao động. Các nhân tố gắn liền với điều kiện tự nhiên Do việc phân loại các yếu tố thế nào chăng nữa, bao giờ cũng làm giảm được các chi phí về thời gian lao động dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sự áp dụng những thành tựu của chúng vào sản xuất thường được xem như là nhân tố chủ đạo. Các nhân tố vật chất kỹ thuật làm tăng năng suất lao động phụ thuộc vào việc nâng cao trang thiết bị kỹ thuật, năng lượng cho lao động trên cơ sở phát triển những tiến bộ kỹ thuật. phương hướng chủ yếu của tiến bộ khoa học kỹ thuật là cơ khí hoá, tự động hoá và nâng cao công suất máy móc thiết bị. công việc trang bị năng lượng cho lao động, điện khí hoá; hoá học hoá sản xuất trong mỗi ngành công nghiệp và nông nghiệp sẽ tạo ra công nghệ mới, làm giảm chi phí lao động sống, tiết kiệm các nguồn vật chất; chuyên môn hoá máy móc và thiết bị, … Kết quả của sự tác động các nhân tố vật chất kỹ thuật là năng suất lao động tăng lên và lượng lao động giảm xuống thấp. tốc độ tăng năng suất lao động được tính theo công thức: Trong đó: W: % tăng năng suất lao động. Lct: % giảm hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm Tốc độ tăng năng suất lao động theo nhân tố tổ chức lao động và tổ chức sản xuất có thể tính toán riêng cho từng tổ chức, từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. việc nâng cao năng suất lao động trong ngành hoặc toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý các doanh nghiệp theo lãnh thổ, tổ chức màng lưới giao thông trong nước cũng như nước ngoài, việc chuyên môn hoá và hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật, năng lượng, sửa chữa… Việc nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá trong mối quan hệ với sự phát triển thị trường, chuẩn bị điều kiện tổ chức kỹ thuật cho sản xuất, áp dụng đồng thời tiến bộ kỹ thuật, mô hình hoá… Là nhiệm vụ quan trọng nhất cho việc hoàn thiện tổ chức sản xuất. tổ chức lao động chiếm vị chí đặc biệt trong các nhân tố tổ chức, gắn chặt với tổ chức sản xuất; bao gồm các nội dung, như phân công và hiệp tác lao động chặt chẽ giữa các loại nhóm lao động khác nhau và giũă những người sử dụng riêng biệt; tổ chức trang bị nơi làm việc; hoàn thiện các điều kiện tâm lý; đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ; nghiên cứu và xây dựng hệ thống và áp dụng các phưong pháp lao động tiên tiến; tổ chức thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học; củng cố kỷ luật trong lao động sản xuất; hiện đại hoá các trang thiết bị sản xuất tự động và bán tự động. tất cả phương hướng này đều liên quan đến tổ chức lao động khoa học. các nhân tố tổ chức nói chung và tổ chức lao động khoa học nói riêng đều tác động tới tăng giảm thời gian lao động. tổ chức sẽ rút gắn thời gian làm việc hay tiết kiệm thời gian, trên cơ sở đó năng suất lao động sẽ được nâng cao. Mức độ sử dụng giờ công và ngày công trong tháng hay trong năm cũng có ảnh hưởng tới năng suất lao động. việc tính toán khả năng nâng cao năng suất lao động do giảm tổn thất thời gian làm việc được biểu diễn theo công thức sau: hay trong đó: W: % nâng cao NSLĐ do giảm tổn thất thời gian làm việc T 1 : quỹ thời gian làm việc có được sau khi thực hiện các biện pháp tổ chức tính cho một công nhân T 0 : quỹ thời gian làm việc trước khi thực hiện các giải pháp T nl : % thời gian làm việc còn lại theo kế hoạch T tt : % hao phí thực tế thời gian làm việc trước khi thực hiện các giải pháp. Chiếm vị trí quan trọng trong nhân tố tổ chức là nhân tố hoàn thiện cơ cấu lao động, trong đó nâng cao tỷ trọng công nhân chính sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động bình quân của một ngưòi làm việc. công thức tính như sau: Trong đó: CN 1 và CN 0 là tỷ trọng (%) công nhân sản xuất trong tổng số cán bộ công nhân viên kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo. Các nhân tố kinh tế xã hội quan trọng ảnh hưởng tới năng suất lao động bao gồm: • Mức độ đảm bảo lợi ích vật chất về tinh thần của cá nhân và tập thể • Trình độ lành nghề của công nhân, chất lượng đào tạo và trình độ văn hoá kỹ thuật lao động • Sự thay đổi hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất • Các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước • Môi trường kinh doanh và pháp luật trong nước • Mức độ ổn định kinh tế - chính trị trên thế giới và sự hợp tác kinh tế giữa các nước và môi trường đầu tư quốc tế… Các tài liệu khoa học và kinh tế hiện nay phân chia các nhân tố năng suất làm 3 nhóm. tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng hơn cách phân loại truyền thống, bổ sung thêm các nhân tố liên quan đến lao động quá khứ, như sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng Sử dụng tiết kiệm và hợp lý các yếu tố vật chất đầu vào, tăng tỉ lệ khấu hao đều làm tăng năng suất lao động xã hội. . tất cả các nhân tố có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới năng suât lao động. Trong một tổ chức cá nhân có thể chia các nhân tố ảnh hưởng ra nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài. Nhân tố bên. III. Các nhân tố và điều kiện nâng cao năng suất lao động Năng suất lao động chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố làm tăng, có nhân tố làm giảm năng suất lao động. Ngoài các nhân. tất cả các nhân tố đựơc chia theo 3 nhóm cơ bản: Nhân tố vật chất kỹ thuật được gắn chặt với trình độ phát triển của kỹ thuật và công nghệ, hoàn thiện công cụ và tư liệu lao động. Nhân tố tổ

Ngày đăng: 13/08/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w