1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG - LƯƠNG VĂN TỰ - 5 ppsx

13 304 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 251,71 KB

Nội dung

61 phân biệt đối xử, nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế. APEC là tập hợp có thế lực lớn với nhiều thành viên có vai trò kinh tế, chính trị quan trọng như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản mà trong đó ta sẽ có vị trí thành viên bình đẳng, góp phần xây dựng luật chơi chung của cả khu vực. Quan hệ với các thành viên APEC có ý nghĩa quan trọng đối với ta cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Tham gia APEC là tham gia cơ chế tiếp xúc, đối thoại thường xuyên, không chính thức, đặc biệt ở Cấp cao sẽ mở ra nhiều cơ hội để ta có thể trao đổi và giải quyết các vấn đề cùng quan tâm, thúc đẩy quan hệ song phương với các đối tác quan trọng của Việt Nam. Thứ hai, nắm bắt thông tin, cập nhật đầy đủ chiều hướng phát triển của thế giới để định hướng và đi ều chỉnh chính sách trong nước. APEC là kho thông tin và cũng là trung tâm trao đổi thông tin. Việc thu thập thông tin qua các hoạt động của APEC cũng như việc thiết lập các mạng thông tin giữa các thành viên của APEC có lợi cho ta trong quá trình phát triển kinh tế. Thứ ba, tận dụng các chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật. Chương trình này bao trùm nhiều lĩnh vực hợp tác với trên 200 dự án được triển khai mỗi năm, tập trung vào một số vấn đề liên quan đến hợp tác, trao đổ i kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp nhận thông tin, phát triển thị trường Những chương trình này đã tạo điều kiện cho ta tham gia phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực và tiếp cận với các công nghệ mới trong các lĩnh vực sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế. Thứ tư, nâng cao khả năng quản lý, kinh doanh, mở rộng quan hệ thương mại đầu tư và thâm nhập thị trường: các đối tác kinh tế của ta chủ yếu nằm trong APEC và đây là thị trường lớn đầy tiềm năng chưa được khai thác. Tham gia APEC, ta có cơ hội đối thoại chính sách với các nền kinh tế phát triển hơn, hoặc phối hợp quan điểm với các thành viên trên các diễn đàn quốc t ế nhằm giải toả các rào cản thương mại, đấu tranh đòi đối xử công bằng trong thương mại quốc tế. Thứ năm, trao đổi kinh nghiệm, tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển nội lực của các doanh nghiệp và điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước, tăng tính cạnh tranh trong khu vực. Thông qua hợp tác APEC, Việt Nam có cơ hội nâng cao năng lực quản lý và sản xuấ t trong nước, đẩy mạnh công cuộc cải cách cơ chế 62 chính sách trong nước theo hướng minh bạch hơn, bình đẳng và thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng khai thác được kinh nghiệm và các nguồn lực quốc tế nhằm xây dựng các khuôn khổ pháp lý theo định hướng kinh tế thị trường. Thứ sáu, cơ chế hợp tác tự nguyện trong APEC là tiền đề tốt chuẩn bị cho việc hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế khu vực và thê giới, là bướ c chuẩn bị cho việc đàm phán gia nhập WTO. APEC đóng vai trò là diễn đàn đối thoại, trao đổi, hợp tác, hỗ trợ trên cơ sở tự nguyện. Các cam kết không mang tính ràng buộc, do đó không gây sức ép mà mang tính khuyến khích thúc đẩy. Các diễn đàn trong APEC cũng là cơ hội để Việt Nam kêu gọi sự trợ giúp và linh hoạt trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Tham gia vào hợp tác APEC cũng góp phần đáng kể nâng cao năng lực của nền kinh tế, đ óng vai trò quan trọng trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế của mình trong khuôn khổ ASEAN, WTO. 88. Những thách thức, khó khăn khi Việt Nam tham gia APEC? Mặc dù có nhiều thuận lợi và cơ hội nhưng việc tham gia vào quá trình hợp tác APEC cũng có nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có cả những thách thức chủ quan và khách quan. Thứ nhất, nhận thức về APEC trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của cán bộ, giới doanh nghiệp, quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế. Vấn đề này một phần do công tác, tuyên truyền, phổ biến về APEC mới chỉ được thực hiện ở mức độ nhất định cả về nội dung và đối tượng. Mặt khác, một bộ phận lớn các doanh nghiệp còn tỏ ra thờ ơ, chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò và lợi ích mà APEC mang lại cho chính b ản thân họ. Thứ hai, hệ thống pháp luật về thương mại còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Cho tới nay, hệ thống chính sách thương mại và các chính sách vĩ mô có liên quan khác của ta vẫn còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, chưa thực sự khuyến khích được việc mở rộng quan hệ buôn bán, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật của Vi ệt Nam trong APEC. Nhiều biện pháp chính sách tạo lợi thế cho kinh tế thương mại được các tổ chức quốc tế thừa nhận thì ta lại chưa có (ví dụ như chế độ hạn ngạch thuế quan, biện pháp cân bằng thanh toán ) 63 Thứ ba, hạn chế về nguồn nhân lực. Hiện nay, chúng ta đang thiếu đội ngũ cán bộ giỏi có chuyên môn và kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế quốc tế. Trình độ cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác hội nhập cũng như thực hiện các cam kết quốc tế nhìn chung còn khá thấp. Một trong những nguyên nhân là từ trước tới nay chúng ta chưa có một chính sách qui hoạch đồng bộ và ưu tiên thích đáng. Vấn đề thực thi chính sách còn nhiều b ất cập cũng có một phần nguyên nhân ở sự hạn chế về trình độ chuyên môn và năng lực thực thi pháp luật. Cụ thể hơn, sự hiểu biết hạn chế về cơ chế thị trường và sự vận hành của nó, các học thuyết, các qui định của thương mại quốc tế, các vấn đề nổi cộm trong thương mại quốc tế đang gây cản tr ở cho việc tham gia một cách xây dựng và chủ động trong hợp tác APEC. Thứ tư, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhìn chung còn yếu kém, mặt khác chúng ta chưa khai thác triệt để các cơ hội trong APEC để phục vụ cho các doanh nghiệp. Những nỗ lực ban đầu là đáng kể nhưng chưa thể so sánh với tiềm năng về cơ hội của quá trình hợp tác này. Thứ năm, khó khăn mang tính khách quan trong hợp tác APEC là tính bị động của các nền kinh tế nhỏ và đang phát triển. Những nền kinh tế này, chủ yếu do hạn chế về tiềm lực kinh tế, có lợi ích hạn chế hơn và có xu hướng bị phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn hơn. Vấn đề chính ở đây là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động thì tiềm lực kinh tế thấp sẽ hạn ch ế rất nhiều cơ hội và lợi ích của các nước đang phát triển như Việt Nam. 89. Để tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức như đã nêu ở trên, chủ trương, định hướng chung của Việt Nam trong thời gian tới đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đối với hợp tác APEC nói riêng như thế nào? Báo cáo chiế n lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 đã được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ Việt Nam sẽ “tiếp tục mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với các điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan h ệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO ” 64 Chủ trương này lại tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết 07/NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực hiện th ắng lợi những nhiệm vụ đã nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010”. Nghị quyết 07 đã đề ra một số quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ cụ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động hợp tác APEC, đáng chú ý là công tác phổ biến, tuyên truyền và phát triển nguồn nhân lực. 90. Hướng tham gia APEC của Việt Nam trong thời gian tới là gì? Việt Nam tham gia APEC trong bối cả nh có nhiều bất lợi hơn so với nhiều thành viên khác của APEC. Việt Nam là nước đang phát triển, có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và nhất là đang trong giai đoạn đàm phán gia nhập WTO. Chính vì thế mà việc ta tham dự APEC có nhiều hạn chế, nhất là khả năng phát triển những kết quả đạt được của APEC liên quan đến tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại. Do vậy, trong thời gian tới, việc tham gia APEC s ẽ tập trung vào việc: - Xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia (IAP): Việc xây dựng IAP không chỉ để thực hiện cam kết với APEC mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm giới thiệu hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam với các nước. Hiện nay, IAP được cập nhật lên internet, nhiệm vụ này càng trở lên quan trọng hơn vì nó phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư n ước ngoài muốn tìm hiểu cơ hội kinh doanh ở Việt Nam. - Tiếp thu kinh nghiệm của APEC để rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách trong nước phù hợp với điều kiện của ta và các chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, APEC đã xây dựng nhiều bộ nguyên tắc và danh mục lựa chọn, tài liệu tổng kết kinh nghiệm của các thành viên, cùng với nhiều tài liệu tham khảo khác. Đây là nguồn tài liệu tham khảo t ốt cho Việt Nam trong quá trình sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật. - Thông qua hợp tác APEC để thúc đẩy đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 07 về hội nhập kinh tế quốc tế. 65 - Tiếp tục đẩy mạnh việc tham gia các hoạt động của APEC theo hướng có chọn lọc. - Tăng cường phổ biến thông tin và kết quả hợp tác APEC. Cần tập trung cho các đối tượng hưởng lợi và có liên quan trực tiếp như các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý trung ương và địa phương. Tuy nhiên, cũng cần có sự chú trọng thích đáng tới các đối tượng xã hội khác nhau nhằm nâng cao hi ểu biết và sự ủng hộ đối với tiến trình hợp tác APEC. 91. Năm 2006 Việt Nam sẽ phải đăng cai tổ chức những Hội nghị nào của APEC? Hội nghị Liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế lần thứ 10 đã chính thức thông qua việc Việt Nam đăng cai các Hội nghị của APEC năm 2006. Là nước chủ nhà của APEC, Việt Nam sẽ phải tổ chức Hộ i nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế, một số Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành như Hội nghị Bộ trưởng Thương mại, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính, Hội nghị Bộ trưởng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội nghị Bộ trưởng về Cúm gia cầm, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch, Hội nghị Bộ trưởng v ề Phụ nữ…, 04 Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM), các Hội nghị Ủy ban, nhóm công tác và các sự kiện bên lề khác như Hội chợ Đầu tư – Thương mại, Liên hoan thanh niên… Tổng số các Hội nghị, hội thảo và các sự kiện có liên quan lên tới con số hơn 100. 92. Năm 2006, Việt Nam sẽ đăng cai APEC. Xin cho biết APEC sẽ thúc đẩy các họat động gì trong năm 2006 và vai trò của Việt Nam trong năm APEC 2006. Nă m 2006 là năm có nhiều ý nghĩa với APEC với việc một loạt các chương trình hợp tác APEC được hoàn thành hoặc bắt đầu được triển khai. Cụ thể APEC sẽ đánh giá việc thực hiện giảm 5% chi phí giao dịch trong 4 lĩnh vực là thủ tục hải quan, tiêu chuẩn chất lượng, đi lại của doanh nhân và thương mại điện tử vào năm 2006, trên cơ sở đó, APEC sẽ đưa ra các hoạt độ ng để giảm tiếp 5% chi phí giao dịch cho tới năm 2010. Đồng thời năm 2006 cũng là năm APEC phải triển khai Lộ trình Busan để thực hiện mục tiêu Bogor. Trong năm 2006, mảng hợp tác về tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư cũng sẽ được đẩy mạnh lên tầm cao mới để cân bằng với các hoạt động về thương mại. Ngoài ra, không thể 66 không nói đến vai trò của APEC trong việc thúc đẩy Vòng đàm phán Đô-ha kết thúc vào cuối năm 2006. Ngoài các hoạt động về kinh tế-thương mại, APEC sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động về an ninh như chống khủng bố, an ninh con người như phòng chống thiên tai, dịch bệnh và các hoạt động có tính chất cộng đồng như thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch, hợp tác về phụ nữ, thanh niên v.v Xét độ dày của các hoạ t động nói trên, trọng trách của nước chủ nhà Việt Nam là rất lớn. Một trong những nhiệm vụ chính Việt Nam phải đảm nhiệm là điều phối các thành viên đánh giá kết quả giảm 5% chi phí giao dịch, thực hiện Lộ trình Busan, xây dựng chương trình hoạt động về tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư và điều phối chương trình nghị sự của APEC về ủng hộ WTO và Vòng Đô-ha. Để thực hiện trọng trách trên, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành của Việt Nam đang chuẩn bị rốt ráo để đảm bảo tổ chức APEC thành công, không chỉ về mặt lễ tân, hậu cần mà còn đưa ra được các sáng kiến hợp tác nhằm tạo “dấu ấn” riêng của Việt Nam trong năm APEC 2006. 67 CÁC TỪ VIẾT TẮT ABAC APEC Business Advisory Council Hội đồng tư vấn doanh nhân APEC ABTC APEC Business Travel Card Thẻ đi lại của doanh nhân ACBD APEC Customs-Business Dialogue Đối thoại giữa doanh nghiệp và hải quan APEC ACT Anti-Corruption and Transparency Minh bạch hóa và chống tham nhũng AELM APEC Economic Leaders' Meeting Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC AFG APEC Financiers' Group Nhóm tài chính APEC AFS APEC Food System Hệ thống lương thực APEC AICST APEC International Centre for Sustainable Tourism Trung tâm quốc tế APEC về phát triển du lịch bền vững AMM APEC Ministerial Meeting Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao- Thương mại APEC AOMM APEC Ocean-Related Ministerial Meeting Hội nghị các Bộ trưởng APEC phụ trách về đại dương APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương API Advanced Passenger Information Thông tin hành khách trước khi đến APIAN APEC International Assesment Network Mạng lưới đánh giá quốc tế của APEC ASC APEC Study Center Trung tâm nghiên cứu APEC ASEAN Association of South-East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFS APEC Support Fund Quĩ hỗ trợ APEC ASTIC APEC Agenda for Science and Technology Industry Cooperation into the 21st Century Chương trình nghị sự của APEC về hợp tác công nghệ công nghiệp và khoa học trong thế kỷ 21 ATCEG Agricultural Technical Cooperation Experts’ Group Nhóm chuyên gia hợp tác kỹ thuật nông nghiệp BMC Budget and Management Committee Uỷ ban quản lý và ngân sách CAPs Collective Action Plans Kế hoạch hành động tập thể COA Course of Action on Fighting Corruption Kế hoạch hành động chống tham 68 and Ensuring Transparency nhũng và bảo đảm minh bạch hóa CPDG Competition Policy and Deregulation Group Nhóm cạnh tranh và nới lỏng cơ chế chính sách CSOM Concluding Senior Officials' Meeting Hội nghị tổng kết của các quan chức cao cấp CTI Committee on Trade and Investment Uỷ ban thương mại và đầu tư CTTF Counter-Terrorism Task Force Nhóm đặc trách về chống khủng bố DDA Doha Development Agenda Chương trình nghị sự phát triển Đô- ha DMG Dispute Mediation Group Nhóm giải quyết tranh chấp EC Economic Committee Uỷ ban Kinh tế ECOTECH Economic Technical Cooperation Hợp tác kinh tế kỹ thuật ECSG E-Commerce Steering Group Nhóm đặc trách về thương mại điện tử EDNET Education Network Mạng lưới giáo dục EDTF Expanded Dialogue on Trade Facilitation Đối thoại mở rộng về thuận lợi hóa thương mại E-FITS APEC Working Group on Electronic Financial Transaction Systems Nhóm công tác APEC về hệ thống giao dịch tài chính điện tử ESC SOM Committee on Economic and Technical Coopertion Uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật EVSL Early Voluntary Sectoral Liberalization Chương trình tự do hóa sớm theo ngành EWG Energy Working Group Nhóm công tác về công nghiệp FMP Finance Ministers' Process Hội nghị Bộ trưởng Tài chính FOTC Friend of the Chair Nhóm bạn bè của Chủ tịch FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do FWG Fisheries Working Group Nhóm công tác về nghề cá GFPN Gender Focal Point Network Mạng lưới các đầu mối công tác về giới GOS Group on Service Nhóm dịch vụ GPEG Government Procurement Experts’ Group Nhóm chuyên gia về mua sắm chính phủ 69 HLPDAB High Level Policy Dialogue on Agricultural Biotechnology Đối thoại cấp cao về công nghệ sinh học nông nghiệp HRDWG Human Resources Development Working Group Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực HTF Health Task Force Nhóm đặc trách về y tế IAP Individual Action Plan Kế hoạch hành động quốc gia IEG Investment Experts’ Group Nhóm chuyên gia đầu tư IEGBM Informal Experts’ Group on Business Mobility Nhóm chuyên gia không chính thức về đi lại của doanh nhân IFIs International Financial Institutions Các tổ chức tài chính quốc tế IPEG Intellectual Property Experts’ Group Nhóm chuyên gia sở hữu trí tuệ ISTWG Industrial Science and Technology Working Group Nhóm công tác về khoa học công nghệ công nghiệp IT Information Technology Công nghệ thông tin LAISR Leaders' Agenda to Implement Structural Reform Chương trình nghị sự của các nhà Lãnh đạo về thực hiện cải cách cơ cấu LPMS Less Paper Meeting System Hệ thống hội nghị ít giấy tờ MAG Market Access Group Nhóm thâm nhập thị trường MANPADS Man-Portable Air Defence Systems Hệ thống tên lửa phòng không vác vai MAPA Manila Action Plan for APEC Kế hoạch hành động Manila của APEC MBPG Mobility Business and People Group Nhóm đi lại của doanh nhân ME Micro-Enterprise Doanh nghiệp siêu nhỏ MRA Mutual Recognition Arrangement Hiệp định công nhận lẫn nhau MRCWG Marine Resource Conservation Working Group Nhóm công tác bảo tồn nguồn tài nguyên biển MRT Meeting of APEC Ministers Responsible for Trade Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC MTST Mid-term Stocktake Báo cáo đánh giá giữa kỳ NFMD Non-Ferrous Metals Dialogue Đối thoại về kim loại màu OAA Osaka Action Plan Kế hoạch hành động Osaka 70 OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PECC Pacific Economic Cooperation Council Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương PIF Pacific Islands Forum Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương RTA Regional Trade Agreement Hiệp định thương mại khu vực SARS Severe Acute Respiratory Syndrome Hội chứng hô hấp cấp SCCP Sub-Committee on Customs Procedures Tiểu ban thủ tục hải quan SCE Steering Committee on ECOTECH Ủy ban chỉ đạo ECOTECH SCSC Sub-Committee on Standards and Conformance Tiểu ban tiêu chuẩn và hợp chuẩn SELI Strengthening Economic Legal Infrastructure Củng cố cơ sở hạ tầng pháp lý kinh tế SMEs Small and Medium Enterprises Doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEWG Small and Medium Enterprises Working Group Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ SMM Sectoral Ministerial Meeting Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành SOM Senior Officials’ Meeting Hội nghị các quan chức cao cấp STAR Secure Trade in the APEC Region Sáng kiến thương mại an toàn trong khu vực APEC TEL Telecommunications and Information Working Group Nhóm công tác về viễn thông và thông tin TFAP Trade Facilitation Action Plan Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại TILF Trade and Investment Liberalization and Facilitation Quĩ tự do hóa thuận lợi hóa thương mại và đầu tư TFAP Trade Facilitation Action Plan Kế hoạch hành động về thuận lợi hóa thương mại TPO Trade Promotion Organizations Tổ chức xúc tiến thương mại TPWG Trade Promotion Working Group Nhóm công tác xúc tiến thương mại TPTWG Transportation Working Group Nhóm công tác về giao thông vận tải TRIPS Trade Related Aspects of Intellectual Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ [...]... Nhóm công tác về du lịch Tổ chức thương mại thế giới Nhóm công tác về xúc tiến thương mại Xây dựng năng lực WTO 71 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU I Khái quát chung II Các hoạt động hợp tác III Các hoạt động của các nhóm công tác IV Nhóm câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp V Quá trình tham gia của Việt Nam CÁC TỪ VIẾT TẮT 72 Biên tập nội dung: Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, . Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PECC Pacific Economic Cooperation Council Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương PIF Pacific Islands Forum Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương RTA. trưởng APEC phụ trách về đại dương APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương API Advanced Passenger Information Thông tin hành khách trước khi đến. lợi cho ta trong quá trình phát triển kinh tế. Thứ ba, tận dụng các chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật. Chương trình này bao trùm nhiều lĩnh vực hợp tác với trên 200 dự án được triển khai

Ngày đăng: 13/08/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w